Thư Viện Hoa Sen

Trên đường về Nhà

09/01/20213:47 CH(Xem: 11016)
Trên đường về Nhà
TRÊN ĐƯỜNG VỀ NHÀ
THÍCH NỮ HẰNG NHƯ
Nhà xuất bản Ananda Viet Foundation

Tren Duong Ve Nha

 

MỤC LỤC

Đôi lời giới thiệu 01
1 Sơ lược thân thế và sự nghiệp hoằng pháp của Đức Phật Thích Ca 
2 Tiến trình tu chứngthành đạo của Phật Thích Ca 
3 Mục tiêu của đạo Phật là gì? 
4 Tâm trong đạo Phật  
5 Tứ diệu đế 
6 Tương ưng giữa Giới-Định-Huệ và Bát Chánh đạo 
7 Tìm hiểu khái quát về A-la-hán đạo và Bồ-tát đạo 
8 Tìm hiểu khái quát về Huyễn trong đạo Phât 
9 Thế nào là tu tâm và tu tướng  
10 Thiền dưới ánh sáng Khoa học 
11 Chướng ngại trong việc tu thiền 
12 Làm thế nào để đoạn trừ các lậu hoặc 
13 Chánh niệm tỉnh giác 
14 Tánh KhôngChân Như trong bài Bát Nhã Tâm Kinh 
15 Thiền Huệ - Pháp Như Thật  
16 Tu hạnh lắng nghe 
17 Pháp tu “phản quan tự kỷ” 
18 Pháp tu sám hối  
19 Thuyết luân hồi trong đạo Phật 
20 Tìm hiểu Niết bàn trong đạo Phật 
21 Sống từ đâu đến chết đi về đâu?  
22 Nhân quả nghiệp báo 
23 Họa phước trong đời sống 
24 Tam Tự quy y là gì 
25 Đầu năm mở cửa hạnh phúc  

ĐÔI LỜI GIỚI THIỆU

 

Những bài viết trong quyển sách này, ban đầu chỉ là các bài soạn giáo án, làm tài liệu hướng dẫn trong các lớp Thiền và những lần đi thuyết pháp. Sau đó, có sự yêu cầu, chúng tôi gửi đăng trên một số diễn đàn internet và được các trang nhà Phật Giáo ở Hoa Kỳ, Úc Châu và Việt Nam share, phổ biến đến độc giả trong nhiều năm qua. Do duyên nhà xuất bản Ananda Viet Foundation đề nghị kết tập lại, in thành sách, nên quyển “Trên Đường Về Nhà” mới có cơ hội ra mắt bạn đọc.

Đa phần những bài viết chuyên đề trong quyển “Trên Đường Về Nhà” dựa theo giáo trình giảng dạy của cố Hòa Thượng Thích Thông Triệt là ân sư của tác giả. Ngoài những chủ đề thông thường phổ thông như:“Tứ Diệu Đế, Tương Ưng Giữa Giới-Định-Huệ và Bát Chánh Đạo; Tìm Hiểu Khái Quát về A-la-hán đạo và Bồ-tát đạo; Thế Nào là Tu Tâm và Tu Tướng; Thuyết Luân Hồi Trong Đạo Phật; Sống Từ Đâu Đến Chết Đi Về Đâu; Nhân Quả Nghiệp Báo; Họa Phước Trong Đời Sống; Tam Tự Quy Y Là Gì, Đầu Năm Mở Cửa Hạnh Phúc …”. Còn có một số bài hướng dẫn cách tu tập nhằm kích hoạt thẳng vào các Tánh (nghe, thấy, xúc chạm) như:“Tâm Trong Đạo Phật; Làm Thế Nào Để Đoạn Trừ Lậu Hoặc; Chánh Niệm Tỉnh Giác; Pháp Như Thật; Tu Hạnh Lắng Nghe; Pháp Tu Sám Hối;Pháp Tu Phản Quan Tự Kỷ…”. Ngoài ra, trong sách cũng có giới thiệu chủ đề siêu vượt là Huyễn trong bài “Tìm Hiểu Khái Quát Về Huyễn Trong Đạo Phật”. Riêng chủ đề Tánh Không Chân Như thì được đề cập tới trong bài Bát Nhã Tâm Kinh nhưng không đi sâu vào chi tiết. Riêng quý vị nào muốn tìm hiểu về cuộc đời của Đức Phật thì có hai bài:“Sơ Lược Thân Thế Và Sự Nghiệp Hoằng Pháp Của Đức Phật Thích Ca; Tiến Trình Tu ChứngThành Đạo Của Đức Phật Thích Ca”. Đặc biệt chủ đềThiền Dưới Ánh Sáng Khoa Học” giúp cho những vị mới vào cửa Thiền vững tâm tu tập, khi hiểu rõ những ích lợi của việc thực hành Thiền đúng sẽ giúp ngăn ngừa, hoặc chữa trị những chứng bệnh về tâm thể. Dưới ánh sáng Khoa học, chúng ta thấy Thiền là một “môn học về khoa tâm linh thực nghiệm”, nghĩa là môn học hướng về tâm linhphương pháp thực hành, có chứng nghiệm hẳn hoi trên thân và tâm, không mơ hồ huyền bí, không mê tín dị đoan.

Suốt thời gian 45 năm giáo hóa, Đức Phật đã “đối cơ thuyết pháp” nghĩa là tùy theo căn cơ của mỗi chúng sinh mà giảng dạy. Trong kinh ghi lại có tới 84 ngàn pháp môn, từ tục đế đến chân đế tối hậu, nhưng chung quy đều hướng tới mục tiêu thoát khổ, giác ngộ, giải thoát. Về phương thức thực hành Thiền, Đức Phật dạy bốn pháp cơ bản, đó là Quán, Chỉ, Định, Huệ. Tất cả các pháp môn đều nằm trong ba nguyên lý Giới, Định, Huệ gọi là Tam vô lậu học. Trong đó Phật đề cao Huệ. Bằng phương thức tu Huệ sẽ chuyển tâmthành tâm giác; chuyển tâm chấp trước, ích kỷ… thành tâm quảng đại, bao dung; chuyển tâm điên đảo, nghi ngờthành tâm thuần tịnh, sáng suốt.

Ngày nay, chúng ta áp dụng các phương thức tu tập của Đức Phật truyền trao để huấn luyện các tế bào não luôn có quán tính dao động, lăng xăng phiền não… trong kinh gọi là Vọng tâm, trở thành quán tính thuần nhất, an tịnh, bình thản, hồn nhiên gọi là Chân tâm. Tác dụng của nó là giúp chúng ta hạn chế những xung đột nội tâm, giúp thân tâm được hài hòa, trí huệ được phát triển.

Không ít người nói Thiền là pháp môn tu tập khó hơn tất cả các pháp môn khác trong đạo Phật. Khó nhất là không làm chủ được “sự suy nghĩ” thuật ngữ gọi là “tâm ngôn, ý ngôn”. Khó thứ hai là tham tùy miên, sân tùy miên, gọi chung là lậu hoặc, luôn tiềm ẩn trong tâm thức làm cản trở việc tu tập của hành giả. Đã thế, Thiền lại chủ trương tự lực, không trông cậy vào tha lực, nên hành giả một mìnhđộc hành độc bộ” tự  khai phá mở cuộc hành trình trên thân và tâm của chính mình, để đi đến thoát khổ, giác ngộ, giải thoát. Thực sự khó hay không cũng là do nơi mình, không thể chỉ gặp một chút khó khăn đã vội vàng bỏ cuộc rút lui. Ở những bước đầu chúng ta cần chọn pháp môn thích hợp, nắm vững pháp học và pháp hành, nghĩa là nắm vững giáo lý và kỹ thuật thực hành. Sau đó, nỗ lực miên mật hành trì theo đúng Chánh Pháp thì sẽ có kết quả tốt.

Trở lại nội dung quyển sách, đây là một tài liệu mang tính cách giáo khoa rất khiêm nhường, nhưng cũng hữu ích cho quý vị nào có nhu cầu muốn học và thực tập Thiền để có kinh nghiệm chuyển hóa nhận-thức, cân bằng thân-tâm và thăng hoa trí-tuệ. Nó cũng có lợi ích thiết thực cho các vị đã và đang thực tập Thiền một thời gian dài mà chưa “làm chủ được sự suy nghĩ ” vì tâm vẫn còn lang thang dính mắc với cảnh, không đạt được Định, nên chưa thể về đượcNhà” .

Tiếp theo, tác giả xin tri ân các diễn đàn đã chọn đăng bài viết của tác giả từ nhiều năm qua, và đặc biệt cảm niệm công đức của Nhà xuất bản Ananda Viet Foundation đề nghị xuất bản quyển sách này. Tác giả cũng xin trân trọng lắng nghe những chỉ dẫn góp ý xây dựng nếu có, của quý chư tôn thạc đức, quý học giả, thiền giả, để lần tái bản sau được hoàn chỉnh hơn. Nguyện cầu tất cả công đức tài thí, pháp thí kết thành phúc quả thù thắng cho tất cả chúng sanh sớm trọn thành Phật đạo.

Tháng 12 năm 2020 (Canh Tý)

Thích Nữ Hằng Như


pdf_download_2
Trên Đường Về Nhà - Thích Nữ Hằng Như - 6 x 9


cover-book-bia-sach_TREN-DUONG-VE-NHA-02

Mong muốn pháp được lưu truyền rộng rãitác giả và nhà xuất bản không giữ bản quyền sách. Giá bán khi độc giả đặt mua là giá thành của Amazon nhằm trang trải chi phí in ấn cho một quyển theo hình thức POD (Print on Demand).

Quý độc gỉa có thể tiếp cận được sách qua ba nguồn sau: (1) Đọc online, cột tay phải bên trên, (2) Download phiên bản PDF về máy nhà và (3) Đặt mua sách trên mạng Amazon:  

https://www.amzn.com/Tren-Duong-Ve-Nha-Vietnamese/dp/1087936683/ 

.

Tạo bài viết
18/12/2015(Xem: 20218)
16/01/2016(Xem: 16843)
06/10/2016(Xem: 16849)
17/12/2016(Xem: 27639)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: