Sự Ẩn Dật - Tenzin Palmo (Song ngữ Vietnamese-English)

25/10/20233:55 SA(Xem: 1804)
Sự Ẩn Dật - Tenzin Palmo (Song ngữ Vietnamese-English)

SỰ ẨN DẬT
Trích trong tập sách THREE TEACHINGS của TENZIN PALMO
Tâm Anh trích dẫn và chuyển ngữ

 

Tenzin_Palmo001Jetsunma Tenzin Palmo (30/6/1943) là một trong những vị nữ tu sĩ Phật giáo Tây phương nổi tiếng bậc nhất thế giới, là một Ni Sư trong dòng truyền thừa Drukpa của trường phái Kagyu của Phật giáo Tây Tạng. Ni Sư là một tác giả, giáo viên và người sáng lập Ni viện Dongyu Gatsal Ling ở Himachal, Ấn Độ. Ni sư được biết đến nhiều nhất vì đã trải qua mười hai năm sống trong hang động hẻo lánh trên dãy Himalaya, ba trong số đó là những năm ẩn dật thiền định nghiêm ngặt.

 

   Về cơ bản có hai phẩm chất thiết yếu mà chúng ta cần có trong việc tu theo đạo Phật. Đầu tiên là chúng ta có thể ẩn dật khỏi xã hội trong một thời gian có thể là vài giờ, vài ngày, vài tháng hoặc vài năm. Yêu cầu khác có thể lấy bất cứ điều gì có được từ trải nghiệm ẩn dật của chúng ta và mang nó trở lại thế giới - vào các mối quan hệ và cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Giống như thở vàothở ra, chúng ta cần cả hai.

    Đôi khi mọi người rất ấn tượng khi nghe về công đức của các khóa tu - ba năm, bảy năm, các khóa tu suốt đờichúng taý tưởng rằng có lẽ nếu chúng ta làm được điều này thì chúng ta thực sự có thể đạt được điều gì đó. Nhưng chúng ta là người bình thường, chúng ta không thể làm điều đó, vì thế chúng ta cảm nhận không có nhiều hy vọng rằng sự thực hành của chúng ta trở nên sâu xa.

    Nhưng thực tế, điều quan trọng không phải số lượng mà là chất lượng. Bất kỳ ai cũng có thể tham gia khóa tu ba năm, tuy nhiên với một tâm trí xao lãng chúng ta sẽ không đạt được nhiều lợi ích từ việc đó. Hoặc bất kỳ ai ngồi trong một khóa tu ba ngày, nhưng hết sức tập trung vào điều mình đang thực hành và thậm chí chỉ trong ba ngày cũng có thể trải nghiệm một số chuyển hóa. Vì vậy tôi nghĩ vấn đề không phải là thời gian bao lâu, hay bạn trì tụng bao nhiêu thần chú, bạn lễ lạy bao nhiêu lần, bao nhiêu cái này, bao nhiêu cái kia  Đó không phải là một tài khoản ngân hàng tâm linhchúng ta đang cố gắng tích lũy. Câu hỏi quan trọng mà chúng ta luôn phải đặt ra là - về cơ bản, có sự thay đổi nào không?

Học giả vĩ đại của thế kỷ thứ 11 nói rằng vấn đề quan trọng trong việc đánh giá bất kỳ hình thức thực hành nhập thất nào, là liệu cuối cùng những cảm xúc tiêu cực của chúng ta - giận dữ, tham lam, có thể là nền tảng cho những ảo tưởng tâm trí chúng ta có được giảm bớt hay không. Ngay cả khi chúng ta đã nhập thất 12 năm, chúng ta vẫn không đạt được điều gì nếu chúng ta vẫn có cùng một vấn đề nội tại, có thể là cùng sự sân hận, có thể là sự bám víu vào các đồ vật, có thể là sự quyến luyến và  tham lam, cùng những ảo tưởng cơ bản của tâm trí.

   Không quan trọng chúng ta đã thực hành bao nhiêu triệu câu thần chú, bao nhiêu cơn tức giận bên trong mà chúng ta đã hoàn thành. Điều này rất quan trọng. Tất cả những thực hành này sẽ chẳng là gì nếu chúng ta không chuyển hóa được tâm hồn. Nếu tâm trí giống như tâm trí chúng ta đã đi vào, chúng ta chưa tiến bộ. Tệ hơn nữa, có lẽ chúng ta rất tự hào vì bây giờ chúng ta cảm thấy mình là những hành giả vĩ đại. Chúng ta rất hài lòng với chính mình và nói rằng: "Tôi đã thực hiện khóa nhập thất đó và tôi là chuyên gia trong khóa nhập thất này." Thực ra, đó là thêm những phiền não lên trên những phiền nãochúng ta chưa thể loại bỏ được. Bây giờ chúng ta có những phiền não mới!

   Xin hãy hiểu rằng điều này rất ư chi là quan trọng. Bất kỳ sự thực tập nào chúng ta thực hành đều trợ giúp tâm, chuyển hóa tâm thức để chúng ta có thể thực sự giúp đỡ người khác. Nếu điều này không xảy ra và chúng ta trở nên tinh lanh và hài lòng rằng chúng ta là những người thực hành Pháp giỏi như vậy bởi vì chúng ta thiền định ba giờ mỗi ngày, luôn cho mọi người biết chúng ta thực hành thường xuyên ra sao và thức dậy sớm như thế nào. vậy thì có ích gì? Bạn có biết không?

Tâm Anh

10/2023

 

 

            RETREAT

   Basically, there are two essential qualities that we require in Buddhist practice. The first is that we are able to withdraw from society for a time, be it a few hours, a few days, a few months or a few years. The other requirement is being able to take whatever we have gained from our experience of isolation and bring it back to the world - to our relationships and into our everyday life. Like breathing in and breathing out, we need both.

   Sometimes people are very impressed by hearing about the merit of retreats - three years, seven years, life-long retreats – and we have the idea that maybe if we could do that too, then we could really get somewhere. But we are ordinary people. We can't do that, so we feel that there is not much hope that our practice will become very profound.

   But actually, it is not so much the quantity as the quality that counts. Anyone can sit in a three- year retreat with a distracted mind and not gain very much from it. Or anyone can sit for a three day retreat, very focused on what one is doing in the practice, and even in three days can experience some transformation. So I think it's not a matter of the length of time, or how many mantras you do, how many prostrations you do, how many this, how many that. It is not a spiritual bank account that we are trying to accumulate. The important question we always have to ask is – fundamentally, has there been any change?

   The great pandita of the 11th century said that the critical issue of judging any kind of retreat practice is whether at the end of it our negative emotions – our anger, our greed, the basic delusions of our mind – has been lessed or not. Even if we have been in retreat for 12 years, nothing has been attained if we still have the same internal problems, the same attachment and greed, the same basic delusion of the mind.

   It doesn't matter how many millions of mantras we have done, how many inner tantras we have accomplished. This is very important. All these practices are nothing if they do not transform the mind. If the mind is the same as the one we went in with, we have not progressed. Even worse, perhaps we are very proud because we feel we are great practitioners now. We are very pleased with ourselves, and we say, "I have done that retreat and  I'm an expert in this practice". In fact, that is adding defilements on top of the ones which we have not managed to remove. We now have new ones!

   Please understand that this is very, very important. Any practice that we do is for aiding the mind, transforming the mind so that we can genuinely help others. If this doesn't happen and we just become kind of  smart and satisfied that we are such good Dharma practitioners because we do three hours of meditation every day, always do our practice and let everyone know how often we do our practice and how early we get up – then what is the use? Do you understand?

 

     

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/02/2021(Xem: 7344)
08/09/2015(Xem: 18308)
05/10/2014(Xem: 21581)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.