Thư Viện Hoa Sen

Đừng đồng hóa hạnh phúc của bạn với những vật ngoại thân

14/11/202110:22 SA(Xem: 7158)
Đừng đồng hóa hạnh phúc của bạn với những vật ngoại thân

ĐỪNG ĐỒNG HÓA HẠNH PHÚC CỦA BẠN
VỚI NHỮNG VẬT NGOẠI THÂN

Thích Tánh Tuệ

 

ba cu an xinTôi có quen một nữ Phật tử là mẫu người phụ nữ ‘hoàn hảo’. Cô tốt nghiệp trường Đại học danh tiếng, lấy chồng là trí thức, cơ ngơi khá giả, có hai con trai ngoan ngoãn đáng yêu. Cô khoẻ mạnh và khá dễ nhìn, được nhiều người ngưỡng mộ. Vì lẽ đó, cô luôn hài lòng với cuộc sống của mình và nói rằng mình thật hạnh phúc.

Một ngày, cô dừng chân ở góc chợ, trước một bà lão ăn mày tật nguyền gầy gò ốm yếu, thả mấy đồng lẻ vào chiếc nón của bà, và nói với giọng ái ngại: “Thật khổ cho cụ quá!”.

Bất ngờ, bà cụ đáp lại cô bằng nụ cười ấm áp:

“Tôi không hề cảm thấy khổ, ngược lại tôi thấy mình hạnh phúc. Thế còn cô, cô có hạnh phúc không?”.

Cô bạn tôi không đắn đotrả lời rằng: “Có ạ, con rất hạnh phúc”. Thế rồi cô kể cho bà cụ nghe về cuộc sống hạnh phúc lý tưởng của mình. Sau khi nghe cô kể xong, bà cụ khẽ hỏi: “Nếu không có hai cậu con trai, cô có còn hạnh phúc nữa không?”.

Cô bạn tôi hơi bất ngờ vì câu hỏi đường đột của bà cụ không quen biết, nhưng vì kính trọng người già nên cô vẫn trả lời. “Con vẫn hạnh phúc vì có chồng yêu thương. Dù không có con cái, con vẫn có anh ấy làm chỗ dựa”.

“Nếu cô độc thân, không gia đình thì sao?”.

“Con vẫn hạnh phúc vì có sự nghiệp thuận lợi. Con có thể dành mọi thì giờ để phấn đấu trong sự nghiệp, thành đạt hơn nữa và trở thành người có ảnh hưởng trong xã hội”.

“Vậy nếu cô độc thân và thất nghiệp, hoàn cảnh túng thiếu?”.

“Con vẫn hạnh phúc vì con có sức khoẻ. Có sức khoẻ, con sẽ làm được mọi thứ, gây dựng sự nghiệp từ hai bàn tay trắng và vẫn đủ thời gian tận hưởng cuộc sống này”. Bà lão ăn xin tiếp tục hỏi: “Vậy nếu cô độc thân, thất nghiệp, lại ốm đau, bệnh tật, cô còn hạnh phúc nữa hay không?”

“Thế thì…”

Lúc bấy giờ, cô bạn tôi chợt ngây người ra, cảm giác hụt hẫng như rơi vào một hố sâu vô tận. Nếu viễn cảnh ấy xảy ra… cô không biết mình có còn yêu đời, tự tin, mãn nguyện, ‘hạnh phúc’ như thế này không nữa?

Bà cụ thủng thẳng nói:

“Lúc này cô không còn hạnh phúc nữa phải không? Điều đó chứng tỏ ‘hạnh phúc’ của cô đến từ sức khoẻ, thành công và tình cảm gia đình. Khi những thứ này không còn thì hạnh phúc của cô cũng không còn. Vậy thì, cô đâu có nắm bắt được hạnh phúc trong tay?”.

Đôi mắt cô bạn tôi chợt loé lên điều gì. Cô hỏi bà cụ ăn mày đặc biệt nhất mà cô từng gặp ấy:

“Cụ nói cụ không hề cảm thấy khổ mà ngược lại rất hạnh phúc. Cụ có thể cho con biết, hạnh phúc của cụ đến từ đâu ạ?”.

Bà cụ mỉm cười, nhìn thẳng vào đôi mắt cô, kể lại câu chuyện cuộc đời mình:

“Nhiều năm về trước, tôi cũng từng là một phụ nữ lành lặn, khoẻ mạnh, có chồng và các con ngoan ngoãn, có một công việc ổn định, gia đình hoà thuận. Tôi ngỡ tưởng mình là người phụ nữ hạnh phúc nhất trên đời. Chẳng ngờ, hai con tôi trong một lần đi tắm dưới sông thì bị chết đuối. Chồng tôi như người mất hồn, tối hôm đó trong lúc thần trí không tỉnh táo thì bị xe đâm chết. Đau đớn cùng cực, tôi muốn chết theo chồng con, may được người cứu sống nhưng cơ thể đã không còn lành lặn nữa. Từ đó, tôi cũng mất đi công việc của mình. Tuổi già đến, không nơi nương tựa, tôi phải ăn xin để sống qua ngày như cô thấy đây.

một lần, tôi đi đến công viên thì thấy một nhóm người đang ngồi thiền tĩnh lặng, có người bị cụt tay cũng ngồi thiền, gương mặt ai nấy đều toát lên vẻ an hoà hạnh phúc. Tôi tò mò đến hỏi, thì mới biết họ là những người tu Phật, họ đưa cho tôi một cuốn kinh Phật, nói tôi đọc xong sẽ hoá giải được những thống khổ trong tâm.

Tôi không tin lắm, nhưng vì cũng không có việc gì để làm nên cẩn thận đọc cuốn sách. Chẳng ngờ, tâm tôi đi từ chấn động này đến chấn động khác. Nhìn lại cuộc đời mình, tôi bỗng thấy ngập tràn hạnh phúc.

- Trên thế giới này có hàng tỉ tỉ loài động thực vậtvật chất, từ bé như vi sinh vật đến to lớn như cá voi, còn tôi lại may mắn đắc được thân người, vì thế nên tôi hạnh phúc.

- Trên đời này người giàu có, hiển đạt cũng nhiều, người đề huề cháu con cũng lắm, nhưng đến khi nhắm mắt xuôi tay đều chẳng mang theo được gì, giờ khắc chia lìa thật thống khổ. Tôi không vướng bận vào những thứ ấy, ra đi thật thanh thản nhẹ nhàng, vì thế nên tôi hạnh phúc.

- Trên thế gian có bao người từ lúc mở mắt buổi sáng đến khi nhắm mắt đêm khuya không lúc nào không bận rộn, lo toan, tranh đấu, hiếm lúc nào được thảnh thơi. Còn tôi lại có thời gian để nghiền ngẫmtìm kiếm ý nghĩa cuộc đời, vì thế nên tôi hạnh phúc.

- Cuối cùng, tôi đã hiểu được chân lý Phật Pháp, biết thế gian chỉ là quán trọ qua đường, ý nghĩa đời người là quay trở về bản lai lương thiện. Vì thế nên tôi vô vàn hạnh phúc.

Tóm lại, Cô đừng bao giờ phó thác hạnh phúc của mình lên những vật ngoại thân, vì chúng không thể trường tồn vĩnh cửu. Chỉ có tìm thấy ý nghĩa của sinh mệnh, tâm thảnh thơi không dính mắc, an nhiên nhìn cuộc đời mới là thứ hạnh phúc đích thực”.


 

Tạo bài viết
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: