Thư Viện Hoa Sen

Ngược Dòng Đời, Vào Dòng Đạo

15/07/20217:43 SA(Xem: 8032)
Ngược Dòng Đời, Vào Dòng Đạo

NAMO TASSA BHAGAVATO ARAHATO SAMMASAM BUDDHASSA (3 TIMES)
NGƯỢC DÒNG ĐỜI, VÀO DÒNG ĐẠO
NS. Phap Hy - Ven. Dhammananda Bhikkhuni

phap-hy (2)Khi một người muốn xa lìa thế gian, ra khỏi ngôi nhà lửa, xuất gia tu hành để vượt thoát dòng tục lụy, người đó quyết tâm đi tìm cái chí thiện. Được nhận làm đệ tử xuất gia, người đó được cho thọ giới, và có những pháp để quán triệt, chiêm nghiệm, thực hành trong thời gian y chỉ theo các học giới. Ngoài mười giới cấm của hàng Sadi (Samanera – con của Sa - Môn), theo truyền thống ở Sri Lanka, mỗi ngày các Sa Di phải tụng đọc thuộc lòng để tự nhắc nhở mình thường xuyên về mười Pháp của bậc xuất gia. Đó là những pháp nào?

10 ĐIỀU TÂM NIỆM CỦA BẬC XUẤT GIA (Dasadhamma sutta)

1. Vevaṇṇayamhi ajjhūpagato, bậc xuất gia nên thường quán tưởng rằng: “ta có tướng mạo khác hơn kẻ thế.”

2. Parappaṭibaddhā me jīvikā, bậc xuất gia nên thường quán tưởng rằng: “sự nuôi mạng của ta bị lệ thuộc nơi kẻ khác.”

3. Añño me ākappo karaṇīyo, bậc xuất gia nên thường quán tưởng rằng: “Hành vi của ta cần phải khác biệt.”

4. Kacci nu kho me attā sīlato na upavadati, bậc xuất gia nên thường quán tưởng rằng: “Chính ta không khiển trách về giới hạnh của mình chứ?”

5. Kacci nu kho maṃ anuvicca viññū sabrahmacārī sīlato na upavadati, Bậc xuất gia nên thường quán tưởng rằng: “Các vị đồng phạm hạnh trí thức khi xét đến ta không có khiển trách về giới hạnh chứ?”

6. Sabbehi me piyehi manāpehi nānābhāvo vinābhāvo, bậc xuất gia nên thường quán tưởng rằng: “đối với ta phải ly tán phải mất mát mọi vật thương yêu thân ái.”

7. Kammassako’mhi kammadāyādo kammayoni kammabandhu kammappaṭisaraṇo yaṃ kammaṃ karissāmi kalyāṇaṃ vā pāpakaṃ vā tassa dāyādo bhavissāmi, Bậc xuất gia nên thường quán tưởng rằng: “ta là sở hữu chủ nghiệp, thừa tự nghiệp, nghiệp là thai tạng, nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là điểm tựa, bất cứ nghiệp thiện hay ác nào ta làm, ta sẽ thừa tự nghiệp ấy.”

8. Kathambhūtassa me rattindivā vītivattanti, Bậc xuất gia nên thường quán tưởng rằng: “Ngày đêm trôi qua ta đã thế nào rồi?”

9. Kacci nu kho’haṃ suññāgāre abhiramāmi, Bậc xuất gia nên thường quán tưởng rằng: “Ta có vui thích chỗ thanh vắng chăng?”

10. Atthi nu kho me uttarimanussadhammā-lamariyaññāṇadassanaviseso adhigato so’haṃ pacchi-me kāle sabrahmacārīhi puṭṭho na maṅku bhavis-sāmi, bậc xuất gia nên thường quán tưởng rằng: “Ta có được pháp thượng nhân không? Tri kiến thù thắng tương ứng bậc thánh ta đạt được chưa? để đến phút cuối, các vị đồng phạm hạnh hỏi đến, ta sẽ không hổ thẹn.”

XUẤT GIA việc đầu tiên là thế phát, cạo bỏ râu tóc, đắp lên mình mảnh vải Casaya – Y hoại sắc khiến cho tướng mạo của họ khác với người thế tục. Không chỉ có hình thức khác thế tục, từ nay nhận thức của họ cũng phải thay đổi – họ tự biết rằng họ không còn đi theo quan niệm (convention) của thế gian nữa. Chữ Vevaṇṇayamhi là nói đến không còn giai cấp, cho dù trước đây họ thuộc giai từng nào trong xã hội, nay nhập vào dòng Sa Môn, họ ý thức từ bỏ giai cấp, để không còn cái ngã đồng hóa với giai cấp mà họ đã có trước đó. Đây là biểu hiện đầu tiên của việc quyết tâm ‘lội ngược dòng’ thế tục. Đôi khi chữ này được dịch là không còn bản sắc (HT Minh Châu), vì chữ Pali vaṇṇa hai nghĩa chính: màu sắc, giai cấp. Thời xưaẤn độ, giai cấp được chia ra bởi màu da, người có màu da sáng hơn thường là thuộc về giai cấp cao trong xã hội (người Arya).

Trong một huấn thị khác Thế Tôn nhắc nhở người xuất gia rằng:

 “Có ba Sa-môn tưởng, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, làm cho đầy đủ bảy pháp. Thế nào là ba?
1Ta nay đã đến tình trạng mất bản sắc;
2. Đời sống ta bị phụ thuộc vào người khác
3. Hành vi của ta cần phải thay đổi.” (AN.X.10)

Tại sao người xuất gia lại quán tưởng nhắc nhở mình về việc “mất bản sắc”, hay đã đi ra khỏi quan niệm thông thường về bản sắc, hay giai cấp, dân tộc tính, chủng tộc, vv? Vì xuất giatừ bỏ thế tục, từ bỏ luôn những quan niệm thuộc về tục đế (samutti sacca), để bắt đầu sống theo Pháp (Dhamma) chứ không theo Đời (Loka). Việc quán tưởng này củng cố cho việc Chuyển Tánh trong suy nghĩ, tư duy, nhận thức của người bước vào dòng thoát tục. Như vậy không phải chỉ có việc đổi tướng, mà điều quan trọng hơn là họ phải học chuyển tánh mỗi ngày cho thuần thục hơn như bậc xuất gia chân chính.

Điều quán tưởng thứ hai mà người xuất gia phải luôn ghi nhớ, đó là “Đời sống của ta nay bị phụ thuộc vào người khác”. Chánh mạng của người xuất gia là đi khất thực đúng pháp. Họ không còn làm việc ăn lương và có những lợi ích vật chất khác (như các loại bảo hiểm) nữa. Họ đặt sinh mạng của mình vào lòng hảo tâm của người thế gian – đây là cách để họ truyền đi thông điệp sống tử tế, không bon chen ghành giật danh lợi. Bằng việc giao mạng sống của mình cho người khác – phần lớn là những người không quen biết, không thân thích - họ học cách từ bỏ cái ngã độc lập tự tôn, ta đây không thua kém ai, vv.

Điều quán tưởng thức ba là: “Hành vi của ta cần phải thay đổi”. Đây là điều rất cần thiết. Vì chính hành vi làm nên tư cách của một con người. Người xuất gia thì phải khác người thế tục, và cái khác đó là khác trong hành vi cư xử. Họ không xu hướng theo cách của người đời để có được sự thân tình, để trở nên hấp dẫn, cuốn hút, vv. Ý chỉ này chính là điều căn dặn trong bài kệ xuất gia của phái thiền Lâm Tế “Hủy mình thủ chi tiết”. Tiết hạnh, hay Pháp  & Luật (Dhamma & Vinaya) của bậc xuất gia thì cần được xem trọng hơn là các giá trị tục lụy, các quan niệm của người thế gian.

Điều quán tưởng thứ tư của người xuất giakhả năng hồi đầu phản tỉnh. Tự hỏi mình hằng ngày: Mình có hổ thẹn với lương tâm về giới hạnh đã cam kết giữ gìn không? Điều này bổ túc cho điều ở trên để người tu hành luôn có ý thức chánh niệm tỉnh giác, kịp thời ngăn ngừa các hành vi không nghiêm túc, không thể hiện đúng tư cách – phẩm hạnh của bậc ly trần - xuất thế.

Và điều quán tưởng thứ năm là nhìn lại, lắng nghe những góp ý của các vị xuất gia cùng tu hành trong cộng đồng: họ có phiền hà về tư cách phẩm hạnh của mình không? Nếu có mình phải biết khiêm cung, lắng nghe, nhận lỗiđiều chỉnh cách cư xử cho phải đạo. Tự nhìn mình chưa đủ, vì chúng ta thường có các ‘điểm mù’, nên chúng ta cần người bạn đạo chân thành chỉ lỗi cho ta để ta thấy mình rõ hơn, để việc tu tậptiến bộ thực sự & khách quan.

Điều quán tưởng thứ sáu là chung cho cả người tại giaxuất gia, đó là quán về vô thường, những đổi thay trong cuộc sống. Những gì thân thương, trìu mếnvừa lòng cũng vô thường, biến đổi (nānābhāvo), và không còn nữa (vinābhāvo). Chúng ta không nên thủ chấp vào yêu thương, khả ái, hài lòng, vv… Quán vô thường giúp người xuất gia “cắt ái, trừ sở thân” thành công. Đến đây mới thực là tâm xuất gia, không còn lưu luyến, không còn nuôi dưỡng những ràng buộc tình cảm nữa để có thể thong dong tự tại trên đường đạo – một con đường mới thênh thang không buộc ràng.

Điều thứ bảy là suy xét về nghiệp. Mặc dù thong dong tự tại, nhưng không phải là đã ra khỏi vòng nghiệp quả, do đó người tu hành miên mật soi chiếu vào các hành vi Thân, Khẩu, ý của mình. Sống với thân do nghiệp sinh, mình chỉ sở hữu nghiệp đã tạo tác, không ai khác, không là cái gì khác, nên không thể đổ thừa gì được. Hãy nhớ: “ta là chủ sở hữu nghiệp, thừa tự nghiệp, nghiệp là thai tạng, nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là điểm tựa, bất cứ nghiệp thiện hay ác nào ta làm, ta sẽ thừa tự nghiệp ấy.” Điều này cũng thuộc về năm pháp quán tưởng cho tất cả mọi người, xuất gia hay tại gia.

Điều thứ tám là tự hỏi mình đã sử dụng thời gian như thế nào? Mình có trân quý thời gian đang có không? Được sống trong chân trời thoát tục, thong dong tự tại, nhận đồ cúng dường nên không phải bận rộn vì cơm áo gạo tiền, không phải lo toan cho các bổn phận - trách nhiệm của gia đìnhxã hội, mình có trở nên quá nhàn rỗi và để cho thời gian trôi qua một cách uổng phí không? Có người xuất gia ban đầu thì tinh tấn siêng năng, lo tu lo học miên mật, nhưng rồi theo thời gian, sau khi đã đạt được vài lợi ích của Sa Môn quả thì trở nên lười biếng, dừng lại và để phí thời gian vào những việc không cần thiết. Quên mất mục đích chân chính của việc xuất gia tu hành là điều rất nguy hiểm, do đó chúng ta phải thường phản tỉnh, chân thành nhìn lại để kịp thời điều chỉnh mà sống đời phạm hạnh một cách hiệu quả nhất trong tấm thân do nghiệp sinh này. Đừng để cuộc đời trôi qua một cách uổng phí.

Điều thứ chín là tự hỏi mình có vui thích trong ngôi nhà trống không? Suññāgāre là Nhà Không. Nó có hai nghĩa: 1. túp lều trống, ít tiện nghi của người tu hạnh giản dị chân chất, không màng các tiện nghi và không tích trữ quá nhiều đồ đạc như người thế gian. 2. Nhà không cũng có nghĩa là tâm đã ly mọi trần cấu, mọi đối đãi của thế gian, không bám níu thủ chấp vào đâu cả.

Điều thứ mười là nói về mục đích cứu cánh của việc tu hành. Mình đã buông được các triền cái như tham dục, sân hận, si mê, hôn ám, dã dượi, lo lắng bất an chưa? Nếu chưa buông được thì không bao giờ nếm được pháp vị, đó là những pháp thượng nhân (uttarimanussadhammā) và sống trọn vẹn những phẩm chất của thánh nhân (ariyaññāṇadassanaviseso) với tri kiến của bậc thánh để khi nhắm mắt xuôi tay, các bạn tu hỏi han thì không cảm thấy hổ thẹn.

Đó là mười điều quán tưởng được tụng đọc và nhớ đến hàng ngày, hàng giờ của hàng xuất gia để họ có đủ các pháp căn bản lội ngược dòng thế tục, đi vào dòng thánh pháp.

Lại nữa, những điều trên làm cho hoàn mãn bảy pháp. Bảy pháp đó là những gì?

  1. Việc làmhành vi của họ luôn luôn khế hợp với giới luật.
  2. Họ biết đủ (tri túc),
  3. Họ tử tế, và
  4. Họ khiêm nhường.
  5. Họ luôn cố gắng học tập không mệt mỏi.
  6. Họ sử dụng tứ vật dụng (thức ăn, y phục, chỗ ở và thuốc men) sau khi đã quán tưởng về mục đích của chúng.
  7. Họ luôn nhiệt tâm tinh cần.[i] (AN. X, 11. 101)

10 ĐIỀU TÂM NIỆM CỦA BẬC XUẤT GIA

Xuất gia nghi mạo khác đời
Sống nương đàn việt thảnh thơi cửa thiền
Tư cách, bổn phận cần chuyên
Oai nghi tế hạnh không phiền đến ai
Nếu đồng Phạm hạnh chê bai
Sớm lo cảnh tỉnh miệt mài tu thân
Nhân, vật yêu mến xa gần
Vô thường tan hợp, xoay vần hợp tan
Nghiệp là tài sản đa mang
Nghiệp là quyến thuộc lại càng chớ khinh
Nghiệp là sở ỷ, sở sinh
Nhân quả thiện ác phân minh nhiệm màu
Ngày đêm thấm thoát bóng câu
Làm gì xứng hạnh tầm cầu vô sinh
Trong không-tịnh-xứ tinh cần
Độc cư thiền tịnh phá dần tham, sân
Tu hành Pháp bậc cao nhân
Ngộ Chánh Tri Kiến giả, chân tỏ tường
Đến khi sanh mạng vô thường
Các đồng phạm hạnh tư lường hỏi han
Xét mình tâm đã bình an
Ra đi chẳng thẹn cùng hàng Sa-môn.
(Đại trưởng Lão Hộ Tông dịch bài kinh Dasadhamma sutta thành thơ kệ)



[i] AN. X. 11. 101. Samaṇasaññāsutta: “Tisso imā, bhikkhave, samaṇasaññā bhāvitā bahulīkatā satta dhamme paripūrenti. Katamā tisso? Vevaṇṇiyamhi ajjhupagato, parapaṭibaddhā me jīvikā, añño me ākappo karaṇīyoti—imā kho, bhikkhave, tisso samaṇasaññā bhāvitā bahulīkatā satta dhamme paripūrenti. Katame satta? Santatakārī hoti santatavutti sīlesu, anabhijjhālu hoti, abyāpajjo hoti, anatimānī hoti, sikkhākāmo hoti, “idamatthan”tissa hoti jīvitaparikkhāresu, āraddhavīriyo ca viharati.
Perceptions for Ascetics

“Mendicants, when these three perceptions for ascetics are developed and cultivated they fulfill seven things. What three? ‘I have secured freedom from class.’ ‘My livelihood is tied up with others.’ ‘My behavior should be different.’ When these three perceptions for ascetics are developed and cultivated they fulfill seven things.

What seven? Their deeds and behavior are always consistent with the precepts. They’re content, kind-hearted, and humble. They want to train. They use the necessities of life after reflecting on their purpose. They’re energetic. 

 

Tạo bài viết
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: