Thư Viện Hoa Sen

Đức Tin Người Học Phật

17/12/20223:10 CH(Xem: 4124)
Đức Tin Người Học Phật

ĐỨC TIN NGƯỜI HỌC PHẬT
Thích Nguyên Hùng

 

cầu nguyệnNiềm tin là nguồn nguyên liệu cần thiết cho sự sống. Không có niềm tin, con người ta sẽ chết, hoặc sống gần như chết, sống thác loạn, điên cuồng, buông thả, bất cần đời. Nhưng niềm tin là gì và tin vào cái gì? Đó và vấn đề mà mỗi chúng ta phải tự hỏi lại để thẩm định giá trị niềm tin của mình. Nếu tin tưởng vào một điều gì đó mà dẫn đến bế tắc, khủng bố, bạo động, mất an ninh, thì đó không phải là niềm tin mà là cuồng tín. Còn tin mà không hiểu điều mình tin là gì thì đó là mê tín. Bạn chắc chắn không phải là hạng người này?

Sau khi thành đạo, đức Phật ngạc nhiên khi nhận ra rằng: “Tất cả chúng sanh đều vốn có đầy đủ đức tướng của Như Lai”. Rồi Ngài tuyên bố: “Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành”. Đó là sự khởi đầu của niềm tin trong Phật giáo. Niềm tin này hoàn toàn xa lạ với nhân loại đương thời, vốn đã có niềm tin in sâu vào tận gốc rễ tâm hồn của mình, rằng con người được sanh ra từ đấng Phạm thiên hay Thượng đế, ở một chi phần nào đó trong cơ thể ngài, để rồi an phận trong cái giai cấp vô lýxã hội phân định, tin mọi khổ đau hay hạnh phúc của đời người đều tùy thuộc vào một đấng tạo hóa nào đó có quyền năng ban phước giáng họa…

Khác với niềm tin mù quáng đó, người Phật tử tin Phật là đấng giác ngộ đã thành, được gọi là tín căn, một trong năm pháp tu gọi là Ngũ căn. Kinh Tương Ưng V, đức Phật dạy: “Vị Thánh đệ tửlòng tin, đặt lòng tin ở sự giác ngộ của Như Lai: Đây là Thế Tôn, Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật”. Tin như thế là hoàn toàn có cơ sở và kiểm chứng được. Đức Phật không bao giờ bắt buộc ai tin một điều gì mà không suy luận, không giải thích và không chứng nghiệm được. Ngài nói: “Ai tin ta mà không hiểu ta là phỉ báng ta”. Rõ ràng, tin Phật mà không hiểu được, không biết được đức Phật qua mười hiệu nêu trên thì có nghĩa là phỉ báng Ngài.

Tin Phật là đấng giác ngộ đã thành không phải để tôn thờ, sùng kính, lễ lạy mà để thực hành tu tập theo Ngài, để mình cũng được thành Phật như Ngài, tức là tin vào khả năng thành Phật của chính mình. Điều này thì Khởi tín luận, khi trả lời câu hỏi người Phật tử phải tin vào điều gì, đã ghi: “Bốn sự tin thì một là tin căn bản, là thích thú nghĩ nhớ tâm thể chân như. Hai là tin Phật, rằng ngài có công đức siêu việt, nên mình luôn luôn nghĩ đến sự thân gần, hiến cúng và tôn kính để phát sanh thiện căn, mong được tuệ giác hoàn hảo của ngài. Ba là tin Pháp, rằng pháp ấy có lợi ích vĩ đại, nên mình luôn luôn nghĩ đến sự làm theo các pháp ba la mật. Bốn là tin Tăng, rằng các vị ấy tu hành chính xác để tự lợi lợi tha, nên mình luôn luôn thích thú thân gần Bồ tát tăng để cầu học sự tu hành đúng như sự thật”. Rõ ràng trong bốn sự tin, thì niềm tin nào cũng hướng chúng ta đến sự nỗ lực tinh tấn hay nương tựa vào chính hải đảo của tự thân để thành tựu “tự tánh Tam bảo”, đạt đến cứu cánh giải thoát. Đặc biệt, niềm tin căn bản phải là tin vào tâm thể chân như của chính mình. Tâm thể chân như chính là bản thể thanh tịnh của chúng sanh, ở đó, Tâm – Phật – Chúng sanh, cả ba đều đồng một thể, không hề sai khác.

Tâm thể chân như ấy là Phật tánh nơi ta và nơi mỗi chúng sanh. Vì vậy, Phật giáo tôn trọng tất cả mọi loài chúng sanh và tin rằng tất cả rồi sẽ thành Phật. Niềm tin ấy là cả một chân trời hy vọng, thương yêu và hướng đến xây dựng một thế giới hòa bình, hơn nữa là kiến thiết nhân gian Tịnh độ. Vì rằng, “chúng sanh vốn là Phật đà, dẫu cũng vốn có vô minh, nếu chúng sanh không vốn là Phật đà, thì tu hành cũng không thành Phật đà” (Kinh Viên Giác). Chính niềm tin này là động lực phát triển tâm từ, lòng thương yêu tất cả mọi người và mọi loài nơi mỗi chúng ta, tạo thành nguồn năng lượng cho cuộc sống tươi đẹp, lành mạnh, tràn đầy hy vọng và sự tin tưởng, tôn kính lẫn nhau, dù trong hoàn cảnh nào. Không phải đại tướng cướp Angulimàla đã tu tậpchuyển hóa thành A la hán Bất hại, kỹ nữ Liên Hoa Sắc trở thành A la hánthần thông đệ nhất trong hàng Ni chúng… đã cho chúng ta những niềm tin tươi đẹp đó sao!

Khởi tín luận, như vậy, “đã đưa chúng ta đến tột đỉnh của sự tự tín, xác quyết rằng chúa tể của ta chính là ta đây”. Niềm tin như vậy, đối với chúng sanh từ lâu đã tự đánh mất chính mình, bị mây mờ vô minh che lấp, quả thật là khó tin! Cho nên, đối với sự tu tập trong Phật pháp, nhất là sự tu tập đó nhằm đến mục đích giác ngộ thành Phật, niềm tin trở thành vô cùng cần thiết. Kinh Hoa Nghiêm nói: “Tín là căn nguyên của đạo, là mẹ của mọi công đức, nuôi lớn hết thảy thiện pháp, đoạn trừ lưới nghi, đưa vượt qua dòng nước ái dục, khai thị con đường tối thượng dẫn đến Niết Bàn”. Dù vậy, niềm tin đó không gì khác hơn là tin vào chính mình, tin vào định luật Nhân quả, tin nguyên lý Duyên khởi, tin chân lý của cuộc đờiTứ diệu đế.

Thật vậy, tin nhân quả cũng là tin vào chính mình. Tin rằng khổ đau hay hạnh phúc là do chính mình tạo ra bằng những hành động, nói năng và suy nghĩ bất thiện hay thiện lành. Đạo Phật không tin vào bất cứ một đấng Thượng đế hay Tạo hóa nào có quyền ban phước giáng họa hay chi phối đời sống của mình, mà chỉ tin vào định luật Nhân quả: gieo nhân nào gặt quả nấy. Trong Tăng Chi bộ kinh, đức Phật dạy: “Ta là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự của nghiệp, nghiệp là thai tạng, nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là điểm tựa. Phàm nghiệp nào đã làm, thiện hay ác, ta sẽ thừa tự nghiệp ấy”. Do đó, tin Nhân quả là tin rằng, thành Phật hay thành chúng sanh, sống cuộc đời hạnh phúc hay khổ đau, sang hay hèn, phú quý hay bần tiện… đều tùy thuộc vào chính bản thân mình, có tu tập hay không tu tập. Nhận rõ được quả báo hành vi, ngôn ngữý niệm của chính mình như vậy, chúng ta sẽ không trách người, trách trời, trách đất gì hết, chỉ biết tự trách mình, cho nên không còn khổ đau nữa, trái lại chúng ta sẽ tích cực tu tâm dưỡng tánh, làm sao cho mỗi ngày mỗi tốt đẹp hơn, để cuộc đời được tươi sáng hơn, gia đình được hạnh phúc hơn.

Tin nguyên lý Duyên khởi là do hiểu mà tin. Hiểu rằng mọi sự mọi vật trong vũ trụ vạn hữu đều nương vào nhau mà sanh khởi, tồn tạihoại diệt. “Do cái này sanh nên cái kia sanh, do cái này diệt nên cái kia diệt”. Vũ trụ vạn hữu đã nắm tay nhau để đưa chúng ta ra đời. Làm sao chúng ta có thể nói được rằng sự hiện hữu của chúng ta đây lại không có mặt của ngọn cây lá cỏ vô tình kia? Kinh Đoạn Tận Ái cho chúng ta biết, thân thể của con người gồm có nội thân và ngoại thân. Nội thân chính là bốn yếu đất (chất rắn), nước (chất lỏng), gió (hơi thở) và lửa (nhiệt lượng) trong cơ thể của ta. Ngoại thân chính là yếu tố tứ đại bên ngoài chúng ta, tức là môi trường sống. Quả nhiên, bằng con mắt tuệ giác, chúng ta thấy, chứ không phải chỉ tin, trong cành cây ngọn cỏ kia đều ẩn chứa sự sống lung linh mầu nhiệm của chính bản thân mình (Nhất tức nhất thiết, nhất thiết tức nhấtKinh Hoa Nghiêm). Sự hiểu biết này đã đánh tan mọi tư duy hữu ngã, nguyên do của khổ đau sanh tử luân hồi, để đạt đến tuệ giác vô ngã, thấy mình với tha nhân là một, thấy mình với vũ trụ vạn hữu không thể tách rời nhau. Đây là tuệ giác giải thoát. Tình thương yêu sẽ tràn ngập thế gian này từ niềm tin trí tuệ đó. Và thế giới sẽ hòa bình, nhân gian sẽ thành Tịnh độ, nếu ai cũng được giáo dục để có được sự tin hiểu này.

Không có sự hiện hữu nào lại không có duyên do của nó. Vì vậy, sự thật hay chân lý của cuộc đời luôn luôn tồn tại theo hai cặp phạm trù: khổ - nguyên nhân của khổ, và hạnh phúcphương pháp đạt được hạnh phúc. Một sự thật như vậy có cần có niềm tin mới thể nhập được hay chỉ cần có trí tuệ? Cả hai đều cần thiết. Bởi vì, bốn sự thật cao cả (Tứ diệu đế), bao hàm các giáo pháp như Vô thường, Vô ngã, Tánh không, Thật tánh… không thể chỉ hiểu và chấp nhận bằng tư duylý luận suông mà được, mà cũng cần phảiniềm tin. Cho nên, luận Đại trí độ mới nói: “Biển Phật pháp mênh mông nhưng có thể thâm nhập bằng tín”. Đức Phật cũng dạy: “Nếu đệ tử của Ta là hạng tuỳ tín tăng thượng, sau khi y vào minh tín, bằng tuỳ thuận pháp tríđạt đến cứu cánh” (Kinh Thắng Man). Nghĩa là, cũng có người nhờ vào tín tâm, nghe và tin những điều Phật dạy, rồi cứ y theo đó mà tu tập cho đến khi thấy được Thánh đế. Tuy nhiên, cũng có người sau khi nghe Phật giảng giải, đủ khả năng tự mình quán sát, phân tích, rồi theo đó mà tu tập để thấy được Thánh đế. Ở trường hợp này, đức Phật khuyến khích: “Pháp của Ta là đến để thấy chứ không phải để tin”.

Cuối cùng, “Ví như nhà vua, tạo lâu đài nơi bên thành, xây đắp chắc chắn, khiến không thể hư nát; bề trong quốc gia yên ổn, bề ngoài ngự phòng oán địch. Phật tử cũng vậy, phải kiên cố lòng tin tưởng đức Như Lai, khi lòng tin đã vững vàng thì quyết không theo những kẻ sa môn ngoại đạo, phạm chí ác maác thế gian. Ấy là đã xây dựng được lòng tin như lâu đài bền chắc. Là Phật tử phải bỏ điều ác, điều xấu mà tu các pháp lành” (Kinh Trung A Hàm). Dù vậy, “Người có lòng tin mà không hiểu giáo lý thì dễ tăng trưởng vô minh mờ ám, người hiểu giáo lý mà không lòng tin thì dễ tăng trưởng tà kiến. Cho nên lòng tinhiểu biết phải cùng đủ mới làm cội gốc tu hành” (Kinh Niết Bàn). Vậy nên, những ai tự cho mình là Phật tử, thì điều trước hết, phải tự tín rằng mình đích thực là “Như Lai chân tử”, có quyền được thừa kế gia sản giàu có của ba đời chư Phật. Gia sản đó chính là Tứ vô lượng tâm, là Sáu ba la mật, là cả bầu trời tự do, giải thoát, an lạc tuyệt đối… Xã hội ngày một thác loạn, tham nhũng, khủng bố, bạo hành xảy ra khắp nơi; thanh thiếu niên thì hư hỏng, mất gốc, tệ nạn ma túy, mại dâm; thiên nhiên thì ô nhiễm, thiên tai... đã khiến cho nhân loại mất hết niềm tin vào cuộc sống. May thay, người Phật tử vẫn có cả một kho tàng giáo lý nhiệm mầu từ bi vô ngã để cống hiến cho cuộc đời niềm tin yêu và hạnh phúc.
Xin chắp tay cầu nguyện cho tất cả chúng sanh đều thành Phật đạo!



Tạo bài viết
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: