Một Phương Pháp Phát Triển Cá Nhân

07/01/20236:18 SA(Xem: 1111)
Một Phương Pháp Phát Triển Cá Nhân

MỘT PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN CÁ NHÂN
A Method of Personal Development
Urgyen Sangharakshita
Hoang Phong chuyển ngữ

***

Lời mở đầu của người chuyển ngữ

Sangharakshita_with_BuddhaPhương pháp phát triển cá nhânnhà sư Sangharakshita nói đến trong bài này là phép thiền định của Phật giáo, một phép luyện tập nhằm biến cải một con người bình dị trở thành một con người đạo đức, sáng suốt và cao quý hơn, và ở một cấp bậc sâu xa hơn nữa còn có thể giúp con người đạo đức, sáng suốt và cao quý ấy thoát ra khỏi thế giới hiện tượng luôn trong tình trạng chuyển động và khổ đau này.

Qua góc nhìn trên đây, với ít nhiều đơn giản hóa, chúng ta có thể bảo rằng thiền địnhPhật giáoPhật giáo cũng chính là thiền định. Vậy thiền định thật sự là gì? Nêu lên thắc mắc này chẳng khác gì như nêu lên câu hỏi Phật giáo là gì? Câu trả lời cho cả hai thắc mắc đó rất tế nhị, đòi hỏi nhiều suy tư và học hỏi, kể cả sự luyện tập và các kinh nghiệm sống của mỗi người trong chúng ta.

Bài thuyết giảng dưới đây của nhà sư Urgyen Sangharakshita là một sự cố gắng nhằm giải đáp hai thắc mắc trên đây, và do đó sẽ gồm có hai phần. Phần thứ nhất nêu lên sự hiểu biết lầm lẫn về Phật giáo trong thế giới Tây phương và sự hình thành của một Hiệp hội Phật giáo dành cho người Tây phương do chính ông thành lập. Dù phần này không quan trọng lắm và cũng khá xa lạ với chúng ta, những người Phật giáo Việt Nam tu tập theo Phật giáo Trung quốc. Thật vậy, Trung tâm Phật giáo Triratna tại Paris khi dịch bài thuyết giảng sang tiếng Pháp cũng đã cắt bớt phần này. Thế nhưng thiết nghĩ khi nhìn vào một nền Phật giáo "non trẻ" của thế giới Tây phương cũng có thể giúp chúng ta có một ý niệm nào đó về nền Phật giáo "lâu đời" trên quê hương mình. Vì vậy, phần này sẽ được chuyển ngữ sang tiếng Việt và đặt vào phần ghi chú bên dưới bản chuyển ngữ chính yếu nói về phép thiền định. Phần thứ hai của bài thuyết giảng quan trọng hơn nhiều, đó là cách giải thích thiền định là gì, và nhất là trong phần này có nêu lên các kinh nghiệm do chính ông thực hiện được về phép luyện tập này.

Urgyen Sangharakshita (1925-2018) là người Anh, được nhiều người công nhận là một trong các nhà sư uyên bác nhất của thế kỷ XX. Bài thuyết giảng này được trình bày tại Anh quốc năm 1976 qua bốn buổi họp của một Hiệp hội Phật giáo dành cho người Tây phương do chính ông thành lập. Bài thuyết giảng này sau đó đã được tổ hợp Winthorpe Publications xuất bản và tái bản nhiều lần và được hiệu đính lần sau cùng vào năm 2000. 2

Gần đây hơn đã được Trung Tâm Phật giáo Triratna Paris dịch sang tiếng Pháp và đưa lên trang mạng của trung tâm này năm 2003.

Dưới đây là phần chuyển ngữ phân đoạn thứ hai giải thích về thiền định là gì, phần này được chia ra làm tám phân đoạn hay tám bài ngắn như sau: Bài 1- Một phương pháp biến cải cá nhân Bài 2- Thiền định Phật giáo - một phương pháp phát triển cá nhân Bài 3- Các cấp bậc dhyāna và sự tập trung trong phép thiền định Bài 4- Thiền định qua các thể dạng hợp nhất và sự cảm ứng Bài 5- Thiền định dưới hình thức một sự tròn đầy Bài 6- Thiền định dưới hình thức phát động lòng từ tâm Bài 7- Thiền định dưới hình thức phát triển các xúc cảm tích cực Bài 8- Hai thể loại thiền định trong Phật giáo.

PDF icon (4)
Một phương pháp phát triển (FR) (pdf)



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã tuyên bố rằng một cậu bé Mông Cổ sinh ra ở Mỹ là tái sinh của nhà lãnh đạo tinh thần quan trọng thứ ba trong Phật giáo Tây Tạng. Cậu bé tám tuổi được chụp ảnh với Đức Đạt Lai Lạt Ma tại một buổi lễ diễn ra ở Dharamshala thuộc tiểu bang Himachal Pradesh của Ấn Độ.
Sinh hoạt trong lãnh vực truyền thông tại Quận Cam bao lâu nay, tôi chưa bao giờ tham dự một buổi ra mắt kinh sách Phật Giáo mang ý nghĩa trọng đại đối với cộng đồng Phật Giáo Việt Nam như buổi ra mắt bộ Thanh Văn Tạng của Đại Tạng Kinh Việt Nam tại Nhà Hàng Brodard Chateau, Thành phố Garden Grove, Quận Cam, California, Hoa Kỳ, vào chiều Chủ Nhật, ngày 19 tháng 3 năm 2023.
Được tin không vui, Ni sư Thích Nữ Hạnh Đoan đang lâm trọng bệnh ở giây phút cuối đời. Ni sư đã có công dịch thuật nhiều sách Phật học, đặc biệt là bộ sách 7 tập Báo Ứng Hiện Đời khuyên người tin sâu nhân quả hướng về Phật Pháp và ước nguyện cuối đời là muốn độ hết chúng sinh thoát khổ. Thư Viện Hoa Sen đã chuyển tải thông điệp của Ni sư qua việc phổ biến các sách của Ni sư và nay xin được long trọng bố cáo đến toàn thể quý độc giả bài viết cuối cùng của Ni Sư. Ước mong quý độc giả đồng cùng với các thành viên ban biên tập Thư Viện Ha Sen dành chút giây hướng về Ni sư và cầu nguyện cho Ni sư thân tâm được an lạc khi chưa thuận thế vô thường và khi thuận thế vô thường thanh thản về cõi Tây Phương Cực Lạc tiếp tục tu hành rồi trở lại cõi Ta Bà cứu độ chúng sinh.