Từng Viên Gạch Một - Phương pháp áp dụng Đạo Phật vào trong cuộc sống

31/12/20216:42 SA(Xem: 5990)
Từng Viên Gạch Một - Phương pháp áp dụng Đạo Phật vào trong cuộc sống
TỪNG VIÊN GẠCH MỘT
PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG ĐẠO PHẬT
VÀO TRONG CUỘC SỐNG
Tác giả: Nguyễn Đức Hiếu
Từng Viên Gạch Một 2PDF icon (4)Từng Viên Gạch Một

LỜI NÓI ĐẦU


Tôi rất may mắn vì đã tiếp xúc với Đạo Phật từ rất trẻ. Nhờ Đạo Phật, tôi đã vượt qua rất nhiều biến cố lớn của cuộc đời. Sau khi trở thành một cư sĩ Phật Giáo được hơn mười lăm năm, tôi tích lũy được những hiểu biết cơ bản nhất định về Đạo Phật và cách thực hành Đạo Phật tương đốihệ thống. Do vậy bạn bè cũng thường hay liên hệ hỏi hoặc nhờ tôi giới thiệu sách Phật để đọc.

Quả thực các đầu sách về Đạo Phật thì vô cùng đa dạng và tác giả xuất sắc thì cũng rất nhiều. Thế nhưng phần lớn chúng đều khá khó hiểu và ít được viết cho người mới bắt đầu. Ngoài ra ngôn ngữ trong những cuốn sách này thường hơi chuyên môn hoặc quá nhiều yếu tố Hán Việt, khó tiếp cận đối với “người bình thường”.

Sau nhiều đắn đo, tôi quyết định viết cuốn sách nhỏ này để giới thiệu cách thực hành Phật Pháp thật đơn giản cho bạn bè, người thân và bất cứ ai muốn tìm hiểu về Đạo Phật.

Mục tiêu của tôi là làm sao cho các lời dạy của Đức Phật dành cho người cư sĩ được truyền tải thật giản dị nhưng đúng đắn nhất trong khả năng của mình. Tôi sẽ trích lại Kinh ở những chỗ phù hợp, nhưng vừa phải. Tôi không muốn mọi người bị choáng ngợp bởi những kiến thức Phật Giáo chuyên sâu.

Mong rằng tất cả các bạn đều được lợi lạc khi đọc cuốn sách này. Xin tri ân các vị thầy, sư huynh, tiền bối đã luôn nhiệt tình dạy dỗ chia sẻ Giáo Pháp.


Xin hồi hướng toàn bộ phước báu có được do việc chia sẻ Giáo Pháp này tới chư vị.
Nguyễn Đức Hiếu Sài Gòn, 10/2021

MỤC LỤC

Lời nói đầu 4
Một vài lưu ý nhỏ 5
Chương I: Tại sao lại là Đạo Phật? 6
Đạo Phật nào? 6
Tôn giáo của trí tuệ 7
Không có đấng sáng tạo 8
Đời này và đời sau 9
Bản chất bất toại nguyện của cuộc sống 10
Cái gì có điều kiện thì sẽ biến mất 13
Hạnh phúc không điều kiện 15
Hạnh phúc với rất ít điều kiện 16
Phương pháp thực hành dành cho cư sĩ tại gia 17
Chương II: Bố thí - cúng dường 19
Cho ai 19
Của cho 20
Cách cho 22
Chương III: Giữ giới 23
Quy y Tam Bảo 23
Giới là gì? Tại sao phải giữ giới? 25
Giới thứ nhất - không sát sinh 27
Giới thứ hai - không lấy của không cho 27
Giới thứ ba - không tà dâm (ngoại tình) 28
Giới thứ tư - không nói dối 28
Giới thứ tư - mở rộng 29
Giới thứ năm - không uống bia rượu 32
Chương IV: Tu tập 35
Tu tập là làm gì? 35
Ba sự ô nhiễm: Tham, Sân, Si 36
Tín - niềm tin 38
Tấn - sự chăm chỉ 39
Niệm - sự ghi nhớ 40
Định - sự tập trung 43
Tuệ - cái biết đúng đắn 46
Khi sự thực tập gặp khó khăn 48
Chương V: Một số ví dụ thực tế 49
Làm từ thiện đều đặn 49
Giá trị cốt lõi như là giới 50
Deep work - làm việc ngắt kết nối 50
Phương pháp xách giỏ trứng 51
Giảm thiểu công việc báo cáo 53
Vô sở hữu - công ty là của chung 54
Tài liệu gợi ý 56
Trang web 56
Sách và Tác giả 57




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.