Cần một bộ quy chuẩn về ứng xử trên mạng xã hội dành cho tăng ni

09/06/20201:00 SA(Xem: 7249)
Cần một bộ quy chuẩn về ứng xử trên mạng xã hội dành cho tăng ni
CẦN MỘT BỘ QUY CHUẨN VỀ
ỨNG XỬ TRÊN MẠNG XÃ HỘI
DÀNH CHO TĂNG NI

Thích Tâm Hải

Với hơn 65 triệu người sử dụng tại Việt Nam và hàng tỷ người dùng trên toàn thế giới, từ một không gian ảo, mạng xã hội (MXH) đã tạo ra những tác động thật vào đời sống, thay đổi hàng loạt cách ứng xử truyền thống, làm phát sinh nhiều cơ hội cũng như thách thức, hệ lụy.

tang ni su dung telephone
Cổng chùa, tu viện đóng và mở theo thanh quy, nhưng với thời đại
hôm nay, qua chiếc điện thoại, máy tính có kết nối internet,
cánh cửa xã hội mở toang bất kể thời giờ, xóa bỏ mọi ranh giới -
Ảnh minh họa
Tác động này cũng xảy ra đối với cả các tôn giáo, trong đó có đạo Phật. Cơ hội và phương tiện để truyền bá, hoằng pháp được mở ra; nhưng do những điều chỉnh chưa bắt kịp tốc độ bùng nổ và luôn thay đổi của công nghệ đã kéo theo những xáo trộn, rối loạn trong truyền thông, ngộ nhận về giá trị, đáng quan tâm hơn là tình trạng phân hóa tín đồ theo xu hướng co cụm thành các nhóm nhỏ.

Phật giáo đang hiện diện như thế nào trên MXH? Năm ngoái, ông Nguyễn Thanh Lâm, lúc bấy giờ là Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Điện tử (nay đương nhiệm Cục trưởng Cục Báo chí - Bộ Thông tin và Truyền thông), trong đợt tập huấn về thông tin - truyền thông Phật giáo toàn quốc tại Long An, cho biết một thực tế là thông tin tiêu cực liên quan tới Tăng Ni đang áp đảo các thông tin về thuyết giảng, hoạt động Phật sự của Giáo hội trên hệ sinh thái MXH.

Qua thăm dò cá nhân của người viết với đối tượng là các Tăng Ni ở một vài trường Phật học, việc tham giasử dụng MXH của các Tăng Ni trẻ khá phổ biến, nhằm những mục đích cá nhân, tùy ý thích mỗi người. Cho tới nay, ngoài một vài buổi thuyết trình dụng ý cảnh báo và hướng dẫn, tình trạng ứng xử trên MXH đang bị thả nổi, phụ thuộc hoàn toàn vào ý thức cá nhân của Tăng Ni.

Cũng do thiếu tổ chức, định hướng nên MXH đã trở thành môi trường cho những người bạo miệng tung hoành, tạo dựng lực lượng “hâm mộ”, đặc biệt trong số đó, có cả những cá nhân giữ vai tròtrọng trách trong tổ chức Giáo hội. Từ đó dẫn đến những cái nhìn tiêu cực về Tăng Ni, rộng ra là Giáo hộiPhật giáo.


blankTheo nghiên cứu xã hội học, MXH có khả năng gây nghiện vì nó nuông chiều cảm xúc bản năng của con người. Do đó, đôi khi do hồn nhiên thiếu hiểu biết, không ít Tăng Ni trẻ đã sử dụng MXH một cách thiếu kiểm soát, để lại hệ lụy không chỉ cho cá nhân ấy mà còn cho cả Tăng đoàn.

Vài năm trở lại đây, đã có những phản ánh, phát biểu từ nhiều phía về tình trạng nêu trên nhưng dường như vấn đề vẫn chưa được quan tâm một cách đúng mức. Giáo hội đã xây dựng và ra mắt MXH Butta.vn dành cho người Phật tử, nhưng chưa thu hút được người dùng là Tăng Nitín đồ Phật giáo.

Cổng chùa, tu viện đóng và mở theo thanh quy, nhưng với thời đại hôm nay, qua chiếc điện thoại, máy tính có kết nối internet, cánh cửa xã hội mở toang bất kể thời giờ, xóa bỏ mọi ranh giới. Trong thế giới ảo mà thực ấy, hết thảy mọi người, kể cả Tăng Ni, có thể tham dự, bộc lộ quan điểm, cảm xúc trước bất cứ điều gì, và nếu thiếu đi ý thức, sự tự kiểm soát, chắc chắn sẽ để lại những hệ lụy khó lường.

Kết luận trong báo cáo tại Hội nghị sinh hoạt Giáo hội năm 2020 dành cho các tỉnh, thành phố phía Nam, TT.Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký HĐTS đã nhận định, rằng chúng ta cần hết sức nghiêm túc tự nhìn nhận, vượt lên mọi ngụy biện để xây dựng niềm tinhình ảnh của GHPGVN. Trong tinh thần đó, mong rằng vấn đề này sẽ được Giáo hội, cụ thể là ngành Tăng sự quan tâm để nhìn nhận thẳng thắn, đề ra bộ quy chuẩn dành cho Tăng Ni, theo đó định hướng cho cách ứng xử trên MXH phù hợp với oai nghi của người xuất gia mà giới và luật truyền thống đã có quy định cụ thể, rõ ràng.

Thích Tâm Hải | Báo Giác Ngộ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
20/07/2018(Xem: 7961)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.