Thư Viện Hoa Sen

Từng Viên Gạch Một - Phương pháp áp dụng Đạo Phật vào trong cuộc sống

31/12/20216:42 SA(Xem: 6469)
Từng Viên Gạch Một - Phương pháp áp dụng Đạo Phật vào trong cuộc sống
TỪNG VIÊN GẠCH MỘT
PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG ĐẠO PHẬT
VÀO TRONG CUỘC SỐNG
Tác giả: Nguyễn Đức Hiếu
Từng Viên Gạch Một 2PDF icon (4)Từng Viên Gạch Một

LỜI NÓI ĐẦU


Tôi rất may mắn vì đã tiếp xúc với Đạo Phật từ rất trẻ. Nhờ Đạo Phật, tôi đã vượt qua rất nhiều biến cố lớn của cuộc đời. Sau khi trở thành một cư sĩ Phật Giáo được hơn mười lăm năm, tôi tích lũy được những hiểu biết cơ bản nhất định về Đạo Phật và cách thực hành Đạo Phật tương đốihệ thống. Do vậy bạn bè cũng thường hay liên hệ hỏi hoặc nhờ tôi giới thiệu sách Phật để đọc.

Quả thực các đầu sách về Đạo Phật thì vô cùng đa dạng và tác giả xuất sắc thì cũng rất nhiều. Thế nhưng phần lớn chúng đều khá khó hiểu và ít được viết cho người mới bắt đầu. Ngoài ra ngôn ngữ trong những cuốn sách này thường hơi chuyên môn hoặc quá nhiều yếu tố Hán Việt, khó tiếp cận đối với “người bình thường”.

Sau nhiều đắn đo, tôi quyết định viết cuốn sách nhỏ này để giới thiệu cách thực hành Phật Pháp thật đơn giản cho bạn bè, người thân và bất cứ ai muốn tìm hiểu về Đạo Phật.

Mục tiêu của tôi là làm sao cho các lời dạy của Đức Phật dành cho người cư sĩ được truyền tải thật giản dị nhưng đúng đắn nhất trong khả năng của mình. Tôi sẽ trích lại Kinh ở những chỗ phù hợp, nhưng vừa phải. Tôi không muốn mọi người bị choáng ngợp bởi những kiến thức Phật Giáo chuyên sâu.

Mong rằng tất cả các bạn đều được lợi lạc khi đọc cuốn sách này. Xin tri ân các vị thầy, sư huynh, tiền bối đã luôn nhiệt tình dạy dỗ chia sẻ Giáo Pháp.


Xin hồi hướng toàn bộ phước báu có được do việc chia sẻ Giáo Pháp này tới chư vị.
Nguyễn Đức Hiếu Sài Gòn, 10/2021

MỤC LỤC

Lời nói đầu 4
Một vài lưu ý nhỏ 5
Chương I: Tại sao lại là Đạo Phật? 6
Đạo Phật nào? 6
Tôn giáo của trí tuệ 7
Không có đấng sáng tạo 8
Đời này và đời sau 9
Bản chất bất toại nguyện của cuộc sống 10
Cái gì có điều kiện thì sẽ biến mất 13
Hạnh phúc không điều kiện 15
Hạnh phúc với rất ít điều kiện 16
Phương pháp thực hành dành cho cư sĩ tại gia 17
Chương II: Bố thí - cúng dường 19
Cho ai 19
Của cho 20
Cách cho 22
Chương III: Giữ giới 23
Quy y Tam Bảo 23
Giới là gì? Tại sao phải giữ giới? 25
Giới thứ nhất - không sát sinh 27
Giới thứ hai - không lấy của không cho 27
Giới thứ ba - không tà dâm (ngoại tình) 28
Giới thứ tư - không nói dối 28
Giới thứ tư - mở rộng 29
Giới thứ năm - không uống bia rượu 32
Chương IV: Tu tập 35
Tu tập là làm gì? 35
Ba sự ô nhiễm: Tham, Sân, Si 36
Tín - niềm tin 38
Tấn - sự chăm chỉ 39
Niệm - sự ghi nhớ 40
Định - sự tập trung 43
Tuệ - cái biết đúng đắn 46
Khi sự thực tập gặp khó khăn 48
Chương V: Một số ví dụ thực tế 49
Làm từ thiện đều đặn 49
Giá trị cốt lõi như là giới 50
Deep work - làm việc ngắt kết nối 50
Phương pháp xách giỏ trứng 51
Giảm thiểu công việc báo cáo 53
Vô sở hữu - công ty là của chung 54
Tài liệu gợi ý 56
Trang web 56
Sách và Tác giả 57




Tạo bài viết
28/07/2017(Xem: 18322)
12/04/2019(Xem: 14797)
19/10/2019(Xem: 14825)
03/09/2021(Xem: 6348)
13/11/2013(Xem: 26005)
09/06/2018(Xem: 20507)
09/07/2019(Xem: 10959)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: