Rèn luyện Tâm thức: Bài 8

30/06/20225:16 SA(Xem: 1587)
Rèn luyện Tâm thức: Bài 8
RÈN LUYỆN TÂM THỨC
Đức Đạt Lai Lạt Ma

BÀI KỆ 8

Bài Kệ cuối cùng viết rằng:

Nguyện cầu cho hết thảy hạnh nguyện này
Không bị tám pháp thế gian làm ô nhiễm;
Nguyện con nhận ra mọi thứ đều hư huyễn,
Tâm chẳng buộc ràng, thoát khỏi luyến trần gian!

Hai dòng đầu tiên của câu này rất quan trọng đối với một hành giả chân chính. Tám mối bận tâm của thế gian là những thái độ có khuynh hướng thống trị cuộc sống của chúng ta nói chung. Đó là: trở nên vui sướng khi ai đó khen ngợi bạn; bị buồn phiền khi ai đó lăng mạ hoặc khinh bỉ bạn; cảm thấy hạnh phúc khi bạn trải nghiệm sự thành công; bị chán nản khi bạn gặp thất bại; vui vẻ khi bạn có được của cải, cảm thấy thất vọng khi bị trở nên nghèo khó; thỏa mãn hài lòng khi có được tiếng tăm, và buồn chán khi bạn thất sủng (bị ghét bỏ).

Một hành giả thực sự phải bảo đảm rằng việc rèn luyện tâm vị tha của mình không bị ô nhiễm bởi những tư tưởng này. Ví dụ, nếu như tôi đang nói chuyện này, mà tôi thậm chí còn có một ý nghĩ nhỏ nhoi trong đầu rằng, tôi hy vọng mọi người ngưỡng mộ tôi, điều đó cho thấy rằng động cơ của tôi đã bị ô nhiễm bởi những sự xem xét cân nhắc về mặt thế gian, hoặc cái mà người Tây Tạng gọi là "Tám mối quan tâm trần tục". Điều quan trọng là kiểm tra bản thânđảm bảo rằng trường hợp ở đây không phải như vậy. Tương tự như thế, một hành giả có thể áp dụng các lý tưởng vị tha trong cuộc sống hàng ngày của mình, nhưng nếu đột nhiên anh ta cảm thấy tự hào về nó và nghĩ rằng, "A! Tôi là một hành giả vĩ đại", ngay lập tức, tám mối bận tâm thế gian đã làm ô nhiễm sự thực hành của vị ấy. Điều này cũng áp dụng như vậy nếu một hành giả nghĩ rằng, "Tôi hy vọng mọi người ngưỡng mộ tôi đang làm gì", mong nhận được lời khen cho những nỗ lực tuyệt vời mà vị ấy đang làm. Tất cả những điều này là những mối bận tâm thế gian làm ô nhiễm sự thực hành của vị ấy, và điều quan trọng là phải đảm bảo rằng điều này không xảy ra; vì vậy chúng ta giữ sự thực hành của mình được thanh tịnh.

Như các bạn đã thấy, những hướng dẫn mà các bạn có thể tìm thấy trong các giáo lý lo-jong về sự chuyển hoá tâm thức là rất mạnh mẽ. Chúng thực sự làm cho bạn phải suy nghĩ. Ví dụ có một đoạn văn nói rằng:

Tôi có thể vui mừng khi có ai đó chỉ trích tôi, và tôi có thể không vui khi ai đó ngợi khen tôi. Nếu tôi có niềm vui trong lời khen ngợi thì ngay lập tức làm tăng sự kiêu ngạo, tính tự cao của tôi; trong khi nếu tôi có niềm vui trong những lời chỉ trích, thì ít nhất nó sẽ giúp tôi mở rộng tầm nhìn về những thiếu sót của mình. Đây thực sự là một cảm giác rất mạnh mẽ.

Cho đến thời điểm này, chúng ta đã thảo luận về tất cả những sự thực hànhliên quan đến việc rèn luyện cái được gọi là "Bồ đề tâm thông thường", tâm nguyện ý hướng vị tha để đạt được sự giác ngộ hoàn hảo vì lợi ích của tất cả chúng sinh. Bây giờ, hai dòng cuối cùng của Tám Bài Kệ liên quan đến việc thực hành rèn luyện cái được gọi là "Bồ đề tâm tối thượng", đề cập đến sự phát triển trí tuệ sâu sắc vào bản chất tối thượng của thực tại.

Mặc dù phát triển trí tuệ là một phần của lý tưởng Bồ tát, như được thể hiện trong sáu Ba la mật, nói chung, như chúng ta đã thấy ở trên, có hai khía cạnh chính của con đường tu tập Phật giáo: phương tiệntrí tuệ. Cả hai đều được bao gồm trong định nghĩa về sự giác ngộ, đó là tính bất nhị của hình thức toàn thiệntrí tuệ hoàn hảo. Việc thực hành trí tuệ hay tuệ minh sát thì tương ứng với sự hoàn thiện của trí tuệ, trong khi thực hành các phương tiện thiện xảo hay phương pháp thì tương ứng với sự hoàn hảo của hình thức.

Con đường Phật giáo được trình bày trong khuôn khổ chung của cái được gọi là Nền tảng, Con đường, và Thành quả. Thứ nhất, chúng ta phát triển sự hiểu biết về bản chất cơ bản của thực tại dưới hai cấp độ của sự thật, sự thật thông thường (tục đế) và sự thật tối hậu (chân đế); đây là nền tảng. Sau đó, trên con đường thực tế, chúng ta dần dần thể hiện sự thiền định và thực hành tâm linh như một tổng thể về mặt phương tiệntrí tuệ. Thành quả cuối cùng của con đường tâm linh của một hành giả được diễn ra dưới dạng tính bất nhị của hình thức toàn thiệntrí tuệ hoàn hảo.

Hai dòng cuối cùng viết:

Nguyện con nhận ra mọi thứ đều hư huyễn,
Tâm chẳng buộc ràng, thoát khỏi luyến trần gian!

Những dòng này thực sự chỉ ra sự thực hành thiền định về việc phát triển trí tuệ hiểu biết về bản chất của thực tại, mà trên bề mặt - chúng dường như biểu thị cách mà nó liên quan đến thế giới trong các giai đoạn sau thời thiền định. Theo Giáo lý của Phật giáo về bản chất tối hậu của thực tại, được phân biệt thành hai khoảng thời gian đáng kể; một là khi thiền định thực sự về tánh Không, và thứ hai là giai đoạn sau buổi thiền định khi bạn tham gia tích cực vào thế giới thực, như nó đã là. Vì vậy, ở đây, hai dòng này đề cập trực tiếp đến cách mà nó liên quan với thế giới sau những thời thiền định về tánh Không của một hành giả. Đây là lý do tại sao bản kinh văn nói đến việc đánh giá bản chất huyễn ảo của hiện thực, bởi vì đây là cách mà ta nhận thức về các pháp hiện tượng khi ta phát khởi từ thiền định nhất tâm về tánh không.

Theo quan điểm của tôi, những dòng này tạo ra một điểm rất quan trọng, bởi vì đôi khi mọi ngườiý tưởng rằng những gì thực sự quan trọng là sự thiền định nhất tâm về tánh Không trong thời hành thiền. Họ ít chú ý đến cách trải nghiệm này nên được áp dụng trong giai đoạn sau thiền định. Tuy nhiên, tôi nghĩ giai đoạn sau thiền định là rất quan trọng. Toàn bộ vấn đề suy niệm về bản chất tối hậu của thực tạiđảm bảo rằng bạn không bị lừa bởi sự xuất hiệnthường có thể hay bị lừa dối. Với sự hiểu biết sâu sắc hơn về thực tại, bạn có thể vượt lên trên sự xuất hiệnliên quan đến thế giới một cách phù hợp hơn, hiệu quả hơn và thực tế hơn.

Tôi thường đưa ra ví dụ về cách chúng ta nên liên hệ với hàng xóm của mình. Hãy tưởng tượng rằng bạn đang sống trong một khu vực đặc biệt của thị trấn, nơi mà sự tương tác với hàng xóm của bạn hầu như không thể thực hiện được, do vậy, tốt hơn hết là bây giờ bạn nên tương tác với họ hơn là thờ ơ đối với họ. Để thực hiện điều đó, cách thông minh nhất tùy thuộc vào cách mà bạn hiểu được cá tính của hàng xóm của mình. Ví dụ, nếu người đàn ông sống bên cạnh là người rất tháo vát, bạn nên giao tiếp một cách thân thiện với anh ta thì sẽ được lợi cho bạn. Đồng thời, nếu bạn biết người ấy một cách sâu sắc, ông ta cũng có thể khá xảo quyệt, thì kiến thức hiểu biết đó là vô giá đối với bạn nếu bạn muốn duy trì mối quan hệ thân mật và phải thận trọng để ông ấy không lợi dụng được bạn. Tương tự như vậy, khi bạn đã hiểu sâu hơn về bản chất của thực tại, sau khi thiền định, lúc bạn thực sự tham gia với thế giới bên ngoài, bạn sẽ liên quan đến mọi người và mọi thứ một cách thích hợpthực tế hơn.

Khi bản văn đề cập đến việc xem tất cả các hiện tượng như là huyễn ảo, nó cho thấy bản chất ảo tưởng của sự vật chỉ có thể được nhận thức nếu bạn đã giải phóng chính mình ra khỏi sự bám chấp vào các pháp hiện tượng như những thực thể riêng lẻ độc lập. Một khi bạn đã thành công trong việc giải phóng chính mình ra khỏi sự dính mắc như vậy, sự nhận thức về bản chất ảo tưởng của thực tại sẽ tự động phát sinh. Bất cứ khi nào mọi thứ xuất hiện đối với bạn, mặc dù chúng dường như có một sự tồn tại độc lập hoặc khách quan, bạn cũng sẽ biết giống như kết quả của sự thiền định của bạn rằng - đây thực sự là trường hợp không phải như vậy. Bạn sẽ nhận thức được rằng mọi thứ không phải là đáng kểvững chắc như nó có vẻ. Do đó, thuật ngữ "ảo giác" đã chỉ ra sự chênh lệch giữa cách mà bạn nhận thức về sự vật và thực tế mà chúng thật sự là.

Như kết quả của sự quán tưởng này, bạn dần dần bắt đầu cảm thấy một sự đồng cảm đối với người khác và sự thấu cảm sâu sắc với nỗi khổ của họ; và tại thời điểm này, bạn có thể bắt đầu thực hành thiền định thật sự về sự “cho” và “nhận”.

Để thực hành sự thiền định về “nhận”, thường rất hữu ích nếu ta thực hiện một sự quán tưởng khác. Trước tiên, bạn tập trung sự chú ý của mình vào sự đau khổ của chúng sinh, và cố gắng phát triển và tăng cường lòng từ bi của bạn đối với họ, đến mức bạn cảm thấy đau khổ của họ gần như không thể chịu nổi. Đồng thời, tuy nhiên, bạn nhận ra rằng, bạn không có thể làm gì được nhiều để giúp đỡ họ trong một ý nghĩa thực tế. Vì vậy, để rèn luyện bản thân trở nên hiệu quả hơn, với động cơ từ bi, bạn hình dung nhận lãnh về phần mình những nỗi khổ đau của họ, những nguyên nhân của đau khổ, những suy nghĩcảm xúc tiêu cực của họ, vân vân. Bạn có thể làm điều này bằng cách tưởng tượng tất cả những đau khổtiêu cực của họ như một luồng khói đen, và bạn hình dung luồng khói đó tan biến trong bạn.

Trong bối cảnh thực hành này, bạn cũng có thể hình dung việc chia sẻ những phẩm chất tốt đẹp của mình với người khác. Bạn có thể nghĩ đến bất kỳ hành động xứng đáng nào mà bạn đã làm, bất kỳ tiềm năng tích cực nào có thể có trong bạn, và bất kỳ kiến thức tâm linh hoặc trí tuệ sâu sắc nào mà bạn có thể đạt được. Bạn gửi chúng (những điều tốt đẹp ấy) đến với những chúng sinh khác, để họ cũng có thể tận hưởng được sự lợi ích. Bạn có thể thực hành điều này bằng cách tưởng tượng những phẩm chất tốt đẹp của bạn dưới dạng ánh sáng rực rỡ hoặc một luồng ánh sáng trắng, thâm nhập vào các chúng sanh khác và được tan biến trong họ. Đây là cách thực hành việc quán tưởng về “cho” và “nhận”.

Tất nhiên, loại thiền định này sẽ không có ảnh hưởng vật chất đối với người khác vì nó là một sự quán tưởng, nhưng nó có thể giúp làm tăng mối quan tâm của bạn dành cho người khác và sự đồng cảm của bạn đối với những khổ đau của họ, đồng thời giúp làm giảm sức mạnh của sự ái trọng tự thân. Đó là những lợi ích của sự thực hành.

Đây là cách mà bạn rèn luyện tâm thức của mình để trau giồi khát vọng vị tha để giúp đỡ những chúng sinh khác. Khi điều này nảy sinh cùng với khát vọng đạt được sự toàn giác, thì bạn đã nhận ra được Bồ đề tâm, - đó chính là - ý muốn vị tha để trở nên giác ngộ trọn vẹn vì lợi ích của tất cả chúng sinh.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.