Luận về triết lý “buông” trong nhà Phật

03/11/20225:00 SA(Xem: 3099)
Luận về triết lý “buông” trong nhà Phật
LUẬN VỀ TRIẾT LÝ “BUÔNG”
TRONG NHÀ PHẬT 

PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng


ton tuong duc phatDẪN NHẬP

Buông là một triết lý nhân sinh của nhà Phật. Triết lý đề cao năng lựctrí tuệ cá nhân trên con đường vạn dặm dứt bỏ luân hồi nghiệp báo “trở thành Thánh Nhân (ariya savaka)”. Buông là một thái độ của chủ thể trong ứng xử với ba ngọn lửa tham, sân, si. Đó cũng là cách ứng xử của Phật tử về vô minhái dục. Mỗi buông chỉ là một gián đoạn trong tiếp diễn bất tận của vô thường. “Đức Phật nói rằng khi ta giải thoát khỏi dục vọng, ràng buộc, khỏi bản ngã thì ta giải thoát khỏi xung khắc đau khổ ….Lúc đó, có trạng thái nhìn thấy chân lý, sự thực hành của chân lý, nghĩa là thấy sự vật đúng là nó” [1]. Buông làm cho cái tôi là cái tôi chính danh và đạt tới tự do trong vô ngã. Đó là một phần của giáo lý, là con đường để đi đến giải thoát [2]. Buông là cách thức đối diện với vô thường từ nhãn tuệ quang minh và sự ứng xử nhân sinh. Vì vậy, buông không dừng lại ở trực quan. Buông là buông của ý chí, là của cảm nhận bằng trực giác (intuition) [3] và ngộ (understand).

LÀM CHỦ TUỆ MỚI BIẾT BUÔNG

Nguyên nhân con người sa chân vào bể khổ là do con người dừng lại ở nhận thức trực quan, lấy cái thân vô ngã của mình làm chuẩn cứ trong tương tác với các hiện tượng nhân sinhthế giới. Vì thế đã xuất hiện những kết luận thiếu tuệ. Trong khi đó theo Đức Phật, Tuệ là ngọn hải đăng dẫn đường soi lối. Đó sức mạnh nội sinh của cá nhân: “Người có trí tuệ tự tại sáng suốt, tránh khỏi hầm hố tội lỗi; trí tuệ chân thật là chiếc thuyền kiên cố, đưa chúng sinh khỏi biển khổ sông mê, là liều thuốc chữa được muôn ngàn bệnh tật, là chiếc búa sắt đập tan rừng phiền não, là lưỡi dao bén cắt đứt lưới vô minh” [4]. Bởi thế Tuệ là phương cách để con người biết buông lục căn, lục trần và thức. Nghĩa là vượt qua chi chít lưới giăng trực quan để thoát khỏi cõi mê.

Vô minhái dục là những ma lực đẩy con người ta vào bể khổ và luân hồi nghiệp báo. Chúng vừa là nguyên nhân và kết quả khi đối diện với vô thường. Nói cách khác, Vô minhái dục là kết quả của nhìn ngắm vô thường bằng con mắt chủ quan. Đó chính là gót chân Achilles của chủ thể nhận thức. Thấy rừng xanh tươi, trường tồn mà quên lửng rừng được liên kết từ những cây hiện thân theo vòng đua sinh, trụ, dị diệt và biến đổi, biến đổi trong từng Ksana.

Vô minhái dục chỉ là dòng chảy trên mặt của con sông, còn nước chảy ở bề mặt sâu của dòng chảy mới làm nên tên của con sông. Nếu không nhận ra điều này thì không thể buông. Michael Jordan đã đứng trên lập trường này mà để lý giải về ánh sáng của tuệ ở Bát chánh đạo: “Chánh kiến và chánh tư duy được gom thành tuệ (prajna). Tuệ liên quan đến tri kiến về bản chất của tồn tại,về nhân sinh quan và việc định hướng cho hành động trong thế gian, vượt lên trên những triền phược hệ luỵ của thân phận con người bằng tri kiến đó. Tuệ làm cho chân tâm sáng tỏ, tuệ đại vô lậu được hiển hiện, phân biệt được tự tướng  của vạn pháp, chứng ngộ được giáo lý Tứ Diệu Đế, các giáo lý vô thường, vô ngã , nguyên lý duyên khởi… Chính kiến là tiền đề cho ta thoát khỏi vô minh và bắt đầu con đường đi tới chính tư duy nhằm thoát khỏi nhân duyên ái dục bằng cách vun trồng đạo hạnh vô ngã, thiện chí, lòng từ bi, bác ái” [5].

Tuệ cho ta hiểu rằng buông không đơn thuần là một hành vi mà buông là một quá trình. Đó là kết quả của cuộc đấu tranh nội tâm với sự giằng co của phản tư. Buông bao giờ cũng là kết quả của ngộ. Do vậy, buông thường những phản ứng tức thì có tính trực giác. Bởi thế đứng trước một sự kiện  dục nhưng không phải ai cũng buông được. Buông là tổng hòa của danh, sắc và duyên. Do duyên mà ta mới đối diện với sự kiện đó. Và cũng do duyên mà ta khảm nhập hay chối bỏ sự kiện đó.

Điều đó cho thấy, tuệ chính là trí lực của cá nhân, là căn nguyên trực tiếp của buông. Không chỉ vậy, tuệ còn cho ta biết để buông được thì phải nhẫn (忍). Nhẫn là biết kìm chế, làm chủ được trước những cám dỗ. Nhẫn của nhà Phật vượt ra ngoài quan niệm thông thường. Nhẫn là một hệ tham chiếu trong hệ quy chiếu của tuệ. Nói cách khác nhẫn là tử số mà mẫu số là tuệ. Không ít trường hợp nhẫn đồng nhất với ý chí cá nhân, thậm chí tạo nên sức hùng cường của ý chí. Thiếu nhẫn, dẫn chủ thể lâm vào tình trạng tiền hậu bất nhất. Chẳng hạn, nhà triết học Đức Schopenhauer (1788-1860), người được giới triết học phương Tây chú ý bởi Thế giớiý chíbiểu tượng [6]. Ở trong tác tác phẩm này, ông đã cho rằng dục vọng của con người là những vòng tròn đồng tâm và nó ngày càng mở rộng, không có điểm dừng. Ông tuyên truyền cho lối sống khổ hạnh, chay tịnh, lên án dục vọng nhưng bản thân lại “thích ăn thịt, uống rượu vang và cũng mê phụ nữ” [7].

Theo François Jullien (1951), học giả Pháp, uyên thâm về Phật giáovăn hóa phương Đông, ánh sáng của trí tuệ cho con người biết buông nhưng buông “không phải là cái nhạt trong cuộc sống”, “cái nhạt của tính cách”, “cái nhạt trong quan hệ xã hội”, “ lý tưởng của cuộc sống nhạt” [8] mà buông là một triết lý nhân sinh ở một tầm cao mới. Nhạt không hiểu theo nghĩa theo nghĩa màu sắc. Nhạt là sự lựa chọn của tuệ, của dòng ý thức để buông bớt âm thanh và cuồng nộ [9] trong cuộc sống nhưng vẫn giữ lại những gì có ý nghĩa cần thiết ở mức đủ cho hiện sinh. Như vậy, nhạt là tri túc [10], là không tô màu đậm cho những thứ phù vân. Bởi thế, nhạt ở đây là nhạt của lục căn nhưng lại là sự thanh cao của tuệ. Nhạt là đi trong đờikhông vương bụi đời và từng bước miễn nhiễm với tham, sân, si. Do vậy, buông không phải là sự chạy trốn mà buông là nhập cuộc ở tầm cao mới. Đó triết lý của tham gia nhưng không hiện diện, triết lý tánh không của nhà Phật [11].

Ngược dòng lịch sử, ngay từ cổ đại, triết gia Hy Lạp Antisthenes đã tuyên truyền cho lối sống Apathy (dửng dưng): “Uống nước lã hứng bằng tay, ngủ không cần giường, mùa đông lấy lá rừng làm chăn, mùa hè lấy sông hồ, cầm thú làm bạn” [12]. Đó hoàn toàn đối lập với buông của nhà Phật. Lối sống Apathy là lối sống quay lưng lại với văn minh, mang nặng tư tưởng yếm thế, xa lánh đời. Do vậy, không thể chỉ căn cứ vào câu từ để đưa ra những kết luận vội vàng, nặng chủ quan tính.

Nguyễn Trãi (1380-1442), anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá, nhà tư tưởng lớn của Việt Nam là một ví dụ điển hình cho sự gắn bó mật thiết đạo với đời. Trong Côn Sơn ca, ông đã viết: “Côn Sơn có khe, Tiếng nước chảy rì rầm. Ta lấy làm đàn cầm./Côn Sơn có đá, Mưa xối rêu xanh đậm, Ta lấy làm chiếu thảm./Trên núi có thông, Muôn dặm rờn rơn biếc một vùng, Ta tha hồ ngơi nghỉ ở trong./ Trong rừng có trúc, Nghìn mẫu in biếc lục, Ta tha hồ ca ngâm bên gốc./ Người sao còn chửa về đi! Nửa đời bụi bặm hoài lăn lóc, Muôn chung, chín đỉnh có làm gì? Nước lã, cơm rau miễn tri túc” [13].

Buông của Nguyễn Trãi đâu có lợt lạt với đời. Buông đó thể hiện bản lĩnh và có trách nhiệm với đời. Lịch sử Phật giáo Việt Namlịch sử của Phật giáo đồng hành cùng dân tộc. Đó cũng là lịch sử của buông thâm nhập vào đời sống. Buông nhà Phật không chỉ tạo nên dấu ấn trong văn hóa Phật giáo [14] mà còn chảy trong đời hợp thành dòng chảy nhân sinh Việt Nam.

Kết luận

Buông là một giá trị nhân sinh đặc biệt của nhà Phật. Đó là chỉ số năng lực trí tuệ, ý chí cá nhân đối diện với sự thống trị của luật vô thường. Bởi thế, buông không chỉ là một cách sống chịu sự quy định của vô thường mà còn là dấu hiệu lướt qua vô thường của cá nhân thông qua sự thông tuệ của mình. Phật giáo từng chiếm giữ vị trí thượng phong trong các hình thái ý thức xã hội ở thời Lý-Trần. Phật giáo đã tạo ra vùng văn hoá và lối sống có sức bền đến tận ngày nay. Buông của nhà Phật là một khái niệm có tính hàn lâm viện cao nhưng khi đi vào đời sống lại trở thành thái độ sống của một bộ phận nhân dân với tấm lòng khoan dung và vì đại nghĩa

 

Chú thích và tài liệu tham khảo:

* PGS.TS Triết học Nguyễn Tiến Dũng – GVCC trường Đại học Khoa học Huế.

[1] Krishnamurti (2002), Dòng sông thanh tẩy, Nxb. Văn học, Hà Nội, tr.213

[2] Buông là giải thoát (Thích Nhất Hạnh).

[3] The ability to understand something immediately, without the need for conscious reasoning.

[4] https://phatgiao.org.vn/tri-tue-trong-dao-phat-d32504.html

[5] Michael Jordan (2004), Minh triết Đông phương, Nxb. Mỹ thuật, Hà Nội, tr.103

[6] Nguyên văn tiếng Anh: The World as Will and Representation

[7] Nguồn: https://cand.com.vn/Nhan-vat/Triet-gia-vi-dai-Duc-Arthur-Schopenhauer-Su-mau-thuan-cua-kiep-nhan-sinh-i313997/, truy cập ngày 29/7/2022.

[8] François Jullien (2004), Minh triết phương đông & triết học phương Tây, Nxb. Đà Nẵng, tr.39.

[9]  Lấy ý The Sound and the Fury (Âm thanh và cuồng nộ) của The Sound and the Fury) William Faulkner (1897-1962).

[10] Là giảm bớt sự ham muốn và biết đủ. Tri túc tiện túc, đãi túc, hà thời túc (Biết đủ là đủ, đợi cho đủ thì bao giờ mới đủ). Tri nhàn, tiện nhàn, đãi nhàn, hà thời nhàn (biết nhàn là nhàn, đợi cho nhàn thì bao giờ mới nhàn).

[11] Xem Tuệ sỹ (1970), Triết học về tánh không, Nxb. An Tiêm, Sài Gòn.

[12] Nguyễn Tiến Dũng (2015), Lịch sử triết học phương Tây, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.93.

[13] Viện sử học (2020), Nguyễn Trãi toàn tập, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

[14] Xem Uỷ ban Khoa học xã hội – Viện Văn học (1978), Thơ văn Lý-Trần, Nxb. Khoa học, Hà Nội.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.