Chú Giải Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác

10/06/201012:00 SA(Xem: 126761)
Chú Giải Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác

CHÚ GIẢI KINH PHẬT THUYẾT
ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG TRANG NGHIÊM
THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC

(Dịch theo bản in lần thứ nhất của Hoa Tạng Phật Giáo Đồ Thư Quán,
Đài Bắc, tháng 2, năm Dân Quốc 81 (1992))
Vận Thành Hạ Liên Cư hội tập
Hoàng Niệm Tổ chú giải - Như Hòa dịch Việt

chugiaikinhphatthuyetdaithua-1med

Bản PDF: Chú Giải Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác - Như Hòa dịch


Pháp môn Tịnh độNhất Thừa liễu nghĩa, vạn thiện đồng quy, thích ứng khắp ba căn, thâu trọn phàm thánh, thoát khỏi ba cõi theo chiều ngang (hoành siêu tam giới), nhanh chóng bước lên bốn cõi Tịnh Độ, cực viên, cực đốn, là pháp môn vi diệu chẳng thể nghĩ bàn. Kinh Vô Lượng Thọ là kinh lãnh đạo trọng yếu của các kinh Tịnh Độ. Các bậc đại đức trong Tịnh tông thường gọi là kinh này là kinh Tịnh Độ bậc nhất.

Quyển Phật thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh là do thầy tôi, lão cư sĩ Hạ Liên Cư, hội tập năm bản dịch gốc đời Hán, Ngụy, Ngô, Đường, Tống của kinh Vô Lượng Thọ, chọn hết những điểm tinh yếu, thâu trọn các điểm mầu nhiệm soạn thành kinh này, hiện đang được công nhậnbản kinh Vô Lượng Thọ hoàn thiện nhất.

Kinh Vô Lượng Thọcương yếu của Tịnh tông. Cư sĩ Bành Thiệu Thăng đời Thanh khen rằng: “Kinh Vô Lượng ThọViên giáo xứng tánh của Như Lai, là cách thức hóa độ chúng sanh về cái họ vốn sẵn có”.

Thầy Thích Đạo Ẩn người Nhật cũng khen kinh này như sau: “Chánh thuyết của đức Như Lai xuất thế, kinh điển mầu nhiệm kỳ lạ, đặc biệt tối thắng, lời giảng cùng cực về Nhất Thừa cứu cánh, lời vàng khiến chóng chứng viên dung, lời thành thật của mười phương Như Lai, là giáo pháp chân thật dành cho kẻ mà thời tiết, căn cơ đã chín muồi”.

Cậu tôi là lão cư sĩ Mai Quang Hy cũng ngợi khen: “Kinh Vô Lượng Thọ là lời giảng xứng tánh đến cùng cực của Như Lai, là cách thức giáo hóa chúng sanh về cái họ sẵn có, là Nhất Thừa liễu nghĩa, là pháp môn tổng hợp vạn thiện, là cương yếu của hơn một trăm mấy mươi kinh Tịnh Độ, là chỉ quy của cả Đại Tạng giáo”.

Tạo bài viết
Bản tin ngày 3 tháng 12/2014 trên báo Global New Light of Myanmar (GNLM) của Bộ Thông Tin Myanmar loan tin rằng Trung tâm Giáo dục Phật giáo Quốc tế (IBEC: International Buddhist Education Centre) đã công bố sự tham gia của IBEC vào dự án Vườn Lumbini (Lumbini Garden) tại Tây Ban Nha, nơi sẽ trở thành Công viên Phật giáo lớn nhất châu Âu. Sáng kiến quan trọng này sẽ có sự đóng góp từ nhiều quốc gia, bao gồm Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Sri Lanka, Trung Quốc, Hồng Kông, Nepal, Bhutan và Đài Bắc Trung Hoa (Ghi nhận của người dịch: không thấy Việt Nam). Dự án sẽ có các chương trình giáo dục Phật giáo cấp cao hỗ trợ bởi IBSC (Thái Lan), SSBU, SIBA và IBEC-Myanmar.
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…