Dẫn nhập

24/12/20202:57 CH(Xem: 4759)
Dẫn nhập

TÂM THƯ THÁI
7 BƯỚC ĐI SÂU VÀO THIỀN ĐỊNH
Dza Kilung Rinpoche 

Huỳnh Văn Thanh dịch
Nhà xuất bản Hồng Đức

DẪN NHẬP

Hết ngày này sang ngày khác, thế giớichúng ta đang chia sẻ càng trở nên nhỏ bé và bận rộn hơn. Do vậy, ngày càng có nhiều vấn nạn hơn đang quấy rầy chúng ta, cả bên trong lẫn bên ngoài - trong tâm trí của chúng ta, với những suy nghĩcảm xúc, và trong môi trường sống nhanh sống vội thường nhật của chúng ta. Dưới tất cả những áp lực đó, cách xử sự của chúng ta thường là mang tính chất giả tạo. Chúng ta không để cho mọi việc xảy ra một cách tự nhiên. Cảm giác tự do bị thiếu vắng. Chúng ta hoàn toàn không thấy thoải mái hay hài lòng với vòng sinh tử luân hồi, cái thế giới như đã trải nghiệm bởi chúng sinh do những cấu trúc tinh thần và các nhận thức bị che mờ của chúng ta - cái thế giới do tâm trí tạo nên.

Chúng ta cần tìm cho mình một cách sốngý nghĩa, trong đó cả nội giới lẫn ngoại giới đều hạnh phúchòa hợp. Nhiều vấn nạn trong số đó có thể giảm bớt, thậm chí giải quyết được, khi chúng ta tăng cừờng sức mạnh cho chính mình bằng những pháp môn tâm linh; như thiền định chẳng hạn. Thiền định không chỉ làm giảm sự căng thẳng - nó cũng còn có thể chữa trị tình trạng không hạnh phúc và chứng trầm cảm. Thiền định có thể giúp chúng ta chỉnh sửa sự mất quân bình và thẳng tiến trong đời.

Khi khía cạnh vật chất trong cuộc sống diễn ra suôn sẻ, chúng ta có thể nghĩ là chẳng có đau khổ gì hết, nhưng điều đó không đúng. Chừng nào tâm trí còn hoạt động theo cách bình thường, chủ nghĩa lạc quan không tưởng có thể hữu ích đôi chút với sự khổ và những khỏ khăn đang hiện ra, nhưng việc đó chẳng bền lầu. Chúng ta cần phải dựa vào sức mạnh bên trong, hạnh phúc bên trong. Và một khi khám phá ra điều đó qua thiền định, chúng ta cần phải duy trì nó và tăng cường sức mạnh cho nó, sao cho chúng ta luôn luôn nuôi dưỡng được tậm trí của mình. Tôi nghĩ điều hết sức quan trọng cho việc phát triển hạnh phúc chân chínhchúng ta đừng bao giờ lãng quên cái chìa khóa bên trong này, ngay cả khi các cơ duyên bên ngoài đang hết sức tuyệt vời. Đó là bởi vì vạn pháp vốn vô thường. Đúng như Đức Phật đã nói, “chẳng có gì còn mãi mà không biến dịch”. Chúng ta có thể phát triển một cuộc tập luyện tâm linh mỹ mãn và rồi, khi ngoại cảnh hết sức tốt đẹp, chúng ta tự nhủ, “Tôi chẳng cần tập luyện nữa”. Hoặc chúng ta có thể trở nên lười biếng, lơ là việc tu tập. Nhưng bất luận ngoại cảnhthuận lợi đến mấy thì chúng vẫn có thể thay đổi và sẽ thay đổi.

Trong ngôn ngữ Phật giáo, người ta nói vạn pháp vô thường, nghĩa là mọi sự vật chẳng có gì là thường hằng cả. Nhưng nếu có cái gì đó có thể trở nên gần như thường hằng, thì đó sẽ chính là hạnh phúc ở bên trong chúng ta. Cái đó đáng tin cậy hơn nhiều so với những gì ở bên ngoài, bởi vì nó ở cùng với tâm trí của chúng ta. TÂM-thức (heart-mind) là một chữ rất quan trọng được sử dụng trong khắp quyển sách này. Nó đồng nghĩa với chữ tinh thần con người (human spirit) - trung tâm năng lượng của đức hạnhtrí tuệ - và người ta có thể so sánh nó với thuật ngữ phổ biến trong tiếng Anh heart ofhearts (nội tâm, thâm tâm), chẳng hạn như trong câu “Trong thâm tâm, trong trực giác sâu thẳm nhất của bạn, bạn cảm thấy như thế nào?”. Cái tâm thức này - bạn đừng lẫn lộn với bộ não (mặc dù cả hai có kên quan với nhau) - là ở toàn bộ cơ thể. Ý nghĩa thật sự, ở bên trong của tâm thức có thể được biết thông qua trải nghiệm và trực giác. Một khi chúng ta thật sự biết được cái hạnh phúc bên trong ấy, nó chẳng dễ biến mất. Không ai có thể lấy nó khỏi chúng ta. Do đó, chúng ta có thể gọi đây là sự tự do ở bên trong, hoặc sự tự do hoàn toàn.

Việc phát triển công cuộc tu tập thiền định cũng giống như việc có một khu vườn. Để tạo một khu vườn - việc chọn địa điểm, gom đất và các chất liệu khác - là một chuyện. Việc giữ gìn nó bằng cách chăm sóc thường xuyên lại là chuyện khác. Khi cả hai kết hợp với nhau một cách mỹ mãn, bạn có được một kết quả tuyệt vời - một khu vườn thật đẹp và thật giá trị. Do đó, nếu bạn có cơ hội, hãy luyện tập thiền định hàng ngày. Đến một lúc nào đó thì công cuộc luyện tập của bạn sẽ thật tự nhiên và chẳng cần chút gắng sức nào cả, bởi vi bạn đã quen thuộc với nó.

Bạn cũng có thể tu tập bất kỳ pháp môn thiền định hay yoga, hoặc truyền thống trị liệu nào đưa bạn đến sự giao tiếp với hiện hữu bên trong của mình. Việc này thật sự hữu ích không chỉ cho bạn, mà còn cả cho thế giới nói chung. Bạn cũng có thể dễ dàng tìm được một nơi yên tĩnh, ít bị phân tâm. Nhưng thời nay, với sự phát triển của công nghệ, thương mại, kinh doanh, vận chuyển..., nơi nào cũng đều trở nên như nhau - hết sức chộn rộn. Bây giờ, chúng ta phải tìm sự an bình ở bên trong. Và tôi nghĩ, việc tìm được điều đó là món quà lớn nhất bạn có thể tặng cho chính mình lẫn người khác. Việc thiền định hàng ngày có thể giúp cải thiện sức khỏecách sống của chúng ta, đó là chưa nói đến các phẩm chất tâm linh và sự hiểu biết về bản chất tâm thức của mình.

Giáo lý đạo Phật nói rằng mọi thứ quan trọng đều được biết qua việc biết bản chất của tâm. Bản chất của tâm đồng nghĩa với Phật tính, (ý thức nguyên sơ) cùng nhiều từ khác nữa; và có ý chỉ bản chất thuần khiết, tối hậu của nhận thức. Chúng tathể đạt được điều đó bằng cách thật sự dành thời gian nhìn vào bên trong con người mình một cách chú tâm, không xao lãng. Bạn không cần phải sống biệt lập. Bạn không cần phải bỏ lại xã hội, gia đình và công việc ở sau lưng. Tâm trí của bạn vẫn có thể OK - hạnh phúcan bình - ngay giữa những ồn ào đời thường. Bạn có thể phát triển sự linh hoạt nội tâm bằng cách tìm ra một vài phút, ngay tại nơi mà bạn có thể cảm thấy yên tĩnh ở bên trong mình, với tâm thức hoàn toàn mở rộng để đón nhận bất cứ điều gì đang trỗi lên. Hãy cho phép mình thoải mái, cởi mở đón nhận mọi thứ. Như nhà thơ Ba Tư thế kỷ 13 là Rumi đã viết: “Ngày hôm qua tôi thật khôn ngoan, do đó tôi đã muốn thay đổi thế giới này. Ngày hôm nay tôi thật sáng suốt, cho nên tôi đang thay đổi chính mình”.

Động thái ấy thật sự mạnh mẽ. Bởi chúng ta đã quá bận rộn, hết lao vào chuyện này lại đón lấy chuyện kia, cho nên chúng ta là kẻ hết sức đói khát cái nguồn cội nuôi dưỡng dịu dàng ấy. Với năng lượng tinh thần, chúng ta đang nuôi dưỡng mình theo một phương cách đặc biệt. Sẽ rất tuyệt vời nếu chúng ta có thể nuôi dưỡng mình theo cách thức như thế trong những quãng thời gian dài mỗi ngày, nhưng nếu bạn chỉ có dư dả khoảng năm hay mười phút, điều đó vẫn rất hữu dụng. Bạn không cần phải là một “thiền giả xuất sắc” để bắt đầu. Tất cả những gì bạn cần làm là có cái tâm và cái trí thống nhất thỏa thuận như sau: “Chúng ta hãy thư giãn. Ngay bây giờ, chẳng có lý do gì để lang thang quanh các suy nghĩ hoặc để băn khoăn toan tính. Hãy thoải máimở rộng đón nhận”. Thậm chí cũng chẳng cần gì phải đóng cửa các suy nghĩ của mình. Bạn chỉ cần có mặt ở đó cùng chúng, nhưng đừng quá quan tâm hay gắn bó với chúng. Hãy có mặt ở đó nhưng hoàn toàn rộng mở tâm trí, và chỉ cần thoải mái bên trong điều đó.

 

Một cái nhìn gần hơn

Ý chính của thiền định Phật giáo là thuần phục tâm thức. Con ngườitâm thức rất mạnh mẽ - khả năng tinh thần hết sức lớn lao - nhưng, cùng lúc, việc này có thể mang lại nhiều phiền phức. Đó là vì thông thường chúng ta không nhận ra hay hiểu rõ các khía cạnh thiện lành và tích cực của cuộc sống. Mỗi người đều có trong mình tấm lòng từ bi và bác ái - một trái tim mở rộng đón nhận cả cái tôi của mình lẫn tha nhân. Nếu các sức mạnh của chúng ta bao gồm sự hiểu biết về tâm thức và kỹ năng sử dụng hiểu biết đó, việc này sẽ khiến cho cuộc sống trở nên hoàn toàn khác hẳn. Thiền định giúp chúng ta nhận ra cũng như kích hoạt các phẩm chất tích Cực, và thông qua thiền định, sau cùng, chúng sẽ trở thành một phần của đời thường. Một khi hiểu rằng những phẩm chất tốt đẹp này luôn luôn ở bên mình, chúng ta bắt đầu hiểu sâu về nó - điều sẽ khuyến khích chúng ta trở nên tích cực hơn nữa. Như vậy, tâm thức có thể trở nên khôn ngoan hơn và hiểu biết nhiều hơn thông qua thiền định. Chúng ta nối kết với niềm vui và sự hài lòng mà mình hằng khao khát.

Chìa khóa cho tất cả những điều này chính là sự ung dung, thư thái. Trong thế kỷ 21 này, thế giới vật chất, thế giới bên ngoài đang chuyển động rất nhanh; tốc độ thay đổi là rất cao. Tất cả chúng ta đều bị ảnh hưởng bởi việc đó, nhất là với cảm giác rằng chúng ta có thể bị bỏ lại đằng sau - rằng chúng ta phải bắt kịp tốc độ chung, bằng không sẽ bị tụt hậu còn xa hơn nữa. Có một cảm giác chung là hối hảlo âu; cảm giác nỗ lực hết sức để bắt kịp của cái tôi - bản ngã - của chúng ta nhiều đến mức chúng ta chỉ còn dành đôi chút chú ý lẫn giá trị cho thế giới nội tâm của mình.

Một mặt, có vẻ như sự phát triển của công nghệ hiện đại, đang gây ra hết thảy những điều này, là hết sức hứa hẹn, nhưng tôi nghĩ nó cũng tiêu biểu cho một thách đố lớn. Bằng chứng của việc này là chúng ta đang rất khổ sở. Chẳng cần các tin tức hàng ngày để nhắc nhở về sự kiện này. Trong tâm trí mình, chúng ta đang cảm thấy không hài lòng và khao khát một điều gì đó mà các phát triển ở bên ngoài không mang lại. Tâm thức đang bị bỏ lại đằng sau, và chúng ta vẫn đang mong chờ một điều gì đó tốt đẹp hơn.

Sau đây là một ví dụ phổ biến: Chúng ta đi nghỉ mát. Ý tưởng là đi khỏi nơi làm việc và tránh các phiền hà của cuộc sống bình thường, luôn phải vùi đầu vào công việc. Những khi đến nơi nghỉ mát - bãi biển, cao nguyên, rừng núi - tâm trí vẫn cứ bận rộn. Bởi vì nó không đi nghỉ mát, cho nên chúng ta cũng vậy. Tất cả  đều có những trải nghiệm tương tự, và có lẽ cũng để ý thấy rằng do nhịp điệu rất nhanh của cuộc sống hiện đại, tâm trí chúng ta thường buông lung và bất kham. Có những lúc chúng ta ước muốn rằng tâm thức của mình sẽ tập trung và yên lặng, nhưng giống như một đứa trẻ hư, tâm trí cứ lăng xăng chỗ này chỗ nọ. Sự huấn luyện nhận được trong thiền định có thể cho phép chúng ta đạt được một sự quân bình hết sức hữu ích giữa tập trung và thư giãn.

Thiền định rất tốt cho mọi người ở bất kỳ lứa tuổi nàõ. Đối với người trẻ, mặc dù việc thực hành có thể chẳng mấy sâu sắc lúc đầu, nhưng họ đang gieo những hạt giống quan trọng sẽ mang lại kết quả về sau nếu họ biến việc thiền định thành một thói quen. Điều đặc biệt mang tính thách đố đối với người trẻ, những người mà - như tôi còn nhớ rất rõ từ tuổi thanh niên của chính mình - có cả năng lượng lẫn động cơ cực kỳ mạnh mẽ để học hỏi và trải nghiệm bất cứ điều gì. Nhưng, đối với người trưởng thành, thiền định vẫn có thể cung cấp một góc nhìn mới về những phức tạp của việc kiếm sống lẫn việc là một thành viên của một gia đình ngày càng đông hơn. Và đối với những người lớn tuổi, thiền định vẫn có thể trở thành một cồng cụ hữu ích để ứng phó với các thói quen đã bén rễ lâu đời có thể tiến hóa thành các vấn nạn khó khăn. Chẳng có gì bảo đảm rằng các tiện nghi của việc nghỉ hưu - thời giờ rảnh rỗi và môi trường thoải mái - sẽ mang đến hạnh phúc lẫn sự bình yên trong tâm thứcchúng ta hằng khao khát. Nhưng thiền định có thể mang lại sự thư thái lẫn cái nhìn thấu suốt mà chúng ta cần để hiểu đựỢc các trạng thái tinh thầncảm xúc của chúng ta. Khi nhìn vào bên trong, nếu tâm thức có thể thư giãn được, ngay cả đối với một người trẻ năng động, việc này làm cho cuộc sống trở nên khác hẳn. Mọi việc có thể được thực hiện một cách khôn ngoan hơn, tích cực hơn.

Chủ ý của tôi là bất kỳ ai mong muốn cũng đều sẽ có thể gặt hái được một điều gì đó ứng dụng tích cực vào cuộc sống của mình bằng bảy pháp thiền này. Tất cả dựa trên niềm tin của tôi rằng thiền định không chỉ dành cho các tu sĩ trong tự viện, cho các hành giả khổ hạnh trong các hang núi lạnh lẽo. Là con người; tất cả chúng ta đều có tâm thức có cùng bản chất lẫn sự phức tạp, nói chung là giống nhau, kể cả động cơ, ước muốn lẫn sự mong mỏi được hạnh phúc. Nếu chúng tathói quen thiền định thông qua nỗ lực tập luyện thường xuyên, khi ấy hạnh phúc sẽ nảy sinh một cách tự nhiên và không tốn sức trong các sinh hoạt đời thường. Nhưng nếu chúng ta chẳng chịu cố gắng gì hết, hệ quả của thiền định sẽ chẳng bao giờ được như ý. Bằng cách tập luyện trong một thời gian dài và trở nên quen thuộc với nó, chúng ta có thể thấy rằng chỉ cần nghe đến chữ thiền không thôi cũng sẽ khiến cho tâm thức bước vào các phẩm chất, trí tuệnăng lượng như lúc tập luyện, cũng như việc quẹt một que diêm lập tức làm bừng lên ngọn lửa khiến không gian trở nên sáng ngời.

Một khi thiền định trở thành một phần của cuộc sống, bạn có thể để ý thấy rằng việc tập luyện lan tỏa tinh thần tích cực sang những người khác - sự bình yên và dịu dàng của nó làm ảnh hưởng đến toàn thể môi trường. Hiệu ứng này đặc biệt rất mạnh khi bạn tu tập chung với các thiền sinh khác. Dù chủ ý hay không, bạn cũng sẽ mang đến lợi ích cho những người bên cạnh. Bạn có thể để ý thấy một ví dụ mang tính tiêu cực về hiệu ứng này: Nếu bạn đang ở trong một không gian công cộng, chẳng hạn trong một chiếc xe buýt hay trong một công viên, và bạn thấy ai đó la hét hay đánh nhau, mọi người ở gần đó đều trở nên căng thẳng, lo âu và bồn chồn. Mặc dù chẳng có lý do gì để sợ, nhưng bạn cũng thấy sợ. Giống như các rung động tiêu cực phát ra từ suy nghĩhoạt động hung hăng đó, những ảnh hưởng tích cực sẽ nảy sinh từ thái độ thư tháiyêu thương do thiền định mang lại. Nếu muốn hòa bình trên trái đất này và cải thiện môi sinh, trước tiên, chúng ta phải nhìn vào bên trong và chữa trị cho chính mình, rồi trải rộng ảnh hưởng tích cực này ra bên ngoài. Năng lượng mạnh mẽ từ một nhóm thiền giả sáng suốt có thể giúp chữa trị trái đất và mang lại hạnh phúc cho toàn thể chúng sinh.

 

Bước vào luyện tập

Về phần tập luyện thật sự, một khi bạn bước vào bất kỳ phép thiền nào trong bảy phép thiền dưới đây, hãy nghe theo lời khuyên sau đây xuất phát từ truyền thống Phật giáo Tây Tạng: “Tập trong ít phút, nhưng nhiều lần”. ít nhất là lúc mới bắt đầu, bạn nên có những lần tập ngắn, nhưng nhiều lần. Nếu một người có thể tập mười lần với mỗi lần mười phút, việc đó rất tốt. Bạn cũng có thể có những lần tập ngắn trong sinh hoạt thường nhật - vào giờ nghỉ giải lao hay những lúc rảnh rỗi trong khi làm việc, khi ở trên xe buýt và từ trường về nhà nếu bạn còn đang đi học. Bạn không cần phải ngồi cho thật thẳng lưng trông như một vị Phật vậy. (Bạn có thể sẽ nghe thấy: “Nhìn kìa! Có một ông Phật trên xe buýt”). Trong trường hợp đó, bạn thường cảm thấy lúng túng, và nghĩ, “Tôi chưa phải là Phật; tôi vẫn còn là tôi”. Điều đó đúng; bạn tất nhiên yẫn còn là bạn. Nhưng tâm thức hôm nay của bạn đã khác hẳn. Tại sao?  Bởi vì bình thường thì bạn hay lo lắng về chuyện về nhà đúng giờ hoặc không để bị trễ xe. Nhưng hôm nay bạn ung dung hơn, chẳng lo lắng về chuyện đi xe buýt nữa - bạn đang điềm tĩnhthư thái hơn.

Tôi là một thiền giả Phật giáo và là một lạt ma Tây Tạng sinh ra và lớn lên trên cao nguyên của Himalaya. Tôi đã đi khắp đó đây ở phương Tây trong khoảng mười lăm năm qua, và mặc dù tôi lấy nền tảng của bảy pháp thiền này trên truyền thống Phật giáo, nhưng chúng đặc biệt được thiết kế dành cho các thiền giả trong thời buổi ngày nay. Tôi hy vọng các bạn hết sức thoải mái với những chỉ dẫn được dàn trải tuần tự trong nhiều chương - đồng thời phần biệt bảy pháp thiền - nhưng điều quan trọng cần biết là có những sợi chỉ đỏ xuyên suốt. Như đã nói ở trên, chúng thật ra không khác nhau. Trước hết, chúng có tính chất lũy tiến, trong đó chương thứ nhát là bước chuẩn bị cho chương thứ hai, và chương thứ hai là bước chuẩn bị cho chương thứ ba... Cùng lúc, nếu bạn thấy một trong các phong cách thực hành đặc biệt thú vị với mình, chẳng có gì sai trong chuyện giữ theo phong cách đó. Về sau bạn sẽ có thể muốn tìm hiểu thêm những phong cách khác.

Điều cũng có thể hữu ích là hãy tuần tự trải qua hết bảy pháp thiền, ít ra vào lúc đầu - để đạt được đôi chút hiểu biết và trải nghiệm với mỗi pháp. Bởi có một số chủ đề hay kỹ năng chung trong các pháp mà người ta có thể triển khai rộng hơn nữa từ pháp thiền này sang pháp thiền kia. Một trong những điều như thế là việc thuần hóa từ từ cái tâm bồn chồn, hoang dại và “hư hỏng”, sao cho nó trở nên biết chú ý, biết tập trung hơn. Điều khác nữa là việc phát triển một tâm thức thư thái - phần lớn của quá trình thuần hóa tâm thức - là điều hết sức quan trọng. Bạn có thể thấy rằng khi trải qua trình tự này, sẽ càng lúc càng ít phải gắng sức mà vẫn đạt được sự thư thái và tập trung. Cuối cùng, tâm thức có thể trở nên khôn ngoan và sẽ chẳng cần gì đến bất kỳ phương thức trị liệu nào cho tình trạng tán loạn và bồn chồn. Đây sẽ là sự nhận ra bản chất của tâm thức - trạng thái giác ngộ.

Bởi bảy pháp thiền được trình bày cho chu trình một năm, cho nên bạn sẽ thấy hữu ích nếu đi theo trình tự sao cho có thể nhập tâm với mỗi pháp thiền và trở nên hoàn toàn quen thuộc với tất cả. Pháp thiền thứ nhất (nhấn mạnh đến khía cạnh cơ thể của thiền toạ - cảm nhận cơ thể) kéo dài trong một tháng. Pháp thiền thứ hai (thiền chỉ - shamatha) kéo dài trong hai tháng. Pháp thiền thứ ba (thiền tọa tinh luyện) - một tháng. Pháp thiền thứ tư (thiền quán - vipassana) kéo dài trong hai tháng. Pháp thiền thứ năm (khai phóng tâm) diễn ra trong hai tháng. Pháp thiền thứ sáu (thanh tịnh trí) cũng kéo dài hai tháng, còn pháp thiền thứ bảy (thiền vô niệm) cũng vậy. Dĩ nhiên, bạn có thể thực hành dài hơn nếu muốn.

Bạn có thể muốn biết nguồn gốc của bảy pháp thiền này. Phật giáo Tây Tạng kết hợp trụyển thống Phật giáo Theravada (hay Tiểu thừa - Hinayana), nhấn mạnh đến sự khai ngộ cá nhân; kết hợp với truyền thống Đại thừa (Mahayana) về sau này, qua đó hành giả tìm kiếm sự giác ngộ dưới tác động của ước muốn giải thoát cho toàn thể chúng sinh khỏi bể  khổ luân hồi; kết hợp với truyền thống Kim cương thừa, vốn xem mọi trải nghiệm đều có bản chất thanh tịnhgiác ngộ; với truyền thống Đại viên mãn (Dzogchen), vốn nhấn mạnh đến sự an trụ vào ý thức  nguyên sơ - trạng thái tỉnh thức của một vị Phật.

            Bốn pháp đầu trong số bảy pháp thiền được rút ra từ truyền thống Theravada. Pháp thứ năm mang đậm sắc thái Đại thừa, pháp thứ sáu thuộc về Kim cương thừa, còn pháp thứ bảy là bước nhập môn vào thiền định Đại viên mãn.

Nói chung, từ pháp thiền thứ nhất đến pháp thiền thứ tư (Phần Một) được thiết kế để an định trí não - bình thường vốn hết sức chộn rộn - nhằm nối kết VỚI nội tâm. Trong mỗi pháp thuộc bốn pháp đầu tiên, tâm thức dần dần trở nên tập trung hơn. Ba pháp thiền sau (Phần Hai) nhấn mạnh đến các phẩm chất bên trong tâm thức, đồng thời hướng dẫn việc an trụ vào đó mà không bị vọng niệm. Nếu đã di chuyển quá nhanh qua các pháp thiền của Phần Một và đang bước vào Phần Hai, bạn có thệ thắc mắc, “Tại sao cứ lặp đi lặp lại hoài ở chỗ này với những chỉ dẫn không khác gì phần trước?”. Nếu thế, bạn có lẽ cấn dành thêm thời giờ nữa cho các pháp thiền ban đầu. Chữ nghĩa có thể giống nhau, nhưng các pháp thiền ở Phần Hai tế vi hơn nhiều và đòi hỏi trải nghiệm ở Phần Một phải được thấu hiểu một cách đầy đủ.

 

Mô tả ngắn gọn về bảy pháp thiền

1.        Pháp thiền thứ nhất: Mức sơ khởi của thiền toạ cơ bản (tiếng Tây Tạng: shad-gom). Nối kết ý thức về Thân và Tâm trong thiền định. Thiền chẳng phải chỉ là chuyện của tâm thức. Ở đây, chúng ta mang Thân và Tâm lại với nhau trong sự thư thái và học các tư thế thiền, tất cả đều là bước chuẩn bị cho chương kế tiếp.

2.        Pháp thiền thứ hai: Thiền chỉ (tiếng Tây Tạng:  shỉ-ney, tiếng Phạn: shamatha). Sử dụng một đối tượng chú tâm để giải thoát chúng ta ra khỏi những rối loạn của suy nghĩđạt đến trạng thái điềm tĩnh.

3.        Pháp thiền thứ ba: Thiền toạ tinh luyện. Sự điềm tĩnh tiến hóa lên thành sự thấu suốt, thư thái, năng lượngcảm hứng.

4.        Pháp thiền thứ tư: Thiền quán (tiếng Pali: vipassana, tiếng Tây Tạng:  Lhag-tong). Nhìn thấu bên dưới bề mặt để thấy được bản chất của vạn pháp, thấy mọì sự vật như chúng thật sự đang là.

5.        Pháp thiền thứ năm: Khai phóng tâm (pháp Đại thừa). Xem xét bên trong lẫn bên ngoài một cách rộng rãi hơn. Như một nền tảng cho lòng từ bi vững chãi, đồng thời vun bồi tinh thần bình đẳng để thay cho sự bám chấp nhị nguyên phân biệt tôi và người khác. Trải nghiệm rộng mở về sự vô biên.

6.        Pháp thiền thứ sáu: Thanh tịnh trí (pháp Kim cương thừa). Rộng mở thậm chí nhiều hơn nữa để tạo ra sự cân bằng hài hòa giữa các đối cực, chúng ta siêu việt lên trên các cấu trúc thói quen lâu đời không nhất quán với bản chất thanh tịnh của thực tại.

7.        Pháp thiền thứ bảy: Thiền vô niệm (nhập môn Đại viên mãn). Cho phép tâm thức an trú vào  trạng thái tự nhiên nguyên sơ của tâm thức. An trú mà không cần chút gắng sức nào vào bản chất của tâm thức. Trải nghiệm hiểu biết siêu việt: sự thanh khiết nguyên sơ.


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.