Thư Viện Hoa Sen

Tiểu Sử Vắn Tắt Kangyur Rinpoche Longchen Yeshe Dorje

05/11/202012:54 CH(Xem: 5049)
Tiểu Sử Vắn Tắt Kangyur Rinpoche Longchen Yeshe Dorje

TIỂU SỬ VẮN TẮT
KANGYUR RINPOCHE LONGCHEN YESHE DORJE

Nyoshul Khen Rinpoche[1] soạn | Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

 

Kangyur RinpocheMột trong những học trò của Đức Jampa Jungne[2]Kangyur Rinpoche Longchen Yeshe Dorje. Ngài sinh ra ở quận được gọi là Dukrima trong vùng Riwoche thuộc miền Đông Tây Tạng. Từ thuở nhỏ, Ngài đã hiển bày những đặc tính của một vị tôn quý và có những ký ức rõ ràng về đời quá khứ là Khenchen Mitrukpa. Trí tuệ được phát triển trong các đời quá khứ cho phép Ngài học hỏi những kỹ năng như đọc và viết chỉ nhờ được giới thiệu với chúng. Khi Jamgon Mipham Rinpoche[3] đến ẩn thất Kowo ở Dzagyal, Đức Longchen Yeshe Dorje là một trong nhiều vị đã tìm cách diện kiến Ngài. Mipham Rinpoche ban cho Ngài nhiều quán đỉnh mở rộng cũng như một sự hỗ trợ cho thệ nguyện, thanh kiếm của Đức Văn Thù Sư Lợi, thứ vẫn có thể được thấy cho đến ngày nay.

Ngài Longchen Yeshe Dorje xuất giagia nhập cộng đồng tu sĩ Nyingma của Riwoche. Vô cùng đáng kính, Ngài từ bỏ mọi tài sản ngoại trừ ba y tu sĩduy trì tận tụy với sự rèn luyện. Ngài thọ nhận vô vàn giáo lý, cả sâu xamở rộng, từ nhiều đạo sư, Tulku, Khenpo và những vị thầy tại trụ xứ tu viện. Trong nhiều năm, Ngài là đạo sư trì tụng trong các nghi lễ nhóm. Ngài trở nên uyên bác, rèn luyện trong các Kinh điểnMật điển, và thọ nhận, ví dụ, khẩu truyền cho Tuyển Tập Mật Điển Trường Phái Nyingma từ Đức Gyakor Tekchok Tenpai Gyaltsen.

Đặc biệt, Ngài Longchen Yeshe Dorje nương tựa Đức Jedrung Jampa Jungne là đạo sư phi phàm trong gia đình Phật của Ngài, thọ nhận từ vị này toàn bộ trao truyền cho mọi Mật điển, luận giải giải thíchchỉ dẫn cốt tủy của cách tiếp cận Dzogchen. Nhờ kinh nghiệm thiền địnhchứng ngộ, các phẩm tính giác ngộ không thể đo lường khởi lên trong Ngài và Ngài phụng sự với tư cách là tâm tử tôn quý của đạo sư. Ngài đã thọ nhận vô số giáo lý sâu xa và các Terma của chính đấng đạo sư trong một sự trao truyền gần gũi. Đạo sư trao cho Ngài Longchen Yeshe Dorje lời khuyên và các tiên tri, nói rằng, “Hãy ở tại trung tâm nhập thất Phổ Ba Kim Cương và tụng Chân ngôn ba trăm triệu biến. Sau đấy, hãy đến Paro Taktsang ở Bhutan; cơ hội đạt thành tựu tâm linh chờ đợi con ở đấy”. Tuân theo những chỉ dẫn từ đạo sư, Ngài Longchen Yeshe Dorje sống tại trung tâm Phổ Ba Kim Cương, tụng Chân ngôn Phổ Ba ba trăm triệu biến và được vị Tôn này chăm sóc.

Sau đấy, Ngài du hành đến Lhasa, Jang Taklung và Yardrok Taklung. Bởi đã ban các khẩu truyền về Kangyur[4] quý báu hai mươi ba lần, Ngài nổi tiếng khắp nơi là “Kangyur Rinpoche” – danh hiệu đến từ các bản văn đó. Những hoạt động tuyệt diệu của Ngài là vô lượng; ví dụ, Ngài được chăm sóc bởi Đức Văn Thù Sư Lợi, vị trao cho Ngài khả năng đọc to nhanh gấp sáu lần bình thường để Ngài có thể ban khẩu truyền cho sáu quyển trong Kangyur trong một ngày. Cuối cùng, đúng theo tiên tri của đạo sư, Ngài Longchen Yeshe Dorje đến động Paro Taktsang ở Bhutan, nơi các tinh linh địa phương xuất hiện trước Ngài và hộ tống Ngài vào trong. Tại đó, Ngài tham gia vào các giai đoạn tiếp cận và thành tựu cho thực hành Phổ Ba và phát lộ những Terma như Đạo Sư Phổ Ba Phạm Vi Của Ý Giác Ngộ.

Kangyur Rinpoche sau đó hành hương đến Ấn Độ. Tại Bồ Đề Đạo Tràng, Ngài phát lộ một Terma, bức tượng Di Lặc cao khoảng mười lăm xen-ti-mét, thứ vốn là sự tập trung để đạo sư vô songTôn giả Vô Trước đạt thành tựu tâm linh nhờ thiền định về vị Phật vị lai. Ngài Longchen Yeshe Dorje tiếp tục đến thánh địa Tso Pema[5], nơi Ngài phát lộ một Terma về ý định giác ngộ, một pho đầy đủ về các bản văn gốc và thực hành bổ trợ với tựa đề Tâm Yếu Bí Mật. Là một Terma sâu xa về lời khuyên tâm linh phi phàm, nó vốn được Guru Rinpoche ban cho hai mươi lăm đệ tử thân thiết, bao gồm cả vua của Tây Tạng và Namkhai Nyingpo, tại Samye. Ngài Longchen Yeshe Dorje đã hệ thống lại cội nguồn của pho này, với tựa đề Cơn Mưa Gia Trì Đạo Sư Du Già Dựa Trên Lời Cầu Khẩn Bảy Dòng cùng nhiều bản văn khác. Vì giáo lý và để đảm bảo lợi lạc lớn lao cho chúng sinh, Ngài tụng đọc những lời cầu nguyện và dâng cúng dường, cả mở rộngsâu xa, tại tất cả các thánh địa Phật giáoẤn Độ.

Kế đó, Ngài trở về miền Trung Tây Tạng qua Núi Kailash. Tại vách đá Drakmar ở Rong, Ngài phát lộ những Terma sâu xa về các thực hành trường thọ. Ngài cũng phát lộ nhiều Terma sâu xa về Kim Cương Thủ và Samyak. Hoàn thành tiên tri của Guru Rinpoche, Jangcho-la, một hóa hiện của Kim Cương Hợi Mẫu, đóng vai trò là vị đồng hành của Ngài trong những phát lộ này, điều đa phần đều xảy ra một cách bí mật. Ngài Longchen Yeshe Dorje có những ký ức về nhiều đời quá khứ, bao gồm cả khi là tu sĩ Namkhai Nyingpo. Ngài đã xây dựng một bảo tháp lớn ở Taklung và khi các thế lực gây chướng khiến nó vỡ làm hai, bằng sức mạnh diệu kỳ, Ngài khiến nó lại trọn vẹn như cũ. Khi một trong các học trò của Ngài sắp qua đời và yêu cầu được gặp, Kangyur Rinpoche không thể trực tiếp đến, nhưng đã chăm sóc cho người đàn ông đó nhờ hiện thân giác tính bất tận của Ngài. Ngài hiển bày các dấu hiệu thành tựu khác và cũng thi triển nhiều thần thông. Ngài nhiều lần có những linh kiến về vô số đạo sư uyên bácthành tựu của Ấn ĐộTây Tạng, bao gồm Tổ Khyentse Dongak Lingpa[6], Mipham Rinpoche, Do Khyentse Yeshe Dorje và So Pema Wangyal. Trong một linh kiến thanh tịnh, Ngài Longchen Yeshe Dorje đã đến Ngũ Đài Sơn, ngọn núi thiêng ở Trung Quốc, nơi Ngài diện kiến Tôn giả Panchen Vimalamitra[7], vị đã chăm sóc Ngài. Ngài du hành đến Zangdok Palri và diện kiến Guru Rinpoche, vị gia trì cho Ngài. Ngài có vô số linh kiến như vậy.

Khi người Tây Tạng đang bị đe dọa bởi bè lũ man rợ, Ngài Longchen Yeshe Dorje, với mong muốn giữ gìn giáo lý, đã rời đến Ấn Độ cùng hàng trăm quyển kinh (đặc biệt là Kangyur quý báu), du hành qua thung lũng ẩn giấu Pemako và trải qua nhiều khó khăn. Ở Ấn Độ, Ngài hạnh ngộ những đạo sư như Kyabje Dudjom Rinpoche và Kyabje Dilgo Khyentse Rinpoche[8] và khi chư vị trao đổi cam lồ Giáo Pháp, trao giáo lý và thọ nhận chúng từ nhau, tâm chư vị hòa quyện, trở thành một. Kangyur Rinpoche đã ban nhiều truyền thừa hiếm của các quán đỉnh, chỉ dẫnkhẩu truyền từ trường phái Cựu Dịch – chẳng hạn Hợp Nhất Ý Định Chư Đạo Sư, một pho Mã Đầu Minh Vương được phát lộ bởi Tổ Taksham – cho tập hội hàng trăm người, mà Kyabje Khyentse Rinpoche và các con của chính Ngài là xuất sắc nhất trong số đó. Ngài đã thành lập một Tu viện, Orgyen Kunzang Chokhor Ling, ở Darjeeling, Ấn Độ, địa điểm của các phát lộ Terma của Terchen Dorje Lingpa. Ngài đã ban những chỉ dẫn tâm linhlời khuyên cho nhiều học trò từ tận Hoa Kỳ và Pháp, giảng dạy tùy theo nhu cầu cá nhân của họ.

Cuối cùng, khi đã hoàn thành những nhiệm vụ như vậy, Kangyur Rinpoche Longchen Yeshe Dorje bước sang tuổi bảy mươi tám và sự hiển bày thân hóa hiện của Ngài một lần nữa tan hòa trở về cung điện Pema O [Liên Hoa Quang] trong cõi Chamara. Lúc bình minh ba ngày sau đó, hiện thân giác tính bất tận của Kangyur Rinpoche xuất hiện trước Kyabje Khyentse Rinpoche trong một giấc mơ sáng tỏ, ban cho vị này toàn bộ các trao truyền cho vô số giáo lý Terma và tiên đoán nhiều sự kiện tương lai. Theo cách này và nhiều cách khác, Ngài Longchen Yeshe Dorje gây ra sự kinh ngạc và khơi dậy niềm tin trong nhiều người. Vào thời kỳ suy đồi tâm linh này, Ngài đã phụng sự lớn lao cho giáo lý trường phái Cựu Dịch.

Ba con trai của Ngài trở thành những vị trì giữ truyền thừa về ba khía cạnh bí mật của thân, khẩu và ý của Ngài. Trong ba vị, Choktrul Pema Wangyal đã rèn luyện mở rộng dưới sự dìu dắt của cha tôn quý và Terchen Dudjom Rinpoche và bày tỏ lòng quyết tâm lớn lao trong việc phụng sự giáo lý trường phái Cựu Dịch, mà không nương tựa bất kỳ truyền thống nào khác. Tuân theo những chỉ dẫntiên tri từ hai Terton vĩ đại – Dudjom Rinpoche và Dilgo Khyentse Rinpoche, Pema Wangyal chuyển đến Pháp, nơi Ngài thành lập một trung tâm nhập thất lớn, Tekchok Osel Choling và xuất bản nhiều cuốn sách. Ngài hỗ trợ phục hồi hầu hết các trung tâm Nyingma bị hư hại ở Tây Tạng và cũng thành lập các trung tâm. Ở Pháp, Đức và nhiều quốc gia khác, những hoạt động của Pema Wangyal giúp cho truyền thừa của cha tôn quý của Ngài và hai Terton vĩ đại phát triển. Theo những cách như vậy, Ngài đóng vai trò là tấm gương về một vị tôn quý, đáng kính. Các em của Ngài cũng rèn luyện theo cách thức như vậy.

 

Nguồn Anh ngữ: Nyoshul Khenpo Jamyang Dorje, A Marvelous Garland of Rare Gems – Biographies of Masters of Awareness in the Dzogchen Lineage [tạm dịch: Tràng Ngọc Báu Hiếm Có Tuyệt DiệuTiểu Sử Chư Đạo Sư Giác Tính Trong Truyền Thừa Dzogchen], Padma Publishing.

Richard Barron (Lama Chokyi Nyima) chuyển dịch Tạng-Anh.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.



[1] Theo Rigpawiki, Nyoshul Khen Rinpoche hay Nyoshul Khenpo Jamyang Dorje (1932-1999) là một đạo sư lỗi lạc của truyền thống Dzogchen và là một vị có thẩm quyền về những giáo lý của Tôn giả Longchenpa đến mức các đệ tử của Ngài xem Ngài là Đức Longchenpa bằng xương bằng thịt. Ngài là đạo sư của rất nhiều vị Lama thuộc thế hệ trẻ hơn, cũng như rất nhiều vị thầy Phật giáo phương Tây.

[2] Theo Rigpawiki, Jedrung Trinle Jampa Jungne, tức Dudjom Namkhai Dorje (1856-1922) là một đạo sư Taklung Kagyu và Nyingma và Terton từ Kham, Tây Tạng. Là đạo sư Rime [bất bộ phái], Ngài là học trò trực tiếp của Tổ Jamyang Khyentse Wangpo, Jamgon Kongtrul Lodro Thaye và Đức Karmapa thứ mười lăm – Khakhyap Dorje. Ở Kham, Ngài trở thành Bổn Sư của Kangyur Rinpoche và sau đấy ở Pemako, của Dudjom Rinpoche.

[4] Theo Rigpawiki, Kangyur nghĩa đen là ‘những lời được chuyển dịch’ của Đức Phật. Kangyur là tuyển tập các giáo lý của chính Đức Phật trong Tạng ngữ. Những lời của Đức Phật bao gồm cả Kinh điểnMật điển.

[5] Theo Rigpawiki, Tso Pema – Hồ Liên Hoa ở Rewalsar, Ấn Độ là nơi Guru Rinpoche thi triển thần thông biến đám lửa cháy thành hồ nước sau khi vua Zahor cố gắng thiêu sống Ngài cùng với công chúa Mandarava.

[7] Theo Rigpawiki, Vimalamitra – Vô Cấu Hữu hay Mahavajra là một trong ba đạo sư Phật giáo Ấn Độ uyên bác nhất. Ngài đã đến Tây Tạng vào thế kỷ 9, nơi Ngài giảng dạy rộng khắp và biên soạn cũng như chuyển dịch nhiều bản văn Phạn ngữTinh túy của các giáo lý của Ngài được biết đến là Vima Nyingtik, một trong những giáo lý Tâm Yếu của Đại Viên Mãn.

Vimalamitra dành mười ba năm ở Tây Tạng và sau đó, hứa khả sẽ trở lại Tây Tạng mỗi một trăm năm để củng cố giáo lý Tịnh Quang Đại Viên Mãn, Ngài đến Ngũ Đài Sơn của Trung Quốc. Ở đó, Ngài duy trì Thân Cầu Vồng – ‘Thân Đại Chuyển Di’ và sẽ an trụ như vậy cho đến khi tất cả 1002 vị Phật của Hiền Kiếp này xuất hiện. Khi chư vị đều đã xuất hiện, Ngài sẽ đến Kim Cương Tòa ở Ấn Độ một lần nữa và hiển bày trạng thái giác ngộ viên mãn.

Tạo bài viết
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: