Nhận thức về tăng ni trẻ và mạng xã hội

11/11/20215:44 SA(Xem: 4064)
Nhận thức về tăng ni trẻ và mạng xã hội
NHẬN THỨC VỀ TĂNG NI TRẺ VÀ MẠNG XÃ HỘI
HT. Thích Huệ Thông

thich hue thong 2 (2)Thời công nghiệp 4.0, mạng xã hội (MXH) đi vào mọi ngõ ngách đời sống, trong đó có cả môi trường Phật giáo. Tuy nhiên, bên cạnh tiện ích mà MXH mang đến, một bộ phận Tăng Ni trẻ đã xem MXH là nhu cầu giải trí, giết chết thời gian bởi những thú tiêu khiển vô bổ, ảnh hưởng tiêu cực đến bản thân người sử dụng cũng như sự ổn định và phát triển chung của Giáo hội. Trước thực tế nhức nhối này, giải pháp nào để MXH thưc sự trở thành công cụ hữu ích cho việc tu họchoằng pháp của Tăng Ni trẻ…

Thời kỳ công nghiệp 4.0, sự giao lưu và tiếp biến văn hóa giữa các dân tộc trên các vùng miền lãnh thổ tạo nên sự thăng hoa trong đời sống văn hóa nhân loại, nhất là sự bùng nổthông dụng của MXH, một trong những tiện ích văn minh thời đại, đã giúp cho đời sống con người khởi sắc hơn. Song vẫn còn đâu đó những bất cập gây hệ lụy nguy hại từ một bộ phận người sử dụng sai mục đích…

I. Những tiện ích từ MXH
Trước hết chúng ta không thể phủ nhận những tiện lợi mà MXH mang đến cho đời sống con người. Ngày nay không chỉ cá nhân, mà các tổ chức, đoàn thể, chính quyền đã ứng dụng MXH (Zalo, Facebook, Tiktok, YouTube, Instagram…) vào nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội, công tác triển khai thực hiện mô hình tuyên truyền, phổ biến pháp luật, cải cách hành chính và phòng chống tội phạm qua các trang mạng nói trên. Sau khi triển khai thực hiện, đã mang lại hiệu quả tích cực, tăng cao tính tương tác giữa người dân với các cơ quan chức năng. Đặc biệt, nhằm đẩy mạnh công tác phòng chống dịch Covid-19, việc kết nối mạng xã hội đã chuyển tải kịp thời tới toàn bộ các đội nghiệp vụ, người dân những thông tin cấp thiết một cách nhanh nhất để dập dịch Covid 19 trên địa bàn phạm vi cả nước…

Điều đáng ghi nhận, trong thời gian qua những tiện ích từ MXH cũng đã được chư Tăng, Ni, Phật tử khai thác ứng dụng triệt để trong việc liên lạc, trao đổi thông tin phục vụ tu học, giáo dục, hoằng pháp, văn hóa, từ thiện xã hội một cách hiệu quả; nhất là trong công tác tổ chức các đại lễ lớn của Giáo hội như Đại lễ Phật đản hay các kỳ đại hội của Giáo hội, thì các phương tiện của công nghệ truyền thông đều được ứng dụng hiệu quả. Cũng chính vì nhận thấy những tiện ích về tốc độ thời gian, vừa không giới hạn dung lượng, vừa tiết kiệm nguồn tài chánh trong quá trình khai thác ứng dụng MXH, nên thời gian qua Trung ương Giáo hội đã tổ chức nhiều khóa tập huấn kỹ năng sử dụng MXH và nhiều chương trình đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh hoằng pháp phát triển trên nền tảng của MXH như Phật sự Online, kênh truyền hình An Viên…

Đặt biệt tại Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc năm 2019 do Giáo hội Phật giáo Việt Nam đăng cai tổ chức tại chùa Tam Chúc tỉnh Hà Nam, vào ngày 11/05/2019 Thường trực Hội đồng Trị sự đã chính thức khai trương MXH Butta của Giáo hội Phật giáo Việt Nam chính thức đi vào hoạt động, đến nay đã đạt được nhiều kết quả bước đầu. Nhằm định hướng cho việc sử dụng truyền thông mạng, MXH đúng với chủ trương và mục tiêu của Giáo hội đề ra từ đó mà nghị quyết về phương hướng hoạt động Phật sự nhiệm kỳ VIII, 2017-2022 tại điểm thứ 8 đã cụ thể hóa với nội dung “Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh hoằng pháp và chuyển tải các hoạt động Phật sự vào đời sống xã hội nhằm nêu cao giá trị Từ biTrí tuệ của đạo Phật, hình ảnh tốt đẹp của Tăng, Ni, Phật tử, của tổ chức Giáo hội các cấp trong sự nghiệp phụng đạo yêu nước, xây dựngbảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.

Như vậy, dù trong đời sống xã hội hay trong môi trường Phật giáo, thì MXH đều đem lại những tiện ích nhất định, qua đó cho thấy, phương tiện MXH thời nay đã trở thành một thành phần quan trọng, có thể nói là không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt, nó đã giúp ích rất nhiều cho Tăng Ni Phật tử trong sự nghiệp tu hànhhoằng pháp lợi sanh. Tuy nhiên, ở bất kỳ công cụ nào, phương tiện nào cũng đều có hai mặt của nó, vấn đề chủ yếu là ở nhận thức của người sử dụng các phương tiện văn minh thời đại, chứ chưa hẳn phương tiện văn minh thời đại là mầm mống gây nên nguy hại. Sau đây người viết nêu lên một số bất cập gây nguy hại từ việc sử dụng MXH sai mục đích trong một bộ phận Tăng Ni trẻ hiện nay.

II. Những nguy hại từ việc sử dụng MXH sai mục đích trong một bộ phận Tăng Ni trẻ hiện nay

Chúng ta đang sống trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, sự bùng nổ lan tràn của các trang mạng xã hội đã nhanh chóng làm thay đổi cuộc sống, trong đó có sinh hoạt của Tăng Ni trẻ. Trên thực tế, sự phát triển công nghệ thông tin thời đại công nghiệp 4.0 đã tạo ra những phát minh vượt bậc làm thay đổi hoàn toàn cách nghĩ và cách làm truyền thống của chúng ta, ví như sự tiện ích của MXH cho phép con người có thể chứa đựng được một lượng dữ liệu khổng lồ và chuyển tải nó đi trong khoảng thời gian nhanh nhất, MXH còn giúp chúng ta xâm nhập, truy cập, tìm hiểu, thu thập thông tin đa chiều từ nhiều nguồn khác nhau trong thời gian ngắn nhất tùy theo kỹ năng sử dụng của mỗi người.

Từ những tiện ích giá trị này, thay vì sử dụng MXH vào mục đích tu học, hoặc đáp ứng các nhu cầu công tác Phật sự, thì một bộ phận Tăng Ni trẻ đã sử dụng MXH như Zalo, Facebook chỉ nhằm thỏa mãn những thú vui tiêu khiển vốn không phù hợp với người xuất gia tu theo hạnh Phật. Trên thực tế, một bộ phận Tăng Ni trẻ dùng công cụ này chỉ để trao đổi những mẩu chuyện không cần thiết, không nhằm phục vụ cho việc tu học; hoặc đăng tải những hình ảnh đi du lịch, đang ngồi nhâm nhi bên ly cà-phê, hay đi mua sắm tại những siêu thị… lên nhật ký cá nhân trên Zalo, Facebook; nhiều vị còn sa đà với những tin tức đời thường trên các trang báo mạng, thậm chí có nhiều vị mê xem phim, xem tấu hài, xem những hình ảnh phản cảm, bỏ bê những việc cần thực hiện của một bậc xuất gia…

Từ việc sử dụng MXH sai mục đích, một bộ phận Tăng Ni trẻ đã đánh mất đi lý tưởng xuất giabản chất giác ngộ giải thoát của đạo Phật, đồng thời bản thân người sử dụng MXH sai mục đích rất dễ bị cám dỗ, sa ngã, dẫn đến những việc làm vi phạm giới luật Phật, Hiến chương Giáo hội và những quy định của pháp luật.

III. Nguyên nhân một bộ phận Tăng Ni trẻ sa sút trên con đường tu học từ việc sử dụng MXH sai mục đích Trong bối cảnh thời đại, một bộ phận Tăng Ni trẻ, từ việc bị vật chất lôi cuốn, hoặc quá lạm dụng tiện nghi thời đại, ban đầu do chủ quan, nên từ chỗ vô tư, phóng khoáng dần dần dẫn đến tình trạng buông lung, phóng dật, đây là một lộ trình không khoảng cách nên rất khó kiểm soát; thứ nữa, do quen lối sống tự tung tự tác, lại thờ ơ trước những lời giáo huấn của Thầy Tổ, xa rời nếp sống quy củ thiền môn, ngày càng mờ nhạt lý tưởng xuất gia, cũng chính lối sống tự tung tự tác và buông lung phóng dật, đã khiến cho một bộ phận Tăng Ni trẻ rất dễ bị cuốn hút vào MXH nhằm thỏa mãn những thú vui theo sở thích cá nhân, điều này khiến cho giới trẻ nhanh chóng trượt dài trên đường tu họcsa sút trên đường đạo pháp.

Như vậy, nguyên nhân chính khiến cho một bộ phận Tăng Ni trẻ mất phương hướng khi sử dụng MXH và sa sút trên con đường tu học, đó là bản thân các vị ấy không quyết chí tu hành, không thường xuyên tỉnh thức chánh niệm, không chịu rèn luyện tu dưỡng, trau dồi giới hạnh, thiếu căn bản công phu tu tập, từ đó chưa thật sự làm chủ chính mình, vì vậy bản thân chưa nhận thức được việc mình làm, chưa nhận thức những nguy hại nghiêm trọng của việc sử dụng MXH sai mục đích. Mặt khác, tình trạng một bộ phận Tăng Ni trẻ mất phương hướng khi sử dụng MXH cũng xuất phát từ việc mất thăng bằng giữa tu và học; công tâm mà nói, đây cũng chính là kẽ hở để nghiệp lực dẫn dắt, khiến cho người xuất gia hụt hẫng và ngày càng xa rời Chánh pháp.

IV. Giải pháp
Thời công nghiệp 4.0, mạng xã hội (MXH) đi vào mọi ngõ ngách đời sống, trong đó có cả môi trường Phật giáo; việc Tăng Ni trẻ sử dụng MXH để phục vụ tu học, hoằng pháp, thể hiện tính năng động, thích nghi, hòa nhập với văn minh thời đại, đây được xem là sự vận dụng mang tính trí tuệ.

Tuy nhiên bên cạnh đó, một bộ phận Tăng Ni trẻ đã xem MXH là nhu cầu giải trí, giết thời gian bởi những thú tiêu khiển vô bổ, điều này không chỉ dẫn đến hệ lụy cho bản thân người sử dụng sai mục đích, mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định và phát triển của Giáo hội, đây là lối sống bất chấp kỷ cương, giới luật.

Thật ra, sự nguy hại mang đến cho chúng ta không phải ở MXH, mà là ở nhận thức của người sử dụng MXH, như vậy giải pháp nào để MXH thực sự trở thành công cụ hữu ích cho việc tu họchoằng pháp của Tăng Ni trẻ?

1. Giải pháp trí tuệ

Theo cách hiểu thông thường, Trí tuệ là một tri thức uyên bác về một vấn đề gì, có thể phân tích trình bày vấn đề ấy một cách khúc chiết và triệt để. Theo cách hiểu của đạo Phật, Trí tuệ là một “Hệ thống hiểu biết mạch lạc liên quan đến các sự kiện, các vật thể hay biến cố chịu chung một số quy luật nào đó mà người ta có thể kiểm chứng được bằng các phương pháp thực nghiệm”.

Trong Trung bộ kinh I có dạy về Trí tuệ:

“Như thế nào được gọi là Trí tuệ? Vì có tuệ tri. Vì có tuệ tri, nên được gọi là Trí tuệ. Có Tuệ tri gì? Có Tuệ tri (Pajànàti): đây là khổ, có Tuệ tri: đây là khổ tập, có Tuệ tri: đây là khổ diệt, có tuệ tri: đây là con đường đi đến khổ diệt. Vì có tuệ tri, có tuệ tri nên được gọi là Trí tuệ.

(Trung bộ I)

Như vậy Trí tuệ là biết với tri tuệ, biết sự kiện, biết sự kiện tập khởi, biết sự kiện đoạn diệt, biết con đường đưa đến sự kiện đoạn diệt. Một định nghĩa nữa của Trí tuệ được đề cập đến. “Thế nào là tuệ lực? Ở đây, vị Thánh đệ tửTrí tuệ, thành tựu sự trí tuệ về sanh diệt, với sự thể nhập bậc Thánh vào con đường đoạn tận khổ đau”.

Trí tuệ cũng có nghĩa là thắng tri (abhinnàttha), có nghĩa là liễu tri (parinnattha), có nghĩa là đoạn tận (pahànattha). Như vậy trí tuệ có khả năng thắng tri, tức là biết với thiền định. Lại có khả năng liễu tri với sự hiểu biết rốt ráo trọn vẹn. Và cuối cùng có khả năng đoạn tận được các lậu hoặc, dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu, đoạn diệt được tham sân si, chấm dứt khổ đau.

Trong kinh Tứ thập nhị chương, chương 30, Đức Phật dạy: “Là người tu hành phải coi mình giống như kẻ mang cỏ khô, thấy lửa đến phải tránh, người học đạo thấy các đối tượng dục lạc phải tránh xa”, có thể nói đây là giải pháp phát huy trí tuệ hữu hiệu nhất, nhưng chỉ có thể thực hiện được khi mỗi vị Tăng Ni trẻ nhận thức trung thực về những tồn tại nơi bản thân để sớm thức tỉnh, qua đó tự mình điều phục bản thân, khép mình trong quy củ thiền môn, giữ gìn giới luật, tinh tấn tu hành.

Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần VIII đề ra chủ trương hành động “Trí tuệ – Kỷ cương – Hội nhập – Phát triển”, đã cho thấy tầm nhìn chiến lược trước yêu cầu phát triển bền vững và chất lượng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Liên hệ thực trạng một bộ phận Tăng Ni trẻ đánh mất mình khi đến với MXH, chúng ta sẽ thấy tầm nhìn chiến lược này không chỉ ưu việt trong chiến lược vĩ mô của Giáo hội, mà còn rất tinh tế sâu sắc trong chiến lược vi mô, nhằm phát triển từng con người Phật giáo trên mọi khía cạnh sinh hoạt. Như vậy, để Tăng Ni trẻ nhận thức về những tác hại khi sử dụng MXH sai mục đích, thì yếu tố trí tuệ cần phải đặt hàng đầu, bởi đạo Phật lấy trí tuệ làm sự nghiệp, trí tuệ chính là nguồn tuệ giác soi sáng con đường giác ngộ giải thoát mà tất cả hành giả Phật môn đều phải nương theo.

Trong đời sống sinh hoạt hằng ngày, trí tuệyếu tố hàng đầu và căn bản cho mọi hành dụng của tu sĩ Phật giáo; không có trí tuệ, mọi việc làm sẽ lệch lạc và nguy cơ dẫn đến sự phá sản đối với sự nghiệp tu hành giải thoát; khi có trí tuệ, chúng ta sẽ linh động chắt lọc và tùy duyên sử dụng các phương tiện của xã hội văn minh, mượn đó làm phương tiện tu hànhhoằng pháp để hướng đến chân trời giác ngộ giải thoát; qua đó cho thấy, trong sự hòa nhập, Phật giáo luôn thích nghi với văn minh thời đại, không chỉ để phục vụ cho sự nghiệp tu hành giác ngộ giải thoát mà còn hướng đến sứ mạng độ sanh cao cả.

Mặt khác, trí tuệ phản ảnh tầm nhìn và khả năng quan sát cũng như tiên liệu trước mọi tình huống sắp và sẽ xảy ra, quan trọng hơn, trí tuệ sẽ giúp chúng ta đi đúng hướng, tránh được sai sót rủi ro, đạt hiệu quả chất lượng, chính vì vậy sự phát triển bền vững của Phật giáo nói chung và sự thăng tiến trên con đường tu học của mỗi vị Tăng Ni trẻ nói riêng, rất cần đến yếu tố trí tuệ. Trên tinh thần hòa nhập, thích nghi và trên căn bản của trí tuệ Phật giáo, nếu mỗi vị Tăng Ninhận thức và biết vận dụng một cách trí tuệ vào việc sử dụng MXH sao cho phù hợp với nhu cầu chánh đáng của người xuất gia học Phật, chắc chắn chúng ta sẽ gặt hái nhiều thành quả, nhưng vẫn giữ vững truyền thống thiền lâm qui củ trong quá trình tu họchoằng pháp lợi sanh trong bối cảnh thời đại.

2. Giải pháp kỷ cương

Trước khi là tu sĩ chúng ta là một công dân, do vậy điều đầu tiên chúng ta phải là những công dân tốt, gương mẫu trong việc chấp hành pháp luật mà Nhà nước đã quy định; nhận thức được điều này Tăng Ni trẻ sẽ tự giác chấp hành kỷ cương phép nước, cụ thể là sẽ nói “không” với những trang mạng độc hại, không sử dụng MXH khi không có nhu cầu chánh đáng, điều này sẽ góp phần ổn định trật tự xã hội.

Tiếp đến, chúng ta là một tu sĩ, dầu ở vị trí nào trong Giáo hội thì điều đầu tiên chúng ta cũng phải giữ gìn giới luật đã thọ, phải tuân thủ theo Hiến chương của Giáo hội, vì đây là khuôn phép, là mực thước nói lên thái độtư cách của một tu sĩ, có như vậy thì kỷ cương Giáo hội mới được thực hiện.

Riêng với bộ phận Tăng Ni trẻ, trong sinh hoạt thiền môn, chúng ta phải luôn tuân thủ theo những quy định riêng của từng trú xứ, nhằm duy trì giềng mối sinh hoạt đạo pháp tại các cơ sở tự viện, đây là trách nhiệm của mỗi vị tu sĩ, sẽ giúp cho đại chúng trong tự viện luôn được hòa hợp, đoàn kết, Phật sự được hanh thông, đây là cơ sở quan trọng để nền móng Giáo hội ngày càng được củng cố, có như vậy thì kỷ cương thiền môn mới được thừa hành. Trong đời sống sinh hoạt tu học của từng thành viên trong ngôi nhà Giáo hội, nhất là đối với những vị Tăng Ni trẻ, càng đòi hỏi ở mỗi vị ý thức trách nhiệm và bổn phận của một người xuất gia đang hướng đến chân trời giác ngộ giải thoát, do vậy cần phải nghiêm trì giới luật, tinh tấn tu hành, đồng thời phát tâm phụng sự đạo pháp và dân tộc một cách vô điều kiện, vì đây chính sứ mạng cao cả của một sứ giả Như Lai, có như vậy thì kỷ cương giới luật của Phật môn mới được duy trì và thực thi triệt để.

Thế hệ Tăng Ni trẻ là rường cột của Phật giáo nước nhà, một khi tự giác chấp hành mọi quy định của pháp luật, nghiêm túc chấp hành kỷ cươngtuân thủ giới luật, thì sẽ dễ dàng nhận thức về việc bổn phận phải thừa hành của một người xuất gia tu theo hạnh Phật, đồng thời cũng sẽ nhận thức về sự nguy hại khi sử dụng MXH khi không có nhu cầu chánh đáng và không đúng mục đích. Nếu vận dụng trí tuệ, luôn sáng suốt trước mọi hành vi trong đời sống, đồng thời chấp hành kỷ cương Giáo hộituân thủ giới luật với tinh thần trách nhiệm cao nhất, tức là chúng ta không những thăng hoa trên con đường đạo pháp, mà còn chung tay góp sức một cách đắc lực nhất trong sự nghiệp xương minh Phật pháp, cũng như sự nghiệp phát triển ngôi nhà Giáo hội Phật giáo Việt Nam một cách bền vững.

Nếu tất cả chúng tatrí tuệ, có kỷ cương thì khi vào đời chúng ta không bị chi phối, không bị lôi cuốn theo dòng chảy tiêu cực của MXH, của sự hội nhập.

Như lời dạy của Đức Phật dạy trong kinh Pháp cú:
Bàn tay không thương tích,
Cầm thuốc độc không sao.
Người không làm việc ác,
Không bị ác nhiễm vào.

Xem thêm:







Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
18/12/2015(Xem: 18619)
16/01/2016(Xem: 15352)
06/10/2016(Xem: 15323)
17/12/2016(Xem: 24902)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.