Tàm Và Quý – Con Đường Thăng Tiến Đạo Đức

02/07/20224:02 SA(Xem: 3614)
Tàm Và Quý – Con Đường Thăng Tiến Đạo Đức

1. Mối liên hệ giữa giới luật Phật giáo và Tàm – Quý

1.1 Định nghĩa Giới luật Phật giáo

Giới tiếng Pali là Sīla có nghĩa là giới hạnh, luật cấm chế, giới đức. Giới tiếng Phạn là Sila, phiên âm là Thi La có nghĩa là thanh lương, mát mẻ. Hay Giới tiếng Phạn Pàtimokha phiên âm là Ba La Đề Mộc Xoa; có nghĩa là hướng đến, còn có nghĩa là người tu cần trở về nội tâm để tìm ra con đường giải thoát. Ban đầu, đức Phật không chế giới. Ngài chỉ khuyên đệ tử: “Khéo giữ lời ở miệng/Tịnh nơi ý chí mình/Thân chớ làm việc ác/Ba nghiệp được thanh thịnh/Nếu đăng hạnh như vậy/Là Chính đạo Thế Tôn.[1] Như vậy, Giới ban đầuý nghĩa là “chỉ ác tác thiện”, nghĩa là dừng tạo tác các việc ác mà nỗ lực làm các việc lành. Giới còn là những điều răn cấm do đức Phật chế định cho hàng đệ tự xuất giatại gia dùng để ngăn ngừa tội lỗi của thân khẩu ý. Phật quy định những Giới điều cho các hàng đệ tử có khác nhau: Tỳ kheo có 250 giới, Tỳ kheo ni có 348 giới, tại gia có 5 giới… Nhưng do công năng của việc giữ giới mà người tu tập có thể tiến tới giải thoát. Vì thế, Giới còn được định nghĩa là: “1/ Phòng phi chỉ ác: Ngăn ngừa điều sai trái, chận đứng việc xấu ác. 2/ Biệt biệt giải thoát: Giữ được giới nào, giải thoát được việc đó. 3/ Xứ xứ giải thoát: Nơi nào giới luật được tuân thủ, thì nơi ấy cuộc sống được thanh thoát. 4/ Tùy thuận giải thoát: Hướng về con đường giải thoát.[2]

Luật tiếng Pali là Vinaya có nghĩa là luật, lệ luật của chùa chiền hay tạng luật của Tỳ kheo. Tiếng Phạn cũng là Vinaya phiên âm là Tỳ Nại Da có nghĩa là điều phục, chế ngự, nhiếp phục, diệt trừ điều ác… Như vậy, Luật là những nguyên tắc do Phật quy định dành cho tứ chúng áp dụng khi sống trong tập thể tăng đoàn; giúp đời sống tăng đoàn được thanh tịnh và giúp các thành viên trong ngôi già lam luôn biết thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Luật cũng dịch là Thiện Trị vì nhờ vào việc tuân thủ các quy địnhhành giả chế ngự các việc làm xấu của thân khẩu ý, đoạn trừ phiền não của tham, sân, si của mình; chế ngự các việc làm bất thiện của chúng sinh.

Từ những định nghĩa trên, có thể thấy giới luật Phật giáo là những quy địnhđức Phật chế định nhằm hướng dẫn hành giả thực hành theo; nhờ hành trì giới luậtđời sống cá nhân được thanh tịnh, đời sống tăng đoàn được hòa hợp. Giới luật là một con đường đưa đến ngăn dứt các tội lỗithân khẩu ý gây ra. Trong Luật bao hàm cả Giới, còn Giới chỉ là một bộ phận của Luật. Nhưng giữa Giới, Luật có mối liên hệ mật thiết về tính chất giúp hành giả tu tập đạt thanh tịnh nội thân, đưa đến giải thoát nên gọi chung là giới luật.[3]

1.2. Định nghĩa Tàm và Quý

Tàm tiếng Pali là Hirī, nghĩa là: hổ thẹn, sự hổ thẹn, sự nhát sợ, cái làm cho hổ hẹn, hay cũng có nghĩa là thùy mị, khiêm tốn, thẹn thùng. Quý tiếng Pali là Ottappa nghĩa là: ghê sợ tội lỗi, làm sái quấy. Tàm tiếng Phạn là Hrī, Quý tiếng Phạn là Apatrāpya; gọi chung là tàm quý (hổ thẹn). Giữa từ nguyên của Pali và Phạn có sự khác nhau về từ, nhưng nghĩa thì giống nhau. Theo Từ điển Phật Quang: (慚愧) Tàm quý cũng gọi hữu tàm hữu quý; ngược với nó là vô tàm vô quý. Tàm quý là tên của một tâm sở, là tâm biết hổ thẹn khi phạm tội lỗi. Tâm của con người có thể biến ra muôn hình vạn trạng. Tàm quý hay vô tàm quý đều là những tâm sở thiện ác từ tâm vương lưu xuất ra.

Từ điển Phật Quang Luận Câu xá giải thích về Tàm và Quý như sau: “Tàm là lòng tôn kính các công đức và người có đức, Quý là lòng sợ tội lỗi” và “Tàm là khi mình phạm tội mặc dầu không có ai biết nhưng tự cảm thấy hổ thẹn, còn Quý là khi mình tạo tội mọi người đều biết mà mình xấu hổ.” Như vậy, Tàm và Quý đều là tâm hổ thẹn; nhưng có sự khác nhau trong đối tượng mình và người nên phân làm hai. Tâm hổ thẹn này có tác dụng nuôi dưỡng nhân cách con người rất lớn. Kinh Đại Bát Niết Bàn quyển 19 thì cho rằng: “Tàm là tự mình không tạo tội, Quý là không bảo người khác tạo tội; Tàm là tự trong lòng mình cảm thấy hổ thẹn, Quý là cảm thấy hổ thẹn khi bày tỏ tội lỗi của mình với người khác; Tàm là lòng hổ thẹn đối với người, Quý là lòng hổ thẹn đối với trời.” Cách giải thích này cũng giống như ý thứ 2 trong luận Câu xá.[4]

Như vậy, Tàm có nghĩa là cảm giác hổ thẹn trước những hành vi phi đạo đức, gọi cách khác chính là lương tâm. Quý là e ngại hay dè chừng, lo sợ hậu quả của hành vi sai trái. Với một người, nếu không có tâm biết xấu hổ thì họ sẽ làm những việc sai trái, ngông cuồng, lừa người dối bạn, xem thường người khác… mà không hề mảy may suy nghĩ nên hay không nên làm. Ngược lại, người có tâm tàm quý, họ sẽ suy nghĩ những việc của mình, luôn cân nhắc, chắc lọc ý tứ từ trong suy nghĩ cho đến hành động; mỗi một việc họ làm đều phản quang soi chiếu lương tâm của mình.

1.3 Mối quan hệ giữa Tàm – Quý và Giới luật

Trong khi Tàm và Quý là tâm hổ thẹn khi phạm lỗi, thì giới luật Phật giáo chính là những điều ngăn cấm do đức Phật chế ra nhằm ngăn ngừa tội lỗi. Giữa hai phạm trù này có mối liên hệ mật thiết với nhau. Giới luật thì ngăn người phạm lỗi, còn Tàm-Quý thì hổ thẹn khi phạm lỗi. Nói như vậy thì giới luật có trước, Tàm-Quý có sau. Nhưng nếu xét theo chiều ngược lại thì Tàm-Quý có trước vì nó giúp ngăn ngừa phạm lỗi. Như một người khi đã phát nguyện cương quyết không làm điều ác, nếu gặp vấn đề nào đó có thể phát sinh tâm bất thiện thì khi nhớ lại lời phát nguyện, tâm tàm quý sẽ hiện khởi và người đó sẽ tự điều phục để khỏi phạm giới.[5]

Theo Từ điển Rộng mở tâm hồn thì tàm quý hay còn gọi là hổ thẹn. Chính là hai đức tính có thể giúp chúng ta xa lìa mọi điều xấu xa, tội lỗi. Khi ta làm một việc xấu, phải biết xấu hổ khi có người khác biết được, và tự thẹn với chính mình dù không có ai biết được. Như vậy gọi là biết hổ thẹn. Người không biết hổ thẹn thì bất cứ điều xấu xa nào cũng có thể thực hiện được. Còn người biết hổ thẹn thì trong bất cứ hoàn cảnh nào, dù có bị người khác phát giác hay không, cũng luôn tự biết điều đã làm sai của mình để vĩnh viễn trừ dứt.

Trong Luận Thành duy thức cho rằng: Tàm và Quý là một trong 11 tâm sở thiện, tuy thiện nhưng không phải tính vốn thanh tịnh, hai tâm này không giống như tâm sở tín-tính của nó vốn thanh tịnh. Tàm là “tính biết hỗ với mình, do dựa vào sức chính mình và giáo pháp đã học mà sùng trọng hiền thiện, nó có nghiệp dụng đối trị tâm không biết hỗ, và ngưng dứt ác hành.[6] Quý là “tính biết thẹn với người, dựa vào sức thế gian mà khinh khi chống cự điều bạo ác, nó có nghiệp dụng đối trị tâm, không biết thẹn, ngưng dứt ác hành.”[7] Giải thích rõ hơn thì: Tàm dựa nơi chính mình và giáo pháp mà biết tôn quý, tăng trưởng sự tôn quý đối với bản thângiáo pháp, nhờ đó tôn kính người hiền việc thiện, xấu hổ tội ác không dám làm nữa. Tâm này dùng đối trị tâm không biết hổ và ngăn dứt các việc ác. Quý “dựa nơi sự chê bai, khinh khi chống cự bạo ác của thế gian mà biết thẹn, nó có công dụng đối trị tâm không biết thẹn, ngưng dứt nghiệp ác.” Như vậy, đối với mọi việc trong thế gian, khi thiện tâm khởi lên, tùy tâm duyên cảnh thiện hoặc cảnh ác mà có sự kính trọng hoặc coi thường. Người có tâm tàm quý sẽ tương ưng với các tâm sở thiện, cũng giống như đồ uống có pha thuốc tốt. Nếu các pháp xuất phát từ tính thiện hay tương ưng với thiện thì thân khẩu ý nghiệp cũng thuộc thiện, nhờ nhân của nó dẫn dắt. Ngược lại, người không có tâm tàm quý thì các pháp sẽ tương ưng với bất thiện, nên ba nghiệp sẽ bị dẫn dắt theo ác pháp. Do đó, tuy nói là hai nhưng nó không khác một (chủ trương hổ thẹn là tướng chung), nói là một thì cũng không được vì nó có tướng riêng. Cho nên, Tàm và Quý hiện hữu khắp thiện tâm, sở duyên đồng nhau.

Như trên đã định nghĩa: Tàm là tự hổ thẹn với các pháp ác do thân, khẩu và ý đã gây tạo; còn Quý là có lòng sợ hãi đối với pháp bất thiện do thân-khẩu-ý đã gây tạo. Hay nói cách khác, cả hai đều là tâm sợ hãi tội ác, lỗi lầm, bất thiện pháp. Thật vậy, khi con người nghe từ hổ thẹn-sợ hãi liền cảm thấy sự yếu kém của bản thân. Trong khi đó, lòng sợ hãi, hổ thẹn lại rất cao đẹp và đáng trân trọng. Đức Phật đặc biệt xưng tánngợi khen người có tâm sợ hãi điều bất thiện, hay chính là sợ hãi cái ác nơi ba hành động của thân, khẩu và ý. Vì sợ hãi và ghê tởm với điều ác, hệ quả tất yếu ba nghiệp sẽ thanh tịnh. Ngược lại, ai không có lòng lo sợ và kinh tởm điều ác, thì ba nghiệp sẽ bị ác pháp nhiễm ô, dẫn đến tự gây khổ cho mình và người khác. Do đó, người có tâm sợ hãi đối với các lỗi nhỏ nhặt là đang thọ trì giới và tu tập Tứ niệm xứ, kết quả thành tựu được đạo đức“Khi tàm quý không có, này các Tỳ kheo, với người thiếu tàm quý, chế ngự các căn đi đến hủy diệt. Khi chế ngự các căn không có, với người thiếu chế ngự các căn, giới đi đến hủy diệt.”[8] Khi một người không có Giới thì chính định không có. Khi chính định không có thì chính tri kiến cũng chẳng có. Theo tiến trình như thế, thì không có tàm quý dần dần đưa con người càng rời xa con đường đi đến giải thoát. Người không có tàm quý giống như một cây không có cành và lá, các mầm non của cây ấy không thể phát triển; cho đến vỏ trong, giác cây, lõi cây cũng không đi đến thành mãn. Ngược lại, khi chính niệm, tỉnh giác có mặt, tàm quý đi đến đầy đủ. Khi tàm quý có mặt, các căn được chế ngự. Từ đây, đưa đến thành tựu giới định tuệ. Khi có tuệ dẫn dắt thời nhàm chán, ly tham có mặt. Người có đầy đủ nhàm chán, ly tham sẽ đưa đến giải thoát tri kiến.[9]

Đức Phật dạy rằng con người kiềm chế được những hành vi bất thiện bởi vì trong tâm họ tồn tại sự dè chừng trước hậu quả xấu. Những việc do nhờ tâm tàm quý hay không nhờ tâm tàm quý dẫn dắt diễn ra thường xuyên trong cuộc sống và có rất nhiều. Đơn cử như, nếu một người muốn giữ giới không nói dối. Khi họ khởi tâm nói dối, nhờ tác động mạnh mẽ của tàm quý mà họ thức tỉnh mình không nên tạo tội. Nếu không nhờ tàm quý thì người ấy sẽ tạo ra ác nghiệp, bất chấp tất cả nghiệp báo nhân quả, luân thường đạo lý, đạo đức cá nhân hay đạo đức xã hội… Cũng vậy, một con người khi không có tâm tàm quý, họ sẽ giống như một người điên. Họ không sợ người khác chê cười. Họ có thể không mặc quần áo khi ra đường hay làm việc bất tịnh như các loài vật mà không sợ hãi, không xấu hổ (ngoại trừ những người mất đi lý trí). Cho nên, tâm sợ hãi khi làm điều xấu sẽ giúp cho người đó gìn giữ phạm hạnh một cách trọn vẹn. Ở đây, cần phân biệt sợ hãi tội lỗisợ hãi theo kiểu thế gian như sợ hoang vắng, sợ côn trùng, sợ lạnh lẽo… không có tác dụng gìn giữ phạm hạnh như sợ hãi tội lỗi của Phật giáo.

Tóm lại, những giới điều của Phật giáo không phải chỉ dành riêng cho hàng xuất giatại gia tu theo Phật mà còn cho tất cả mọi người. Năm giới căn bản của Phật giáo (không sát sinh, không lấy của không cho, không tà hạnh trong các dục, không nói láo và không đắm say rượu men, rượu nấu) cũng chính là đạo đức Phật giáo vì giới có tác dụng ngăn tất cả pháp ác. Thực hành năm giới này sẽ đem lại đời sống hạnh phúc cho cá nhân và toàn xã hội. Năm giới mang lại một nếp sống trong sạch, lành mạnh, hướng đến đời sống thoát khổ đạt an lạc. Đức Phật đã dạy: bất cứ ai thành tựu năm giới này sẽ không rơi vào: sợ hãi, địa ngục.[10] Do đó, mỗi người phải nên biết con đường mà mình hướng tới. Để có đời sống thiện lành, hạnh phúc; ngoài việc phải thực hành giới luật thì mỗi người còn phải biết giữ gìn và phát huy nó. Con đường đó theo Phật giáo chính là lòng sợ hãi đối với cái ác, với điều bất thiệncá nhân đã gây tạo được gọi là tàm quý.

2. Tàm và Quý – Con đường thăng tiến đạo đức

Thế gianluật pháp, Phật giáo có giới điều. Mục đích của cả hai nhằm tạo ra những chuẩn mực nhất định cho đạo đức cá nhânxã hội. Nhưng luật pháp thế gian nghiêng về chế tài, áp dụng cho số đông nhằm đảm bảo trật tự xã hội, ổn định các hoạt động của đời sống cộng đồng. Với lòng từ bi, yêu thương chúng sinh như con đỏ, đức Phật đã chế định Giới luật nhằm giúp cho chúng sinh được dứt khổ, an vui. Mọi người ai cũng đều muốn được an vui hạnh phúc. Hạnh phúc của con người không dựa vào tài sản, địa vị, danh lợi… mà dựa trên đời sống nội tâm có được vui vẻ, an lạc hay không. Thực hành giới luật chính là con đường đạo đức của mỗi người. Một người có đạo đức thì đời sống của họ sẽ luôn hướng về nẻo thiện. Giới luật Phật giáo là chìa khóa để mở hướng đi chung cho tất cả mọi người trên con đường tu nhân, rèn luyện bản thân trở nên tốt đẹp hơn cũng là nền móng xây dựng một cá nhân toàn thiện, một xã hội an bình hạnh phúc. Do đó, mọi người cần phải xây dựng đời sống cá nhânđời sống tập thể theo những tiêu chuẩn đạo đức phù hợp với những tiêu chuẩn chung của xã hội.

Tàm quý là hai đặc tính cơ bản và đẹp nhất của con người, là con đường thăng tiến đạo đức cá nhân tốt nhất, cũng chính là hai nền tảng căn bản của giới luật. Một ngày không có tàm quý bảo vệ, con người sẽ bị ác tâmdục vọng chiếm ngự. Phần con lấn át, cái con bản năng giết chết cái nhân phẩm cao quý của con người. Thực vậy, sợ hãihổ thẹn là hai tâm sở thiện, chất liệu để nuôi lớn dũng khí làm người. Cái đẹp của hai tâm này như vòng nguyệt quế, không chỉ để trang sức mà còn thể hiện phẩm tính tối cao của con người. Tất cả những cái ác tồn tại trong thế gian đều bắt nguồn từ sự tham sân si. Thuốc đặc trị những thói xấu này, không gì khác là sự sợ hãihổ thẹn.

Hổ thẹnsợ hãi là gốc của đạo đức. Căn bản của con người chính là đạo lý làm người, hay chính là con người có tâm sợ hãihổ thẹn. Đây chính là hai nhân tố chính đưa đến sự tồn tại hay suy vong của một người. Người học đạo phải luôn nhớ và nuôi dưỡng hai thiện tâm này. Khi hai hạt giống này đã được gieo và nảy mần vững chãi trên mảnh đất tâm thì đạo tâm làm người càng thêm kiên cố. Xưa nay, con người điên đảo chạy theo dục lạc thế gian, làm bất cứ việc xấu ác nào do bởi thiếu hai yếu tố căn bản này. Phật dạy, khi sợ hãihổ thẹn có mặt thì các căn được chế ngự và phòng hộ. Nhờ thủ hộ năm căn mà giới đức được trọn vẹn. Theo đó, chính định, chính tri kiến có mặt đưa đến nhàm chán, ly tham có mặt. Người đầy đủ nhàm chán, ly tham đưa đến giải thoát tri kiến. Như vậy, con đường của sự tu tập là quá trình rèn luyện, phát triển năng lực bản thân tiến đến viên tròn giới định tuệ. Để tiến xa trên con đường tu tập, nền tảng đầu tiên phải xây trên tâm hổ thẹnsợ hãi vậy. Giống như cành lá, vỏ cây che chở cho lõi cây được dùng để so sánh với sự quý báu của phòng hộ từ sự hổ thẹnsợ hãi đến sự an lạc của tâm thức mỗi cá nhân.[11]

Tàm và Quý là pháp thứ hai và thứ ba trong năm sức mạnh (tín lực, tàm lực, quý lực, tinh tấn lực, tuệ lực) của bậc Hữu học.[12] Khi một người có tàm lực và quý lực là có lòng hổ thẹnsợ hãiđối với thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ áchổ thẹnsợ hãiđối với các pháp ác, bất thiện được thực hiện.[13] Cũng vậy, ở kinh Thành Dụ, thiện pháp thứ hai và thứ ba của một thánh đệ tử là luôn sống biết tàm, biết quý, “điều đáng xấu thẹn biết xấu thẹn, xấu thẹn pháp ác bất thiện, phiền não cấu uế là thứ khiến thọ các ác báo, tạo gốc sinh tử.”[14] Người nào không có tàm quý cũng coi như đã vứt bỏ. Đức Phật dụ người không có tàm quý giống như chậu chứa nước dơ, sau khi đổ đi còn lại một ít, đổ hết nước dơ, lật úp chậu lại, lật ngược trở lại thì cái chậu ấy vẫn không dùng được.[15] Khi ý nghiệp mang tính bất thiện hay hành động mà ta đã làm sẽ đưa đưa đến tự hại mình và hại người hay đưa đến hại cả hai; thì đó là một ý nghiệp hay hành động bất thiện đưa đến đau khổ và phải nhận quả báo đau khổ. Do vậy, đức Phật đã dạy: “cần phải lo âu, cần phải tàm quý, cần phải nhàm chán. Sau khi lo âu, tàm quý, nhàm chán, cần phải phòng hộ trong tương lai.”[16] Đây là một trong những cách tu mà đức Phật rất chú trọng. Không những lo âu, hổ thẹnnhàm chán bất thiện pháp trong hiện tạicần phải phòng hộ nó trong tương lai. Có như vậy mới không bị quả báo đau khổ, tiến đến giải thoát. Do đó, hổ thẹnsợ hãi là hai trong năm yếu tố chính yếu để kiến tạo hạnh phúc, bởi khi thành tựu năm lực, hành giảngay trong hiện tại sống an lạc, không có tổn não, không có ưu não, không có nhiệt não; sau khi thân hoại mạng chung, được chờ đợi là cõi lành. [17] Đi sâu vào chi tiết hơn, chính hổ thẹnsợ hãi là áo giáp và khiên đỡ bảo vệ thân trước đao kiếm, giống như lương trisợ hãi bảo vệ ba nghiệp trước não phiền. Vậy nên, Phật dạy tàm quý có khả năng bảo vệ giới thân huệ mạng – bằng việc phát triển ái và kính, niềm tin chính chân, chính tư duy, chính niệmchính trí, thủ hộ các căn, thủ hộ giới, không hối hận, hân hoan, hỷ, an chỉ, lạc, định, tri kiến như thật, yếm ly, vô dục, giải thoát. Cũng như thế, vỏ cây bảo vệ thân, lõi, nhánh, cành, hoa, lá; chắc chắn tất cả được bảo vệ.

Đặc biệt, Tàm và Quý được đức Phật xem như hai pháp trắng là trụ cột che chở cho thế giới. Nếu không có hai pháp trắng này che chở, không thể phân biệt được các mối quan hệ trong gia đình và ngoài xã hội; và thế giới sẽ đi đến hỗn loạn.[18] Trong Tăng nhất A Hàm thì Tàm và Quý là hai diệu pháp ủng hộ thế gian. “Do thế gian có hai pháp này ủng hộ, nên thế gian ắt phân biệt có cha, có mẹ, anh em, vợ con, tôn trưởng, lớn nhỏ, cũng không đồng với lục súc.[19] Lời Phật dạy trong hai bản kinh này thật sâu sắc. Thông qua đó, chúng ta biết rằng tàm quý chính là nền tảng của đạo đức, là lẽ sống hiểu biếttôn trọng các giá trị thiêng liêng của sự sống. Tàm quý được xem là pháp che chở cho thế giới, có nghĩa là nhờ có tàm quýcuộc đời được yên ổn, không rối loạn. Nó khiến cho đời sống gia đìnhxã hội vận hànhtrật tự, có đạo đức, có sự phân biệt đúng sai trong các mối quan hệ, tránh được sự xâm phạm đạo đức giống như đời sống của loài súc sinh không thể phân biệt được thiện-ác, đúng-sai… Vì tàm quýtâm thức chống lại cái xấu ác, phi đạo đức; hướng dẫn thân khẩu ý đến thiện pháp nên người không mong cầu hoàn thiện chính mình, không sợ tội lỗi thì họ sẽ sống như loài vật. Con người khác loài vật ở chỗ biết tàm quý, nên hành động và suy nghĩ của con người khác xa loài vật. Loài súc sinh không có được tâm này nên mới xảy ra sự hỗn loạn trong kiếp sống của nó. Con chó, con bò có thể ăn cỏ uống nước, giao phối bất cứ nơi nào; nhưng con người không thể làm vậy. Nếu ai hành xử như chó mèo thì là những kẻ bệnh hoạn, bị xã hội ruồng bỏ. Thật may, trong lương tri của loài người, dù ít hay nhiều đều có tâm tàm quý. Những kẻ phạm tội vô số nhưng rồi họ vẫn cảm thấy sợ hãi khi đối diện chính mình. Đó chính là lúc lương tri con người khởi dậy. Họ sợ cho những gì họ đã làm. Có những tử tù, đến phút cuối cuộc đời, họ mong muốn làm điều gì đó để chuộc lại những lỗi lầm mà họ đã gây ra.

Qua những lời dạy trên, chúng ta thấy đức Phật đã dùng ví dụ thật đắc khi so sánh giữa tàm quývô tàm quý giống như đời sống giữa con ngườilục súc. Đức Phật so sánh như vậy nhằm đánh thức tầm quan trọng của tàm quý đối với việc phòng hộ tâm ý trong nhận thức nơi hàng đệ tử. Qua lời dạy này, chúng ta có thể khẳng định rằng: muốn phát triển đạo đức thì phải phát triển tâm tàm quý trong chính mỗi con người.[20] Đừng để đời sống của loài người phải mất đi những giá trị vốn có của đạo đức, của văn hóa.

Đối với hạnh Sa môn, đức Phật dạy tàm quý là các pháp tác thành Sa môn và Ngài khuyên hàng đệ tử phải tu tập thường xuyên hai tâm này. “Này các Tỳ kheo, Ta khuyến cáo các ông. Này các Tỳ kheo, Ta tuyên bố cho các ông: Khi các ông hướng đến mục đích Sa môn hạnh, chớ có từ bỏ mục đích này, khi đang còn công việc đáng phải làm hơn nữa.”[21] Như vậy, chúng ta thấy đức Phật rất xem trọng hai tâm này. Nếu ai đó muốn hướng đến đời sống của một vị xuất sĩ cần phải luôn luôn hoàn thiệnnỗ lực tu tập tàm quý. Chỉ khi nào đạt đến thành mãn thì mới được coi là thành tựu hạnh sa môn.

Tóm lại, trong giới luật Phật giáo, tàm quý là giềng mối hay gốc rễ của đạo đức, là sức mạnh để đối trị với các pháp bất thiện, là hàng rào đầu tiên giúp người gìn giữ giới luật, cũng là phương pháp phát triển đạo đức cá nhânxã hội, góp phần mang lại bình yên hạnh phúc cho muôn loài. Thêm vào đó, Kinh số 495 trong Tập A Hàm (雜阿含經) giải thích, từ không lương tri hổ thẹnsợ hãi, con người không tội ác nào không dám làm. Đầu tiên là phá hoại mọi điều đạo đức, phạm tất cả mọi giới điều, thực hiện mọi hành vi bất thiện, không mảy may nhớ nghĩ đến điều thiện. Do mất đi giới đức nên tâm phóng dật, không còn an trú với tâm hỷ lạc, mất tất cả công đức nên không có giải thoát Niết bàn. Bởi theo Tăng Chi Bộ Kinh, hai pháp này là hai yếu tố trong bảy pháp giúp không thối đọa và đến gần Niết bàn.[22] Vì vậy, hổ thẹnsợ hãi là hạt nhân chính yếu của giữ giới và sống với cái thiện; viên gạch đầu tiên giúp giữ gìn trọn vẹn giới và hoàn thiện nhân cách đạo đức. Khi đạo đức viên dung, đây là hiện thân cao quý nhất của tuệ giácđịnh lực. Người không có tâm hổ thẹnsợ hãi thì không có giới, giống như cây mục, tất cả thân cành lá tự suy vong. Vậy nên, người biết hổ thẹnsợ hãi chính là đang giữ giới; cũng chính là tự sống với định và tuệ, cũng là trải nghiệm giải thoát vậy.

Còn nữa…

Thích Nữ Minh Đạt – Học viên Thạc sĩ Khóa III Học viện PGVN tại Tp.HCM

Tạp chí Nghiên cứu Phật học Số tháng 7/2021

———————-

Chú thích:

[1] Thích Thiện Chơn dịch, Luật Tỳ kheo ni giới bổn, Hà Nội: Tôn Giáo, 2015, tr. 69.

[2] Thích Phước Sơn, Một số vấn đề Giới luật, Tp.Hồ Chí Minh: Phương Đông, 2010, tr. 11.

[3] Thích Phước Sơn, tr. 12.

[4] Theo Từ điển Phật Quang.

[5] “Luận Câu Xá”, https://www.niemphat.vn/downloads/dai-tang-kinh/luan-nam-tong/luan-cau-xa-dao-sinh-dich.pdf, tr. 405.

[6] Thích Thiện Siêu, Luận Thành duy thức, TP. Hồ Chí Minh: Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam, 1996, tr. 251.

[7] Thích Thiện Siêu, tr. 251.

[8] Thích Minh Châu dịch, Kinh Tăng chi bộ 3, Chương Đại phẩm, Hà Nội: Tôn Giáo, 2005, tr. 417.

[9] Thích Minh ChâuKinh Tăng chi bộ 2, IX. Phẩm Niệm, Hà Nội: Tôn Giáo, 2015, tr.426.

[10] Thích Minh Châu dịch, Kinh Tăng chi bộ 2, Chương Năm pháp, Phẩm Nam cư sĩ, TP. Hồ Chí Minh: Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam, 1996, tr. 638.

[11] Thích Minh Châu dịch, Kinh Tăng chi bộ 3, Chương Bảy pháp, Đại phẩm, Hà Nội: Tôn Giáo, 2005, tr. 418.

[12]雜阿含經卷24: “當修四念處…於細微罪生大怖畏,受持學戒,…如是學戒成就,修四念處” ( T02, no. 99, p. 176b21-26)

[13] Thích Minh Châu dịch, Kinh Tăng chi bộ 2, TP. Hồ Chí Minh: Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam, 1996, tr. 306.

[14] Tuệ Sỹ dịch, Kinh Trung A-Hàm 1, Kinh Thành dụ, Hà Nội: Tôn Giáo, 2008, tr.31.

[15] Thích Minh Châu dịch, Kinh Trung Bộ 1, Kinh giáo giới La-hầu-la ở rừng Am-bà-la, Hà Nội: Tôn Giáo, 2012, tr. 507- 508.

[16] Thích Minh Châu dịch, Kinh giáo giới La-hầu-la ở rừng Am-bà-la, tr. 512.

[17] Thích Minh Châu dịch, Kinh Tăng Chi Bộ 1, Hà Nội: Tôn Giáo, 2015, tr.608.

[18] Thích Minh Châu dịch, Kinh Tăng Chi Bộ 1, tr.101.

[19] Thích Thanh Từ dịch, Kinh Tăng Nhất A-Hàm 1, Phẩm Tàm Quý, Hà Nội: Tôn Giáo, 2005, tr. 259.

[20] Thích Tâm Minh-Thích Tâm Chơn, Pháp vị nuôi dưỡng tâm thức an lạc, Hà Nội: Hồng Đức, 2013, tr.302.

[21] Thích Minh Châu dịch, Kinh Trung Bộ 1, Đại Kinh xóm ngựa, Hà Nội: Tôn Giáo, 2012, tr.335.

[22] Thích Minh Châu dịch, Kinh Tăng chi bộ 3, Chương Bảy pháp, Phẩm Chư thiên, Hà Nội: Tôn Giáo, 2005, tr.320.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.