Thuyết Pháp Nhân Ngày Kỷ Niệm Đức Phật Thành Đạo (Song ngữ Vietnamese-English)

22/06/20235:09 SA(Xem: 2547)
Thuyết Pháp Nhân Ngày Kỷ Niệm Đức Phật Thành Đạo (Song ngữ Vietnamese-English)
THUYẾT PHÁP
NHÂN NGÀY KỶ NIỆM ĐỨC PHẬT THÀNH ĐẠO
Đức Đạt Lai Lạt Ma

dalai lama (2)Thekchen Chöling, Dharamsala, HP, Ấn Độ - Hôm nay là ngày Rằm, ngày chính của Saga Dawa, tháng thứ tư của lịch Tây Tạng, là ngày mà người dân Tây Tạng tưởng nhớ đến sự kiện Đản Sanh và Giác Ngộ của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đi bộ từ cổng Dinh thự của Ngài đến Tsuglagkhang - Chùa Chính Tây Tạng, để ban Pháp thoại dưới hình thức lễ kỷ niệm này. Khi quang lâm đến giữa sân chùa, Ngài đi từ bên này sang bên kia để chào và vẫy tay với những người đang vân tập ở đó.

Khi quang lâm đến Chùa, Ngài chào một nhóm Chư Tăng Theravada đang an toạ phía bên phải Pháp Toà và ở hàng đầu tiên của Chư Tăng an toạ phía trước Pháp toà. Từ các bậc thang lên Pháp tòa, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã chắp tay kính Lễ Đức Phật và dừng lại một lúc để im lặng cầu nguyện. Sau khi Ngài an toạ, chư Tăng đã tụng “Bát Nhã Tâm Kinh” bằng tiếng Tây Tạng, sau đó là lễ cúng dường Mạn đà la. Trà và bánh mì đã được phục vụ cho mọi người.

Ngài bắt đầu: “Kính thưa chư Huynh Đệ Pháp Hữu! Hôm nay là ngày mà chúng ta - những người đệ tử của Đức Phật - tưởng nhớ đến sự Giác ngộ của Ngài.

“Như đã nói:

Chư Phật không rửa sạch những hành động bất thiện bằng nước,
Cũng không loại bỏ đau khổ của chúng sinh bằng chính đôi tay,
Không cấy ghép sự giác ngộ của mình vào người khác.
Ngài giải thoát họ bằng cách dạy sự thật về Giáo Lý Chân Như này”
.

“Được thúc đẩy bởi lòng từ bi, mục đích của Đức Phậtgiáo hóa để dẫn dắt chúng sinh thoát khỏi đau khổ. Trong nhiều đại kiếp, Ngài đã nghĩ đến việc làm lợi lạc cho chúng sinhcuối cùng Ngài đã đạt được sự giác ngộ. Ngài dạy rằng đau khổ xảy ra là kết quả của nguyên nhânđiều kiện. Những nguyên nhânđiều kiện đó không liên quan đến một tác nhân bên ngoài - chẳng hạn như một vị thần sáng tạo - mà nó xuất hiện do tâm phóng túng của chúng sinh. Vì chúng taxu hướng bị lấn át bởi tham lamsân hận, nên chúng ta tham gia vào các hành động và tạo nghiệp, dẫn đến khổ đau.

“Mặc dù các pháp chỉ là do bị định danh và không có sự tồn tại khách quan hay độc lập, nhưng chúng xuất hiện như có sự tồn tại từ phía riêng của chúng; và chúng ta bám chấp vào sự xuất hiện của sự tồn tại độc lập đó. Điều đó có nghĩa là, chúng ta nắm bắt ở một cái nhìn méo mó sai lệch. Để giúp cho chúng sinh làm sáng tỏ quan điểm lệch lạc này, Đức Phật đã dạy về Tứ Diệu Đế, đó là “khổ” (Khổ) phải được nhận biết; “nguyên nhân của khổ” (Tập) phải được đoạn trừ, “sự chấm dứt của khổ” (Diệt) phải được thực hiện bằng “con đường tu tập” (Đạo).

“Ngài cũng dạy rằng đau khổ xảy ra ở nhiều cấp độ vi tế khác nhau: khổ do đau khổ (khổ khổ); khổ do sự thay đổi (hoại khổ) và khổ liên quan đến sự hiện sinh (hành khổ). Nguyên nhânđiều kiện trực tiếp của đau khổ nằm trong hành động và phiền não của chúng ta. Quan điểm sai lệch méo mó của chúng ta cho rằng mọi thứ có một sự tồn tại khách quan, độc lập - chính là gốc rễ của những phiền não tinh thần của chúng ta. Đức Phật dạy rằng, ngược lại với điều này, là tất cả các hiện tượng đều không có cốt lõi hay bản chất thực chất - chúng không có sự tồn tại cố hữu. Hiểu ra được điều này thì sẽ hành động như một sự đối trị, và khi chúng ta càng hiểu rõ về nó thì phiền não của chúng ta sẽ càng được giảm thiểu.”

Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma giảng về “Tám bài Kệ luyện Tâm”, Ngài chỉ ra rằng hầu hết chúng ta đều có tính kiêu căng và ngạo mạn, nhưng bản văn này khuyên chúng ta không nên tự cho mình là tốt hơn hoặc cao hơn người khác. Câu kệ thứ hai nói: ‘Bất cứ khi nào con ở cùng với những người khác, con đều xem mình thấp kém hơn tất cả’. Ngài chỉ ra rằng những con người khác cũng giống như chúng ta; họ cũng có lỗi lầm, nhưng không có lý do gì để bác bỏ hay khinh thường họ. Nếu quý vị nghĩ mình thấp kém hơn những người khác, thì quý vị sẽ gieo hạt giống của những phẩm chất tốt hơn. Sự khiêm cung sẽ đưa chúng ta đến địa vị đáng quý hơn.

Đoạn kệ tiếp theo khuyên: “Chớ để phiền não khuất phục mình”. Đức Phật và các bậc Thầy vĩ đại đến sau Ngài đã chỉ ra cách để khắc phục những cảm xúc tiêu cực.

Ngài nhận xét: “Sau khi Phật giáo được truyền đến Tây Tạng, một số truyền thống khác nhau đã xuất hiện, chẳng hạn như truyền thống Sakya, Nyingma, Kagyu và Kadampa theo sau bậc thầy vĩ đại của Ấn Độ, Atisha. Các bậc thầy Kadampa nổi tiếng về sự khiêm cung. Một trong số họ, tác giả của ‘Tám Bài Kệ’ này - Geshé Langri Thangpa được biết đến với cái tên Lang-thang có khuôn mặt dài. Ngài thường khóc trước cảnh ngộ của chúng sinh. Sự trưởng dưỡng Bồ Đề Tâm của Ngài ấy đến mức Ngài ấy kiên định quyết tâm giúp đỡ tha nhân. Tôi đọc những câu thơ này của Ngài ấy mỗi ngày.

“Như bài kệ thứ ba nói:

Trong mọi hành động, xin tự mình soi xét,
Và ngay khi phiền não vừa khởi sinh -
Gây hiểm nguy cho người khác và chính mình -
Nguyện đối diện và phá tan mạnh mẽ.

Khi người khác, với bản tâm ganh tỵ
Lạm dụng con, vu khống và miệt khinh,
Con nguyện xin nhận thua thiệt về mình
Hiến dâng người phần quang vinh chiến thắng.

“Ở bài kệ thứ sáu nói:

"Khi một người con đã từng giúp đỡ,
Hoặc người mà con hy vọng lớn lao,
Ngược đãi con gây tổn thương tàn bạo,
Nguyện xem như bậc Hướng Đạo - tôn Sư."

điều đó có nghĩa là thay vì tức giận với họ, hãy phát tâm từ bi. Có những nhà lãnh đạo cộng sản ở Trung Quốc chỉ trích tôi và lên án văn hóa Tây Tạng, nhưng họ hành động như vậy là vì thiếu hiểu biết, thiển cận và hẹp hòi - đó là lý do tại sao tôi cảm thấy thương họ.

“Bài Kệ thứ bảy nói:

"Tóm lại, xin dâng ích lợi, niềm vui
Đến Mẹ chúng sanh trực - và gián tiếp,
Xin nguyện riêng con âm thầm nhận lãnh
Những đớn đau, bất hạnh của người."

và đề cập đến việc kín đáo tham gia thực hành cho và nhận một cách lặng lẽ trong lòng.

Cuối cùng, bài Kệ thứ tám kết luận,

"Nguyện cầu cho hết thảy hạnh nguyện này
Không bị tám pháp thế gian làm ô nhiễm;
Nguyện con nhận ra mọi thứ đều hư huyễn,
Tâm chẳng buộc ràng, thoát khỏi luyến trần gian!"

Ngài hỏi: “Nguyên nhân chính của một vị Phật là gì? - bodhichitta - Bồ Đề Tâm. Trên nền tảng của Tâm như vậy, Đức Phật đã tích lũy công đứctrí tuệ trong ba A Tăng Kỳ kiếp. Nhờ vào Bồ Đề Tâm mà Ngài đã đạt được sự Giác ngộ. Chúng ta cũng nên lấy Bồ Đề Tâm làm sự thực hành chính yếu của mình.

“Ngay khoảnh khắc tôi thức dậy vào buổi sáng, tôi liền phát Bồ Đề Tâm, điều này cũng thường khiến cho tôi rơi nước mắt. Thông điệp chính của Đức Phật là trau dồi Bồ Đề Tâm. Vấn đề không chỉ là khắc phục những phiền não tinh thần của chúng ta, mà là đi đến cuối con đường bằng cách đạt được Giác ngộ.

“Khi quý vị có Bồ Đề Tâm, quý vị sẽ cảm thấy thoải mái. Sự tức giận, thù hận và ghen tị sẽ bị triệt tiêu bớt, do đó quý vị có thể thư giãn và ngủ ngon. Là người có niềm tin vào Đức Quán Thế Âm, quý vị có thể quán tưởng về Ngài trên đỉnh đầu, mong muốn phát triển những đức tính giống như Ngài và rồi chìm vào giấc ngủ bình yên.

“Đức Phật đã dạy về Tứ Diệu Đế, Bát Nhã Ba La Mậtbản chất của Tâm, nhưng cốt lõi của tất cả những lời dạy của Ngài là Bồ Đề Tâm. Nếu Ngài xuất hiện giữa chúng ta hôm nay, thì lời khuyên của Ngài cũng giống như vậy, hãy phát triển Bồ Đề Tâm. Tất cả chúng ta đều muốn được hạnh phúc và không muốn khổ đau. Cách để đạt được điều đó là trưởng dưỡng Bồ Đề Tâm. Hãy nghĩ đến tất cả chúng sinh khắp hư không và nguyện thành Phật vì tất cả họ.”

Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma hướng dẫn hội chúng trì tụng bài Kệ sau đây ba lần để thực hiện nghi thức trưởng dưỡng Bồ Đề Tâm:

"Con xin quy y cho đến ngày giác ngộ
Nương tựa Phật Đà, Giáo Pháp, Chúng Trung Tôn
Công đức tích luỹ nhờ bố thíhành trì những Ba La Mật khác
Nguyện cho con thành Phậtlợi lạc của hết thảy chúng sinh!"

Ngài nhận xét: “Đức Phật là vị Thầy của chúng ta. Và chính bởi vì Ngài có Phật tính nên Ngài có thể tu tập trên con đườngtrở thành một bậc Giác ngộ hoàn toàn. Chúng ta cũng có Phật tánh và nhờ tu họcvượt qua mọi chướng ngại để đạt đến giác ngộ như Ngài. Nếu chúng ta phát triển Bồ Đề Tâm một cách đều đặn, cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên có giá trị, có ý nghĩa; và chúng ta có thể cảm thấy thoải mái - và đó là tất cả những gì cho ngày hôm nay.”

Vị Thầy Chủ Sám đã chủ trì buổi lễ cầu nguyện bao gồm cúng dường Mạn Đà La tạ ơn, cầu nguyện Đấng Hộ Pháp, cầu nguyện cho sự hưng thịnh của Giáo Pháp và Bài Cầu Nguyện Lời Chân Thật.

Sau khi rời khỏi Pháp tòa, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đi đến rìa của khán đài và xướng lên bài Kệ tụng ba đoạn từ phần cuối của 'Đại Luận về Các Giai Trình của Đạo Giác ngộ' của Jé Tsongkhapa:

"Ở những nơi mà Giáo Pháp trân quý tuyệt vời chưa truyền tới;
Hoặc đã từng được truyền qua nhưng cũng đã tàn suy;
Xin cho con soi sáng kho tàng hạnh phúc lợi lạc ấy;
Cho hết thảy chúng sanh bởi tâm từ ái vĩ đại này!"

Ngài đọc tiếp với hai bài Kệ cuối của Bài Cầu Nguyện Lời Chân Thật:

Xin Đấng Bảo Hộ Quán Thế Âm
Thực hiện lời cầu nguyện thậm thâm
Trước chư Bồ Tát và Chư Phật
Ôm trọn dân Xứ Tuyết vào lòng!

Cầu cho lời nguyện trĩu ước mong
Sớm mau viên mãn, chóng thành công,
Nguyện cho thành tựu ngay hiện tại;
Ở tại nơi đây, phút giây này;
Nhờ sự uyên thâm từ duyên khởi


Kết hợp hài hòa với tánh không.
Nguyện Lời Chân Thật nơi Tam Bảo
Với bao năng lực của thiện hành
Sớm mau thành tựu điều toàn hảo
Không gặp chướng duyên, chóng viên thành!

Mỉm cườivẫy tay chào các thành viên của khán giả, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma tiếp tục lặp lại bài kệ cuối cùng khi Ngài đi bộ từ Chùa về Dinh thự của mình.
(dalailama.com)

English Version:

Teachings on the Day Commemorating the Buddha’s Enlightenment June 4, 2023

Thekchen Chöling, Dharamsala, HP, India - Today is the full-moon day, the principal day, of Saga Dawa, the fourth month of the Tibetan lunar calendar, when Tibetans remember the birth and enlightenment of Buddha Shakyamuni. His Holiness the Dalai Lama walked from the gates to his residence to the Tsuglagkhang, the Main Tibetan Temple, to give a teaching by way of celebration. As he made his way up the middle of the temple courtyard, he walked from side to side to greet and wave to people gathered there.

Reaching the temple, he greeted a group of Theravada monks who were seated to the right of the throne and in the front row of monks before it. From the steps to the throne, His Holiness raised his folded hands to pay his respects to the Buddha and paused a moment in silent prayer. The ‘Heart Sutra’ was recited in Tibetan as he took his seat, followed by a mandala offering. Tea and bread were served.

“Today, my Dharma brothers and sisters,” His Holiness began, “is when we followers of the Buddha remember the Buddha’s attaining enlightenment.

“As it is said, ‘the Sages do not wash unwholesome deeds away with water, nor do they remove the sufferings of beings with their hands. Neither do they transplant their own realization into others. It is by teaching the truth of suchness that they liberate beings.’

“Motivated by compassion, the Buddha’s intention was to teach to lead sentient beings out of suffering. For many aeons he thought of benefiting sentient beings and ultimately became enlightened. He taught that suffering comes about as a result of causes and conditions. Those causes and conditions are not related to an external agent, such as a creator god, but come about because of sentient beings’ unruly minds. Since we tend to be overwhelmed by attachment, anger and hatred, we engage in actions and create karma, which gives rise to suffering.

“Although things are merely designated and have no objective or independent existence, they appear to exist from their own side and we grasp at that appearance of independent existence. That is to say, we grasp at a distorted view. To help beings clarify this distorted view, the Buddha taught the Four Noble Truths, that suffering must be known and its causes eradicated, cessation must be actualized by cultivating the path.

“He also taught that suffering occurs on different levels of subtlety: the suffering of suffering, the suffering of change and existential suffering. The direct causes and conditions of suffering lie in our actions and mental afflictions. Our distorted view that things have an objective, independent existence is at the root of our mental afflictions. The Buddha taught that, contrary to this, all phenomena are devoid of a substantial core or essence—they are empty of inherent existence. Understanding this acts as a counter force, and the better we understand it the more our mental afflictions are reduced.”

His Holiness took up the ‘Eight Verses for Training the Mind’, He pointed out that most of us are subject to pride and arrogance, but this text advises us not to see ourselves as better or superior to other people. The second verse says: ‘Whenever I’m in the company of others, may I regard myself as inferior to all.’ Other human beings, he pointed out, are just like us; they have faults too, but that’s no reason to dismiss or feel disdain for them. If you think of yourself as lower than everyone else, you’ll sow the seed of greater qualities. Humility leads to high status.

The next verse advises, “Don’t let yourself be overcome by mental afflictions.” The Buddha and the great masters who came after him showed how to overcome negative emotions.

“After Buddhism came to Tibet,” His Holiness remarked, “several different traditions arose, such as the Sakya, Nyingma, Kagyu and the Kadampas following the great Indian master, Atisha. The Kadampa masters were renowned for their humility. One of them, the author of these ‘Eight Verses’, Geshé Langri Thangpa was known as Lang-thang with the long face. He wept at the plight of sentient beings. His cultivation of bodhichitta, the awakening mind, was such that he was determined to be of help to others. I recite these verses of his every day.

“As the third verse says, whatever you’re doing and wherever you are, when negative emotions or mental afflictions arise, counter them. When others criticize or abuse you, don’t think of retaliating, offer the victory to them.

“Where the sixth verse says if someone does great wrong by harming you, see them as an excellent spiritual friend, it means that instead of being angry with them, generate compassion. There are communist leaders in China who criticize me and condemn Tibetan culture, but they act this way out of ignorance, short-sightedness and narrow-mindedness—that’s why I feel compassion for them.

“Verse seven says, ‘may I take all their harm and pain secretly upon myself’ and refers to discreetly engaging in the practice of giving and taking quietly in your heart. Finally, verse eight concludes, ‘May I see all things like illusions and, without attachment, gain freedom from bondage.’”

His Holiness asked, “What is the main cause of a Buddha? —bodhichitta, the altruistic mind of enlightenment. On the basis of such a mind, the Buddha accumulated merit and wisdom for three countless aeons. Because of bodhichitta he became enlightened. We too should make bodhichitta our principal practice.

“As soon as I wake in the morning, I generate bodhichitta, which often brings tears to my eyes too. The Buddha’s key message was to cultivate bodhichitta. The point is not just to overcome our mental afflictions, but to reach the end of the path by attaining enlightenment.

“When you have bodhichitta, you feel at ease. Anger, hatred and jealousy subside, consequently you can be relaxed and sleep soundly. As people with faith in Avalokiteshvara, you can think of him at the crown of your head, aspire to develop qualities like his and then fall peacefully asleep.

“The Buddha taught the Four Noble Truths, the Perfection of Wisdom and the nature of the mind, but the essence of all his teachings is the altruistic mind of bodhichitta. If he was to appear among us today, his advice would be the same, develop the awakening mind of bodhichitta. All of us want to be happy and to avoid or to overcome suffering. The way to bring that about is to cultivate bodhichitta. Think of all sentient beings across the expanse of space and aspire to become a Buddha for all of them.”

His Holiness led the congregation in reciting the following verse three times to formally cultivate bodhichitta:

I seek refuge until I am enlightened
In the Buddha, the Dharma, and the Supreme Assembly,
Through the collection of merit achieved by giving and other (perfections)
May I achieve Buddhahood in order to benefit all sentient beings.

“The Buddha is our teacher,” he observed, “and it’s because he had Buddha-nature that he was able to train in the path and become a fully awakened being. We too have Buddha-nature and through study and practice can overcome all obstacles to attain enlightenment as he did. If we cultivate bodhichitta steadily, our lives will become worthwhile, meaningful and we can feel at ease—and that’s all for today.”

The Chant-master led a number of prayers that included the thanksgiving mandala, a prayer to the Dharma protectors, a prayer for the flourishing of the Dharma and the Prayer of the Words of Truth.

Having stepped down from the throne, His Holiness came to the edge of the platform and led a threefold recitation of the verse from the end of Jé Tsongkhapa’s 'Great Treatise on the Stages to the Path to Enlightenment':

"Wherever the Buddha's teaching has not spread
And wherever it has spread but has declined
May I, moved by great compassion, clearly elucidate
This treasury of excellent benefit and happiness for all.

This he followed with the last two verses of the Prayer of the Words of Truth:

Thus, the protector Chenrezig made vast prayers
Before the Buddhas and Bodhisattvas
To fully embrace the Land of Snows;
May the good results of these prayers now quickly appear.

By the profound interdependence of emptiness and relative forms,

Together with the force of great compassion
in the Three Jewels and their Words of Truth,
And through the power of the infallible law of actions and their fruits,
May this truthful prayer be unhindered and quickly fulfilled.

Smiling and waving to members of the audience, His Holiness continued to repeat the final verse as he walked from the temple towards his residence.







Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
31/05/2013(Xem: 26205)
30/08/2014(Xem: 27905)
27/06/2018(Xem: 12393)
25/06/2018(Xem: 11960)
04/12/2012(Xem: 55887)
17/06/2016(Xem: 9098)
14/10/2010(Xem: 78191)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.