Chuyển nghiệp và sự cải tạo vận mệnh trong kiinh Mi Tiên Vấn Đáp

02/09/20211:44 CH(Xem: 6376)
Chuyển nghiệp và sự cải tạo vận mệnh trong kiinh Mi Tiên Vấn Đáp
CHUYỂN NGHIỆP VÀ SỰ CẢI TẠO VẬN MỆNH
TRONG KINH MI TIÊN VẤN ĐÁP
Thích Ngộ Tánh

truong-lao-angulimala-12Theo Phật giáo, nghiệp là hành động có tác ý, chủ ý của thân (Kāya, 身), khẩu (Vacī, 口), ý (Mano, 意). Suy nghĩ, lời nói cho đến việc làm con người được hoạt động dưới sự điều khiển của ý muốn thúc đẩy, làm điều kiện cho các hành vi tương tác trong kiếp sống. Phật giáo mô tả điều này qua sự tác ý (Sañcetanā, 作意). Như vậy, mọi hành động thiện hay bất thiện của thân, khẩu ý đều tạo nên nghiệp: “Như vậy, Tư tác này chính là nghiệp đấy, tâu đại vương”. Có thể thấy, trên nền tảng đạo đức hay chặng đường từ nhân (Hetu-mula, 因) đến kết quả (Vipākac, 果) của nghiệp thì yếu tố tâm thức con người được xem là trọng yếu nhất.

Chuyển nghiệp (Vikāra kamma, 轉業) được hiểu là làm những việc thiện đối lập với nghiệp ác đã tạo. Quan điểm này thể hiện rõ nét qua trường hợp: “Như tướng cướp Angulimàla là tay khét tiếng giết người, sau vào tu trong giáo pháp của Đức Thế Tôn, chứng ngộ đạo quả. Đáng ra, tội giết người kinh khiếp của Angulimàla sẽ bị ác báo nặng nề! Nhưng không, Angulimàla nhờ chứng ngộ đạo quả cao siêu, pháp xuất thế gian, là tối thượng thiện pháp – nhờ năng lực ấy nâng đỡ nên trả quả rất nhẹ” [2]. Và được Đức Phật xác nhận: “Lại nữa, ghe thuyền ấy phải được vững chắc, kiên cố không bị rò rỉ; nếu bị rò rỉ, thấm nước thì phải tát cạn, phải bịt chặt các lỗ rò rỉ đi. Cũng vậy, đừng để ác nghiệp xen vào, nếu ác nghiệp đã rò rỉ vào tâm thì phải bịt chặt lại, tát cạn lần hồi ác nghiệp ấy đi. Nhờ vậy ghe, thuyền thiện pháp kia sẽ đến được bến bờ an vui nhất định” [3]. Tinh thần này được xem là điểm quan trọng nhất, làm cho khái niệm nghiệp của Phật giáo trở nên ý nghĩa và đầy tính nhân văn hơn so với quan điểm về nghiệp ở một số học phái khác.

Chúng ta biết mấu chốt của nghiệp nằm ở sự tác ý: “Tác ý là nghiệp” [4]. Đây là nút thắt, nhưng nếu nhìn sâu vào, thực ra đây cũng là nút tháo cho tiến trình rũ bỏ nghiệp báo của chúng sanh. Có nghĩa chúng ta sẽ không tác ý bất thiện qua thân, khẩu, ý mà thay vào đó chủ tâm với các hành động và suy nghĩ (Sankappa, 思) chân chánh, thuần thiện, và điều này là đang phác họa đến khái niệm chuyển nghiệp một cách rõ nét nhất. Có thể nói sự chuyển nghiệp là một hình thức của sự tác ý (Cetanā, 作意) chân chánh dựa trên nền tảng nhân quả (Hetu vipāka, 因果) và đạo đức (Sukata, 道德).

Nhận thức về chuyển nghiệp giúp chúng ta chấm dứt quan niệm về định mệnh, về Thượng đế (Sayambhū, 上帝) hoặc thần linh nào đó sắp đặt một cách tự nhiên hay mặc định. Điều vốn dĩ chỉ toàn mang đến cho con người nỗi sợ hãi và cả một rừng nhận thức chủ quan, ngã kiến. Bởi tin rằng luôn có Thượng đế ở đó che chở, có một định mệnh an bài nên mọi sự cố gắng, mọi việc thiện lành và mọi nhân tố nỗ lực cải tạo bản thân đều trở nên vô nghĩa, cho nên Kinh Mi Tiên xác nhận rất rõ: “Là do nghiệp sanh chứ không phải Thượng đế sanh hay tự nhiên sanh” [5]. Nhận thức về định mệnh sắp đặt làm cho mỗi người chỉ biết sống cho bản thân, chỉ muốn sống qua ngày, không có động lực cố gắng, bởi mặc định rằng có làm cũng không thể thay đổi được điều gì, đây là đầu mối của mọi khổ đau, bế tắc, chiến tranh mà con người tự kỳ thị, chia rẻ nhau trong xã hội. Cho nên, khái niệm chuyển nghiệp của Đức Phật như ánh sáng trong đêm trường tối tăm, góp phần giúp con người ý thức cải tạo bản thân với sự nỗi lực tu tập chuyển hóa, làm lành, lánh dữ và dấn thân phụng sự mang lại các giá trị giải thoát (Vimutti, 解脫) cho chính mình và mọi người. Do đó, giá trị của sự chuyển nghiệp không chỉ nằm ở sự cải tạo tích cực mà còn nằm ở niềm tin chuẩn mực về một tương lai tốt đẹp, giúp mỗi người có thêm động lực để thay đổi và phát triển bản thân, cũng như phát triển xã hội tốt hơn từng ngày.

Nếu cho rằng con người phải gặt hái hết hậu quả về những gì mình tạo ra trong suốt chiều dài các kiếp quá khứ, rõ ràng rất khó để có một đời sống trọn vẹn về đạo đứcchúng ta cũng không có nhiều cơ hội để diệt trừ các phiền não (Mala, 煩惱), để phát triển bản thângiá trị hơn. Trong khi đạo Phật là đạo của từ bi (Mettā, 慈悲) và trí tuệ (Paññā, 智慧), luôn đề cao tính công bằng (Sugatī, 辦理) trong xã hội. Nên việc ghi nhận hậu quả gặt gái luôn tương ứng với nhân, thì đời sống đạo đức được chú trọng và chúng ta sẽ có cơ hội để nâng cao giá trị bản thân, cũng như có nhiều cơ hội để dập tắt các loại phiền não: “Tất cả chúng sanh đời trước làm những việc thiện, ác, tốt, xấu. Những việc làm thiện, ác, tốt, xấu ấy huân tập thành nghiệp nhân; tạo nên sức mạnh đưa chúng sanh đầu thai vào hiện tại này để thọ nhận nghiệp quả của thiện, ác, tốt, xấu” [6]. Lời của Đại đức Na-tiên là sự xác nhận cho quan điểm luôn có sự tương đồng giữa nhân với quả. Còn đối với những nghiệp ác tất nhiên sẽ có sự bù trừ nhất định dưới nhiều hình thức khác nhau nếu hiện tại chúng ta toàn tâm sống chân thiện, nhưng sẽ không thể khỏa lấp một cách trọn vẹn với những nghiệp ác quá lớn được thực hiện với sự cố ý. Chúng ta đã trải qua rất nhiều kiếp sống trong quá khứ, khi một người chưa chứng đắc thánh quả (Airyaphala, 聖果) thì làm sao có thể hoàn hảo trong mọi suy nghĩ, ứng xử và lời nói, do đó nghiệp chúng ta tạo tác cũng rất nhiều. Nếu cho rằng phải trả hết các hậu quả đó thì không ai trong chúng ta mong có thể thấy được mặt trời chân lý (Sacca, 眞理) và ánh sáng giải thoát, cũng như các lời dạy cao quý từ Đức Phật, như trường hợp ngài Angulimàla là ví dụ cho điều này. Cho nên, tính chuyển nghiệp không những góp phần định hình lại nhân quả của nghiệp và nâng cao giá trị con người qua các hành vi chân chánh, mà còn phát triển và truyền bá rộng rãi tinh thần từ bi, vô ngã, bình đẳng trong hệ thống chân lý Phật giáo đối với con người trong xã hội.

Như đã nói, chúng ta không nên ngộ nhận việc chuyển nghiệp có khả năng hóa giải tất cả nghiệp ác đã tạo. Bởi chức năngnhiệm vụ chính của sự chuyển nghiệp là ở hiện tại (Etarahi, 現在) và tương lai (āyatim, 將來), quan điểm này được Đức Phật nhấn mạnh trong rất nhiều lời dạy:

“Chỉ có pháp hiện tại.
Tuệ quán chính ở đây.
Không động, không rung chuyển,
Biết vậy, nên tu tập,
Hôm nay nhiệt tâm làm” [7].

Mỗi người phải chánh niệm (Sammā-sati, 正念) tỉnh thức trong suy nghĩ và hành các thiện pháp qua hành động, lời nói bây giờ và tại đây để điều chỉnh nghiệp báo theo chiều hướng tích cực từ giai đoạn này. Chứ chuyển nghiệp không có chức năng giải trừ trọn vẹn những nghiệp ác, đặc biệt với sự có chủ ý của tâm (Citta, 心) trong quá khứ. Chỉ có thể bù trừ phần nào đó dưới một số góc độ, ví như tâm lý học, nghĩa là giúp chúng ta tiếp thêm niềm tinđộng lực để vượt qua, để điều chỉnh tích cực các hành vi của bản thân trở lại, điều này được Đức Phật xác định rất rõ: “Ghe, thuyền hằng chuyên chở đồ đạc qua sông lớn, qua biển lớn; nhưng nếu ghe, thuyền ấy chở quá mức độ cho phép, ghe thuyền ấy sẽ bị chìm. Cũng vậy, thiện nghiệp nâng đỡ ác nghiệp, nhưng nếu ác nghiệp quá nặng, thiện nghiệp cũng sẽ bị chìm theo!” [8]. Khái niệm “chìm theo” ở đây được hiểu là không thể đảm bảo bình an cho những ác nghiệp được tạo ra với ý muốn hay cố ý, mà chỉ có thể nâng đỡ một phần nào đó. Đồng thời, chúng ta phải xác định rõ ở đây là chỉ có khả năng “nâng đỡ” chứ không đảm bảo hay cam kết: “Nếu đã lỡ tạo ác nghiệp rồi thì phải siêng năng, tinh tấn làm việc lành; chính nhờ việc lành, nhờ thiện nghiệp, nó có khả năng nâng đỡ cho tất cả chúng sanh” [9]. Còn nếu có chức năng hóa giải tất cả thì rất dễ làm cho con người rơi vào ngộ nhận rằng chuyển nghiệp được, làm lại có thể tiêu trừ được, nên cứ sống thoải mái, thích gì làm đấy,… Nhận thức này là một nguy hại vô cùng lớn vì tiếp tục mang đến các hệ lụy nghiêm trọng về đạo đức và dân sự khác, Đức Phật xác nhận:

“Không trên trời, giữa biển,
Không lánh vào động núi,
Không chỗ nào trên đời,
Trốn được quả ác nghiệp” [10]

Tuy nhiên, cũng đừng hiểu nhầm nếu nói như vậy thì khác gì định mệnh. Nếu là định mệnh thì muôn đời không thể thay đổi được, trong khi Kinh Mi Tiên thể hiện rất rõ: “Ác nghiệp nặng thường đưa chúng sanh đi xuống, thiện nghiệp nhẹ thường đưa chúng sanh đi lên” [11]. Nhưng ở đây, dưới nhiều góc độ khác, nó là động lực thúc đẩy chúng taý thức hơn mọi vấn đề nhằm sửa đổi bản thân, đặc biệt giúp con ngườitrách nhiệm với mọi suy nghĩ hành động của mình, không trốn chạy, không đào tẩu, mạnh mẽ đối diện, thừa nhận khổ đau, để truy tìm nguyên nhân, xác định giải phápthực tập phương pháp giải thoát để thăng tiến bản thân trở lại. Với Phật giáo, đây hoàn toàn không phải là định mệnh, là ngõ cụt, mà phải là một điều may mắn vì đã tiếp thêm động lực, sức mạnh, cơ hội giúp chúng ta sống tốt hơn từng ngày: “Sự bất đồng giữa con người là do chúng đã tạo trữ những hành nghiệp khác nhau. Nghiệp khác nhau chính là những hạt giống khác nhau” [12]. Lời dạy trên mô tả chi tiết cho chúng ta về nghiệp nhân khác nhau sẽ mang đến quả khác nhau, nghĩa là luôn tích cực gieo các hạt giống thiện lành sẽ có được quả hạnh phúc (Sujha, 行福) và ngược lại, chứ không phải là định mệnh hay sự mặc định trong hệ thống nghiệp báo như một số quan điểm trái chiều nhận định.

Cho nên, với những nghiệp ác mà sự chủ tâm tác ý trong quá khứ thì tính chuyển nghiệp sẽ không có chức năng giải trừ tất cả, nhưng lại có sự hỗ trợ tích cực dưới nhiều góc độ. Tất nhiên, đây là sự hỗ trợ vô cùng quan trọng mang tính nòng cốt, như một nền móng vững chắc để hành giả có thêm điều kiện, động lực để bắt đầu cải thiện bản thân, phát triển đạo đức và điều này được mô tả qua ẩn dụ: “Kẻ xấu bạn với kẻ xấu, người tốt bạn với người tốt” [13]. Đồng thời, nhờ nhận thức về chuyển nghiệp mà tính công bằng, yếu tố trách nhiệm cá nhân được đề cao và gián tiếp truyền bá tư tưởng về hiện tại lạc trú, một tinh thần luôn sống hết mình với giây phút hiện tại. Bởi đây là thời gian quan trọng nhất chứ không phải quá khứ hay tương lai vì quá khứ đã qua rồi, tương lai thì chưa đến, và cũng bởi hiện tạithời gian có tính bổ trợ tốt nhất giúp chúng ta tái tạo các giá trị về bình an, hạnh phúc, giải thoáthiện tại, tương lai và một phần quá khứ.

Nhờ vào sự chuyển nghiệp cho nên quan điểm về số phận (Bhāgadheyya, 數分) không còn nữa. Có thể thấy, chuyển nghiệp là khái niệm rất sâu sắc vì không những thay đổi tích cực con ngườixã hội, mà thông qua đó gián tiếp phủ nhận về sự tồn tại của định mệnh, thần linh hay Thượng đế. Sự tách biệt này mang ý nghĩa thiết thực cho lối sống đạo đứcnhân quả, bởi tin vào thế lực siêu nhiên nào đó thực chất chúng ta chỉ đang tin vào nỗi sợ hãi. Khi không có kiến thức để lý giải cho những nguyên nhân về sự tồn tại, hình thành và phát triển của sự vật hiện tượng, điều này khiến con người lo lắng, sợ hãi, từ nỗi sợ hãi đó làm bản thân có khuynh hướng tạo ra ý niệm về sự tồn tại của một đấng tối cao bảo vệchi phối mọi loài, nhằm mục đíchnơi nương tựa, an ủi và phát triển ý chí bản thân, Đức Phật xác nhận:

“Loài người sợ hoảng hốt,
Tìm nhiều chỗ quy y,
Hoặc rừng rậm, núi non,
Hoặc vườn cây, đền tháp” [14].

Quan điểm này nghe có vẻ hợp lý nhưng lại khiến con người không thừa nhận khổ đau và truy vết những nguyên nhân đưa đến các khổ đau đó. Không những thế ý tưởng này còn nguy hại ở chỗ cứ luẩn quẩn với vòng tròn khổ đau. Bởi đâu có thực sự bắt tay vào việc làm thế nào để bước ra khỏi những bế tắc đó và niềm tin trong trường hợp này không những không đưa đến hạnh phúc mà còn khiến đương sự chìm sâu vào các khoảng không của khổ đau, chật vật, muộn phiền. Trong khi giáo lý Tứ Diệu Đế của Đạo Phật (Cattāri ariya-saccāni, 四妙諦): Chấp nhận khổ đau, truy tìm nguyên nhân, trải nghiệm hạnh phúcthực tập Bát chánh đạo (Atthangika-magga, 八正道). Đây là công thức của sự chuyển nghiệp, của sự giải thoát tri kiến và quan trọng là hãy bắt tay vào thực hành để có được những giá trị tốt đẹp, để không phải sống trong các nỗi sợ hãilo lắng.

Đức Phật khuyến khích kết hợp niềm tin vào những hành động cụ thểgiá trị, mang lại sự bình an, tốt đẹp cho chính mình, bởi ít nhất điều này sẽ giúp ta thay đổi hoàn cảnh sống tốt hơn, tư duy với hiện tại tích cực hơn, thay vì bị mông lung, với các niềm tin chưa được chứng thực: “Đúng là không cần có sự hoan hỷ mà chính do tâm tạo thiện nghiệp, học hỏi giáo pháptu tập. Phước báu phát sanh ở đó” [15]. Với các vấn đề trong đời sống, Đức Phật dạy: “Này thiện nam tử, tất cả chúng sanh đều được sanh ra bởi nghiệp, nghiệp là của mình, phải thọ quả của nghiệp; nghiệp là tạo tác, là chủ thể muôn loài, nghiệp là giống dòng tông chủng, nghiệp tìm đến nhau, nghiệp dẫn dắt nhau đi” [16]. Như thế, suy nghĩ và hành động tạo ra các giá trị cho bản thân, trong sạch hay nhiễm ô đều nằm ở bản thân mỗi người. Ai cũng đều có khả năng làm mới mình, phát triển tâm từ và trau dồi sự hiểu biết dù ở trong hoàn cảnh nào chăng nữa. Và Ngài khuyến khích kiếm tìm giải pháp cho các vấn đề thông qua hiểu biếtnỗ lực hành động tích cực, đó là sự chuyển nghiệp, là yếu tố cốt lõi tạo ra hạnh phúc chứ không phải tin vào ai, vào thần linh nào.

Nói vậy để thấy, nhờ tinh thần chuyển nghiệp nên định kiến về số phận, về định mệnh chi phối đã hoàn toàn bị phá bỏ, mở đường cho sự tiến bộ tâm linhnhận thức. Từ ý thức này giúp chúng ta bắt đầu quay trở lại thay đổi vận mệnh, nghĩa là bắt đầu thay đổi bản thân qua thân, khẩu, ý dưới hai hệ quy chiếu:

1. Không làm tổn thương mình và không làm tổn thương người khác;

2. Làm lợi ích cho mình và lợi ích cho mọi người.

Điều này được cụ thể hóa như: Thân từ bỏ mọi hình thức giết hại, trộm cắp, ngoại tình, sử dụng các chất kích thích,.. thay vào đó nỗ lực bảo vệ sự sống, bố thí (Dāna, 布施), phóng sanh, bảo vệ hòa bình, bảo vệ môi trường, tôn trọng hôn nhân, dấn thân trong các hoạt động từ thiện, nhân đạo, phúc lợi xã hội, tổ chức nhiều khóa tu đáp ứng nhu cầu học Phật pháp cho giới trẻ, trung niên và lão niên.

Khẩu từ bỏ mọi lời nói dối, nói lời ác độc, nói lời kích động, huyễn hoặc,… thay vào đó là đề cao tinh thần truyền bá chánh pháp qua các phương tiện truyền thông đại chúng, nỗ lực tham gia vào phương diện giáo dục như giảng dạy, viết sách, nghiên cứu, tổ chức các lớp học về đạo đứcgiáo lý Phật giáo. Ý từ bỏ mọi động cơ bất thiện của lòng tham (Abhijjhā-visamalobha, 貪), lòng sân hận (Vyāpāda, 瞋恨) và si mê (Moha, 癡) dưới mọi hình thức, thay vào đó là truyền bá những tư tưởngý tưởng mang tính hiện đại hóa, giúp cho mọi người trong xã hội nói chung có một đời sống cải thiện, bình yên, tinh thần này được mô tả: “Thiện nghiệp nhẹ thường đưa chúng sanh đi lên”. Đi lên tượng trưng cho những quả hạnh phúc, giải thoát, những thuận duyên sẽ đạt được khi chúng ta biết sống kiên nhẫn (Sātacca, 忍) phục thiện cho mình và mọi người. Do đó, đây là bước đi vững vàng và chắc thật để xây dựng bản thân thật tốt trước những đổi mới và tiếp biến của xã hội, cũng là bước đệm hoàn hảo tạo ra những con ngườigiá trị về đạo đức, nhân phẩm. Điều này góp phần quan trọng xây dựng nên một gia đình hạnh phúc, đoàn kết, và cuối cùng khi có một gia đình phát triển tốt trên nền tảng hạnh phúc và đoàn đết, sẽ đem đến cho xã hội một luồng gió mới, một sức mạnh lớn, tạo tiền đề cho công cuộc xây dựngbảo vệ đất nước hòa bình hưng thịnh.

Tóm lại, tính chuyển nghiệp của Phật giáo là một khái niệm rất quan trọng mang đậm giá trị đổi mới, xây dựng và phát triển bản thân, cũng như xây dựng và phát triển cộng đồng. Là sự tuyệt vời khi kết hợp chân lý Phật vào đời sống với những cá nhân thuần thiện, nhiệt huyết có nhiệt tâm với đạo và đời. Bởi tinh thần chuyển nghiệp ấy khuyến khích, thúc đẩy mỗi cá nhân không chỉ có ý thức trách nhiệm với bản thân mà còn cả với đoàn thể, cộng đồng qua những suy nghĩ và hành động chất thực, liêm chính, lợi mình, ích người, ích đời,… làm cho hạnh phúcan lạc ngay trong hiện tại và tương lai.

 

Chú thích:

* ĐĐ. Thích Ngộ Tánh: Học viên lớp Thạc sĩ Phật học khóa 2, Học viện Phật giáo Việt Nam.

[1] HT. Giới Nghiêm (dịch) (2009), Kinh Mi-tiên vấn đáp, Giới Nghiêm dịch, Nxb. Phương Đông, tr.163.
[2] HT. Giới Nghiêm (dịch) (2009), Sđd, tr.640.
[3], [8], [9], [11] HT. Giới Nghiêm (dịch) (2009), Sđd, tr.222.
[4] HT. Giới Nghiêm (dịch) (2009), Sđd, tr.279.
[5], [6], [12], [16] HT. Giới Nghiêm (dịch) (2009), Sđd, tr.173.
[7] HT. Thích Minh Châu (dịch) (2012), Kinh Trung bộ – tập II, Nxb. Tôn giáo, tr.519.
[9] HT. Thích Minh Châu (dịch) (2015), Kinh Tiểu bộ – tập I, Nxb. Tôn giáo, tr.59.
[13] HT. Giới Nghiêm (dịch) (2009), Sđd, tr.175.
[14] HT. Thích Minh Châu (dịch) (2015), Sđd, tr.68.
[15] HT. Giới Nghiêm (dịch) (2009), Sđd, tr.278.
[17] HT. Giới Nghiêm (dịch) (2009), Sđd, tr.175.
(Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo Số 369)




.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.