Long Thọ Với Phật Di ĐàCõi Tịnh Độ - Tuệ Uyển Chuyển Ngữ

18/10/201012:00 SA(Xem: 17445)
Long Thọ Với Phật Di Đà Và Cõi Tịnh Độ - Tuệ Uyển Chuyển Ngữ

LONG THỌ VỚI PHẬT DI ĐÀCÕI TỊNH ĐỘ
Nguyên tác: Nagarjuna on Amida and His Pure Land - Tuệ Uyển chuyển ngữ

blankTrong tác phẩm tuyệt hảo của mình, Giáo Huấn Chân Thật, Thực hànhThân Chứng của Pháp môn Tịnh Độ, Thân Loan đã trả lời những bình luận trong Phật giáođặc biệt là những học giả - những người nghĩ rằng những giáo huấn của ông không có thực hành ngoại trừ một niểm tin giản dị đối với Phật Di Đàhoàn toàn không phải Phật giáo.

Đấy là những chuyên gia trên Con Đường của Những Bậc Hiền Thánh. Đối với họ, những giáo huấn của Long Thọ về tính không là thiết yếu khi họ tìm cầu sự chấm dứt khổ đau của họ và cuối cùng trở thành những vị Phật.

Ở đây là một bậc thầy trên Con Đường của Những Bậc Hiền Thánh giải thích như thế nào về sự cống hiến của Long Thọ đối với tư tưởng của Đạo Phật:

Long Thọ tìm sự giải thoát tâm thức khỏi khuynh hướng bám víu của nó để làm rõ ràng hay sáng tỏ những phát biểuhệ thống của chân lý, bởi vì bất cứ chân lý nào thiếu vắng tính không, sự trống rỗng của thực tại, là sự hướng dẫn sai lầm một cách căn bản. Những chân lý tương đối không giống như những mãnh của một đáp án, mỗi phần bổ xung thêm vào đồ án tổng thể.

Chúng là những phương diện phản chiếu có vẻ hợp lý của chân lý và có thể làm sai lạc một cách nghiệm trọng niềm khát vọng. Chúng không thể bị phủ nhận một cách nhẹ nhàng hay toàn bộ, tuy nhiên, vì chúng là tất cả những gì mà những người tìm cầu có, và vì thế người ấy phải học tập để sử dụng chúng như những sự hổ trợ bổ xung cùng lúc phải nhớ rằng chúng không chính xác cũng không hoàn toàn trong chính tự thể của chúng.

Ngay cả trước khi thời Mạt Pháp bắt đầu, chính Long Thọ đã nhận ra nó là khó khăn như thế nào để cho người ta thân chứng Phật quả bằng việc nắm lấy khái niệm, và kinh nghiệm của tính không.

lý do ấy, Thân Loan đã trích dẫn Long Thọ để làm sáng tỏ điểm quan trọng đến Con Đường của Những Bậc Hiển Thánh của những hành giả trong thời đại của ngài – và của chúng ta.

Đây như là một thí dụ và chỉ là một đoạn kệ mà Long Thọ xưng dương Phật Di ĐàCon Đường Dễ Dàng của Pháp môn Tịnh Độ.

Bằng phương tiện của cổ xe Bát Chính Đạo này
Hành giả có thể vượt qua đại dương khó khăn để đi đường tắt,
Để cứu độ chính mình và cứu độ những người khác.

Con xin tôn kính Đấng Vô Thượng của con người.

Vì thế, nếu chúng ta đang cố gắng để chấm dứt khổ đau của mình một lầnvĩnh viễn – và để đạt đến mục tiêu giải thoát hoàn toàn vào trong Phật quả - hãy lắng nghe một cách sâu sắc lời dạy của Thân Loan – và sau đó cùng Thân Loan lắng nghe lời thâm diệu của Long Thọ.

Đây là những lời của Thân Loan:

Trong giáo huấn của Đức Phậtvô số pháp môn.

Giống như có những con đường khó khăn và dễ dàng trên thế gian này – vì hành trình đường bộ là đầy những khó khăn trong khi dong ruỗi bằng thuyền là dễ chịu – vì thế đấy là những con đường của BồTát đạo.

Một số dấn thân trong sự thực hành nghiêm khắc và nổ lực.

Những người khác tiếp cận một cách nhanh chóng tầng bậc bất thối chuyển qua sự thực hành dễ dàng của quy mệnh hay phó thác thân mình cho phương tiện [vì sự đạt đến nó]…

Vì quá nhiều hành giả của những pháp môn khác nhau trên Con Đường của Những Bậc Hiền Thánh VẪN còn hướng đến Đại tổ sư Long Thọ cho tuệ tríphương hướng, hãy cùng nhau lắng nghe một cách sâu sắc những đoạn kệ về Đức Phật Di Đà cùng cõi Cực Lạc của ngài [Long Thọ].

1-
Đức Phật Di Đà tuệ trí sáng soi rực rở.
Thân tướng Ngài như Ngọn núi vàng ròng.
Con chấp tay cúi đầu đảnh lễ bây giờ,

Con xin tôn kính Ngài qua thân, miệng và ý.

2-
Hào quang kim sắc kỳ diệu tuôn tràn qua bao thế giới.
Theo đấy, mọi vật hiển lộ vẻ đẹp của Ngài.

Đây là tại sao con bày tỏ lòng tôn kính đến Ngài với đầu thành đảnh lễ.

3-
Nếu ai đấy kết thúc cuộc đời của mình được tái sinh vào quốc độ của Ngài,
Sau đó người ấy được phú cho với vô lượng phẩm chất.

Đây là tại sao con quy y nương tựa nơi Ngài.

4-
Người nào bắt đầu nghĩ tưởng về Đức Phật này,
đức hạnhvô biên năng lực của Ngài,
Thể nhập ngay lập tức vào trong thể trạng chắc thật (để trở thành một vị Phật).

Đây là tại sao con luôn luôn nghĩ về Ngài.

5-
Con người trong thế gian này, vào lúc cuối cuộc đời của họ,
Mặc dù người ấy phải chịu đựng đau khổ dày dò,
Sẽ không hài lòng hoặc rơi vào địa ngục.

Đây là tại sao con xin nương tựa và tỏ lòng tôn kính Ngài.

6-
Nếu ai được sinh ra trong thế giới này,
Người ấy sẽ không rơi trở lại trong ba đường ác (địa ngục, ngã quỷ, súc sinh)
Ngay cả không sinh trong thế giới A tu la (bán thiên).

Con quy y trong Ngài và tỏ lòng tôn kính bây giờ.

8-
Chư thiêncon người có những phẩm chất chung
Và giống với đỉnh của ngọn núi vàng.
Tất cả những bậc siêu việt hội họp ở đấy.

Đây là tại sao con tỏ lòng tôn kính và hướng đến Ngài.

8-
Những ai được sinh ra trong thế giới ấy
Được phú cho những năng lực thiên nhãnthiên nhĩ:
Họ nhìn thấu khắp mười phương mà không chướng ngại.

Con cúi đầu đảnh lễ trước đấng tôn quý vô thượng.

9-
Trong thế giới ấy, tất cả những chúng sinh
năng lực thần thông di chuyển,
Và những người học hỏi trong tâm họ
Được ban cho khả năng nhớ lại những đời sống quá khứ

Đây là tại sao con dập đầu tỏ lòng tôn kính Ngài.

10-
Đối với những ai sinh ra trong thế giới này
Không còn có “tôi” và “của tôi”,
Họ không sinh ra trong những tư tưởng như vậy.

Đấy là tại sao con dập đầu tỏ lòng tôn kính đến Ngài.

11-
Một khi đã được rời khỏi ba cõi [luân hồi],
Người ấy có sự xuất hiện như những cánh hoa của một hoa sen trắng.
Số lượng của hàng đệ tử là vô lượng.

Đây là tại sao con cúi đầu tỏ lòng tôn kính Ngài.

12-
Những chúng sinh trong thế giới này có đặc tính của Đức Phật này;
Họ cao quý và hòa hiệp.
Họ tự động hoàn thành mười điều thiện nghiệp (toàn hảo).

Con xin cúi đầu trước trước Đức vua của các vị Thánh.

13-
Kết quả trên những những hành vi tốt đẹp của họ
Một hào quang thanh tịnh phát sinh trong họ,
Vô lượngvô biên;
Họ là hàng thượng thủ trong nhân loại

Đây là tại sao con quy y trong Ngài.

14-
Nếu ai phát nguyện trở thành Phật,
Và nghỉ tưởng về Đức Phật Di Đà,
Ngay lúc phát nguyện này,
Ngài sẽ biểu lộ thân tướng trước người ấy.

Đây là tại sao con quy y với Ngài.

15-
Bằng năng lực thệ nguyện ban sơ của Đức Phật này,
Những vị Bồ tát trong khắp mười phương
Đến và cúng dường cho Ngài và lắng nghe Giáo Pháp.

Đây là tại sao con cúi đầu đảnh lễ Ngài.

16-
Những vị Bồ tát trong thế giới này
Được phú cho tất cả những biểu hiện và trình độ.
Họ được ban cho một cách tương tự trên thân tướng họ.

Bây giờ, con xin quy y và tỏ lòng tôn kính.

17-
Những đại Bồ tát trong thế giới này.
Mỗi ngày ba lần cúng dường 
Đến chư Phật trong mười phương.

Đây là tại sao con cúi đầu đảnh lễ đến Ngài.

18-
Nếu ai trau dồi gốc rể của những việc lành, nhưng còn nghi ngờ,
Hoa sen của người ấy sẽ không nở ra trước Ngài.
Với việc trở nên thanh tịnh, hoa sen của người ấy nở ra,
Và sau đó người ấy thấy Đức Phật.

19-
Chư Phật trong thường trụ trong mười phương 
Ở giữa những nhân duyên thay đổi khác nhau,


Không thể sánh với công đức của Đức Phật này.

Con quy y với Ngài bây giờ.

21-
Những bánh xe của nghìn tia sáng từ bàn chân của Đức Phật
Có vẻ đẹp của hoa sen thanh tú.
Những ai thấy chúng luôn luôn cảm thấy đầy niểm hỉ lạc.

Trong sự hướng về Ngài của con,
Con xin tỏ lòng tôn kính bàn chân của Đức Phật.

22-
Hòa quang từ lông trắng giữa lông mày của Ngài
Giống với mặt trăng tinh khiết,
Và làm tăng thêm vẻ đẹp của khuôn mặt Ngài.

Trong sự hướng về Ngài của con,
Con xin tỏ lòng tôn kính bàn chân của Đức Phật.

23-
Trong lúc bắt đầu phát nguyện trở thành Phật,
Người ấy đã làm những việc nào đấy hiếm hoi và kỳ diệu.
Vì vậy nó được viết trong Kinh điển.
 
Trong sự hướng về Ngài của con,
Con xin dập đầu tỏ lòng tôn kính Ngài.

24-
Giáo huấn của Đức Phật này phá tan tất cả gốc rể xấu ác.
Bằng lời lẽ ngọt ngào, chúng sinh tiếp nhận vô số lợi lạc.

Đây là tại sao con xin dập đầu đảnh lễ Ngài.

26-
Với lời lẽ ngọt ngào của Ngài, Ngài đến để hổ trợ kẻ khổ đau khẩn cầu hạnh phúc.
Ngài đã từng cứu độ những người trong quá khứ và Ngài cứu độ chúng sinh cho đến hôm nay.

Đây là tại sao con xin dập đầu tôn kính Ngài.

27-
Ngài được chư thiêncon người cực kỳ tôn kính.
Hàng chư thiên hướng đến Ngài và tỏ lòng
Kính lễ với vòng hoa của bảy niểm hoan hỉ.

Đây là tại sao con quy y trong Ngài.

27-
Tất cả sự hội họp của hàng thánh chúng đức hạnh,
Cũng như của chư thiênloài người,
Quây quần chung quanh quy y với Ngài.

Đây là tại sao con cũng xin đảnh lễ Ngài.

28-
Bằng phương tiện của cổ xe Bát Chính Đạo này
Hành giả có thể vượt qua đại dương khó khăn để đi đường tắt,
Để cứu độ chính mình và cứu độ những người khác.

Con xin tôn kính Đấng Vô Thượng của con người.

29-
Chư Phật trãi qua vô lượng thế giới luân hồi,
Ca ngợi và nói về đức hạnh của Đức Phật này.
Mà chẳng bao giờ mệt mõi.

Con xin quy y trong bậc tinh khiết này.

30-
Bây giờ chính con, cũng như họ,
Ca ngợi vô lượng đức hạnh của Ngài,
Trên đạo đức của nguyên nhân này.

Con nguyện ước rằng Đức Phật luôn luôn nghĩ về con.

31-
Rằng trong đời hiện tại hay quá khứ,
Công đức mà con đã tạo được,
Dù nhỏ hay là lớn,
Con nguyện ước hồi hướng đi đến thế giới của Phật,
Và để luôn luôn có một trái tim tinh khiết.

32-
Bằng đạo đức của nhân duyên này của công đức của Đức Phật này (A Di Đà),
Phẩm chất siêu việtkỳ diệu mà con đã tiếp nhận.

Con nguyện tất cả chúng sinh đạt được một cách tương tự như thế.
 

Phụ giải: Thi kệ của Long Thọ về Đức Phật A Di ĐàCõi Tịnh Độ, được chuyển dịch từ “the Pure Land, Vol. 1, No. 1, June, 1979,” bằng tiếng Pháp, bởi Franny Sime, August, 1980. Xuất bản lần đầu tiên bởi the Buddhist Discussion Centre (Upwey) Ltd, Newsletter No. 5, September, 1981.
Nagarjuna on Amida and His Pure Land
Tuệ Uyển chuyển ngữ - 02/07/2010
 

TỊNH ĐỘ CHÂN TÔNG

Tịnh Độ Chân Tông là một hình thức của Tịnh Độ Tông Phật Giáo phát sinh vào thế kỷ 12 ở Nhật BảnPhật Giáo Tịnh Độ được Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni khởi xướng trong những kinh điển Tịnh ĐộĐức Phật Thích Ca dạy rằng, bằng việc hoàn toàn tin tường không gì lay chuyển hay nhất tâm vào Đức Phật A Di Đà, Đức Phật Vô Lượng Quang, chúng tathể đạt đến giác ngộ mà không cần phải trãi qua những giới luật khắc khe như Ngài đã từng tu tậpGiác ngộthể đạt đến trong kiếp sống tới , nơi mà chúng ta sẽ tái sinh trong một thế giới thanh tịnh hay Tịnh Độ, giải thoát khỏi mọi vướng mắc của đời sốngCon đường đi đến giác ngộ này mở ra cho tất cả những ai nhiếp niệm tư tưởng vô cùng với Đức Phật A Di Đà từ một đến mười niệm trong niềm tin không lay chuyển. Thêm nữa, tiến trình tín nhiệm này bảo đảm chắc chắn giác ngộcõi Tịnh Độ của Phật A Di Đà, cũng thếbảo đảm một tác động chuyển hóa tích cực trong người Phật tử tin tưởng trong suốt thời gian cuộc đời còn lại của người tu Tịnh Độ.

Đức Phật Di Đà là ai?

Đức Phật Di Đà là một trong vô lượng vô biên chư Phật được biết đến và được tôn kính trong giáo pháp của Đạo PhậtĐức Phật Di Đà được ghi chép trong ba kinh Tịnh Độkinh Vô Lượng Thọ, kinh Quán Vô Lượng Thọ và kinh Di Đà, trong ấy kể về Ngài trong một kiếp sống xa xưa về quá khứ. Điều ghi chép này là một tư tưởng thuần lịch sử tâm linh chứ không phải lịch sử hiện thựcĐức Phật Di Đà khởi đầu là một vị vua, một người tìm cầu sự giác ngộ, và lấy tên là Pháp TạngTỳ kheo Pháp Tạng nguyện ước thành lập một cõi Phật (Tịnh Độ), nơi mà bất cứ người nào nguyện cầu chân thành có thể tái sinhgiác ngộ mà không có vô minh si ám hay khổ đau xung đột hay xao lãng bởi sự hiện hữu của sinh tử. Theo kinh điển Tịnh Độ, Pháp Tạng Tỳ kheo nguyện rằng Ngài sẽ không thành chánh giác cho đến khi cõi Tịnh Độ và tất cả năng lực của Ngài hoàn thành. Khi cõi Tịnh Độ được hình thành, Ngài trở thành Đức Thế Tôn A Di Đà, Đức Phật của ánh sáng vô lượngthọ mạng vô cùng (Vô Lượng Quang , Vô Lượng Thọ). Theo văn tự, kinh điển Tịnh Độ gợi ý rằng bởi vì Pháp Tạng Tỳ kheo đã giác ngộ, và chuyển thành Đức Thế Tôn A Di Đà, thực tế Ngài đã tạo dựng cõi Tịnh Độ và con đường ấy là khai mở cho tất cả mọi ngườiVấn đề là, hầu hết mọi người sống trong những đời sống khổ đau chưa tỉnh ngộ để biết đến để thừa kếthỉnh cầu di sản này. Mục tiêu duy nhất của Tịnh Độ Chân Tông là làm cho di sản này được mọi người biết đến và hổ trợ họ đi đến tin tưởngthừa nhận điều này.

Pháp Nhiên Thánh Nhân

Đạo Phậthình thức Tịnh Độ tông, lan truyền khắp Á châu và được truyền đến Nhật Bản vào thế kỷ thứ 6. Sang thế kỷ 12, một tu sĩ Phật giáo tên là Pháp Nhiên (Honen) nghiên cứu học hỏi khắp các kinh điển lịch sử của Tịnh Độ tông và sau nhiều quán chiếu thâm sâu ngài đã đi đến một kết luận cách mạng tư tưởng rằng hầu hết mọi người trong thời đại của ngài đã bị chuyển dịch quá xa [ với thời chính pháp] và quá bị đắm chìm trong vọng tưởng nên không thể dùng những phương pháp thực hành Phật Pháp truyền thống của chùa viện để đạt đến giác ngộ. Từ lòng từ bi sâu xa của ngài, Pháp Nhiên nghĩ thật không công bằng nếu có một người nào bị loại trừ khỏi sự giác ngộ trong đời sống này và chủ trương Niệm Phật. Trong việc tụng niệm này, hành giả thừa nhậntiếp nhận Đại nguyện của Đức Phật A Di Đà và cầu sự giác ngộ bằng việc được tái sinh nơi cõi Tịnh Độ. Câu niệm Phật trong tiếng Nhật là “Namu Amida Butsu” tức là Nam Mô A Di Đà Phật, có nghĩa là, “Con xin nương tựa Đức Phật A Di Đà.”
Một trong những cao đồ xuất sắc của Pháp NhiênThân Loan (Shinran), đã tổ chức những nguyên tắc đã được Pháp Nhiên đề ra để hình thành nên Jodo Shinshu, có nghĩa là Tịnh Độ Chân TôngThân Loan, với tư tưởng của một học giả toàn hảo, đã cung ứng nền tảng cho những Phật tử cầu sự giác ngộ qua Đức Phật A Di ĐàNiệm Phật. Từ khi ngài viên tịch năm 1262, sự phổ thông thông điệp của ngài đã tiếp tục phát triển lớn mạnh và được biết đến với những ngôi chùa của Tịnh Độ Chân Tông trên toàn thế giới.
OVERVIEW OF SHIN BUDDHISM 
(trích từ Welcome to Ekoji Buddhist Temple – Virginia, 1981)
Tác giả: Rev. Shojo Honda
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển – 21/-6/2010 tại Tu viện Liên Trì, Alabama
 
 
07-04-2010 12:23:46
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.