(TÁM NGỌN GIÓ ĐỜI)
Bát phong có nghĩa là tám ngọn gió, thổi rất mạnh làm cho cuộc sống con người bị xáo trộn, ảnh hưởng đến đời sống, nếu con người không bị tám ngọn gió này làm dao động thì cuộc sống rất bình thường. Tám ngọn gió này gồm: “lợi-suy, hủy-dự, xưng-cơ, khổ-lạc”, là lợi dưỡng - suy hao, hủy báng - tán thán, tôn kính - chê bai, đau khổ - vui mừng, hay còn gọi là được - mất, khen - chê, tốt - xấu, khổ đau - hạnh phúc. Tám ngọn gió làm cho chúng ta quay cuồng trong thế gian này.
Tám ngọn gió ảnh hưởng con người như thế nào? Có một câu chuyện rất thú vị, kể về ông Tô Đông Pha và Ngài Phật Ấn sống vào khoảng thời Tống, cuối thế kỷ 11. Ông Tô Đông Pha là một thi sĩ danh tiếng, không chỉ là một nhà thơ mà còn là nhà nghiên cứu Phật học rất uyên bác. Ông rất tự hào về văn sĩ, thư sĩ và cả hiểu biết Phật học của mình. Ông giao thiệp với thiền sư Phật Ấn. Hai Ngài rất thân thiết và thường trao đổi Phật học với nhau. Vào một ngày kia ông qua thăm Ngài Phật Ấn, vì Phật sự nên Ngài Phật Ấn không có ở chùa. Ông chờ đợi rất lâu nên làm bài thơ:
Khể thủ thiên trung thiên
Hào quang chiếu đại thiên
Bát phong suy bất động
Đoạn tỏa tử kim liên.
Ông muốn nói rằng đức Phật Thích Ca là một vị giác ngộ, hào quang của Ngài chiếu khắp nơi và tám ngọn gió không làm cho lay chuyển, vẫn bất động. Ông để lại bài thơ trước khi ra về với ẩn ý muốn nói cho người bạn biết tôi cũng vậy, tôi cũng hiểu bát phong nên bất động, bây giờ tám ngọn gió chả ảnh hưởng gì tới tôi cả. Chiều Ngài Phật Ấn về thảo đường thấy bài thơ liền cầm bút phê hai chữ là “Hạ Phong”, Có nghĩa là gió thấp, bảo tiểu đồng đem qua cho Tô Đông Pha, sau khi nhận được hai chữ “hạ phong”, ông tức quá vội vàng chèo xuồng qua gặp Ngài Phật Ấn, tôi làm bài thơ ca ngợi đức Phật Thích Ca là người giác ngộ đối với tám ngọn gió không còn để trong lòng nữa. Tại sao Ngài ghi hai chữ “Hạ Phong”, Ngài Phật Ấn cười nói rằng tám ngọn gió thổi ông Tô Đông Pha trơ trơ bất động, mà chỉ có ngọn gió lè tè dưới đất thổi nhẹ một cái, mà ông chèo xuồng từ bên kia sông qua bên này để mà cãi lý. Khi Tô Đông Pha nghe tới đó thì giật mình cũng vì cái tôi, cái ngã của mình cao quá. Nói lý thuyết thì dễ, bát phong bất động, đến khi có ngọn gió phẩn phớt qua một cái khiến mình nổi sân lên liền. Nhân tiện đó Ngài Phật Ấn cũng tặng Tô Đông Pha hai câu.
Hữu phong bất động, vô phong động.
Bất động vô phong, động hữu phong.
Hữu phong là có gió bất động, vô phong là không có gió thì động, ông nói rằng ông có gió thì bất động, tôi đâu cần gió gì chỉ cần hai chữ “Hạ Phong” là ông động phải chèo xuồng từ bên kia qua đây. Giáo pháp của Đức Phật là những lời dạy từ những thực chứng thiết thực nên người học phải thực hành mới chứng thực được. Mình nói là vô thường, khổ, vô ngã nhưng có điều người thân của mình vì một lý do gì đó rời bỏ mình ra đi thì khóc bù loa, bù lu và đau khổ. Thành ra giáo lý nhà Phật đọc thì dễ hiểu, nhưng thực hành được hay không là một chuyện khác. Văn rồi tư, khi tư rồi mới bắt đầu tu tập cho đến khi giải thoát, chưa tu mà mới hiểu không cũng là con số không.
Lợi-Suy, còn gọi là được và mất. Lợi là lợi dưỡng, lợi lộc, lợi danh gọi chung là được. Suy là suy hao, suy tàn hay gọi là mất. Khi mất việc, của cải, tài sản, thì buồn chẳng muốn làm gì cả. Khi mình cưới được một người mình yêu thương mặt mày tươi rói, đi ra, đi vào, huýt sáo, ca hát. Nhưng người thương mình ra đi, thì lúc đó mình buồn ủ rũ. Trong cuộc đời này khi mở mắt ra là được và mất luôn luôn theo chúng ta, khi trúng số, con mình thi đậu là được. Khi mất tiền, mình thua gọi là mất. Đức Phật không bao giờ dạy mình tìm cái được cả, vì mình tìm cái được khi mình mất sẽ đau khổ. Hai ngọn gió này khi mình làm được nó thổi mình lên tận mây xanh, khi mình suy tàn sẽ rơi xuống dưới đất. Ngọn gió này đánh con người tơi tả, hàng ngày, hàng giờ. Khi có công ăn việc làm và mất công ăn việc làm, mất tiền, hết tiền, có người thân, mất người thân. Ngọn gió này làm cho con người quay cuồng trong cuộc sống. Có một ông Bà La Môn đi đến gặp Đức Phật hỏi rằng: Bạch Đức Thế Tôn khi giác ngộ Ngài đạt được cái gì và mất cái gì. Đức Phật trả lời, Như Lai mất đi một cái đó là cái ngã. Như Lai được cái có sẵn trong con người đó là cái tâm thanh tịnh. Đức Phật Ngài muốn nói rằng cái tâm thanh tịnh lại có sẵn trong con người của mỗi chúng ta.
Hủy và Dự, gọi là hủy báng và tán thán, cũng là khen-chê. Chỉ lời nói mà làm cho chúng ta lên bờ, xuống ruộng rồi. Có một câu chuyện trong nhà thiền: Một vị tướng quân tới gặp vị thiền sư hỏi rằng: Bạch Ngài trong Phật giáo nói có Niết-bàn và có Địa Ngục, Ngài có tin không. Vị thiền sư nói, ôi giời ơi, ông nói tàm sàm, ba láp, làm gì có Niết-bàn, làm gì có Địa Ngục. Khi nghe thiền sư nói như vậy ông đùng đùng nổi nóng, quát tháo ra lệnh cho lính tới bắt vị thiền sư định chém đầu, thì vị thiền sư cười bảo đấy. Ông muốn hỏi tôi về Địa Ngục, thì có phải ông đang sống trong Địa Ngục không. Vị tướng quân lúc đó nghe vị thiền sư giải thích và quay qua xin lỗi và rất vui vẻ cảm ơn Ngài đã chỉ giáo cho. Vị thiền sư nói ông hỏi tôi Niết-bàn, ông đang sống trong Niết-bàn đó. Thành ra cái khen và chê nó làm cho con người sống trong Địa Ngục hay sống trong Niết-bàn tùy lúc, khen thì lên tận trời xanh sống, chê một cái bừng bừng nổi giận sống trong địa ngục.
Xưng và Cơ, có nghĩa tôn kính và chê bai, hay tốt và xấu. Vì vô minh nên con người chấp vào tự ngã, cái tôi, khu vườn này tôi xây dựng lên nên nó mới đẹp, ai mà chê khu vườn xấu thì tôi tức giận, thành ra một món đồ nào mà người ta nói món đồ này tốt thì mình vui vẻ, nếu nói món đồ này xấu thì ta bực mình tức giận. Cũng có câu chuyện nói rằng, một anh chàng cưới một cô vợ bị chột mắt, mọi người nói tội nghiệp anh quá. Thế anh trả lời là tội nghiệp quý vị thì có, vợ tôi có một mắt là đủ rồi, còn quý vị có hai con mắt nó dư một mắt thì tội nghiệp lắm. Như vậy chúng ta hiểu rằng như thế nào là tốt, như thế nào xấu là tùy theo quan niệm của mỗi người mà thôi.
Khổ và Lạc, hay còn gọi là đau khổ và hạnh phúc. Hai ngọn gió cuối cùng thông thường nói chung mình mong muốn hạnh phúc, không đạt được thì đau khổ. “Cầu bất đắc khổ”, mình mong cầu không được là đau khổ, còn ước gì được nấy thì lúc đó vui vẻ, sung sướng thành ra một ngọn gió làm cho mình đau khổ, còn một ngọn gió làm cho mình hạnh phúc. Tuy chỉ một giây lát, một thoáng mà thôi. Chứ nó không phải vĩnh viễn, chẳng có cái gì vĩnh viễn trên cuộc đời này cả. Đức Phật nói rằng các “pháp hữu vi là vô thường”. Chỉ có một pháp vĩnh viễn đó là Niết-bàn, chỉ có khi nào mình giác ngộ nhập Niết-bàn thì mới là vĩnh viễn không còn đau khổ. Còn tất cả hạnh phúc trên thế gian này được một thời gian ngắn mà thôi. Khi bữa ăn ngon thì ta vui vẻ và sung sướng, nhưng ngày hôm sau bữa ăn dở thì đau khổ, thành ra hạnh phúc luôn đi cùng với đau khổ. Niết-bàn của Phật giáo là một nơi không có đau khổ, cũng là một nơi không có hạnh phúc, đừng đi tìm hạnh phúc ở cõi Niết-bàn của Phật giáo. Niết-bàn chỉ là cõi tịch tịnh mà thôi, không có sự đau khổ, không có sự bất toại nguyện. Thành ra tám ngọn gió này nó ảnh hưởng đến cuộc sống phàm phu của chúng ta rất nhiều, làm cho mình quay cuồng trong cuộc sống rất nhiều, đi từ hạnh phúc đến đau khổ chỉ trong giây phút. Có những người trúng số độc đắc và rồi hết tiền, tiêu tan tài sản và sự nghiệp. Có biết bao người giàu có bạc tỷ đến khi hết tiền, tay trắng vẫn là trắng tay, cuối cuộc đời chết đói, không có một miếng ăn để no lòng trước khi nhắm mắt lìa đời, chuyện đó xảy ra hàng ngày trên thế gian này. Thành ra tám ngọn gió nhưng thật sự chỉ có bốn mà thôi, nói với phàm phu thì đức Phật phải mang cái phần hạnh phúc ra để giải thích trước, sau mới nói tới phần đau khổ để cho mọi người mà cố gắng tu tập làm sao tránh đi cái đau khổ. Muốn không có đau khổ thì đừng tìm hạnh phúc, có sanh là có diệt, có già là có bệnh, có bệnh là có đau khổ. Cho nên sinh, lão, bệnh, tử là điều không ai tránh khỏi.
Tám ngọn gió đời thực tế chỉ có bốn ngọn gió mà thôi, vì một ngọn gió thổi mát và một ngọn gió thổi nóng. Tám ngọn gió lớn này làm cho cuộc đời chúng ta bay lên, chìm xuống, trôi qua, ngược lại, khi thì hạnh phúc, khi thì đau khổ và nó làm cho chúng ta điên đảo. Không riêng ai mà tất cả chúng ta đều phải chịu tác động tám ngọn gió đời này như nhau. Muốn vượt qua sự tác động của bát phong, chúng ta phải nỗ lực thực hành chánh pháp để vượt qua tự ngã và thực chứng được duyên khởi của các pháp.
(Khuyết danh)
Xem thêm:
Những bước thăng trầm (HT. Narada Maha Thera-Phạm Kim Khánh dịch)
Tám Pháp Thế Gian (Bình Anson)
Tám pháp thế gian (Thích Chân Tính)
Eight winds
How do eight winds affect people? There is a very interesting story about Sū Shì and Pan En who lived during the Song Dynasty, at the end of the 11th century. To Dong Pha is a famous poet, not only a poet but also a researcher of Buddhist study who is very erudite. He is very proud of his writers, poetic composer, even his mastering Buddhism. He communicated with zen master Pan En.They are very close friends and often exchange Buddhism to each other. One day he visited the Buddha of India. Because of the Buddhist affair, Pan En was not in the temple. He waited so long as to compose
Paying respect to the Enlightened One
His halo lighting the universe
Eight winds do not move
Cutting on the golden lotus.
He wanted to say that Shakyamuni Buddha is a guru, His glory shining everywhere and the eight winds do not shake and remains motionless. He left the poem before leaving by the intention of telling his friend that he also understood the eight winds not to be motionless; now the eight winds do not affect me at all. In the afternoon, Pan En saw the poem and commented the words : “Low Wind”, meaning that the wind is low. He told to the novice to hand Sũ Shi. After reading the phrase "Low Wind", he rushed over to meet the Buddha, and said: “I made a poem praising Buddha Shakyamuni who was enlightened to the eight winds, and had no longer in the heart. Why did you write two words “Low Wind”. He laughed, saying that the eight winds blowing Sũshi still remained immobilized, but only the wind on the ground was a gentle blow, which he rowed from across the river to the other side of the river to argue. When Sũshi heard that, he startled by his self, his ego was too high. Talking about the theory is easy, motionless eight winds, until there is a rebellious wind blowing up has made me feel angry immediately. By the way, Pan En also gave him two verses:
With winds mean motionless; without winds mean motion.
Motionlessness means without winds; motion means with winds.
Winds means it has wind that will be motionless, no winds will have motion, you said that you have winds that are not moving, I do not need winds, but just two words "Low Wind" that you must row from the opposite river bank to here. The Buddha’s teachings are the ones from practical evidence, so learners must practice to be tested. I mentioned impermanence, suffering, selflessness, but when some of our relatives, for some reason, left us, we cry, compensate, and suffer. The Buddha’s teachings are easily understandable, but whether practice or not is another event. Listen then think about it. After we having thought, we starting to practice until being enlightened. If we do not practice but understanding nothing, it is nothing.
Labho – Alabho are also known as benefit and loss. Labho is generally called get. Alabho is attenuation, decay or loss. When losing a job, wealth, property, we are sad and do not want to do anything. When we got married to a person who loved then we had fresh face, came out, came in, whistled, sang. But when the lover left, we were sorrowful. In this life when opening our eyes, we are followed with win and loss, It is successful to attain the lottery or our child passing the exam. That being lost of money means we lose. The Buddha never teaches us to look for the attainment, because we find that when we lose we will stick with suffering. These two winds, When the two winds are achieved, we blew ourselves up the clouds; when we fail, we would fall to the ground. These winds beat human tattered daily and hourly when there are jobs or joblessness, with
Pasamsa - Ayaso are called praise and dishonor. Only words that make us uphill or downhill. There is a Zen story. A General who came to the Zen master and asked: “Buddhism is mentioned about Nirvana and Hell, do you believe in them? The Zen master said: “Oh. My God! you utter unrealistic words. there is neither Nibbana, nor Hell. When he heard the Zen master’s answer, he was so angry and ordered his guard to arrest him to be cut his head off. The Zen master laughed and said: “You want to ask me about the Hell, are you living in Hell?” The General then heard the Zen master explain, and apologized and thanked him for the teaching. The Zen master said: “You asked me Nirvana, so you’re living in Nirvana.” Praising and
Yaso and Ninda mean homage and
Dukkha - Sukkha are also known as suffering and joy. The last two ordinary winds, generally, means being happy i
Eight winds in real life has only four winds. One of a pair blows coolness; the other does heat. These great eight winds interfere our lives upward, downward; to-and-fro. They satisfy but hurt us and it makes us crazy. Not everyone but all of us are affected by the same eight winds. To overcome the influence of the eight winds, we must strive to practice the Dharma to overcome the self, and realize the interdependent origination of Dhamma.
(Khuyết danh)
Xem thêm:
Những bước thăng trầm (HT. Narada Maha Thera-Phạm Kim Khánh dịch)
Tám Pháp Thế Gian (Bình Anson)
Tám pháp thế gian (Thích Chân Tính)