Thư Viện Hoa Sen

Giới Thiệu Về Thiền

05/08/201012:00 SA(Xem: 15636)
Giới Thiệu Về Thiền

GIỚI THIỆU VỀ THIỀN
Tâm Thái

 Đức Phật Thích Ca khi truyền đạo thì tùy căn cơ, trình độ mỗi người mà chỉ cho phương pháp tu tập khác nhau, cũng ví như thầy thuốc chữa bệnh thì tùy bệnh mà cho thuốc như vậy mới có kết quả tốt. Trong đạo Phật thường nói đến Tam Thừa: Thanh Văn thừa, Duyên Giác thừaBồ Tát thừa. Hai Thừa trên còn được gọi là Nhị thừa, cũng còn gọi là Nguyên thủy, hoặc Nam Tông vì các nước về phía Nam như Thái Lan, Lào, Cam Bốt, Tích Lan chuyên theo thừa đó. Bồ Tát thừa thường được gọi là Đại thừa hoặc Bắc Tông, được lan truyền tại các nước miền Bắc như Trung Hoa, Nhật Bản và phần lớn Việt Nam. Ngoài ba Thừa trên, muốn nói cho đầy đủ thì có khi còn kể thêm hai Thừa nữa để chỉ những người tu theo đạo Phật nhưng chưa thấm nhuần sâu xa được lý Đạo: Nhân thừaThiên thừa. Những người tu theo Nhân thừa chỉ mới tin Đạo, và mục đích chỉ là gây nhân lành để có quả tốt trong đời này và những đời sauthế gian. Những người tu theo Thiên thừa thì muốn sau này sẽ được sinh tại cõi trời để tránh sự khổ trần gian. Những người tu theo hai Thừa đó, vì còn ở trong vòng mê nên gọi là phàm phu, phàm tức là chưa phải bậc thánh chứ không có nghĩa xấu theo như ta thường dùngthô tục, thấp kém. Pháp Thiền phàm phu vì vậy chỉ có mục đích giúp cho tâm khỏi tán loạn để giữ cho thân, miệng, ý tránh làm những điều xấu, nhưng chưa theo hoàn toàn được mục đích của đạo Phật. Như vậy thực sự Thiền Phật giáo chỉ bao gồm các Thiền Nguyên thủy, Thiền Đại thừaThiền Tông.

Thiền Nam Tông, tức Nguyên thủy, được chỉ dẫn trong các kinh tạng Nam Tông. Tuy nhiều phương pháp nhưng về thực hành thì có thể kể hai pháp thịnh hành nhất là: Anapanasati (niệm hơi thở) và Vipassana (quán, minh sát). Do lời giảng của hoà thượng Thích Minh Châu thì pháp môn Anapanasati được chỉ dạy trong kinh "Một pháp" nằm trong bộ kinh "Tương Ưng". Pháp này gồm việc dùng niệm theo dõi hơi thở vô, hơi thở ra, thí dụ

"Quán vô thường, tôi sẽ thở vô, quán vô thường tôi sẽ thở ra 
Quán ly tham, tôi sẽ thở vô, quán ly tham tôi sẽ thở ra ... "

Pháp môn này thuộc về pháp môn Tứ Niệm Xứ, tức bốn chỗ (xứ) để an trú niệm là: thân, thọ, tâm và pháp. Theo hoà thượng Thích Minh Châu thì ích lợi của Anapanasati vừa để định tâm cho tâm khỏi giao động (thường được gọi là Chỉ hoặc Định), vừa phát triển quán sát, suy tư (gọi là Quán hoặc Huệ). Ích lợi của pháp Thiền này là làm cho "thân tâm nhẹ nhàng, phấn khởi, hoan hỷ, vui vẻ, ít bệnh, ít phiền não". Còn đường lối của Vipassana là chú niệm về ngũ uẩn, tức Sắc, Thọ, Tưởng, Hành và Thức, là năm thành phần về thân và tâm cấu tạo nên con người. Chú niệm vào ngũ uẩn để thấy rõ thực tướng của chúng và như vậy không còn bám níu, chạy theo đó nữa. Phương pháp "chú niệm" đây có nghĩa là quán sát một cách liên tụcchuyên chú. Đặc điểm của phương pháp này là trong khi chú ý quán sát nhưng vẫn giữ một tâm trống lặng, tức không có khởi phân biệt, xét đoán, giải thích những điều quan sát đó. Để giữ cho tâm trống lặng chúng ta cần phải dẹp hết những khái niệm, thành kiến, có như vậy mới quán sát sự vật một cách trung trực được . Vipassana áp dụng một cách sâu xa kinh Tứ Niệm Xứ (Satipatthana Sutra), thường được coi là kinh chánh yếu của Thiền Nam Tông.

Nói Thiền Đại thừa tức nói đến những pháp Thiền có ghi trong các kinh điển Đại thừa. Khác với Thiền Nguyên thủy thường được tả rất rõ ràng, chi tiết, các kinh điển Đại thừa tuy có chỉ những phương pháp tu nhưng không có hệ thống rõ ràng như hai pháp Thiền nói trên. Về phương pháp cũng vẫn là hai phương pháp chính là Chỉ và Quán. Tuy danh từ giống nhau, nhưng theo hòa thượng Thích Thiện Hoa "Trong kinh này (kinh Viên Giác) nói Chỉ, Quán không đồng lối Chỉ, Quán của Nguyên thủy, vì lối Chỉ, Quán của Nguyên thủy là phải dùng phương tiện bên ngoài để tu. Còn lối Chỉ, Quán của Đại thừa là xứng theo bản thể của Chân tâmChỉ và Quán". Trong kinh Viên Giác, đức Phật còn chỉ thêm pháp thứ ba là Thiền Na, pháp này không theo hẳn Chỉ hoặc Quán mà y theo tâm Viên giác thanh tịnh (một danh từ chỉ Phật tánh) mà tu. Kinh này nói rõ phương tiện tu tuy có nhiều nhưng không ngoài ba pháp đó, và có thể phối hợp ba pháp đó, bằng cách tu riêng một pháp, hoặc hai pháp, hoặc cả ba pháp cùng lúc, tất cả thành 25 pháp tu. Nhiều kinh lại kể những pháp Quán riêng biệt: Kinh Lăng Nghiêm kể kinh nghiệm của nhiều vị Bồ tát về những đề tài quán khác nhau, như quán về tứ đại (đất, nước, gió, lửa), 18 giới (6 căn, 6 trần, 6 thức). Mỗi Bồ tát quán theo một trong những đề tài đó và đều đắc đạo. Trong kinh Lăng Nghiêm, đức Phật nói :"A Nan, tất cả những người tu tâm trong thế gian, không nhờ Thiền Na thì không có trí tuệ." (quyển 9, đoạn 2). Tu theo Bồ Tát hạnh, là tu theo Lục Độ Ba La Mật, mà Thiền Định và Trí Huệ là hai điều căn bản và quan trọng nhất. Cho nên nói tu Đại thừa, tức Bồ tát thừa, mà không tu Thiền là một điều thiếu sót đáng kể.

Thiền Tông được khởi đầu từ hội Linh Sơn, khi đức Phật truyền cho ngài Ma Ha Ca Diếp:"Ta có Chánh Pháp Nhãn Tạng, Niết Bàn Diệu Tâm, pháp môn mầu nhiệm, chẳng lập văn tự, ngoài giáo lý truyền riêng, nay giao phó cho ngươi". Tổ Ma Ha Ca Diếp là vị Tổ thứ nhất Thiền Tông. Cho đến Tổ thứ 28 là Tổ Bồ Đề Đạt Ma (?-532) thì ngài qua Trung Hoa để truyền đạo nên thường được coi là Tổ thứ nhất tại Trung Hoa. Đặc điểm của Thiền Tông nằm gọn trong bốn câu của Tổ Bồ Đề Đạt Ma : Bất lập văn tự, Giáo ngoại biệt truyền, Trực chỉ nhân tâm, Kiến tánh thành Phật. (được dịch là: Chẳng lập văn tự, Truyền ngoài giáo lý, Chỉ thẳng tâm người, Thấy tánh thành Phật). Đặc điểm của Thiền Tông chính là điểm "thấy Tánh", có hiểu được điều này mới hiểu được mục đíchphương pháp của Thiền Tông. Chữ Tánh đây không có nghĩa là tánh tình mà ta thường dùng, cũng không phải là tánh chất. Việc định nghĩa chữ này là một việc không nên làm và thực ra là không thể làm được, tuy vậy mà vẫn cần làm vì đó là trọng tâm của Thiền Tông. Nói một cách đơn giản thì Tánh đây là bản thể của chúng ta, của vũ trụ, cái bản thểkhông sinh, không diệt, không thay đổi như phần thể chất và phần tinh thần của chúng ta. Nghe thật là dản dị nhưng ngày nào chúng ta hiểu được điều đó thì được coi là người đã ngộ đạo, để đi đến con đường thành Phật.

Thiền sư Tôn Mật, đời Đường, chia Thiền làm 5 loại: 1) Thiền ngoại đạo, 2) Thiền phàm phu, 3) Thiền Nguyên thủy (Tiểu thừa), 4) Thiền Đại thừa và 5) Thiền Như Lai Tối Thượng. Phái Thiền thứ năm đó còn được gọi là Thiền Như Lai Thanh Tịnh, Thiền Tổ Sư, Thiền Đốn Ngộ, Thiền Đạt Ma ... mà nay thường gọi là Thiền Tông.

Bồ Đề Đạt Ma được tôn làm sơ Tổ Thiền Tông Trung Hoa, truyền cho nhị Tổ Huệ Khả, tam Tổ Tăng Xán, tứ Tổ Đạo Tín, ngũ Tổ Hoằng Nhẫnlục Tổ Huệ Năng. Sau đó chia thành năm phái: Lâm Tế, Tào Động, Pháp Nhãn, Quy NgưỡngVân Môn. Mỗi phái đều có phương tiện cơ xảo riêng để khế hợp với từng cơ duyên của đệ tử. Tuỳ mỗi đương cơ mà chư Tổ, hoặc nói, hoặc nín, hoặc dùng gậy đánh hay dùng tiếng la, tiếng hét..v..v.. Các phương tiện cơ xảo ấy giống như chuyện vô lý nhưng lại có tác dụng làm ngưng suối nguồn ý thức của người đệ tử lúc bấy giờ. Mục đích là để đệ tử, ngay sát na đó khai ngộ. Các ngài không muốn đệ tử sa lầy trong văn tự chữ nghĩa, chỉ cần ngừng dòng tâm ý thức để trực thấy bản tâm, bản tánh của mình. Do đó một người khi nhập môn dòng thiền Lâm Tế liền bị tiếng la hét hay khi nhập môn dòng thiền Đức Sơn liền bị đánh.. v..v là vậy. Người tham thiền thời đó cảm thấy thích hợp với cơ xảo nào thì đến phái đó theo học. Tuy khác nhau ở cơ xảo nhưng sự ngộ chẳng khác. Lâm TếTào Động là hai phái thiền Tổ Sư còn tồn tại truyền qua Việt Nam, Cao Ly, Nhật Bản và Hoa Kỳ.

Tạo bài viết
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: