- Lời Giới Thiệu
- Buổi Tối Thứ Nhất Lời Dạy Mở Đầu
- Buổi Tối Thứ Hai Bát Chánh Đạo
- Buổi Sáng Thứ Ba Bài Thực Tập: Cảm Thọ
- Buổi Tối Thứ Tư Sự Chú ý Đơn Thuần
- Buổi Sáng Thứ Năm Bài Thực Tập: Tư Tưởng
- Buổi Tối Thứ Năm Khái Niệm Và Thực Tại
- Buổi Sáng Thứ Sáu Bài Thực Tập: Đối Tượng Của Cảm Giác
- Buổi Tối Thứ Bảy Những Mẩu Chuyện
- Buổi Sáng Thứ Tám Bài Thực Tập: Tác ý
- Buổi Sáng Thứ Chín Bài Thực Tập: Ăn Trong Chánh Niệm
- Buổi Tối Thứ Chín Năm Triền Cái
- Buổi Sáng Thứ Mười Bài Thực Tập: Quán Tâm Thức
- Buổi Tối Thứ Mười Dũng Sĩ
- Buổi Sáng Thứ Mười Một Trò Chơi Định Tâm
- Buổi Tối Thứ Mười Hai Ba Trụ Pháp: Ba-la-mật
- Buổi Tối Thứ Mười Ba Sự Tương Đồng
- Buổi Tối Thứ Mười Bốn Tứ Diệu Đế
- Buổi Tối Thứ Mười Lăm Sự Cương Quyết Nửa Vời
- Buổi Tối Thứ Mười Sáu Nghiệp Báo
- Buổi Tối Thứ Mười Bảy Bài Thực Tập: Hôn Trầm
- Buổi Tối Thứ Mười Tám Sự Trong Sạch Và Hạnh Phúc
- Buổi Tối Thứ Mười Chín Tín Ngưỡng
- Buổi Tối Thứ Hai Mươi Mốt Thập Nhị Nhân Duyên
- Buổi Tối Thứ Hai Mươi Hai Cái Chết Và Lòng Từ Bi
- Buổi Tối Thứ Hai Mươi Lăm Đạo
- Buổi Tối Thứ Hai Mươi Sáu Thất Giác Chi
- Buổi Tối Thứ Hai Mươi Chín Con Đường Của Phật
- Buổi Sáng Thứ Ba Mươi Kết Thúc
BA MƯƠI NGÀY THIỀN QUÁN
Joseph Goldstein
Nguyễn Duy Nhiên Việt dịch
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo, Hà Nội 2008
Buổi tối thứ mười ba
Một số nhà thần học Công giáo có viết những áng văn rất hay, tương tự với sự
thực hành của ta ở đây. Dưới đây là một đoạn văn của Thánh John of the Cross:
“Không phải vì ý muốn mà ta đã không viết cho các ông, thật sự thì ta luôn chúc
lành cho các ông; nhưng bởi vì ta thấy những gì lợi ích cho các ông ta đã nói
hết rồi, và sự cần thiết (nếu thật sự có một điều gì cần thiết) không phải là
sự giảng thuyết hay viết thêm - bởi ta nghĩ đã đủ lắm rồi - mà phải là thinh
lặng và thực hành. Trong khi sự giảng thuyết làm cho các ông bối rối, lo ra,
thì im lặng và hành động sẽ tập trung lại tâm ý ta và nâng cao linh hồn. Một
khi các ông đã hiểu được những gì ta muốn dạy cho các ông là tốt, thì thôi đừng
bàn luận hay tìm nghe giảng thêm làm gì nữa; hãy lo kiên trì mà thực hành những
gì các ông đã học được, trong thinh lặng và chánh niệm.”
Những việc chúng ta làm ở đây không phải là dễ, sự tu tập và thanh lọc tâm.
Việc ấy đòi hỏi một sự kiên nhẫn và nghị lực rất lớn. Nó không thể tự nhiên xảy
ra được. Nhưng bằng sự bền gan, vững chí mọi chuyện đều có thể đạt được.
Thánh Francis de Sales có viết:
“Mỗi khi tâm ông bị lo ra hay phân tán, hãy nhẹ nhàng kéo nó trở lại với sự suy niệm... Và cho dù ông có bỏ ra cả một giờ chỉ ngồi để cố đem tâm ý mình trở lại, để rồi nó lại đi mất ngay sau đó, thì một giờ ấy cũng đã được sử dụng một cách rất hữu ích.”
Đừng để bị chán nản vì sự phân tâm hay vì những mơ mộng viễn vông của mình. Mỗi khi ý thức được tâm mình phóng đi một nơi khác, nhẹ nhàng đem nó trở về với hơi thở hoặc là cảm giác của ta. Không cần biết điều đó xảy ra bao nhiêu lần, nếu cứ mỗi lần tâm ta phóng đi, ta lại đem nó trở về, thì giờ ngồi thiền ấy sẽ rất có ích lợi. Hãy từ tốn với chính mình. Hãy kiên trì. Mặc dù có thể ta không nhận thấy rõ ràng, nhưng đang có một sự chuyển hóa lớn lao xảy ra nơi ta. Điều này cũng giống như trái cây đang chín trên cành. Ánh sáng mặt trời chiếu soi, trái cây chín dần, mặc dù ngày này sang ngày khác ta không nhận thức được sự biến đổi ấy. Tương tự như vậy, sự biến đổi và chín mùi trong tâm ta cũng đang tiến triển. Và như Thánh John of the Cross nói, chính trong sự thinh lặng và thực hành mà sự chuyển hóa này được hoàn tất.