Chương 1: Đôi Nét Về Pháp Sư Tịnh Không

28/10/201012:00 SA(Xem: 61142)
Chương 1: Đôi Nét Về Pháp Sư Tịnh Không

Nhân Vật Phật GiáoThế Giới 

PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG 
Người Có Công Phục Hưng Tông Tịnh Độ Thời Hiện Đại
Thích Nguyên Tạng
Melbourne, Úc Châu 2003

Chương 1

Đôi nét về Pháp Sư Tịnh Không

Pháp Sư Tịnh Không (Master Chin Kung) thế danh là Từ Nghiệp Hồng (Yae Hong Hsu), sinh năm 1927 tại huyện Lô Giang (Lujiang County), tỉnh An Huy (Anhui province), Trung Hoa. Ngài đã theo học tại trường Trung Học Đệ Tam Cấp Quốc Gia Quế Châu (Guizhow) và Trường Trung Học Đệ Nhất cấp Thành Phố Nam Kinh. Năm 1949, Ngài đến Đài Loan và làm việc ở Viện Thạch Kiến (Shijian). Trong mười ba năm sau đó, Pháp Sư Tịnh Không đã dùng thời gian rảnh rỗi để nghiên cứu kinh điển, lịch sửtriết học Phật Giáo dưới sự hướng dẫn của giáo sư Đông Mỹ Phương (Dong Mei Fang), Lạt Ma Tây Tạng, Trương Gia Đại Sư (Zhang Jia) và pháp sư nổi tiếng Lý Bỉnh Nam (Bing Nan Lee), đệ tử chân truyền của Đại sư Ấn Quang (Yin-Guang). Pháp Sư Tịnh Không là người thông thạo nhiều Kinh điển Đại Thừa và các bộ luận của nhiều tông phái Phật giáo (PG) cũng như triết lý của Đạo Khổng, Đạo Lão, Đạo Gia Tô, Đạo Hồi và các Tôn giáo khác. Pháp sư Tịnh Không được xem là người có công phục hưng Tông Tịnh Độ trong hiện đại, Ngài đã cống hiến cả cuộc đời mình cho việc nghiên cứu, thực hànhtruyền bá pháp môn Tịnh Độ, là một pháp môn mà Ngài đã đạt được những thành tựu lớn nhất.

blank

Pháp sư nổi tiếng Lý Bỉnh Nam

một trong những người Thầy của Pháp Sư Tịnh Không


Pháp Sư Tịnh Không xuất gia năm 1959 tại Chùa Lâm Tế (Linji), thuộc tỉnh Ngọc Án Sơn (Yuanshan), Đài Bắc và được Hòa Thượng Bổn sư ban cho pháp danhTịnh Không. Sau khi thọ Cụ Túc Giới, Ngài bắt đầu công việc hoằng pháptruyền bá giáo lý tại Đài Loan và ở nước ngoài. Trong hơn bốn mươi năm, Ngài đã liên tục thuyết giảng năm bộ Kinh Tịnh Độ, và các bộ kinh Đại Thừa như:

1. Kinh Hoa Nghiêm

2. Kinh Pháp Hoa

3. Kinh Lăng Nghiêm

4. Kinh Viên Giác

5. Kinh Kim Cang

6. Kinh Địa Tạng
.v.v...
May mắn thay các cuộc thuyết giảng của Ngài đã được ghi lại trên hàng ngàn các loại băng cassettes, video, DVD, VCD, v.v... để phổ biến cho những ai không có duyên trực tiếp đến dự các pháp hội của Ngài. Cho đến nay, Ngài vẫn hoan hỷ đi đó đây để thuyết pháp giảng kinh một cách không mệt mỏi.
Trong sự nghiệp giảng dạy lâu dài của Ngài, Pháp Sư Tịnh Không đã giữ những chức vụ như :

-Giảng viên tại Viện Tam Tạng ở Chùa Thập Phổ (Shipu) năm 1960

-Thành viên Ủy ban Truyền Bá Giáo Lý năm 1961

-Thành viên Ủy Ban Kế Hoạch của Hội Phật Học Đài Loan năm 1965

-Giảng Viên trưởng khóa học Phật Pháp cho sinh viên đại học thuộc Hội Phật Học Đài Loan năm 1972

-Nghiên cứu gia Phật học tại Học Viện Trung Hoa

-Giáo sư và biên tập viên Hội Phiên dịch Kinh Luận Phật Học Đài Loan năm 1973

-Giáo sư Ban Triết Học tại Đại Học Văn Hóa

-Giáo Sư Khóa Học Sống Đạo cho Gia Tô Đông Á thuộc Đại Học Gia Tô Phụ Nhân (Fu Ren) năm 1975

-Hiệu Trưởng Trường Trung Đẳng Phật Học Trung Hoa năm 1977

-Viện Trưởng Viện Nghiên Cứu Tu Tập Tịnh Độ Trung Hoa năm 1979. 
Tất cả những học viện nói trên đều ở Đài Loan.

-Năm 2002, Pháp sư Tịnh Không đã được thành phố Toowomba, thuộc tiểu bang Queensland, Úc châu, truy tặng danh hiệu “Công Dân Danh Dự” về những đóng góp của Ngài cho chính sách đa văn hóa của Úc.

-Cũng trong năm 2002, Pháp sư Tịnh Không đã được Đại Học Griffith, tiểu bang Queensland, Úc châu, đã trao bằng “Tiến Sĩ Danh Dự” để đánh dấu những thành công và đóng góp của Ngài về văn hóagiáo dục đạo đức cho xã hội Úc trong nhiều năm qua. 
Ngoài ra Ngài còn sáng lập Hội Pháp Thí Hoa Tạng (Hwa Dzan), Thư Viện Thính Thị Phật Giáo Hoa Tạng; Hội Giáo Dục Phật Giáo PG; Trung Tâm Tịnh Độ Học Hoa Tạng và các Trung Tâm Phật HọcTịnh Độ Học khác trên khắp thế giới
Pháp Sư Tịnh Không là người tiên phong trong việc sử dụng hệ thống truyền thanh, truyền hình vệ tinh, mạng lưới thông tin toàn cầu (Internet, http://www.amtb.org.tw hoặc http://www.amitabha.com) và những phương tiện truyền thông hiện đại khác trong việc truyền bá Chánh PhápĐài Loan và khắp thế giới. Ngài cũng bảo trợ cho công tác ấn loát và phát hành miễn phí khắp thế giới Đại Tạng Kinh Phật Giáo (chữ Tàu), Tứ Thư Ngũ Kinh của Khổng Giáo, cũng như các sách và băng từ về PG, luân lý, đạo đứcvăn hóa Trung Hoa, cùng với hơn một triệu bản in về hình ảnh của Chư Phật và Bồ Tát

Năm 1977, Pháp Sư Tịnh Không bắt đầu thuyết giảng ở hải ngoại. Ngài đã chú trọng đến những nguyên lý của Đại Thừa PG như giải trừ mê tín, tà kiến, giúp mọi người phân biệt rõ phải và trái, đúng và sai và giải quyết hoàn hảo mọi vấn đề. Trong nỗ lực thực hiện cộng việc này Ngài hỗ trợ thành lập hơn năm mươi Trung Tâm Tịnh Độ Học và Hội Phật Đà trên khắp thế giới, bao gồm những trung tâmhiệp hộiĐài Loan, Hồng Kông, Singapore, Mã Lai, Bắc Mỹ, Úc, Tây Ban Nha và Anh quốc. Suốt mấy thập niên qua, Ngài đã cố vấn cho vô số tổ chức PG và xã hội
 Pháp Sư Tịnh Không đã quảng bá cho người Trung Hoa trên khắp thế giới ý thức về việc thiết lập bàn thờ tổ tiên nhằm giáo dục mọi người về lòng thành kính và danh dự, cũng như khuyến khích thực hành đạo hiếu, thành kínhbáo ân đối với tổ tiên; bảo tồn đạo đức, phát huy những giá trị cổ truyền, giúp quốc gia phát triển và thịnh vượng

Năm 1985, Pháp Sư Tịnh Không đã nhập cư Hoa Kỳ, trong thời gian sống ở đó, do những thành quả xuất sắc về liên hệ sắc tộc, công cuộc vận động hòa bình và đạo đức, vào năm 1995, Ngài đã được thành phố Dallas lẫn tiểu bang Texas phong tặng danh hiệu là Công Dân Danh Dự (Honorary Citizen).

Những năm gần đây, Ngài đã đi thuyết giảng ở nhiều trường đại học như Đại học Quốc Gia Singapore, Đại học Kỹ thuật Nanyang ở Singapore, Đại học Minnesota, Đại học Texas và Đại học Hawaii ở Hoa Kỳ, Đại học Melbourne, Đại học Bond, Đại học Kỹ Thuật Curtin, Đại học Monash ở Úc châu; Đại học Fu Ren Gia Tô Giáo, Đại học Văn Hóa Trung Hoa, Đại học Cheng Gong và Đại học Chong Shan ở Đài Loan và nhiều học viện cao cấp khác. Ngài cũng nói chuyện trên các đài truyền hình, truyền thanh ở nhiều quốc gia khác.

Từ tháng 5 năm 1995, Pháp Sư Tịnh Không dạy các khóa huấn luyện giảng sư do các Hội Phật Học Singapore và Hội Phật Đà ở Singapore bảo trợ và Ngài cũng là Giám đốc Giáo Dục của những Hội này. Trong thời gian này, Ngài đang lưu trú tại Singapore để thực hiện một loạt bài giảng về Kinh Hoa Nghiêm (Flower Adornment Sutra), Kinh Vô Lượng Thọ (Infinite Life Sutra) và Kinh Địa Tạng (Earth Treasure Sutra). Hiện Ngài đang thành lập Trường Cao Đẳng Giáo Dục Phật Giáo, đây là trường đầu tiên thuộc loại hình này ở Singapore để đào tạo những người kế thừa công việc bảo tồn Phật giáo
 




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :