Học hỏi về Phật giáo là học hỏi về trí tuệ và từ bi.Đạt
Phật quả nghĩa là sự
hiển bày của
trí tuệ và
lòng bi mẫn cố hữu (vốn sẵn có) của
Phật tính sau khi mọi che chướng đều đã được tịnh hóa. Đó là tất cả
ý nghĩa [tinh yếu].
Tôn giả Rongzom Pandita, một trong những
học giả vĩ đại nhất của
truyền thừa Nyingma, từng nói rằng:
“Định nghĩa bất biến của Phật giáo là trí tuệ và từ bi. Không một sự giải thích nào khác có thể diễn tả trọn vẹn cốt lõi của Phật giáo.”Ngài cũng cho rằng việc
sử dụng bất cứ
phương pháp nào trong
vô số phương pháp để
học hỏi Phật giáo cũng đều tốt, chẳng hạn
truyền thống Tịnh Độ nhấn mạnh vào việc
nhất tâm cầu nguyện đến Phật
A Di Đà hay sự
chứng ngộ kinh nghiệm thông qua
thiền định của
Thiền Tông. Nhưng sẽ là
sai lầm nếu xem
phương pháp của một trường phái nào đó là cách thức
đúng đắn duy nhất để
học hỏi so với tất cả các trường phái khác. Giống như vậy, có các
giới luật tương ứng dành cho
tu sĩ và
cư sĩ.
Chúng ta không nên nghĩ rằng, chỉ
giới luật tu sĩ mới là
giới luật thực sự hay
giữ giới cư sĩ không thể giúp
chúng ta đạt
Phật quả. Trong
Phật giáo Kim Cương thừa, có nhiều
thực hành liên quan đến hệ thống năng lượng vi tế của
thân thể, nhưng các pháp tu này không phải là
phương pháp duy nhất mà
chúng ta có thể
sử dụng để đạt
giác ngộ. Tất cả đều chỉ là những cách thức khác nhau để cùng đi đến đích. Không
nhất thiết bắt buộc phải là một
phương pháp đặc biệt nào.
Tuy nhiên, những
yếu tố cần thiết,
dứt khoát không thể thay đổi, chính là
trí tuệ và
từ bi. Mặt khác,
phương pháp nào không thể dẫn đến
trí tuệ và
từ bi lúc
kết thúc thì sẽ không được xem là một
thực hành Pháp. Đây là điểm
trọng yếu của
Tôn giả Rongzom Pandita, nhưng cả
truyền thống Hiển và Mật đều
nhất trí về điều này.
Nói chung,
Phật Pháp có thể được
thu gọn lại thành
trí tuệ và
từ bi. Nếu ai đó hỏi rằng:
Phật Pháp là gì? Hãy
trả lời rằng:
Trí tuệ và
từ bi.
Học hỏi Phật giáo nghĩa là sao? Đó là
học hỏi về
trí tuệ và
từ bi.
Trí tuệĐây nghĩa là
trí tuệ của
Đức Phật, là điều không giống lắm với
trí tuệ thế gian dù có vài sự tương đồng. Ví dụ, sự
miêu tả của
Đức Phật về
sahalokadhatu hay
vũ trụ theo
ngôn ngữ thông thường, cũng như các
quan điểm của Ngài về những
vấn đề thế tục khác nhau, đôi lúc đồng thuận và đôi lúc lại không đồng thuận với
quan điểm của người thường. Dù trong
trường hợp nào,
Đức Phật có
lý do để đưa ra những
tuyên bố nhất định.
Như
Đức Phật từng nhắc đến sự
tồn tại của
Núi Tu Di và bốn lục địa
xung quanh khi
miêu tả về
thế giới vĩ mô,
quan điểm của Ngài khác với
quan điểm về
vũ trụ của một số người trong
thế giới thế tục. Dưới con mắt của kẻ
phàm phu, các
hiện tượng được
miêu tả bởi
Đức Phật chẳng bao giờ có thể tìm được.
Mặc dù tôi đã có
giải thích trước kia, sẽ là điều thật
ý nghĩa nếu bây giờ
chúng ta hiểu được
lý do vì sao
Đức Phật lại
miêu tả về
vũ trụ khác với những người trong thời cổ. Trong thời cổ xưa,
kiến thức của
loài người về cấu trúc và
động lực học của
vũ trụ là rất
hạn chế.
Lúc ấy,
Phật tử cũng không
đào sâu vào
chủ đề này. Vì thế không
cần phải giải thích thêm. Thế nhưng ngày nay, với sự giúp đỡ của công nghệ
hiện đại, phần lớn
mọi người đã
chấp nhận quan điểm hiện tại về
vũ trụ,
đặc biệt là ở cấp độ vĩ mô. Có thể hiểu được rằng, có những khác biệt cũng như tương đồng khi
so sánh với
quan điểm của
Phật giáo. Để
mọi người không hiểu sai
quan điểm Phật giáo, tôi xin
giải thích lại
một lần nữa để thấy tại sao
Đức Phật miêu tả vũ trụ như vậy là điều
cần thiết.
Mục đích căn bản mà
Đức Phật giảng dạy là
truyền bá chính xác học thuyết về
Tam Pháp Ấn đến với người nghe.
Nếu không thể làm vậy, việc
giảng pháp là
vô nghĩa. Điều gì khiến
Tam Pháp Ấn lại quan trọng đến vậy? Câu
trả lời nằm trong các
Kinh điển. Một học trò từng hỏi
Đức Phật rằng: “Làm sao có thể
phân biệt được các
giáo lý chân thật nếu
ngoại đạo cố gắng lừa dối bằng những điều
sai lầm sau khi Đức
Thiện Thệ nhập diệt?”
Đức Phật đáp rằng: “Bất cứ
giáo lý nào,
chừng nào còn
tán thán Tam Pháp Ấn, có thể được xem là
giáo lý Phật Đà; còn không thì không phải.”
Sự thật là
Đức Phật luôn
nhấn mạnh vào những điểm
then chốt này trong sự trao truyền của Ngài và điều này có thể
giải thích tại sao
Tam Pháp Ấn lại quan trọng đến vậy.
Trong thời của
Đức Phật,
thính chúng đến từ mọi tầng lớp. Có cả
ngoại đạo, các vị Bà-la-môn,
chư thiên, long, v.v... Nhiều vị Bà-la-môn giữ
quan điểm về
vũ trụ khác với
sự thật.
Đức Phật biết rằng đối nghịch lại với họ một cách không
đúng lúc sẽ không những khiến họ không thể đồng thuận mà còn gây nguy hại cho công cuộc xiển dương
Thánh Pháp của Ngài. Để dạy họ theo
căn cơ tương ứng,
Đức Phật chọn cách
sử dụng phương tiện thiện xảo, đó là, đồng thuận với
quan điểm của họ, dù biết rằng chúng là sai,
miễn là Ngài có thể dạy họ ba
điều kiện, là [ba]
đặc điểm của sự
hiện hữu – đó là
vô thường, khổ và vô ngã (
Tam Pháp Ấn).
Đức Phật không bận tâm đến việc liệu rằng các
quan điểm còn lại của Ngài có
giá trị hay không, bởi chỉ nhờ
kiến thức về
Tam Pháp Ấn, họ cũng có thể
thoát khỏi luân hồi. Các nhánh
nghiên cứu khác, dù họ có thành thạo đến đâu, cũng không
liên quan đến vấn đề giải thoát.
Chính bởi
sự thật rằng
Đức Phật đã không chỉnh sửa họ mà
quan điểm về
vũ trụ như vậy vẫn được
duy trì. Khi
căn cơ của
thính chúng thay đổi,
Đức Phật đưa ra những chỉnh sửa
đúng lúc liên quan đến các
quan điểm cũ về
vũ trụ hoặc về các
vấn đề khác, và
thiết lập các
quan điểm tương ứng với
căn cơ của họ hơn. Có nhiều
phương tiện thiện xảo khác nhau mà
Đức Phật đã dùng để trao
truyền giáo lý, và điều này dẫn đến kết quả tại sao lại có một kiểu
quan điểm về
vũ trụ như đã được ghi trong các
Kinh điển, khác hẳn với sự
hiểu biết hiện đại.
Tuy nhiên, sự
giải thích này không phải là câu
trả lời thích hợp cho câu hỏi hiện nay, rằng các
Kinh điển không
thích hợp với
quan điểm được khoa học
hiện đại ủng hộ. Sự
giải thích như thế đã có từ hơn một nghìn năm trước. Chỉ là không cần
giải thích cho
mọi người, bởi họ không có
kiến thức về
vũ trụ như
chúng ta hiện nay.
Tuy nhiên,
sử dụng phương tiện thiện xảo để dạy dỗ
hữu tình chúng sinh cũng minh chứng cho sự thấu suốt và
trí tuệ không thể nghĩ bàn của
Đức Phật.
Đức Phật từng nói rằng có vài sự thiếu
nhất quán trong các
giáo lý của Ngài để
thích hợp với
căn cơ của
thính chúng khác nhau, nhưng điều không bao giờ thay đổi là
giáo lý về
tính Không. Ví dụ, nếu đến từ
quan điểm của
chân lý tương đối, thì
vô thường và khổ có [cùng]
bản tính của tất cả mọi
hiện tượng do duyên hợp, [và vì thế,] được xem là
sự thật tuyệt đối, nhưng đấy không phải là đến từ
quan điểm của
chân lý rốt ráo. [Trong khi đó,] trong
Tam Pháp Ấn, chỉ
vô ngã mới được xem là
sự thật tuyệt đối.
Thực sự,
quan điểm Phật giáo không thể được
chứng minh là sai chỉ bởi vì sự
miêu tả của
Phật giáo về
thế giới vĩ mô khác với điều mà
con người ngày nay biết.
Thế giới, như
chúng ta biết ngày nay, không là gì khác hơn ngoài
thế giới mà
con người sống trên trái đất có thể nhìn thấy bằng
mắt thường hoặc bằng các thiết bị. [Nhưng] không ai có thể
chắc chắn một cách
tuyệt đối rằng đây là
sự thật duy nhất về
vũ trụ.
Phật giáo cho rằng một ly nước được nhìn bởi
hữu tình chúng sinh trong sáu cõi sẽ
hiển bày là sáu
hiện tượng khác nhau.
Vì vậy,
chúng sinh trong sáu cõi sẽ thấy sáu
thế giới khác nhau, khá giống với
ý tưởng về đa
vũ trụ.
Ở cấp độ của
thế giới vi mô,
quan điểm của khoa học, từ
vật lý cổ điển đến
thuyết tương đối và
vật lý lượng tử, đang ngày càng tiến gần hơn với
quan điểm Phật giáo. Kể từ khi thuyết lượng tử
đạt được sự
tiến bộ, cha đẻ của
vật lý lượng tử cũng
công nhận rằng
kiến thức của
nhân loại về
vũ trụ vật chất đã có một bước tiến khổng lồ về phía những nền
văn minh phương Đông, chẳng hạn như
Phật giáo.
Lý do tôi nhắc đến điều này là để chỉ ra những sự tương đồng giữa khoa học và
trí tuệ của
Đức Phật.
Những sự bất đồng giữa cả hai là các điểm mà chỉ
Đức Phật mới có thể
giải thích. Khoa học hay
triết học hiện đại, dù sau mười nghìn năm phát triển, vẫn chẳng
thể đạt đến
trạng thái của
Đức Phật, một
trạng thái của
tính Không và Tịnh quang (tính
quang minh chiếu soi), trong đó, mọi
hiện tượng đều là
đàn tràng của chư Phật,
thanh tịnh từ nguyên sơ. Không
tư tưởng,
lý luận,
trí thông minh hay thậm chí là
năng lực siêu nhiên của
thế giới có thể hiểu được
trạng thái như vậy. Điều này cho thấy
trí tuệ của
Đức Phật vượt xa mọi
kiến thức thế gian.
Tuy nhiên, trong bối cảnh của
trí tuệ và
từ bi,
trí tuệ có thể
đơn giản được xem là sự
chứng ngộ tính Không, và điều này chứa đựng nhiều
ý nghĩa: đó là sự
chứng ngộ vô ngã, sự
chứng ngộ tính Không dựa trên Trung Đạo của
Hiển giáo, và sự
chứng ngộ Đại
Tính Không và Tịnh quang (tánh
quang minh chiếu soi). Từ
quan điểm của
Phật giáo bí truyền, điều này cũng
bao gồm quan kiến cho rằng Đại
Viên Mãn,
tính Không và Tịnh quang là một và giống nhau.
Thuật ngữ “Đại Tính Không” chưa từng
xuất hiện trong lịch sử các
tư tưởng và
lịch sử văn học của
nhân loại. Và dù cho có thì nó chỉ có nghĩa là sự rỗng không như là kết quả của việc bị phân tích để giảm dần về kích thước của hạt cho tới khi không thể phân tích thêm. Vài người bây giờ vẫn không dám khẳng định sự rỗng không này, mà khăng khăng rằng
năng lượng vẫn
duy trì đến cùng. (
Năng lượng cũng là
vật chất.) Nếu
năng lượng cũng
kết thúc trong
trạng thái của
tính Không, điều này sẽ như thể mọi thứ chẳng sinh ra từ gì cả. Với nhiều người, đây là một
kết luận không thể
chấp nhận được. Vì thế, điều mà những người này có thể hiểu thậm chí còn ít hơn cả
Hiển giáo.
Như tôi đã đề cập trước đây, có vài sự tương đồng giữa
quan điểm của khoa học và
Phật giáo về
vũ trụ vi mô, nhưng điều đó không có nghĩa là khoa học có thể sánh với điều mà
Đức Phật đã
chứng ngộ.
Trở về thập niên 20 và 30 của thế kỷ XX, vài
học giả,
tu sĩ cũng như
cư sĩ Trung Hoa đã
sử dụng một cách sai trật [
thuyết tương đối] – tức sự tương đương khối lượng-năng lượng – của Einstein, để
giải thích về
tính Không trong
Phật giáo. Những
giải thích được đưa ra theo lối này thực sự là một kiểu
chủ nghĩa hư vô: khối lượng biến mất khi
biến thành năng lượng – thứ
tồn tại trở nên trống rỗng. Nhưng đây không phải là
tính Không thực sự.
Tính Không được định nghĩa bởi
Đức Phật không phải là điều gì
đạt được nhờ quá trình
chuyển hóa.
Cũng thế,
quan niệm về
năng lượng (một
hiện tượng có
tồn tại)
biến thành Không là điều cũng chẳng thể
chấp nhận nếu
dựa trên quy luật về bảo
toàn năng lượng. Mà cho dù được
chấp nhận, nguồn gốc của một
kết luận như vậy cũng không
tương ứng với
tư tưởng về
tính Không của
Phật giáo. Thực sự,
tính Không đích
thực không phải là
vật chất biến mất vào trong một bầu khí mỏng; thay vào đó,
vật chất và
tính Không cùng
tồn tại [đồng một lúc]. Đó là định nghĩa về
tính Không của
Đức Phật.
Mặc dù
sự thật cho thấy rằng, sự
hiểu biết về
vũ trụ vật lý của
vật lý hiện đại đã tiến khá gần đến với
quan điểm của
Đức Phật,
đặc biệt liên quan đến kiến thức về
vũ trụ tinh thần hay
quan điểm về
tính Không, nhưng
trí thông minh của
nhân loại hiện nay và
trí tuệ Phật giáo vẫn còn những khoảng cách lớn. Kết quả tốt nhất có
thể đạt được nhờ vào
trí thông minh của
nhân loại thật ra không hơn việc có được những
tiêu chuẩn sống
tốt lành hơn, chẳng hạn nền
văn minh vật chất đã có được nhờ sự
tiến bộ của công nghệ.
Tuy nhiên, rất nhiều người nghĩ rằng công nghệ không những đem lại cho
cuộc đời sự
tốt đẹp hơn mà cũng còn làm cho đời này
phức tạp và bấp bênh hơn. Và điều đó cũng khá đúng.
Mặt khác, điều mà
chúng ta có
thể đạt được nhờ vào
trí tuệ của
Đức Phật chính là
sự giải thoát khỏi
luân hồi cho mọi
hữu tình chúng sinh. Đây không phải chỉ là một kết quả đến từ
lý thuyết suông, mà là điều khá
thực tế, với
điều kiện là
mọi người trong
chúng ta còn có thể
thực hành theo đúng
Giáo Pháp.
Từ biĐại bi là
cốt lõi của
Phật giáo Đại thừa, mà từ đó mọi
ước nguyện Đại thừa được
sinh khởi. Sẽ chẳng có
Phật giáo Đại thừa nếu không có
đại bi.
Ý tưởng về
đại bi, như
Đức Phật giải thích,
không tồn tại trong bất cứ trường phái
tư tưởng thế gian nào.
Văn hóa cổ truyền Trung Hoa có nhiều nguyên tắc kỷ luật và
văn hóa Tây phương ủng hộ lòng nhân đức và
lợi ích xã hội, nhưng
tư tưởng về
lòng vị tha của
Phật giáo là
vô song, và điều này được minh chứng bởi, ví dụ như,
pháp thực hành
thiền định Tonglen, hoặc như sự hứa nguyện của
Bồ Tát về việc tận tụy một cách vô
điều kiện với
chúng sinh muôn loài.
Đại bi có thể được
giải thích chi tiết hơn theo hai
quan điểm.
1. Quan điểm thông thườngVí dụ, khi
Đức Phật còn đang
học hỏi trên
con đường tu, Ngài đã không
do dự bố thí thân thể mình cho con
sư tử đói. Hoặc, nếu ai đó
ép buộc một người nào đó trong căn phòng này nhảy từ tầng mười, thì
hành vi theo
tinh thần Đại thừa đích thực sẽ là
mọi người trong phòng đều
tình nguyện nhảy xuống [thay cho người kia]. Đó không phải chỉ là đầu môi chót lưỡi. Người ta cần mong nguyện với tất cả sự
chân thành rằng, sẽ
vô cùng đau đớn khi nhảy xuống như vậy, nhưng hãy để tôi nhận lãnh
đau đớn cho họ.
Hành vi bố thí hay
nhẫn nhục như vậy là lòng
đại bi theo
quan điểm thông thường.
Ý nguyện thực sự của
Giáo Pháp không chỉ là có động cơ bi mẫn mà còn là hành động thực sự; không chỉ
tham gia vào các
hoạt động từ thiện để
giải thoát hữu tình chúng sinh khỏi khổ đau tạm thời, chẳng hạn cứu trợ nạn
nhân thiên tai, trao
thức ăn và quần áo cho người
túng thiếu, chăm sóc người đau bệnh và
bị thương hay
tương tự, mà còn là sẵn lòng làm mọi điều để
giải thoát hữu tình chúng sinh khỏi
luân hồi dù phải trả giá bằng mạng sống.
Tuy nhiên,
chúng ta không nên
từ bỏ việc làm từ thiện chỉ bởi vì nó chỉ
giải quyết được khổ đau tạm thời của
hữu tình chúng sinh. Là
hành giả Đại thừa, tức là những người
mong mỏi làm
lợi lạc mọi
chúng sinh,
chúng ta cần
tham gia vào các
hoạt động từ thiện trong
cộng đồng.
Có một
câu chuyện trong
Luật Tạng: Một vị
Tỳ kheo đang nằm
bất động vì đau bệnh chẳng có ai chăm sóc. Giường của thầy ấy bẩn đến mức như thể thầy đang nằm trên đống phân của mình. Ngày nọ,
Đức Phật đến thăm nhà của vị
tỳ kheo này cùng với
Tôn giả Ananda. Vị
tỳ kheo hốt hoảng khi nhìn thấy
Đức Phật, nhưng Ngài đã nhẹ nhàng
an ủi thầy ấy và đích thân đem y áo bẩn đi giặt.
Nếu
Đức Phật có thể làm điều này,
chúng ta, những
môn đồ của Ngài, chẳng có lời bào chữa nào để không làm như vậy.
Tuy nhiên, đây vẫn chưa phải là
lòng bi mẫn thực sự.
Lòng bi mẫn thực sự nghĩa là, vào thời điểm giữa sinh và tử, người ta
lựa chọn hiến dâng
cuộc đời vì
chúng sinh muôn loài. Mặc dù
lý tưởng này cũng có thể
tồn tại trong vài trường phái
tư tưởng hay
học thuyết khác, nó vẫn bị nhiều
hạn chế. Trong khi lòng
đại bi của
Đức Phật dành cho mọi
hữu tình chúng sinh, chứ không chỉ dành riêng cho
con người hay
Phật tử.
2. Quan điểm siêu việtLòng
đại bi lớn lao hơn, rộng khắp hơn,
bao gồm nhiều hơn là việc chỉ
đảm bảo những nhu cầu
căn bản của
hữu tình chúng sinh. Những nhu cầu này cần được
quan tâm nhưng không phải là điểm
trọng yếu. Điều quan trọng nhất là khiến mọi
hữu tình chúng sinh hiểu được
sự thật về
luân hồi và các cách thức để
giải thoát khỏi
luân hồi. Đây là
lòng bi mẫn lớn nhất của
Đức Phật – đầu tiên giảng dạy
hữu tình chúng sinh chân lý, sau đấy là các
phương pháp giải thoát.
Tại sao lại vậy? Ví dụ, một bệnh nhân có thể được chăm sóc
cẩn thận để
bình phục. Nhưng liệu
chúng ta có thể ngăn người đó bị bệnh lại? Không.
Chúng ta chỉ có thể giúp đỡ ngay lúc này. Chẳng có gì
chúng ta có thể làm được cho bệnh tật mà người đó sẽ phải
chịu đựng trong
vô số đời tương lai. Thực sự, bất cứ kiểu giúp đỡ nào về
vật chất, dù là
thức ăn, quần áo hay tiền bạc, chỉ
xoa dịu tạm thời những người cần [giúp đỡ], chứ không bao giờ có thể kéo dài. Cách
duy nhất để
hoàn toàn giải thoát hữu tình chúng sinh vĩnh viễn khỏi mọi khổ đau là dạy cho họ
sự thật về
luân hồi và dẫn dắt họ
thực hành Pháp để họ bước vào
con đường giải thoát. Một cách
rốt ráo, đây là
lợi lạc thực sự cho
hữu tình chúng sinh, là
ý nghĩa chân chính của sự cứu giúp.
Chỉ
hình thức bi mẫn này của
Đức Phật mới có thể được xem là
đại bi.
Hình thức từ ái và đồng cảm dành cho
chúng sinh muôn loài cũng là một kiểu bi mẫn nhưng không thể được
miêu tả là “vĩ đại.”
Đại bi liên quan mật thiết đến
trí tuệ thậm thâm của
Đức Phật, và
Bồ đề tâm đơn thuần là
trí tuệ như vậy.
Chúng ta đều
đồng ý rằng, về các
hoạt động từ thiện, những
tôn giáo khác có thể làm nhiều hơn, nhưng chiến tranh mà họ khởi xướng dưới
danh nghĩa của
từ thiện và
công bằng cũng chẳng hề ít. Vì thế,
vẫn có thể
tranh luận xem liệu họ có
nuôi dưỡng lòng bi mẫn tuyệt đối hay không. Nói một cách
tương đối,
Phật giáo không bao giờ hướng đến việc
chinh phục bất cứ thứ gì hay bất kỳ ai.
Đức Phật cũng nói rằng Ngài không
quan tâm đến việc chiến thắng người khác mà Ngài
quan tâm nhất đến chiến thắng trong trận chiến với
tâm thức.
Hơn thế nữa,
đại bi có nhiều cấp độ
ý nghĩa khác nhau.
Đức Phật từng nói: “Ta chỉ ra cho các ông
con đường giải thoát. Đi hay không là quyền của các ông.” Nói cách khác, số phận của mỗi
chúng sinh nằm trong tay họ, chứ không phải trong tay
Đức Phật.
Thái độ này khác với các
tín điều khác, như Đấng
Cứu Thế hay
Đấng Sáng Tạo có thể
quyết định xem ai sẽ lên
thiên đường hay xuống
địa ngục. Sự khác biệt như vậy cũng phản ánh kiểu
tự do,
khoan dung,
công bằng và
an bình chứa đựng trong
đại bi của
Phật giáo.
Thực hành sự hợp nhất của trí tuệ và đại biLàm sao
chúng ta có thể
thực hành trí tuệ và đại bi?
Thực sự, sáu
Ba-la-mật mà chư
Bồ Tát thực hành đều nằm trọn trong
trí tuệ và
từ bi:
bố thí,
trì giới và
nhẫn nhục là các
thực hành thuộc về
đại bi;
nhất tâm thiền định và
tuệ quán là các
thực hành thuộc về
trí tuệ; [
ngoài ra],
tinh tấn là
điều kiện bổ trợ cho sự
thực hành cả
trí tuệ lẫn
đại bi. Đó là cách thức
đơn giản và trực tiếp khi định nghĩa
Phật giáo là
trí tuệ và
đại bi.
Ý nghĩa sâu rộng hơn của
Phật giáo là sáu Ba-la-mật.
Nếu
tinh túy của
toàn bộ Phật giáo được cô đọng thành
trí tuệ và
đại bi, có cách nào để bao quát tất cả tám vạn bốn nghìn
giáo lý trong một thời công phu?
Câu
trả lời là có, đó là
thực hành trí tuệ và
từ bi.
Một số người có thể
nghi ngờ khả năng
thành tựu của việc
thực hành cả hai điều trong một thời
công phu, bởi
đại bi cần được
thực hành với
sự quán chiếu tỉ mỉ và sâu sắc trong khi
trí tuệ chứng ngộ tính Không đòi hỏi sự vắng bặt những
ý nghĩ lan man.
Với những người
sơ cơ như
chúng ta,
trước tiên,
chúng ta cần vun bồi
Bồ đề tâm và sau đó thọ nhận
Bồ Tát giới. Rồi khi thọ nhận
giới luật,
Bồ đề tâm –
tinh túy của
Bồ Tát giới – đã nằm sẵn ở trong
dòng tâm thức chúng ta. Trên nền tảng này,
chúng ta có thể tiến đến việc
thực hành tính Không.
Trong khi
ý tưởng “mong ước mọi
hữu tình chúng sinh thoát khỏi khổ đau của luân hồi” có
thể không hiển hiện rõ ràng khi ta bắt đầu
thể nhập tính Không, tức là, không có
lòng bi mẫn hiển nhiên ngay vào
lúc ấy, nhưng
Bồ Tát giới vẫn
đồng hành cùng
chúng ta khi ta bước vào
trạng thái của
tính Không,
do bởi tinh túy của
Bồ Tát giới vốn đã nằm sẵn trong
tâm thức chúng ta.
Bồ Tát giới không phải là
vật chất, và chẳng là gì khác ngoài một
điều kiện thuộc về tâm. Mặc dù sẽ không có những
ý nghĩ riêng biệt nào
xuất hiện trong tâm khi ta bước vào
trạng thái thể nhập tính Không, nhưng
Bồ Tát giới thực sự vẫn
hiện hữu vào ngay lúc đó. Vì thế, khi ta không tách rời hai điều này thì
tâm thức và
Bồ Tát giới có thể cùng nhau bước vào
trạng thái của
tính Không. Lúc này,
Bồ Tát giới là
tính Không và
tính Không là
Bồ Tát giới. Sự hợp nhất của
trí tuệ và
lòng bi mẫn nghĩa là như vậy.
Ở đây, hợp nhất nghĩa là khi
chúng ta thâm nhập tính Không, tâm ta sẽ
đạt được một sự
chứng ngộ tính Không bất khả phân với
Bồ Tát giới. Nếu
hành giả có thể
thực hành như vậy, họ sẽ có thể nắm bắt được
tinh túy của
Phật giáo Đại thừa và không cần bất cứ
thực hành nào khác.
Đây là cách mà một người
sơ cơ có thể bắt đầu
thực hành sự hợp nhất của
trí tuệ và
từ bi. Nếu họ có thể làm được điều này,
tinh túy của tám vạn bốn nghìn
pháp môn của
Đức Phật sẽ được bao trọn trong một
thời thực hành, ở cùng một địa điểm hoặc cùng vào một thời điểm.
Về các
thực hành tuần tự liên quan đến Bồ đề tâm và
tính Không, chúng đã được giảng dạy trước đây, vì thế không
cần thiết phải lặp lại ở đây. Chỉ cần
kết hợp cả hai.
Một cách
tự nhiên, trước khi vun bồi
đại bi,
hành giả cần
phát khởi sự xả ly trước. Họ không thể có lòng
đại bi dành cho
hữu tình chúng sinh nếu không biết đến khổ đau của
luân hồi, bởi
lòng bi mẫn đến từ chính khổ đau của
hữu tình chúng sinh. Không có
lòng bi mẫn, sẽ chẳng có
Bồ đề tâm.
Điều kiện khác để phát triển sự xả ly là
ham muốn giải thoát. Khi thấy khổ đau của
hữu tình chúng sinh,
chúng ta mong ước giải thoát họ
mãi mãi khỏi
nanh vuốt của
luân hồi. Nhưng suy đi
nghĩ lại thì làm sao
chúng ta có thể giúp đỡ
chúng sinh nếu không đạt
giải thoát cho
bản thân trước? Với
tư tưởng như thế này trong tâm thì hai điều
tiên quyết để
phát khởi sự xả ly –
chán ghét luân hồi và mong muốn
giải thoát – đều hội đủ.
Xả ly là nền tảng của
Bồ đề tâm. Khi đã
phát khởi Bồ đề tâm,
chúng ta đủ phẩm tính để thọ nhận
Bồ Tát giới, điều mà
chúng ta có thể tự
ban cho mình. Sau đó,
chúng ta có thể bắt đầu
thực hành về
tính Không. Biết rằng sự hợp nhất của
trí tuệ và
từ bi là sự
kết hợp của
tính Không và
Bồ đề tâm nghĩa là
chúng ta hiểu
trọn vẹn về
tinh túy của tất thảy
giáo lý Hiển và Mật của
Đại thừa Phật giáo.
Sự xả ly và
Bồ đề tâm cần được
thực hành riêng biệt theo trình tự
đúng đắn, và
theo sau là phần
thực hành về
tính Không. Như thế, sự xả ly và
Bồ đề tâm là những gì được
thực hành trước, và
rốt ráo cũng sẽ
trở thành trí tuệ của
tính Không.
Ở đây,
tính Không không giống như quan kiến
vô ngã của
Tiểu thừa. Thay vào đó,
tính Không ở đây chứa đựng
yếu tố đại bi. Và trong
đại bi đó, có sự
chứng ngộ tính Không. Những
quan điểm và
thực hành về sự hợp nhất của
trí tuệ và
từ bi này bao trùm mọi điểm
phi phàm ẩn tàng của
Giáo Pháp.
Tuy nhiên, nói thì bao giờ cũng dễ hơn làm!
Sự xả ly
phụ thuộc vào
thực hành bốn pháp tu
sơ khởi phổ thông, đó là lòng xác quyết về (1) sự hiếm có và quý giá của thân người và lòng xác quyết về (2)
lý vô thường của
vạn pháp phải được
sinh khởi. [
Ngoài ra,] để
Bồ đề tâm xuất hiện, còn cần có đủ
công đức được
tích lũy nhờ (3)
thực hành cúng dường Mandala và (4) các che chướng cần được tịnh hóa và chữa lành nhờ
thiền định về
Kim Cương Tát Đỏa. Một cách
rõ ràng,
chúng ta không thể tránh bỏ việc
thực hành các pháp tu
sơ khởi phổ thông và
siêu việt dù
chúng ta chọn sẽ đi thế nào trên
con đường tu. Đó cũng là
lý do tôi thường
quả quyết về tính
cần thiết của pháp tu
sơ khởi.
Bởi vì
chúng ta biết được
ý nghĩa thật sự của
Phật giáo là
trí tuệ và
từ bi, nên từ nay
trở về sau,
chúng ta sẽ
học hỏi và
thực hành chỉ hai điều này.