Thư Viện Hoa Sen

05. Siêu Độ

21/03/20239:12 SA(Xem: 2702)
05. Siêu Độ
TỰ TRUYỆN THÁNH NGHIÊM
Nguyên tác TUYẾT TRUNG TÚC TÍCH
Thích Nữ Hạnh Đoan lược dịch
Nhà xuất bản Phương Đông

Chương 5: 
SIÊU ĐỘ

Chúng tôi đang sống tại Đại Thánh Tự thì xảy ra chuyển biến mới. Mặc dù trên danh nghĩa, đây là ngôi tự viện Thiền tông, nhưng tuyệt chẳng có tu Thiền. Vì hành thiền thì phải áp dụng ngay trong các sinh hoạt thường nhật, nghĩa là bất cứ thời khắc nào, dù nghỉ ngơi, chấp tác; công phu sớm tối; ẩm thực, đả tọa… phải luôn tỉnh thức điều tâm, giữ lòng bình ổn; hằng theo dõi những biến chuyển của tâm, hiểu rõ chính mình, nhận ra thực tướng.

Thế nhưng, các hòa thượng Đại Thánh Tự rất bận rộn vì phải lăng xăng chạy tới chạy lui không ngừng trong thành phố. Vì ngôi chùa này chuyên tụng đám siêu độ nên chúng tôi phải thường xuyên làm lễ tẩn liệm cho người chết, hợp tác với các nhà dịch vụ để chung tay lo hết các nghi thức tống táng… Như vậy mới kiếm được ít tiền.

Theo Phật giáosáu đường luân hồi: ba cõi lành là Trời, Người, A Tu La. Ba cõi ácĐịa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sinh… Nghi thức siêu độ người chết nguyên là của triều Minh, chủ ý là giúp người chết đầu thai vào cõi thiện; hỗ trợ người quá vãng giữ tâm bình an, không bị tam độc tham, sân, si lôi kéo khiến phải đầu thai vào ba nẻo ác. Tâm thanh tịnh sẽ dắt họ đầu thai vào cảnh giới tốt. Nói đơn giản thì làm Lễ siêu độ là – Đem công đức trợ niệm hồi hướng cho người mất, khiến họ có thể thác sinh vào cảnh lành.

Nhưng dần dà, người ta không còn nhận thức cao đẹp này, việc tụng đám biến thành thông lệ, thành tập quán thâm căn cố đế trong văn hóa người Trung Quốc: Chết là phải có thầy tụng đám, có kèn, có nhạc (tùy gia chủ nghèo giàu), thầy đám cũng không hẳn là các vị chân tu, mà là những ai hành nghề này kiếm sống. (Người Tây phương có thể sẽ thấy việc này quái dị, nhưng mà, đa số người Trung Quốc đều chấp nhậnquan niệm như thế).

Mỗi nghi thức siêu độ phải có 5 người, chúng tôi thường phải đến giữ linh, bầu bạn với người chết ngót 4-5 giờ sáng. Sau đó về Đại Thánh Tự ngủ, 3-4 tiếng… Xong, lại bắt đầu làm việc tiếp cả ngày. Nghi thức siêu độ vô cùng bận rộn, nên chúng tôi hầu như khôngthì giờ để nghỉ.

Chúng tôi phải làm công tác này, nếu như mỗi ngày chúng tôi có được một nơi yêu cầu tụng đám, thì sẽ có đủ tiền cơm. Nhưng trừ ăn cơm ra, chúng tôi còn phải lo các chi phí khác như khám bịnh, sửa chùa, phí điện, điện thoại… Thế nên một ngày chúng tôi cần đến ba chỗ mời tụng đám, mới có đủ tiền duy trì nếp sinh hoạt trong tự viện.

Thỉnh thoảng nếu hai, ba ngày mà không có công tác siêu độ, thì chúng tôi tranh thủ nghỉ. Ai cũng bị việc tụng đám làm cho thiếu ngủ nên có quyền đánh giấc đến sau bữa ăn sáng. Rủi thay, chỉ có tôi là không được, bởi vì tôi thuộc hàng mới xuất gia thọ giới trong thời gian ngắn, cho nên tôi phải đảm trách bao tụng cả hai thời sớm tối, còn các sư (Giới trường) xuất gia thọ giới đã nhiều năm, không bắt buộc phải theo thời khóa. Do vậy mà tôi thường phải làm hết một mình, tôi đã học sử dụng các pháp khí thông qua các lễ đám, nên tôi dùng rất chuẩn xác. Từ lắc chuông, đánh trống, gõ mõ v.v… tuy tôi chưa trải qua huấn luyện, nhưng vì không ai dạy nên tôi phải tự học một mình, cũng nhân vì có nhu cầu này cho nên tôi mới có dịp học, tìm hiểu…

Ban đầu, tôi đánh không đúng, gõ mõ sai, dùng sức không đều, lúc quá mạnh, lúc quá yếu. Dần dà, trải qua thời gian ngắn, tôi học tập nhuần nhuyễn, thuần thục.

Hồi tưởng lại, việc này quả thật vừa bi ai vừa tức cười. Tôi học đánh, gõ… sử dụng nhiều pháp khí như vậy, là – để cho người ngoài chùa nghe – để họ tưởng là có nhiều hòa thượng đang tụng niệm các thời khóa, sớm, tối theo truyền thống cố hữu của tự viện. Nhưng thực tế thì, hiện trường chỉ có một chú tiểu Sa-di (mới xuất gia) – là tôi đang độc diễn – và chú tiểu này, ngay cả đứng cũng đứng không vững vì ngủ gà ngủ gật. (Do quá thiếu ngủ và cực kỳ buồn ngủ).

Tôi chưa nhìn thấy các hòa thượng khác ngồi thiền hay tự tu các pháp môn riêng nào. Ngôi tự viện này ngay cả một ngôi Pháp Đường hay Thiền Đường đều không có.

Theo truyền thống, Thiền Đường là nơi Tăng chúng ngồi thiền điều tâm… và không phải các chùa đương thời tại Trung Quốc đều giống như Đại Thánh Tự hết, chỉ là vào thời buổi đặc biệt lúc đó, ở Thượng Hải mới như thế, chứ các chùa ngoài Thượng Hải cũng có không gian tu hành đàng hoàng.

Trong thời kỳ xảy ra chiến tranh Trung – Nhật, có nhiều ngôi chùa mới xây, Tăng chúng nghe giảng Phật pháp, ngồi thiền tu hành. Sau khi chiến tranh Trung – Nhật qua rồi, nhiều hòa thượng rời bỏ làng quê; và những ngôi chùa đó thành hư phế. Thế rồi tự viện bỗng biến thành nơi phức tạp, vì người tụ tập đến ở có nhiều ý đồ, rắn rồng lẫn lộn, tốt xấu có đủ.

Chúng tôi đi tụng đám – lớn, nhỏ, bất đồng. Đám nhỏ thì tổ chức nhỏ. Đám lớn thì ưa phô trương cho xôm: phải có đủ nhạc khí, thỉnh người ngoài vào tấu nhạc đủ kiểu tây, ta… Cốt làm cho bắt mắt và tạo cái cảm giác có đông người đang siêu độ cho người mất.

Thực tế thì đa số người Trung Quốc không có tín ngưỡng tôn giáo gì, họ thực hiện nghi thức tụng đám, làm đám vì muốn mình mặt nào cũng đạt, gì cũng có đủ tất… Và nghi thức siêu độ này bắt nguồn từ tín ngưỡng dân gian, không mang tính tôn giáo chi cả.

Thường thì những nhà giàu mới tổ chức nhiều lễ cho người quá vãng, như lễ sau 49 ngày mất, lễ giỗ năm đầu, năm thứ ba v.v…

Nếu như gia đình họ người đông, bạn bè nhiều… thì đám sám sẽ cử hành tại Đại Thánh Tự, và chuyện kỳ quái lại phát sinh: Gia chủ cho mời người bên ngoài đến chùa nấu mặn, cúng mặn… để rồi khi đám kết thúc, Đại Thánh Tự đồ mặn tràn lan, xông tanh hôi khắp chốn… tình cảnh này khiến tôi rất khó chấp nhận nên đã hỏi trụ trì:

– Vì sao chúng ta cho phép họ mang rượu thịt vào chùa?

Trụ trì đáp:

Chúng ta cho họ làm siêu độ ở đây, họ ăn thịt, còn chúng ta thì vẫn ăn chay. Nếu như không cho họ làm vậy, họ không đến làm đám nữa thì chúng ta sẽ đói. Tất cả vì kiếm tiền nuôi cuộc sống chúng ta, bởi vì chúng ta rất khó mà duy trì cuộc sống.

Trải qua nhiều lần như vậy, tôi bắt đầu nghĩ tới chuyện rời bỏ Đại Thánh Tự, nếu như chùa có thể bị người ngoài thao túng, bao hết – để nấu mặn siêu độ người chết – tức là chúng tôi không phụng hành lời Phật dạy. Các thầy (Giới trường) hầu như không phản ứng gì, dù thực chất rõ ràng điều này trái với giáo nghĩa Phật pháp căn bản.

Lúc đó tuổi tôi còn nhỏ, tuy được đào luyện và trải qua quá trình xuất gia như thế; nhưng hầu như là thiên phú, tâm đạo tôi rất chí thànhhết lòng với phật. Giống như tôi sinh ra là để tu, để hành giáo pháp ngài. Song lúc đó tôi chỉ là một chú tiểu nhỏ bé, phiêu dạt; không có quyền làm theo ý mình, nhưng trên con đường xuất gia, tôi không chủ trương sống qua ngày, hay bon chen kiếm sống.

Do các tu sĩ ồ ạt đổ vào Thượng Hải, nên công tác siêu độ bị rất nhiều người giành, thành sự cạnh tranh ráo riết. Để cạnh tranh, chúng tôi phải hạ giá và phục vụ hết mình. Thôi thì săn tìm, đuổi kiếm, chạy theo…! Chúng tôi bôn ba lăng xăng khắp hang cùng ngõ hẻm trong thành phố; tay áo bay phất phới, mồ hôi tuôn nhễ nhại; toàn thân ướt dầm, mỗi ngày phải lặn lội ngót bốn mươi dặm (20 km)… Chúng tôi công tác gian khổ; ngủ rất ít, thường mệt mỏi đến rã rời.

Thêm một kỳ quái phức tạp nữa là có nhiều thanh niên trẻ mang hình tướng tu sĩ, họ học thức cao, có tài, thông minh (dung mạo dễ nhìn) cùng đổ xô tới Thượng Hải và ngụ tại Đại Thánh Tự. Họ tán tụng nhuần nhuyễn, giỏi giang. Nhưng họ không phải là tu sĩ chân chính, nhìn họ giống như là người những người từ các công ty lớn đến đây thử vận may. Các chùa khác quản lý họ nghiêm, đúng luật nên họ không chịu nổi và tìm đến Đại Thánh Tự náu thân. Họ không ngồi thiền, chẳng tụng kinh, chẳng lễ Phật… Nhờ có tài nên họ được người mời thỉnh tụng đám; nhưng họ sống rất biến chất. Họ tiêm chích ma túy để tìm cảm giác. Lúc có thuốc, trông họ tỉnh rụi, mạnh khỏe; không gì là không làm được. Nhưng lúc hết thuốc trông họ bèo nhèo; uể oải, lười nhác.

Ma túy giúp họ hưng phấn nhưng cũng tặng kèm cho những tệ ác; bọn họ rất cần gia tăng làm việc để chi cho cơn nghiện. Nhưng họ làm càng nhiều, thì sự lệ thuộc heroin càng nặng. Lúc không có đám sám để làm, thì họ vào các kỹ viện thuộc “Khu làng chơi” tại Thượng Hải.

Có một chiều, trên đường công tác gấp, tôi đi nẻo tắt đến một phố, thấy ở đây có rất nhiều phụ nữ, các cô này đối với chúng tôi có vẽ rất hứng thú, cứ một mực hỏi chúng tôi có muốn đi theo họ về nhà chăng? Tôi tưởng các cô này muốn mời chúng tôi đi siêu độ thân nhân, nên giải thíchchúng tôi hiện đang rất bận.

Khi chúng tôi về đến chùa, các vị từng trải đời hỏi chúng tôi có biết những phụ nữ đó là ai không? Họ còn cười nhạo chúng tôi thật thà ngây ngô, không nhiệt tình đáp ứng lời mời. Tôi quả thật không biết các bà ấy là kỹ nữ, vì họ trang điểm mỹ lệ, ăn vận cũng đàng hoàng, khiến tôi chẳng có chút ngờ vực.

Vào thời điểm này, ở cố hương, gia đình tôi đồng lòng chấp nhận sống đói, thiếu; để phụ thân tôi đánh liều đem một số lúa đi bán rồi kiếm thợ nhờ may cho tôi một bộ Tăng phục, sau đó ông đích thân mang đến Thượng Hải cho tôi.

Hồi ở tại Lang Sơn, tôi chưa làm lễ xuất gia. Lúc đến Đại Thánh Tự, thì cũng mặc y phục người đời đi làm đám.

Bởi gia đình tôi nghèo, cho nên các nghi thức đều được miễn giảm. Hòa thượng trong chùa đã phụ giúp các khoản như phí thọ giới, Tăng bào, thiết đại phạn cúng trai thỉnh ân sư thế độ cùng ân sư thọ giới… Lúc này tôi rất mừng vì mình có y áo mới, lòng rưng rưng cảm động vì sự hy sinh của gia đình dành cho.

Ngày nọ, một đám cảnh sát tới Đại Thánh Tự xét bắt ma túy. Đương nhiên, họ tìm được. Gian tự miếu này đã biến thành kho chứa hàng cấm. Tin xấu đồn vang, đối với Phật giáo cực kỳ không hay, còn đối với tự viện thì quả là đại nạn. Người ta không thỉnh chúng tôi tụng kinh nữa, trong chùa thu nhập rất túng bấn.

Nhưng mấy tháng sau đó, người ta quên bẵng việc này và lại bắt đầu thuê mượn chúng tôi tụng đám.
Hồi tưởng lại việc đã qua, những ngày tháng ở tại Đại Thánh Tự đúng là hỗn loạn nhất đời tôi. Ở đó không có quy luật sống, các hòa thượng tùy ý đến, đi; sống lộn xộncạnh tranh.

Sự cố ma túy là chuyện cực kỳ tệ hại của chúng tôi, nhưng trừ những vị “tiêu nha bại chủng” (mầm ươn giống thối) ra, chúng tôi vẫn ăn chay, trì giới.

Ngày tháng càng chuyển biến thảm hơn. Một số hòa thượng không giữ giới luật bị đuổi ra khỏi chùa và hoàn tục. Rồi họ cưới vợ, sinh con, mặc y phục tại gia. Nhưng lãnh việc siêu độ giảm giá. Lúc họ làm pháp sự, thì đem y cũ ra đắp vào.

Bởi vì mỗi pháp sự cần tới năm hòa thượng, cho nên các hòa thượng thế tục này liên kết, họp lại thành nhóm. Mỗi lần làm việc, nếu cần, họ có thể dễ dàng huy động đến mấy mươi hòa thượng, (mà chính phủ và đoàn thể Phật giáo đối với họ lại nhắm một mắt mở một mắt để mặc họ hành sự). Những thầy hoàn tục này, nhân số nhiều đến áp đảo cả chúng tôi. Nhưng nếu như chúng tôi nhận việc mà thiếu người, cần trợ thủ, thì cũng phải đi thuê các hòa thượng này. Thế nên, một mặt chúng tôi vừa cạnh tranh, một mặt lại là hỗ tưong hợp tác.

Cuối cùng, tôi bắt đầu suy nghĩ, ngẫm lại những gì mình đã gặp trên con đường xuất gia.

Đại Thánh Tự trong thời kỳ hưng vượng, có hơn 20 hòa thượng, các hòa thượng này chủ yếu từ Lang Sơn tới, chỉ biết tụng kinh, làm đám. Nhưng những hòa thượngnơi khác đến thì có tài nhiều hơn. Trong số họ, có người thì biết hát nhạc vui, kẻ biết diễn kịch hoặc thổi kèn, họ có thể chúm miệng dùng hai khóe mép thổi một hơi hai lỗ, hoặc cả mũi lẫn miệng đồng thổi, họ còn có võ; biết dùng đủ loại vũ khí.

Khi chúng tôi cử hành nghi thức tống táng; trong lúc tạm nghỉ ngơi, bọn họ biểu diễn đôi chút; những hòa thượng này còn có thể dùng giấy màu làm đèn lồng, cờ và tràng phan; để trang hoàng buổi lễ .

Trụ trì Đại Thánh Tự cực lực muốn tôi học thổi kèn, sáo và tấu nhạc giống như họ; làm được vậy thì tôi có thể biểu diễn cùng. Nhưng do phổi tôi hơi ngắn, chẳng thể nào xài đến các nhạc cụ đòi hỏi lá phổi tốt, làn hơi dài, khỏe… nên tôi không thể tham gia.

Đây chính là điều may mắn cho tôi, bởi nếu như tôi học thành đạt một trong các kỹ năng; biết xử dụng chừng một nhạc khí thôi, thì tôi sẽ trở thành nghệ nhân biểu diễn (chứ không phải tu sĩ); và tôi sẽ lưu lạc mãi trong những ngày tháng như thế này, bị giam hãm chôn vùi trong những công việc hạn cuộc và phức tạp…Tôi sẽ không được cho đi học, để sau này có thể thâm nhập biển trí huệ, thấm nhuần giáo lý Phật. Tôi hiểu rõ điều này, mặc dù thời đó tôi không thể diễn đạt lý tưởng riêng, song tôi hoàn toàn không muốn sống giống họ.

Tôi thèm được học, được nghiên cứu pháp Phật – Đối với tôi, học và tu là hai con đường dính liền không thể tách rời.

*

Lời người dịch:

Thật khó khăn khi dịch đến chương này. Thời ngài Hư vân, khi Ngài làm trụ trì, có quyền, Ngài đã mạnh tay tảo trừ tệ nạn, dẹp những phần tử xấu trong chốn già lam, dù Ngài có uy, được các cao quan ủng hộ mạnh, vậy mà vẫn nhiều lần súyt chết, do bị “địch thủ” rút dao phản ứng, đốt chùa, ám hại…

Cho nên ngài Thánh Nghiêm, khi gặp những chuyện xấu, những cảnh tác tệ ngay lúc còn là một chú tiểu nhỏ, thân phận không quyền thế, lại phiêu bạt như nhánh rong trôi giữa dòng, tất nhiên không thể làm được gì để chấn chỉnh… hay đổi mới, ngoài việc kể lại cho chúng ta nghe.

Đến chương này, không dịch thì chẳng trung thực, mà dịch thì giải thích làm sao cho độc giả hiểu (?) rằng tại sao trong chùa, những người đã khoác áo tu sĩ mà lại hành động tác tệ đến vậy?!

Có lẽ thời nào cũng có, cách đây ngàn năm, trăm năm, hay vài chục năm, tâm con người vẫn vậy, có đủ Phật và ma, nên chuyện xảy ra luôn tương tự, cho dù chúng ta biết hay không, cho dù chuyện được kể hay ém nhẹm…

Xin trích lời dạy của Thế Tôn trong KINH ĐẠI THỪA KIM CANG TỰ thay cho lời giải thích, hy vọng quý độc giả sẽ hiểu rõ hơn:

“Muốn cầu chánh đạo đừng tin thầy tà, muốn thoát luân hồi đừng phạm luật nhân quả”.

Này Văn Thù Sư Lợi, sau khi ta nhập diêt rồi, ma Ba tuần có rất nhiều, chúng sẽ trà trộn vào hàng ngũ tu sĩ để phá hoại đạo pháp ta.

Chúng vào chùa cạo đầu, mặc cà sa, xưng là đệ tử Phật, nhưng hành động hoàn toàn trái ngược, nên ta gọi chúng là ngoại đạo, bọn này gồm có sáu hạng:

1- Tuy xuất gia nhưng chung đụng với người đời, họ ăn thịt, uống rượu; làm nhơ bẩn hình tượng Phật, đây là hạng ngoại đạo thứ nhất.

2- Họ dắt vợ con vào chùa, cho học theo tà thuật, gọi là để truyền lại cho đệ tử, họ ăn thịt, uống rượu; song cũng đi làm chay, tụng kinh cho người; đây là hạng ngoại đạo thứ hai.

3- Họ mặc áo tu sĩ nhưng trên không thầy truyền, dưới không thầy chứng, bị ma quỷ ám ảnh, tâm trí mê muội, thấy biết bậy mà tự cho là thông minh; họ chẳng có công phu tu, lại dối xưng thành đạo. Bên ngoài làm in tuồng giống Phật, nhưng trong tâm toàn là tà mỵ, cốt phỉnh lừa người, cố kéo họ vào đường tà, diệt hạt giống Phật… đây là hạng ngoại đạo thứ ba.

4- Còn có kẻ mặc áo tu nhưng ưa vẽ bùa thỉnh chú, đuổi quỷ sai thần, phỉnh gạt người đời, họ gieo rắc ác kiến cho nhiều để chánh kiến bị tiêu diệt, đây là hạng ngoại đạo thứ tư.

5- Họ học bói quẻ, bàn luận kiết hung, xem tướng, tiên tri họa phước… dối chúng gạt người, cốt để tiêu diệt chánh pháp Phật, đây là hạng ngoại đạo thứ năm

6- Họ bụng trống lòng cao, tự tôn ngã mạn, không tài năng nhưng cứ cho mình giỏi, chưa chứng tự xưng chứng. Học được chút ít thì đã cho mình thấu lý. Họ chẳng chịu ăn chay, chấp theo tà thuyết, dối gạt người không hiểu biết; cho rằng chẳng cần xem kinh, niệm Phật hay tham thiền… chẳng cần tạo phúc, chẳng cần xuất gia thọ giới, chẳng cần tìm thầy học đạo… Họ tự cho sắc thân giả này đồng Phật không khác, dối gạt người khờ, hướng dẫn vào tối đen, khiến người dứt đoạn căn lành, tiêu mầm trí huệ… đây là hạng ngoại đạo thứ sáu.

Sáu ngoại đạo này chính là ma Ba Tuần, đời mạt pháp trà trộn vào hàng ngũ tu sĩ, mang hình thức giống như người tu, song việc chúng làm là nhắm vào mục đích phá hoại giáo pháp ta, toàn chỉ làm những điều trái ngược, có bôi bẩn đạo để người hiểu lầm mà hủy báng chánh pháp Như Lai”.

Trên đây là những lời cảnh báo của Phật, thật ra ma trong tâm và Phật cũng ở trong tâm. Lòng ta thiện là Phật hiện, lòng ta ác thì ma hiện. Nên nói: Bồ-tát và Dạ-xoa, cách nhau một sợi chỉ. Ma ba tuần nếu chuyển tâm thì cũng có thể thành Phật, tích xưa tổ từng độ ma Ba Tuần chứng đạo. Người chứa ác, làm ác tưởng như phá ai đó, hại được ai đó nhưng thực sự là tự hại mình trước nhất. Cho nên người khôn ngoan, trí sáng luôn làm điều hợp đạo, tốt cho mình mà cũng ích cho người.

 

 

Tạo bài viết
13/12/2010(Xem: 49359)
Kính thưa quý vị khá thính giả của chương trình Phố Bolsa TV. Hiện nay tôi đang có mặt ở tỉnh Surin Thái Lan cùng đòan bộ hành với sư Minh Tuệ đi Đất Phật Ấn Độ và hôm nay nơi giữa đường thì chúng ta sẽ có một buổi nói chuyện trực tiếp với sư Minh Tuệ. Những câu hỏi đã được tôi soạn ra trước nhưng không hề có việc gửi tới trước cho Sư hoặc là cho anh Đoàn Văn Báu (Trưởng đoàn)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.