Thư Viện Hoa Sen

21. Phụ Lục: Lược Thuật Sự Viên Tịch Của Hòa Thượng

21/03/20239:19 SA(Xem: 2913)
21. Phụ Lục: Lược Thuật Sự Viên Tịch Của Hòa Thượng
TỰ TRUYỆN THÁNH NGHIÊM
Nguyên tác TUYẾT TRUNG TÚC TÍCH
Thích Nữ Hạnh Đoan lược dịch
Nhà xuất bản Phương Đông

Phần phụ lục:
LƯƠC THUẬT SỰ VIÊN TỊCH CỦA HÒA THƯỢNG

Do căn bệnh cũ tái phát nên Thứ hai 5/01/ 2009 Hòa Thượng phải vào bệnh viện Đài Đại tái khám và phát hiện bị khối u trong gan nên nhập viện chữa trị.

15h00 thứ ba ngày 03/02/2009 Hòa Thượng xuất viện, trên đường về Pháp Cổ Sơn, giữa tiếng niệm Phật vang rền của Tứ chúng đệ tử, Hòa Thượng an nhiên xả báo thân (lúc đó là 16h00) để lại bài kệ:

無事忙中老,
空裡有哭笑,
本來沒有我,
生死皆可拋

Vô sự mang trung lão,
Không lý hữu khốc tiếu,
Bổn lai một hữu ngã,
Sanh tử giai khả phao

Tạm dịch:

Vô sự giữa bận rộn
Trong không có khóc cười
Xưa nay đâu có ngã
Sinh tử đều ném phăng

Tính ra, Hòa thượng Thánh Nghiêm đã viên tịch vào đúng 4 giờ chiều ngày thứ Ba, 3/2/2009 (tức mùng 9 tháng giêng AL thuộc ngày Kỷ Mão, tháng Bính Dần năm Kỷ Sửu), trụ thế 80 tuổi.

Sau khi Hòa Thượng viên tịch, các đạo tràng Pháp Cổ Sơn khắp nơi đồng tổ chức lễ “Niệm Phật Báo Ân” 24/24giờ. Còn tại trụ điểm chính là chùa Nông Thiền, ngay từ sáng sớm, cơn mưa cứ kéo dài không dứt, như đau thương vì bậc Cao Tăng Thạc Đức ra đi.

8 giờ tối hôm đó một cuộc họp báo đã mở tra để bàn về tang lễ Ngài.

Phương trượng Quả Đông đã tuyên đọc di chúc của Hòa Thượng: “Sau khi Ngài viên tịch không được cáo phó, không được phúng điếu, không được xây mộ tháp, không được lập tượng, tang lể phải dùng hình thức đơn giản trang nghiêm, không được nhận vòng hoa liễn đối, trước linh đài chỉ viết 4 chứ “Tịch diệt vi lạc” và thỉnh từ 1 đến 3 vị Hòa Thượng Trưởng lão chứng minh Tang lễ.

Quan trọng nhất là phải gìn giữ Tông phong Pháp mạch của Pháp Cổ Sơn”…

01h00 khuya thứ tư 4/2/2009 Pháp thể của Hòa Thượng được thỉnh chuyển đến chánh điện Pháp Cổ sơn để cho Tứ chúng chiêm ngưỡng.

Chương trình Tang lễ:

Từ Thứ Ba 03/02/2009 đến Chủ Nhật 15/02/2009 –Tất cả tứ chúng đồng niệm Phật Báo ân 24/24.

1h00 khuya Thứ tư 04/02/2009 – Cung thỉnh Linh cửu đến Đại điện:

9h00 sáng Thứ Sáu 06/02/2009: Lễ nhập quan

9h00 Chủ Nhật 08/02/2009: Cử hành lễ Trà Tỳ

14h00 Chủ Nhật 08/02/2009: Bắt đầu Trà Tỳ (tại Khuyến Hóa đường, núi Sư Đầu, huyện Miêu Lật)

10h00 sáng Chủ Nhật 15/02/2009 – Tất cả Pháp Cổ Sơn trên toàn thế giới cử hành Đại Hội Tín Đồ

14h00 chiều chủ nhật 15/02/2009: Lễ Truy Điệu Ân sư

*

ĐẠI LỄ NHẬP KIM QUAN

9h00 sáng thứ sáu ngày 6 tháng 2 năm 2009 (tức 12 tháng Giêng năm Kỷ Sửu), lễ nhập kim quan được cử hành tại Đại Hùng Bảo Điện Pháp Cổ Sơn.
Tân phương trượngHòa Thượng Thích Quả Đông tiến vào Bảo điện, đến trước pháp thể của Hòa Thượng Thánh Nghiêm giữa tiếng niệm Phật trang nghiêm. Môn đồ pháp quyến nghẹn ngào nói lời từ biệt cuối cùng.

Hòa thượng Thích Kim Năng, (pháp lữ chí thân của cố Hòa Thượng) đã chủ trì đại lễ. Buổi lễ diễn ra độ một giờ, đơn giản, trang nghiêm, thanh tịnh. Hai bên kim quan được bài trí những tác phẩm của cố Hòa thượng, để nhắc nhở về những cống hiếncông đức hoằng truyền chánh pháp của Ngài.

Suốt buổi lễ, mọi người chắp tay trì niệm Thánh hiệu “A Di Đà Phật” không ngừng. Tất cả các chi nhánh của Pháp Cổ Sơn trên toàn thế giới đều được truyền hình trực tiếp về Đại lễ nhập quan.
Lúc đậy nắp kim quan, nhiều người không nén được đau thương, nước mắt lăn dài, nhưng nhờ tiếng niệm Phật trầm hùng của tập thể, họ kịp thời nhiếp tâm, dốc lòng trì hồng danh Phật, cầu hòa thượng sớm quay lại ta bà dìu dắt chúng sinh. Buổi lễ kết thúc trong không khí trang nghiêm, giữa tiếng tiếng niệm Phật vang rền.

Ông Su Jun-pin, Phát ngôn viên của nội các chính phủ Đài Loan phát biểu: “Ngài Thánh Nghiêm là một cao tăng rất được Đài Loan quý kính và tôn trọng. Sự ra đi của Ngài là một mất mát vô cùng to lớn đối với quốc gia.”

Cố Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm đã quy y cho hàng ngàn đệ tử, từ thường dân cho đến các chính khách tầm cở và các nhân vật nổi tiếng. Cả đương kim Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu và cựu Tổng thống Trần Thủy Biền cũng từng đến học thiền với Ngài

Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu, khi đến Pháp Cổ Sơn viếng Giác linh Hòa thượng đã phát biểu: “Tôi rất đau buồn, xúc động đến bàng hoàng, khi nghe tin Hòa thượng Thánh Nghiêm viên tịch. Ngài là một tu sĩ rất có tài thuyết phục và khéo giao tiếp với mọi người.

Tôi không những ủng hộ đạo pháp mà còn tán thành đường lối và phương châm sống. Tôi mong rằng những những nỗ lựcmục tiêu của Cố Hòa thượng luôn được tôn trọng, gìn giữtiếp tục phát huy để góp phần xây dựng hòa bình”.

Phát ngôn viên của Nội các Chính phủ Đài Loan, tuyên bố: Những giáo huấnHòa thượng Thích Thánh Nghiêm đề xướng, rất quý và có giá trị, di sản này sẽ sống mãi tại Đài Loan. Mong rằng những giáo huấn của Hòa thượng luôn được được xem trọng, trân quý và bảo lưu trong xã hội”…

Môn đồ Pháp Cổ Sơn đã thiết lập linh đài của Hòa Thượng tại Kim Sơn Khu (Jinshan), huyện Đài Bắc, để thập phương bá tánh đến viếng Giác linh ngài, bắt đầu từ 8h00 sáng thứ Tư, 4/2/2009.
Thể theo di ngôntâm nguyện của hòa thượng lúc sinh tiền, tang lễ được thực hiện cực kỳ đơn giảntiết kiệm, sau khi trà tỳ, Xá-lợi của Hòa thượng sẽ được rải khắp trong Công viên Thực tồn Sinh mệnh của Pháp Cổ Sơn vào ngày chủ nhật 15/2/2009.

Pháp Cổ Sơn được hòa thượng thành lập từ năm 1989 cho đến nay 2009, là 20 năm. Ngày càng phát triển quy mô, có đông đảo tín đồ, được truyền rộng khắp trong và ngoài nước, nhiều chi nhánh được mở ra khắp nơi. Khi hòa thượng viên tịch, môn đồ Pháp Cổ Sơn đã chuẩn bị tốt mọi việc, gìn giữ và phát huy các hoạt động hoằng pháp, từ thiện, giáo dục vv…. Họ nói: “Dù hòa thượng ân sư viên tịch của là một mất mát lớn lao, nhưng đối với việc thừa hành Phật sự trong tương lai không vì vậy mà bị ảnh hưởng nhiều.

Pháp Cổ Sơn hoàn toàn tuân thủ thực hiện y theo di chúc và đường hướng mà hòa thượng đã thành lập và truyền bá”…

DI NGÔN CỦA HÒA THƯỢNG THÁNH NGHIÊM

Sau khi tôi mất, không đăng báo, không cúng kiến, không lập mộ, không xây tháp, không lập bia, không đúc tượng… Tổ chức lễ tang hãy thỉnh vài vị trưởng lão pháp sư đại đức thực hiện nghi thức đậy nắp quan, việc cáo phó, trà tỳ vv… nên tổ chức đơn giản, trang nghiêm, không được phô trương lãng phí, nơi linh đường chỉ cần treo bảng ghi câu: “TỊCH DIỆT VI LẠC” và nên cho tứ chúng niệm Nam Mô A Di Đà Phật để cùng kết thiện duyên.

Về hậu sự, nếu đàn việt cúng dường tiền bạc và có nhận được tiền bản quyền sách trong lẫn ngoài nước, xin hãy tặng vào quỹ từ thiện, quỹ giáo dục Phật giáo (theo tư cách pháp nhân của Tăng đoàn Pháp Cổ Sơn). Tôi bình sinh không giữ tài sản gì riêng cho mình, nên tất cả tài vật có được từ sự bố thí của thập phương bá tánh (đều thuộc về đạo tràng, đều được xử lý y theo lời Phật dạy) Di chúc này đã được công chứng từ Pháp viện.

Những đạo tràng do tôi sáng lậpphụ trách, đều thuộc về phái Pháp Cổ Sơn, ngoài kinh tế vận hành độc lập, việc giáo dục nhân tài, sắp xếp nhân sự nên cho thuộc một cơ chế thống nhất trong tinh thần quan tâm lẫn nhau. Riêng các đạo tràng nước ngoài, hãy giáo hóa theo nguyên tắc thiền phong, cho “bản địa hóa nhân sự”, để trong xã hội dù có nền văn hóa khác nhau vẫn có thể áp dụng pháp thiền tu, có thể duy trì thiền bất suy, giúp giáo pháp bén rễ sâu, phát triển rộng khắp.

Tổng thể Pháp Cổ Sơn đều có đồng chức phương trượng, bất kể là do nội bộ giới thiệu, hay bên ngoài tuyển chọn bầu lên thì chư đại đức Tỳ kheo, Tỳ kheo ni – khi đảm nhiệm nhận chức tiếp nối kế thừa Pháp Phái Truyền Thống – phải gìn giữ và bảo lưu mạng mạch thiền tông của Pháp Cổ Sơn, không được hủy bỏ giáo lý và đi sai đường lối của Pháp Cổ Sơn, những điều này là nguyên tắc vĩnh hằng. Phật dạy: “Ngã bất lãnh chúng, ngã tại tăng trung” (Ta không lãnh đồ chúng, ta ở trong tăng). Phương trượng chính là trung tâm tinh thần của Tăng đoàn, có nhiệm vụ giám sát việc tu học, truyền bá Phật pháp theo đúng pháp, đúng luật, đúng quy chế, trong tinh thần hòa hợp, an lạc, tinh tấn, thanh tịnh.

Các tác phẩm của tôi, ngoài những kinh sách đã phát hành và đăng báo, có thể kết lại hết thành tập. Còn những kinh sách, văn cảo nào chưa được tôi duyệt qua, (để tránh phiền toái về việc phật pháp bị hiểu sai), không nên để người sau chỉnh lý làm sách.

Sau khi tôi qua đời, hãy mời hai vợ chồng giáo thọ Lâm Kỳ Hiền đem niên phổ của tôi, bổ sung vào thêm cho đến lúc tôi cuối đời, dùng đây làm sử liệu giúp các vị hiền đức tham khảo. Đừng in ấn xuất bản theo kiểu sách, văn kỷ niệm.

Di ngôn, di chúc của tôi giao Tăng đoàn chấp hành. Không nên tổ chức lễ tang ồn ào, phật sự cần trang nghiêm.

Giữa Tăng, Ni xuất gia và các đệ tử tại gia đều không có sản nghiệp, tài vật và quyền lực. Các vị có thể tranh luận, trao đổi ý kiến trong tinh thần bi trí, hòa kính. Hi vọng môi trường giáo dục tâm linh được gìn giữ. Chư vị hiền đức, mỗi người nên tự biết quý tiếc, trân trọng, chúng ta có chung nhân duyên, phước đức, thiện căn, được đồng tu cùng chư pháp lữ, là đã từng ở dưới Phật đài kết duyên lành vô lượng kiếp. Xin mãi là quyến thuộc với nhau trong chánh pháp, đồng tu vô thượng Bồ Đề, đến vô lượng hải hội chư Phật.

Đây là bản di ngôn tôi đã lập trước, có thể sao ra để tham khảo, nhưng lấy bản này làm chuẩn.

*

LỄ DI QUANTRÀ TỲ

9h00 sáng chủ nhật, 8/2/2009 (14 tháng Giêng năm Kỷ Sửu), tại Đại Hùng Bảo Điện Pháp Cổ Sơn, môn đồpháp quyến đã vân tập cử hành Lễ cung tiễn, thỉnh kim quan của Hòa Thượng Thánh Nghiêm đến Khuyến Hóa Đường, núi Sư Đầu để chuẩn bị cho Lễ trà tỳ vào lúc 14h00 giờ chiều.

Dù hôm ấy trời đổ mưa sụt sùi, ngay từ tờ mờ sáng đã có rất nhiều Tăng, Ni và Phật tử vội vã đến Pháp Cổ Sơn, họ từ miền Trung, miền Nam và tận nước ngoài, cùng tụ hội về đây để tiễn biệt Ân sư lần cuối.

Hòa thượng Thích Kim Năng, Phó pháp chủ Hội Tăng Già Trung Quốc, chủ trì buổi lễ. Giữa tiếng tụng kinhniệm Phật của tứ chúng, kim quan cố Hòa thượng được 8 tăng sĩ thỉnh ra xe.

Xe từ từ lăn bánh, đồ chúng đã dàn hàng trước sẵn ở hai bên đường, họ đội mưa, chờ tiễn ngài. Xe đi tới đâu, đồ chúng hai bên đường rạp người đảnh lễ tới đó, họ chắp tay niệm Phật, mắt rưng rưng lệ, nghẹn ngào tiễn đưa. Xe đã qua rồi, họ vẫn còn phủ phục trong mưa cung tiễn.

Nơi trà tỳ ở núi Sư Đầu, cách Pháp Cổ sơn khoảng 200 cây số, có hơn 10 ngàn người đến dự lễ trà tỳ của Hòa Thượng. Trước đó, cảnh sát giao thông đã tăng cường giữ trật tự xung quanh khu vực Núi Sư Đầu để dành đường cho đoàn xe di quan.

Suốt lộ trình, hằng vạn tín chúng ở hai bên đường, bùi ngùi quỳ trong mưa cung kính tiễn ngài.

Tuy trong di thư Hòa Thượng yêu cầu các đệ tử đừng nhặt xá lợi. Sau khi trà tỳ quả thực có rất nhiều Xá Lợi.

LỄ CUNG TIỄN XÁ LỢI

Xá lợi của cố HT Thánh Nghiêm được chia thành 5 túi, được an táng trong 5 huyệt khác nhau tại “Công viên Thực tồn Sinh mệnh” đúng theo di nguyện của Ngài.

Công viên này nằm trong địa phận Huyện Đài Bắc, thuộc quyền quản lý của Tu viện Pháp Cổ Sơn. Hơn 3 vạn Tăng Ni, Phật tử và các chính trị gia nổi tiếng như: Tổng thống Mã Anh Cửu, Phó Tổng thống Tiêu Vạn Trường, cựu Tổng thống Lữ Tú Liên… đã đến dự Lễ thực táng xá lợi Hòa thượng Thánh Nghiêm.

Các Phật tử đến dự lễ đã xếp thành hàng dài 3 km suốt quãng đường từ Tu viện Pháp Cổ Sơn đến Công viên.

*

LỜI NGƯỜI Ở LẠI

Hòa Thượng đã viên tịch nhưng lời giáo huấn của Ngài luôn là kim chỉ nam hướng dẫn cuộc đời chúng tôi.

Các đệ tử tại gia

Được tin sư phụ viên tịch tôi nhớ ngay đến cảnh cha mình tạ thế. Thân phụ tôi tuổi đã 83, sức khỏe đang độ già suy; nhưng sự ra đi đột ngột của ông làm tôi cảm thấy bất ngờ, hoảng hốt, khó kham. Tôi điện thoại cầu cứu hòa thượng. Ngài khuyên tôi nên bình tĩnh và cử phái đoàn đến hộ niệm cho cha tôi, 8 tiếng sau, tôi thấy khuôn mặt cha bình an, tươi tỉnh hơn cả lúc vừa chết, thậm chí khi thiêu xong còn có hoa xá-lợi, vì vậy tôi vô cùng tri ân sự giúp đỡ của Hòa thượngtăng đoàn Pháp Cổ Sơn. Nhờ nhân duyên đó, mà tôi một lòng hướng về Phật pháp, bái hòa thượng làm Thầy.

Chung Minh Thu

Tôi chuyên kinh doanh xe hơi. Hồi chưa quy y tam bảo, tính tôi rất ương bướng, ngã mạn. Vì vậy mà trong gia đình tôi thường xảy ra xung đột, bất hòa với các con.

Sau khi được Hòa thượng dìu dắt, tôi bắt đầu nghiên cứu Phật pháp, nhờ Ngài, tôi học được tâm hạnh từ bi bao dung và biết thay đổi cách sống, cách nhìn. Hòa khí trong gia đình tôi nhờ vậy được vãn hồi, những chuyện xung đột mâu thuẫn không còn xảy ra, cả nhà sống vui vẻ, thuận thảo.

Tất cả là nhờ sư phụ, Ngài đã hướng dẫn, dạy dỗ làm thay đổi cả cuộc đời tôi.

Diệp Khâm Đức

Trước đây tôi không tin đạo phật, chuyện kinh doanh của tôi ngày càng phất lớn. Nhưng sau đó tôi bị nhân nhiên thục két gieo họa khiến tôi phải bỏ trốn và đến nương náu tại Nông thiền tự của Hòa thượng. Ở đây, tôi được tiếp xúc với đạo pháp, được Hòa thượng hướng dẫn dìu dắt, cho tôi tham dự khóa tu mùa hạ tại chùa. Tôi học đựợc tính bao dung tha thứ, học cách quan tâm đến người. Khi có động đất xảy ra, tôi đã tham gia vào đội cứu hộ và càng cảm động thấm thía tinh thần cứu khổ cứu nạn của Phật giáo.

Tôi không ngờ đạo phật đã ảnh hưởng và làm thay đổi cả cuộc đời tôi. Biến lòng oán hận thành bao dung tri ân! Tôi xem anh nhân viên thục két như bồ tát nghịch hạnh giúp tôi giác tỉnh, tạo cho tôi cơ hội được biết đến phật pháp và học cách đứng lên từ khổ nạn. Nhờ giáo pháp của phật, tôi biết yêu thương người xung quanh và xem người trong gia đình từ lớn đến nhỏ thảy đều là pháp lữ; do vậy mà gia đình tôi sống hạnh phúc, cư xử hài hòa. Tất cả đều nhờ sự giáo huấn của hòa thượng Thánh Nghiêm. Đạo phật đã chuyển hóa cuộc đời tôi thật mầu nhiệm và hay không thể tưởng!

Lạc Tú Thành

Cuốn tự truyện này đã chứng minh cho chúng ta thấy rõ rằng cho dù hôm nay sống trong thế giới phức tạp dường này, song giữ được một trái tim thường lạc tri túc vẫn là điều có thể. Cuốn sách này được viết ra một cách ôn nhu, sâu sắc đầy tình lân mẫn tha thiết, cảm động lòng người.

Sylvia Boorstein

Sư phụ Thánh Nghiêm là bậc tu hành mẫu mực trong thời mạt pháp này.

Ngài ra đi không mang theo chút gì, nhưng đã để lại tình thương, lòng từtrí tuệ cho nhân gian.

Nhắc đến lòng từ bi và trí tuệ bao la của ngài, làm sao tôi có thể dùng văn tự ngữ ngôn để diễn đạt được hết niềm cảm ngộ trong lòng?

Chỉ có thể phổ biến cuốn tự truyện này đến với mọi người.

Tài tử Lý Liên Kiệt

 
Tạo bài viết
13/12/2010(Xem: 49359)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: