Mình Yêu Ai Nhất?

10/07/20226:10 SA(Xem: 5115)
Mình Yêu Ai Nhất?
MÌNH YÊU AI NHẤT?
Nguyên Ngọc Hoàng Thị Quỳnh Hoa

iloveme1Mình yêu mình nhất!

Câu trả lời này có đáng được lãnh giải trên Chương Trình Đố Vui Để Học không? Nhiều người nhiều ý. Chưa hẳn giải đáp này là đáp số đúng!

 

Từ hồi Phật còn tại thế, vua Ba Tư Nặc đã từng hỏi hoàng hậu, hay còn được biết là Mạt Lợi Phu Nhân: "Trên đời này, ái khanh yêu ai nhất?"

Xin ghi lại đây cuộc đối thoại thú vị giữa vua và hoàng hậu.

Phu nhân Mạt Lợi đáp:

- Dĩ nhiên, người thiếp yêu nhất chính là bệ hạ.

Vua Ba Tư Nặc nói:

- Trẫm cũng đoán rằng khanh sẽ nói như thế.

Phu nhân Mạt Lợi mỉm cười:

- Tâu bệ hạ, nếu thánh thượng cho phép, thần thiếp sẽ nói khác đi một tí, nhưng xác thực hơn.

Vua Tư Nặc bảo:

- Khanh cứ nói.

Phu nhân Mạt Lợi thưa:

- Tâu bệ hạ người mà thần thiếp yêu quý nhất, chính là thần thiếp.

Vua Ba Tư Nặc ngạc nhiên:

- Sao? Mình lại yêu mình? Trẫm không hiểu khanh muốn nói gì?

Phu nhân Mạc Lợi thưa:

- Tâu bệ hạ, vì có ái trọng tự ngã mình, nên thần thiếp mới yêu thương bệ hạ, vì bệ hạ là người đem lại hạnh phúc cho cái tự ngã này.

Vua Ba Tư Nặc nói:

- Trẫm biết điều đó, nhưng vẫn chưa hiểu rõ ý khanh.

Phu nhân Mạt Lợi dè dặt:

- Tâu bệ hạ, thần thiếp mạn phép nêu ra một câu hỏi. Trên đời này bệ hạ yêu thương ai nhất?

Vua Ba Tư Nặc cười:

- Ái khanh chứ còn ai!

Phu nhân Mạt Lợi hỏi tiếp:

- Giả sử thần thiếp yêu thương một người đàn ông khác thì bệ hạ sẽ làm gì?

Vua Ba Tư Nặc lúng túng:

- Trẫm sẽ... Trẫm sẽ...

Phu nhân Mạt Lợi tiếp lời:

- Bệ hạ sẽ nổi trận lôi đình, chém đầu thần thiếp ngay lập tức phải không?

Vua Ba Tư Nặc giả lả:

- Khanh hỏi rắc rối quá! Rắc rối thật!

Phu nhân Mạt Lợi hỏi:

- Tâu bệ hạ, có đúng thế không ạ?

Vua Ba Tư Nặc ú ớ:

- À à...

Phu nhân Mạt Lợi hỏi dồn:

- Đúng, phải không bệ hạ?

Vua Ba Tư Nặc nín lặng giây lâu rồi nói:

- Có lẽ khanh nói đúng.

Phu nhân Mạt Lợi mỉm cười:

- Thế là bệ hạ đã đáp câu hỏi của thần thiếp rồi!

Yêu người ta nhất đời mà người ta yêu kẻ khác thì chặt đầu. Như vậy có yêu nhất đời chưa? Nếu yêu nhất đời thật, thì dù người ta có yêu ai khác, mình cũng vẫn yêu họ. Thế mà người ta không thương mình thì mình chặt đầu, vậy thương đó là vì ai? Thương đó là vì mình! Mình chỉ thương mình thôi! Tất cả mọi đối tượng mà mình thương mến đều vì mình mà mình thương, thương qua tự ngã đó vậy. (Lời Thầy Thanh Từ với tăng chúng.)

Hôm sau vua Ba Tư Nặc xa giá đến tịnh xá Kỳ Viên thăm Phật, và trình bày câu chuyện đối đáp đáp giữa vua và hoàng hậu. Phật xác nhận ý kiến của phu nhân Mạt Lợi qua bài kệ như sau:

Tâm ta đi cùng khắp
Tất cả mọi phương trời
Cũng không tìm thấy được
Ai thân hơn tự ngã
Đi tìm khắp phương trời
Cũng không tìm đâu thấy
Ai thân hơn tự ngã
Vậy ai yêu tự ngã
Chớ hại tự ngã người.
(Câu chuyện xuất xứ từ kinh A Hàm, trích từ bài pháp của thầy Thanh Từ Trúc Lâm dạy chư tăng ni thiền viện Thường Chiếu ngày Rằm, tháng Tám, năm Canh Ngọ 1990).

Khái niệm mình thương mình nhất, hay tất cả những hành động, cư xử của mình đối với mọi sự mọi vật trên đời đều do sự vận hành của ái trọng tự ngã, nghĩa là mình cư xử theo tâm vị kỷ, sau khi cân nhắc đắn đo xem cách cư xử ấy có lợi cho mình không!

Mới nghe chắc nhiều người phản đối vì họ nghĩ họ có tâm vị tha, thích giúp đỡ người khác, và đưa ra nhiều bằng chứng cho thấy trên đời có rất nhiều người quên mình phục vụ tha nhân như Mẹ Teresa, những nữ tu tận tụy suốt cuộc đời săn sóc người cùi, săn sóc trẻ mồ côi... Nhưng trong thâm tâm sâu thẳm của họ có thật họ thương người khác đủ để hy sinh cả đời mình không? Mời quý vị nghe câu trả lời của ông La Rochefoucauld, một triết gia quý tộc người Pháp thế kỷ thứ 17, người sinh sau Đức Phật hơn 2000 năm.

La Rochefoucauld (1613-1680) cũng quan niệm con người thương yêu mình nhất và lúc nào cũng nghĩ cách cư xử có lợi cho mình thì mới làm. Những nhà phê bình thời đó cho rằng ông rất thành thật với chính mình. Ông quan sát mọi người chung quanh trong nhiều tình huống và đưa ra những kết luận khách quan, những “sự thật đau lòng”. Ông vạch ra giá trị đáng nghi ngờ của các đức hạnh con người (les vertues – the vertues) như tình yêu, tình bạn, lòng bác ái... Ông kết luận: “Chúng ta có lẽ sẽ nhiều phen xấu hổ về những hành động đẹp nhất của mình nếu thiên hạ biết được những động lực nào đã khiến chúng ta hành động như vậy.” (Nous aurions honte de nos plus belles actions si le monde voyait tous les motifs qui les produisent.)

Triết lý của ông bi quan yếm thế, không tin cái tốt của con người. Ông cho rằng tính ích kỷlợi ích cá nhân là động cơ đằng sau tất cả hành động của con người. Ông đưa ra trường hợp người phụ nữ đứng đắn có thể chỉ vì họ muốn giữ danh giá để tránh sự cười chê, sự phê bình phiền toái của thiên hạ, hay người từ chối lời khen chẳng qua chỉ muốn được khen lần nữa! Xét cho cùng, ngay cả tình mẹ thương con bao la như biển Thái Bình cũng chưa hẵn là tình yêu vô vị lợi! Mẹ thương con nhường chỗ ráo con nằm, chỗ ướt mẹ lăn. Hỏi thử xem có bà mẹ nào dành nằm chỗ ráo để con nằm chỗ ướt không, có mẹ nào chịu được cảnh thấy con mình “khổ” mà làm ngơ, không có phản ứng gì? Và phản ứng của bà thể hiện lòng ái trọng tự ngã, bà không thể chịu đựng được cảnh con mình chịu khổ nên phải hành động, hành động là để cho lòng mình vơi khổ, là vì mình thương mình, thương con qua tự ngã của mình! Mẹ thấy con người khác khổ mẹ cũng có chút thương hại nhưng không làm gì, không nhường chỗ ráo cho con hàng xóm! Mẹ thương con như trời biển nhưng là con mình, con hư mẹ càng thương, chứ con riêng của chồng mẹ cũng không quan tâm. Nhiều bà mẹ ghẻ còn ghét con chồng, đày đọa con chồng vì ghen với người đàn bà mà chồng mình đã từng thương yêu dù người ấy đã khuất!

Tôi vẫn còn nhớ bài thơ ngụ ngôn được học từ thưở nhỏ, một trong 24 bài Nhị Thập Tứ Hiếu, nói về lòng hiếu của người xưa bên Tàu! Bài này cũng có bàn tới cách cư xử của mẹ ghẻ với con chồng khi kể chuyện thầy Mẫn Tử:

Thầy Mẫn Tư rất đường hiếu để,
Xót nhà huyên quạnh quẽ đã lâu.
Sớm khuya tối viếng trưa hầu,
Chẳng may gặp phải mẹ sau nồng nàn.
Trời đương tiếc đông hàn lạnh lẽo,
Hai em thời áo kép mền bông.
Chẳng thương chút phận long đong,
Hoa lau nỡ để lạnh lùng một thân.
Khi cha dạo theo chân xe đẩy,
Rét căm căm nên sẩy rơi tay.
Cha nhìn ngẫm nghĩ mới hay,
Nghiến răng rắp cắt đứt giây xướng tùy.
Sa nước mắt chân quỳ miệng gởi,
Lạy cha xin xét lại nguồn cơn,
Mẹ còn chịu một thân đơn,
Mẹ đi luống những cơ hàn cả ba.
Cha nghe nói cũng sa giọt tủi,
Mẹ nghe rồi cũng đổi lòng xưa.
Cho hay hiếu cảm nên từ,
Thấm lâu như đá, cũng từ lọ ai.

Tôi cũng còn nhớ đọc đâu đó câu chuyện của một đứa trẻ mồ côi mẹ được thương yêu như con ruột. Bà mẹ ghẻ này là một ngoại lệ vì “Mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời mẹ ghẻ có thương con chồng.” Nhưng đứa bé được thương yêu ngang với đứa em khác mẹ này lại có tâm ích kỷ, muốn dành tình thương yêu cho riêng một mình mình nên đã khấn vái lớn tiếng trước bàn thờ ông bà cầu xin cho đứa em đó chết đi! Bà mẹ ghẻ tình cờ nghe được, trong lòng sợ hãi, ngao ngán!

Có được mấy người làm từ thiện vì thật lòng thương người hay chỉ muốn khoe của, mua danh! Trường hợp người làm từ thiệnlòng từ thật, nhưng họ dấn thân cứu khổ thì cũng chỉ vì họ không chịu được thấy khổ mà không cứu khi họ có phương tiện. Họ muốn làm việc thiện để thỏa mãn lòng từ của họ! Đó cũng là một biểu hiện của ái trọng tự ngã! Nhiều người thích khuyến khích người khác làm việc thiện mà của của mình thì khư khư giữ chặt là hạng “của người Bồ tát, của mình buộc lạt.”

La Rochefoucauld nhìn con người đầy tội lỗi, không tin cái tốt của con người. Ông không tin “Nhân chi sơ, tính bổn thiện” của Khổng Tử, Mạnh Tử. Triết lý sống của ông gần với triết lý của Tuân Tử tin con người sinh ra tính bổn ác! Ông cho rằng trên đời không có người nào tử tế cả, kể cả vợ chồng. Có lẽ ông chứng kiến quá nhiều cuộc tình vụng trộm, quá nhiều cảnh vợ chồng phản bội nhau trong giới quý tộc quanh ông nên ông nhận định, trong Tập Cách Ngôn (Maximes, xuất bản năm 1665 gồm 500 câu): “Hôn nhân là cuộc chiến duy nhất mà người ta ngủ với kẻ thù.” (Le marriage est la seule guerre dans laquelle vous couchez avec l'ennemi). Ông cũng không tin tưởng lắm về tình bạn: “Khi những người bạn thân nhất của ta gặp hoạn nạn, ta cũng thường cố tìm xem có chút gì đó không hẳn là không thú vị đối với ta.” (Dans l'adversité de nos meilleurs amis, nous trouvons toujours quelque chose qui ne nous deplait pas.) Và ông kết luận con người bẩm sinh ích kỷ, không thương tưởng ai hết, chỉ thương một mình mình thôi, giống như ái trọng tự ngã của nhà Phật!

Các cụ xưa hiểu rất rõ tâm lý mình thương mình nhất nên đã có những bài luân lý dạy trẻ con phải biết thương người khác như thương mình. Bài thơ ngụ ngôn học thuộc lòng từ bậc tiểu học còn rõ ràng trong trí nhớ của tôi:

Thương người như thể thương thân.
Thấy người hoạn nạn thì thương,
Thấy người tàn tật lại càng trông nom,
Thấy người già yếu ốm mòn,
Thuốc thang cứu giúp, cháo cơm đỡ đần.
Trời nào phụ kẻ có nhân,
Người mà có phúc, muôn phần vinh hoa!

cõi giới Ta Bà này, có ai thương người hơn thương mình không? Có ai thương người khác mà không qua tự ngã không? Xét cho cùng thì ông La Rochefoucauld cũng không quá đáng lắm khi ông cho rằng con người vốn có tính ích kỷ, và lợi ích cá nhân là động cơ đưa đẩy tới mọi hành động, tốt cũng như xấu. Và như vậy dường như ông đồng ý với triết lý 'tính bổn ác' của Tuân Tử.

Theo Đức Phật thì khi sinh ra, con người không ác, không thiện mà chỉ mang theo mình chủng tử của những nghiệp lành, nghiệp dữ tích tụ nhiều đời. Ái trọng tự ngã là bẩm sinh. Và vì vậy, Phật dạy nên nuôi dưỡng lòng từ để dần dần ái trọng tự ngã được thay thế bởi tứ vô lượng tâm (từ bi hỷ xã), không những thương người đồng loại mà còn thương tưởng đến loài vật, tôn trọng sự sống của cỏ cây.

Nguyên Ngọc Hoàng Thị Quỳnh Hoa

Westminster, May 2022.





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :