Làm Sao Đóng Khung? | Ni Sư Triệt Như (Song ngữ Vietnamese-English)

22/07/20247:00 CH(Xem: 961)
Làm Sao Đóng Khung? | Ni Sư Triệt Như (Song ngữ Vietnamese-English)

 

LÀM SAO ĐÓNG KHUNG? 
Nguyên tác: Ni sư Triệt Như | Ngọc Huyền chuyển ngữ

 

lam sao dong khungHai năm nay chúng ta đã thực hiện được một chương trình tu học theo thứ lớp. Tùy theo hiện trạng xã hội, chúng ta chỉ gặp nhau qua mạng lưới zoom toàn cầu. Sự kiện  này cũng có thuận tiện đặc biệt của nó là không còn khoảng cách của không gian nữa. Danh sách ghi tên tham gia đầu tiên đã nói lên điều đó, có thiền sinh cũ và có thiền sinh mới, từ khắp Âu châu, Mỹ châu, Úc châu và ba miền đất nước Việt Nam. Tầm liên hệ của chúng ta đã mở rộng, tầm thấy của chúng ta cũng phải mở rộng, tâm của chúng ta cũng phải mở rộng, không còn phân biệt chủng tộc, tôn giáo hay có bất cứ một rào chắn nào. Cho tới phương pháp tu học cũng vậy, chư Tổ nói vô lượng pháp môn, có nghĩa là pháp môn nào cũng dẫn tới chỗ đó, miễn là ta phải biết chỗ đó là sao. Đây là nói theo tục đế. Còn nói theo chân đế, vô lượng pháp môn có nghĩa là không có pháp môn. Tại sao không có pháp môn, trong khi kinh Nikāya, Phật dạy rõ ràng, nào là pháp Thở, nào là Bát chánh đạo, nào là Tứ niệm xứ...A, thì Phật dạy tùy theo căn cơ.

Chúng ta cũng tùy căn cơ mà đi, từ 25 năm nay.

Khóa bắt đầu, Thầy Thiền chủ gọi là Thiền căn bản. Khóa khá hơn, Thầy đặt tên là khóa Bát Nhã. Ngày xưa, Thầy nhấn mạnh đây là Căn bản của Thiền, không phải là sơ cấp. Sơ cấp là sơ cơ, sơ lược; còn căn bản là gốc rễ tức là nếu không có gốc rễ thì sẽ không có cây, không lá không quả. Còn khóa Bát nhã là hướng tới khai mở trí tuệ siêu vượt, tức là đi vào chân đế, phương trời thênh thang của tự do, giải thoát, thảnh thơi. Trí tuệ Bát nhã sẽ phát huy hoài không có giới hạn, không cùng tận, nên mới hiển lộ ra là biện tài vô ngại. Từ trước, sau mỗi chủ đề đã giảng, thiền sinh muốn có bài viết của thầy về chủ đề đó để đọc thêm, để suy gẫm thêm. Cho nên Thầy phải soạn các “Bài Đọc Thêm”. Tên “Bài Đọc Thêm” chỉ có nghĩa là bài đọc thêm, ý nghĩa khiêm nhường, không phải là “kim chỉ nam”, không phải là “sách gối đầu giường”, càng không phải là “cẩm nang” cho ai hết. Mỗi lần cần phải phổ biến ra bài đọc thêm cho thiền sinh, Thầy vẫn thường đọc đi đọc lại, điều chỉnh thêm hay bớt. Cho nên ai đã từng theo  Thầy lâu năm rồi, cứ phải xin bài mới thì mới theo kịp lớp thiền sinh mới. Vì sao vậy? Vì trí tuệ cứ kiến giải hoài càng ngày càng sâu sắc hơn, mới lạ hơn, sáng tạo hơn.

Như vậy, các bạn ơi, làm sao có bài giảng nào là bài giảng mẫu? Làm sao mình dám viết sách nào để lại cho đời sau? Làm sao hệ thống lại con đường tu học nào làm khuôn mẫu ? Nếu muốn cho chính xác, không xa rời lời Phật, thì đã có kinh điển rồi. Sách nào rồi cũng là dư thừa. Sách càng dài dòng chi ly thì càng xa chân lý. Sách càng chải chuốt bóng bảy, thu hút tâm người đọc, thì càng xa chân lý. Sách càng nổi tiếng, mang lại nhiều danh lợi, thì càng đẩy người viết trở lại ngõ cùn. Tâm thường không lời, làm sao đem lời mê hoặc người khác. Tâm thường thanh thản, làm sao dám lấy văn tự ngôn ngữ làm rối ren thêm tâm cảnh thế gian.  

Các em có lần tâm tình: cô ơi, trước khi cô nghỉ ngơi, cô hệ thống lại con đường từ đầu tới cuối cho tụi con theo đó mà đi. Thiệt ra có con đường nào đâu. Tu là thấy ra cái tâm của chính mình thôi. Chính mình đang ở trong cái tâm của mình. Con đường nào khác nữa? Là đã phóng ra ngoài, tìm cầu cái gì bên ngoài là đi lạc rồi. Tuy nhiên, mình cũng đã cố gắng tạm trình bày những chủ đề cần thiết để học, hiểu, suy tư và áp dụng trong đời sống của mỗi người. Chúng ta phải đem những chân lý của cuộc đời ra ứng dụng trong thực tế thì mới thấy là chính xác, là mang lại hạnh phúc cho mình và cho mọi người.

Mỗi người có những hoàn cảnh khác nhau, tâm tư khác nhau, nên phương cách ứng dụng các chân lý ấy cũng có khác nhau. Không thể nào gom chung lại trong một con đường tu tập hay một pháp môn, một phương pháp thực hành. Vạn pháp luôn sinh động, biến hóa, thay đổi, từng sát na thời gian; mỗi người chúng ta cùng nhip điệu sống động biến hóa đó, trí tuệ của chúng ta cũng thay đổi, kiến giải, sáng tạo không ngừng. Vậy thì làm sao đóng khung pháp trong một quyển sách, làm sao đóng khung trí tuệ trong một quyển sách hay trong một bài giảng? Con đường giác ngộtrung đạo, là không có vị trí nhất định, là khônh dính mắc bất cứ cái gì, là vô trụ. Như vậy, thiệt ra là không có con đường nào trong thế gian này là con đường giác ngộ. Nó chỉ là bản tâm trong sạch của chính mình. Không tác ý gì hết là không dính mắc với đời. Là cuộc đời tan biến.

Tác ý hay không tác ý, tác ý thiện lành hay tác ý xấu ác, là hoàn toàn trong bàn tay của ta. Ta làm chủ cuộc đời của chính mình. Cho nên ta là chủ tạo ra nghiệp của mình mà cũng chính ta gánh cái kết quả của nghiệp đó. Ta là một trong tất cả, tất cả cũng biểu hiện trong ta. Ta là Pháp, Pháp chính là Ta. Pháp chỉ vận hành theo bản chất của nó, sinh rồi diệt rồi trở thành cái khác. Ta cũng sinh rồi diệt rồi trở thành cái khác. Ta chỉ có thể làm chủ cái tâm của mình, sống như thế nào là trong tầm tay của ta.

Vậy thì, các bạn ơi, cứ an nhiên mà sống, nhìn “vạn pháp đang là”, như Thầy chúng ta đã nhắc nhở trong một bài kệ của Thầy ngày xưa. Vạn pháp biến hóa, khi thăng khi trầm, như thủy triều, như gió cuốn mây bay, ta không thể nào bắt vạn pháp đừng biến hóa, không thể nào bảo thủy triều kia hãy đứng yên, hay giữ gió lại cho mây không bay đi, càng không thể giữ người thân yêu ở mãi bên mình. Vậy thì sống thế nào mới tốt? Hãy trân quý “cái đang là”, chỉ vậy thôi. Rồi tiếp tục thấy “cái đang là”. “Cái đang là” sẽ mãi mãi như thế. Chỉ “cái đang là” mãi mãi ở bên cạnh ta.

 

 

HOW TO STEREOTYPE IT ?

 

We have carried out an orderly program of mind nourishment for two years. We have only met via Zoom due to the social situations.  It provides a very special advantage, no more distance in space.  The first list of participants, new and old, from all over the world, Europe, America, Australia and the three regions of our homeland Vietnam, indicated that fact. Our relations have been widely expanded. Then, our vision need be more opened and so is our mind. There is no longer discrimination, barrier, or any religious differentiation. Such is our mind practice. When the Patriarchies  said, “There is no Dharma approach.”, it means every way does lead to that place so long as we know where that place is. That is the Mundane Truth. And about the Ultimate Truth, innumerable approaches means there is not a specific one. If so, why in the Nikāya Sutra the Buddha has clearly taught the method of breathing, the Eight Noble Folds, the Four Contemplations and so on… Ah! The Lord’s teaching depends on each individual spiritual background.

With that background, we have kept moving for 25 years.

For the very first stage in mind cultivation, our great Master called it the Basic Course. For the higher ones, he named them the Prajnã Courses.  At that time, he emphasized that the basic course is the cornerstones  for meditation, not the preliminary  one.  Here, preliminary means opening   and introductory whereas foundation indicates the roots or the groundwork. Without roots, a tree or a plant cannot  exist. As a result, leaves and fruits are not existent either. And the Prajnã Courses aim at entering the super wisdom to reach the Ultimate Truth that is the immense horizon of liberty, emmancipation and worry-free. The Prajnã wisdom will be endlessly and continuously developed. It is the non-stopped growth. Then, when it can be overtly seen, it is the utmost eloquence in Dharma speeches and teaching.

Long time ago, after the studied themes, the learners wanted to have the Master’s written lectures to read and think. Thus, our Master had to write out the “Further Reading Articles” whose meaning is very simple.  They are just the “pieces of extra reading”. They are neither the Lodestar, the bedside books nor the handbooks for anyone. Whenever the Master needed to distribute those articles for his students, he always reviewed and edited them. That was why many previous learners had to request for edited items  to keep themselves informed with the new info got by the current participants of the time. How come?  Just because the utmost wisdom continues inventing the  newer,  deeper and more creative ideas. With that, my friends, how could a Dharma discourse  be a sample one? How could I write  a book for the next generation of practitioners? How could we systematize a certain mind training method to be a stereotypical one? If you want to get the accurate info in the Buddha’s teachings, read the Buddhist sutras.  Books will turn into redundant. The lengthier they are and the more they appeal the readers ‘mind with rich and flashy words, the farther they stay away from the truth. The more famous they are and the more benefits they can bring to their authors, the more they put the writers back to the dead ends. The true mind is usually non-verbal. How dare people use words to allure readers? The true mind is usually free from attachment. How dare people use language to disturb and tangle the worldly phenomena?  

 

My young friends once told me heartfeltly: “ Lady Master, before your retirement, please standardize the method from its beginning to its end so we can easily follow it.” To be frank, there is not a distinct road. The spiritual cultivation is just how to see your mind. We ourselves are in our own mind. Is there any other way? Launching our mind beyond our physical body to look for something outside is to get lost.  I, however,  have tried my best to present the necessary themes for learners to study, understand, ponder and apply in each individual life.  We should also know how to put the mundane truths into our daily life to comprehend their values and accuracy in order to bring happiness to ourselves and other people. ….

Each of us has different personal situations with various thinking styles; so, the application of such truth is diverse. It is impossible to include those varieties into one mind approach or one method of practice. Our universe’s phenomena are always vivid with swift transformation in every krasna.  Our life is also in the same speed of active changes. Our wisdom never stops  in changeability or compliance,  elucidation and creativeness. So, how could we limit the Dharma and wisdom in a lecture or a book?  The road to the enlightenment is the middle way. It has no specific location. It means not to  attach ourselves to anything. It is the Non-Depending.  Actually, there is no road  leading to the enlightenment in the world. The road here implies the pure nature of our mind.  Raising no idea to or from anything, we would cling ourselves to nothing, physically and mentally. With that, life  vanishes. 

With or without raising an idea to or from something, or any good or evil opinion rising, it is all within our reach. It is we who are the owners of our life. We are  both the creators of our own karma and the receivers of those. We are one among the universality,  and that entirety is also within us.  We are the Dharma. The Dharma are us. Every phenomenon operates itself according to its nature. It is born, dead and changes into something different. We are, too. We were born, pass away and begin another episode with different experience. What we can do is the ability to manage our mind and how we could lead a life is also under our handle.

My dear friends, hereafter,  live your life with ease and comfort.  Look at phenomena as-they-are, as our Master reminded us in one of his stanzas. Mundane phenomena always change, go up and down like the tides and the fast and strong movement of clouds and winds. We are unable to force them to stop or have the tides to stay unmoved   or hold the wind so that the cloud cannot fly away. Most of all, we cannot keep our beloved to our side for long. If so, what is the best way to live?  Do appreciate the “being”. That’s it! And keep up recognizing it.  The “being” is  unchanged in that way. Only it stays with us forever and forever.

Bhikkhuni Thích Nữ Triệt Như

Ṥūnyatã Monastery, June 26, 2022

English Version by Ngọc Huyền, August 2022

 

 

 








 





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.