Thư Viện Hoa Sen

Tưởng Niệm Tulku Urgyen Rinpoche

21/11/20202:52 CH(Xem: 5133)
Tưởng Niệm Tulku Urgyen Rinpoche

TƯỞNG NIỆM TULKU URGYEN RINPOCHE
Từ “Sức Mạnh Của Kinh NghiệmChứng Ngộ Bùng Nổ”
Tsikey Chokling Rinpoche[1] giảng | Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

Tulku Urgyen Rinpoche và con trai - Tsikey Chokling Rinpoche & Chokyi Nyima RinpocheTôi muốn kể cho các bạn về câu chuyện cuộc đời bên ngoài, bên trong và bí mật của cha và cũng là thầy tôi – Tulku Urgyen Rinpoche. Tôi sẽ miêu tả điều mà tôi đã nghe bằng chính tai mình và thấy bằng chính mắt mình. Dĩ nhiên, tôi không gặp Ngài khi Ngài còn trẻ, nhưng tôi đã nghe được nhiều câu chuyệncá nhân tôi đã chứng kiến phần sau của cuộc đời Ngài. Một trong những phẩm tính độc đáo của Ngài là sự ấm áp. Trái tim Ngài ngập tràn tình yêu thươnglòng bi mẫn lớn lao. Thậm chí theo tục lệ xã hội thông thường, Ngài cũng có tính cách thực sự tốt. Ngài chẳng có ý định nào ngoài giúp đỡ chúng sinh. Ngài cởi mở, sở hữu tâm bao la, bao trùm khắp. Đó là cách mà bất kỳ người thế tục, thông thường nào sẽ miêu tả Ngài.

Khi Rinpoche còn là một đứa trẻ, Ngài thọ nhận chỉ dẫn chỉ ra từ cha Ngài – Đức Chimey Dorje. Miêu tả về kinh nghiệm này sau đó, Ngài nhận xét rằng, “Ta đã chứng ngộ diện mạo tự nhiên của tâm một cách thực sự”.

Tulku Urgyen Rinpoche có lòng kính trọng lớn lao với Tam Bảo. Ngài nói rằng trong tất cả những đạo sư Phật giáo, Phật Thích Ca Mâu Ni là vị đầu tiên thu hút sự chú ý của Ngài bởi khơi dậy niềm tin và lòng sùng mộ mãnh liệt. Ngài cũng xúc động như vậy trước Giáo Pháp, những giáo lý mà Ngài đã được ban và Ngài vô cùng kính trọng Tăng đoàn, những vị duy trì sự thực hành những giáo lý này.

Trong chư đạo sư của truyền thừa Kagyu, Ngài bày tỏ tình yêu thương lớn lao và niềm tin mãnh liệt với Tổ Milarepa. Trong chư đạo sư truyền thừa Nyingma, đó là Tổ Longchen Rabjam. Chỉ nghe thấy danh hiệu của hai đạo sư này, Ngài cảm thấy lòng sùng mộ không tạo tác đến mức nước mắt ứa ra và Ngài sởn da gà.

Từ thuở nhỏ, Ngài xem Bổn Sư là Đức Samten Gyatso, cha của Ngài – Chimey Dorje và Kyungtrul Rinpoche, một đạo sư từ Kham. Ngài cũng kết nối với Jamgon Karsey Kongtrul, con trai của Đức Karmapa thứ 15 – Khakyab Dorje. Từ vị này, Tulku Urgyen Rinpoche thọ nhận toàn bộ Rinchen Terdzod, kho tàng những Terma quý báu vĩ đại.

Bên cạnh đó, Tulku Urgyen Rinpoche xem Đức Karmapa thứ 16 – Rangjung Rigpey Dorje là Bổn Sư. Kiểu trân trọng mà Ngài dành cho Đức Karmapa thứ 16 chẳng ít hơn việc ở trước sự hiện diện của chính Đức Phật. Ngài chẳng bao giờ nghĩ về Đức Karmapa như một người bình phàm trong thân vật chất từ thịt và máu. Vì thế, khi Đức Karmapa yêu cầu Ngài làm bất kỳ điều gì, dù đó là một nhiệm vụ tâm linh hay thế tục, Ngài chẳng do dự dù chỉ một giây trong việc tiến hành mong ước của đạo sư. Đó chính xác là cách mà Naropa đã phụng sự đạo sư Ấn Độ vĩ đại – Tổ Tilopa. Khi Tilopa nhận xét rằng, “Ai đó thực sự là học trò của Ta sẽ nhảy khỏi vách đá này!”. Naropa đã nhảy xuống không chút do dự. Dĩ nhiên, Ngài bị thương nghiêm trọng, nhưng Tilopa phục hồi thân thể Ngài về lại trạng thái trước đó. Naropa trải qua nhiều thử thách như vậy. Tulku Urgyen Rinpoche cũng sẵn sàng hiến dâng bản thân để tiến hành bất kỳ mong ước nào của Đức Karmapa như vậy. Những người biết Ngài đều chứng kiến lòng sùng mộ độc đáo này.

Về phần Đức Gyalwang Karmapa, Ngài có sự tin tưởng sâu sắc nhất với Tulku Urgyen Rinpoche bởi Ngài nhìn nhận Rinpoche với nhận thức thanh tịnh như là Tổ Chokgyur Lingpa[2] hay Guru Chowang[3] thực sự. Nhiều lần, trong lúc ở [Tu viện] Rumtek khi còn trẻ, tôi nhận thấy rằng bất cứ khi nào Đức Karmapa nhận được thư từ cha tôi, Ngài lập tức để nó trên đầu trước khi mở ra. Tôi thường băn khoăn, “Sao mà Ngài lại đối xử với bức thư từ cha đặc biệt đến vậy?”. Cùng lúc, Tulku Urgyen Rinpoche xem Đức Karmapa là hiện thân đích thực của tất cả chư đạo sư Kagyu – Kim Cương Trì, Tilopa, Naropa, Marpa và Milarepa. Theo cách này, mối quan hệ của hai vị gần gũi như giữa cha và con tâm linh. Đây là điều tôi biết nhờ việc dành thời gian thân cận Đức Karmapa ở Rumtek. Khi Đức Karmapa thứ 16 cần một Mantradhara (một hành giả Kim Cương thừa thành tựu) tiến hành các nghi lễ nhất định, Ngài quả quyết rằng Tulku Urgyen Rinpoche cần làm thế – không ai khác!

Trong số chư đạo sư của Trường phái Nyingma, Tulku Urgyen Rinpoche thân thiết với cố đạo sư Kyabje Dilgo Khyentse[4]. Tôi có thể miêu tả một cách tốt nhất về mối quan hệ của hai vị là kiểu tâm bất khả phân – như cha và con. Dilgo Khyentse [Rinpoche] thường yêu cầu cha tôi làm sáng tỏ bất kỳ nghi ngờ hay sự không chắc chắn nào và Tulku Urgyen thường tận dụng cơ hội để mở rộng sự diễn tả về giác tính bất nhị sâu thêm nữa. Lòng kính trọng lẫn nhau và sự trân trọng thanh tịnh của hai vị thật lớn lao. Dilgo Khyentse [Rinpoche] xem Tulku Urgyen là Guru Chowang và Tulku Urgyen xem Dilgo Khyentse [Rinpoche] là Văn Thù Sư Lợi.

Cho phép tôi cũng nhắc đến Kyabje Dudjom Rinpoche, vị đạo sư là cột trụ sinh lực của Trường phái Cựu Dịch Nyingma trong thời đại chúng ta. Vị uyên bácthành tựu này đã thọ nhận các quán đỉnh và trao truyền cho Terma của Tổ Chokgyur Lingpa – Dzogchen Desum, Ba Phần Đại Viên Mãn, từ Rinpoche của chúng ta ở Lhasa. Dudjom Rinpoche sau này nói rằng, “Tulku Urgyen Rinpoche là tâm tử hiện nay của Tổ Chokgyur Lingpa, cả về truyền thừa Giáo Phápgia đình. Ngài là vị mà sức mạnhnăng lực của sự chứng ngộ đã hoàn toàn nở hoa. Về các cấp độ Dzogchen, Ngài đã vượt qua bốn linh kiến và đạt đến giai đoạn cuối cùng được biết đến là ‘sự cạn kiệt của các hiện tượng và quan niệm’. Nói cách khác, Ngài là vị đã hoàn toàn hoàn thiện sức mạnh vĩ đại của giác tính thanh tịnh nguyên sơ. Người như vậy thực sự hiếm”.

Giống như vậy, Nyoshul Khen Rinpoche[5] dành sự trân trọng sâu sắc cho cha tôi. Ngài thường nhận xét rằng trong thời kỳ hiện nay, rất hiếm khi tìm được ai đó với sự chứng ngộ sâu sắc như vậy về Dzogchen. Theo cách này, nhiều đạo sư thành tựuuyên bác đã dâng lên những lời tán thán tuyệt vời. Nhưng Tulku Urgyen Rinpoche đã hành xử ra sao? Ngài luôn dùng đồ ăn đơn giản, mặc y phục đơn giản và có chỗ ngồi đơn giản và thấp.

Tulku Urgyen Rinpoche đã ban các chỉ dẫn cho hàng trăm người nước ngoài và trao truyền Kunzang Tuktig linh thiêng cho nhiều người trong số họ. Thông thường, những giáo lý này diễn ra dưới dạng các khóa xê-mi-na thường niên, khi mà cả Ngài và Chokyi Nyima Rinpoche đều giảng dạy. Chokyi Nyima Rinpoche thường giới thiệu cho những người tham dự các giáo lý của Đức Phật trong khóa xê-mi-na và cuối cùng, Tulku Urgyen Rinpoche ban chỉ dẫn chỉ ra. Có nhiều vị trải qua vị giải thoát và nhiều vị nhận ra bản tính tâm và đạt được sự hiểu sâu xa.

Cá nhân tôi băn khoăn làm sao mà điều này có thể xảy ra trong một tập hội lớn đến vậy, bởi theo truyền thống, chỉ dẫn chỉ ra được ban cho một nhóm nhỏ. Tôi đã hỏi nhiều đạo sư vĩ đại và đây là điều mà chư vị nói với tôi: Khi sức mạnh của giác tính được hoàn thiện nhờ con đường, các dấu hiệu nhất định tự động xảy ra; ví dụ, ‘sự bùng nổ ba phần’ và ‘sự thu hút ba phần’. Chúng dẫn đến sự bùng nổ của kinh nghiệm, chứng ngộ và định. Bởi năng lực của giác tính bất nhị của Rinpoche, sức mạnh của kinh nghiệmchứng ngộ của Ngài bùng nổ và cháy rực rỡ. Nhờ đó, người khác có thể trải nghiệm vị của bản tính chân thật của tâm. Điều này nhắc nhở tôi về những lời của Mipham Rinpoche[6]: “Nhờ sự gia trì từ sự chứng ngộ của truyền thừa rốt ráo được truyền vào tâm, nguyện chúng con đạt được quán đỉnh vĩ đại của sự hiển bày giác tính”.

Nhờ sự chứng ngộ của Tulku Urgyen về truyền thừa rốt ráo, sự hiển bày của giác tính như là ân phước gia trì kết hợp với sự cởi mở được tạo ra nhờ niềm tin của các học trò. Sự hội tụ này cho phép nhiều người trong số họ, bất kể cấp độ hay căn cơ, nhận ra bản tính của tâm trong khoảnh khắc. Điều này hiển nhiên đã xảy ra với hàng trăm học trò. Đây là cách thức làm lợi lạc chúng sinh độc đáo của Rinpoche.

Theo năm tháng, Rinpoche ban các chỉ dẫn về Ngondro, thực hành sơ khởi và Semtri, hướng dẫn về hiểu và rèn luyện trong bản tính tâm, cho những người bản địa cũng như người nước ngoài. Ngài thực sự chuyển Pháp luân trong suốt cuộc đời.

Một số người băn khoăn thực hành cá nhân chính yếu của Rinpoche là gì. Chúng ta chỉ có thể phỏng đoán điều này từ các chỉ dẫn của Ngài dành cho chúng ta. Ví dụ, Ngài luôn nói rằng, “Bất kể con làm gì, bất kể trong tình huống nào – dù đi, ngồi, ăn hay nằm – hãy luôn luôn giữ sự chú ý của con trong bản tính của giác tính bất nhị. Vậy đấy!”. Đó là thực hành chính yếu của Ngài: đơn giản duy trìgiác tính Pháp thân trần trụi.

Ngày nọ, không lâu trước khi Ngài viên tịch, tôi đến gặp Ngài và thỉnh cầu như sau: “Chúng con cần cử hành vài nghi lễ để hỗ trợ sức khỏe của Ngài. Ngài phải trụ thế vì chúng con, vì giáo lý và mọi chúng sinh”. Ngài mỉm cười và nói, “Con chẳng cần lo lắng cho Ta. Ta sẽ không chết trong hai năm tới”. Mặc dù thân Ngài không được khỏe cho lắm và Ngài chắc hẳn rất không thoải mái, Ngài thực sự có thể cười đùa về viễn cảnh viên tịch, không có bất kỳ sợ hãi hay lo âu nào. Ngài giống như một Yogi chân chính, vị hoan hỷan bình ngay cả khi sắp chết – không một chút nản lòng hay bám chấp với bất kỳ thứ gì. Trong những tháng cuối cùng của Ngài, tôi đã dành nhiều tuần bên Ngài ở Nagi Gompa. Bởi đã hoàn thiện tri kiến, Ngài chẳng bao giờ bày tỏ bất kỳ nỗi lo âu hay sợ hãi nào. Ngài là kiểu Yogi như bầu trời như vậy. Tôi cảm thấy may mắn khi được gặp gỡ một người như thế.

Đây là một vài trong số những điểm cốt yếu mà Ngài dạy học trò chúng tôi trước khi viên tịch. Từng giây trôi qua, tất cả chúng ta đều tiến gần đến cái chết. Không một ai trên đời này sống mãi. Khi chúng ta sinh ra, cái chết của chúng ta đã được chắc chắn. Tuy nhiên, nếu chúng ta thực hành theo cách thức chân chính, chắc chắn là sẽ có lợi lạc trong cả đời này và các đời tương lai. Đây là một trong những giáo lý chính yếu của Ngài – truyền cảm hứng để các học trò của Ngài thực hành bằng cách khiến họ đối diện với cái chết của họ.

Khi chúng tôi được truyền cảm hứng bởi sự thực về cái chết, Ngài thường bảo rằng, “Đừng xem các mục tiêu thế tục vô ích là xứng đáng”. Theo cách này, Ngài dạy chúng tôi bốn niệm chuyển tâm: (1) tính khó khăn của việc có được tự dothuận duyên của một đời người quý báu, (2) vô thường được tạo ra bởi cái chết không thể tránh khỏi, (3) các nguyên nhân và kết quả của hành động nghiệp và (4) bản tính đau đớn của vòng luân hồi.

Cấu trúc giảng dạy chính yếu của Tulku Urgyen Rinpoche là Bốn Pháp Của Gampopa[7], điều giống với Bốn Giáo Lý Của Longchen Rabjam. Chúng là chuyển tâm về Giáo Pháp, khiến sự hành trì Giáo Phápcon đường, để con đường làm sáng tỏ vô minh và để vô minh ló rạng như là trí tuệ. Kết nối với điểm thứ tư – để vô minh ló rạng như là trí tuệ, Ngài thường ban chỉ dẫn chỉ ra.

Các chỉ dẫn cốt tủy của Dzogchen tạo thành tinh túy của mọi giáo lý Phật Đà. Tulku Urgyen Rinpoche ban những chỉ dẫn này theo lối súc tích, đơn giảndễ hiểu, với sự quan tâm dịu dàng, ấm áp ân phước gia trì. Đó là cách mà Ngài có thể truyền tải tinh túy sâu xa của Giáo Pháp và chỉ ra bản tính của tâm cho nhiều người một cách đồng thời, đảm bảo rằng dòng tâm thức của họ được tạm thời giải thoát. Đây là kết quả của việc đã đạt đến sự hoàn thiện trong tri kiến và về điều này, Ngài là vô song.

Ngài thường bảo các môn đồ, “Mọi thứ là vô thường và không điều gì thoáng qua lại đáng để theo đuổi. Nhưng nếu chúng ta thực hành Giáo Pháp theo cách thức chân chính, điều này chắc chắn sẽ giúp đỡ chúng ta, cả hiện tại và về sau”. Thực hành Giáo Phápgiáo lý và di chúc chính yếu của Ngài!

Khi tôi hỏi Ngài đâu là thực hành quan trọng nhất với chính tôi và những môn đồ khác. Câu trả lời của Ngài là, “Xem lòng sùng mộ và bi mẫn là quan trọng nhất!”. Ngài nhấn mạnh rằng lòng sùng mộ và bi mẫn là không thể thiếu trong việc nhận ra bản tính của tâm khi người ta thọ nhận chỉ dẫn chỉ ra. Một câu nói nổi tiếng là: “Người bảo thủ chẳng khởi lên được phẩm tính tốt nào, giống như hạt giống cháy sém sẽ không đâm chồi”. Khi bạn có sự cởi mở của niềm tin, điều cho phép bạn thấy vị đạo sư đang ban các chỉ dẫn sâu xa là Phật thực sự, thì sự trao truyền của truyền thừa rốt ráo có thể xảy ra nhờ giới thiệu bản tính của sự chứng ngộ và nhờ đó nhận ra giác tính bất nhị không chút nghi ngờ. Do đó, hãy xem lòng sùng mộ là vô cùng quan trọng.

Tulku Urgyen Rinpoche cũng thường sử dụng cụm ‘tính Không thấm đượm lòng bi’. Ngài thường nói, “Mọi hữu tình chúng sinh không ngoại lệ đã từng, và vì thế, là cha mẹ của chính chúng ta. Hãy trưởng dưỡng lòng bi mẫn bao trùm khắp! Trong truyền thống Kim Cương thừa của chúng ta, lòng sùng mộ và bi mẫn được xem là quan trọng nhất”.

Ngài cũng bảo tôi rằng các đệ tử muốn thực hành Chokling Tersar, đặc biệt là những giáo lý Barche Kunsel và Kunzang Tuktig, phải trải qua toàn bộ con đường của thực hành sơ khởi (Ngondro), phần chính yếu và các thực hành bổ trợ. “Đơn giản thực hành Ngondro thôi cũng đủ,” Ngài thường nói, “bởi Ngondro thậm chí còn sâu xa hơn phần chính yếu. Người nào chân thành đi qua ‘bốn lần một trăm nghìn các thực hành’ sẽ tịnh hóa những ác hạnh về thân của họ bằng cách lễ lạy, ác hạnh về khẩu bằng Chân ngôn Kim Cương Tát Đỏa, ác hạnh về ý bằng cúng dường Mandala và sự kết hợp của chúng bằng Đạo Sư Du Già. Lý dochúng ta cần tịnh hóa các che chướng và thu thập các tích lũy. Trong khi có thể thoáng thấy bản tính của tính Không mà không có bất kỳ sự tịnh hóa nào, bởi nghiệp quá khứ và những hoàn cảnh tạm thời của chúng ta, sự thoáng thấy này nhanh chóng bị che lấp lại và lãng quên. Vì thế, đừng đánh lừa bản thân; xin hãy thành tâm thực hành Ngondro”.

Tulku Urgyen Rinpoche nói điều này lặp đi lặp lại nhiều lần. Khi bạn để những thực hành sơ khởi này phát huy tác dụng bằng cách tịnh hóa che chướng của bạn, bạn sẽ tự động nhận ra bản tính của tâm và sự chứng ngộ về tri kiến của bạn sẽ khai mở ngày càng sâu rộng hơn.

Một điểm quan trọng khác mà Ngài nhắc đến là: “Hãy bảo tất cả các đệ tử của con giữ tri kiến của họ cao như bầu trời, nhưng tao nhã trong điều họ làm như Tsampa (bột lúa mạch)”. Một số hành giả có thể tin rằng họ có tri kiến vô cùng cao, cao đến mức họ chẳng cần bận tâm đến kết quả của các hành động. Điều đấy dứt khoát không đúng chút nào. Hãy nhìn vào tấm gương Rinpoche: Ngài sống với sự trì giới hoàn toàn thanh tịnh. Giống như vậy, bất kể tri kiến của bạn cao đến đâu, bạn cần dịu dàngnhã nhặn tương ứng với chúng sinh khác, không bao giờ được phù phiếm hay thô lỗ.

Đó là một điểm. Điểm khác là, “Hãy bảo họ rằng tất cả các kim cương hữu sẽ hướng về giác ngộ như một nhóm, như một Mandala duy nhất. Vì vậy, hãy giữ sự hòa thuận trong Tăng đoàn; hãy tử tế với nhaugiữ gìn giới luật với sự thanh tịnh. Sau đó, những giáo lý vô cùng sâu xa của Kim Cương thừa sẽ phát huy tác dụng”.

Đây là một vài trong số những điểm cuối cùng mà cha tôn quý nói với tôi. Ngoài ra, tôi không có gì nhiều để nói. Xin cho phép tôi thêm những lời khuyên bổ sung của Ngài: “Hãy thực sự nhìn vào bản tính của tâm con. Đây là tinh túy của mọi giáo lý Dzogchen. Trước tiên hãy nhận ra; quyết định chọn sự nhận ra đó; sau đấy, đạt được sự tin tưởng với nó. Sẽ là không đủ nếu chỉ nhận ra bản tính của tâm; chúng ta cần phát triển sức mạnh của sự nhận ra này và sau đó đạt được sự ổn định. Vậy đấy! Hãy thực hành thật tốt để con được rèn luyện hoàn toàn. Hãy phát khởi thêm nhiều lòng sùng mộ và bi mẫn hơn điều con vốn có, bởi điều này sẽ cho phép kinh nghiệm và sự chứng ngộ của con được tự nhiên mở rộng. Đó là điều mà tất cả học trò của con cần được dạy”.

Tôi cảm thấy rằng tôi cần nói với các bạn, những môn đồ của Ngài, điều này nữa: Bất kỳ ai trực tiếp thọ nhận chỉ dẫn chỉ ra từ Tulku Urgyen Rinpoche đều cực kỳ may mắn. Nó giống như đoạn cuối trong tràng vàng của dòng truyền thừa được đặt vào tay bạn. Nếu bạn cũng đưa chỉ dẫn này vào trải nghiệm nhờ sự hành trì, thì chắc chắn, đạo sư của bạn sẽ tiếp tục quán sát bạn từ Pháp giới. Đạo sư chân chính sẽ tỉnh thức từ trong chính tâm bạn. Người ta nói rằng, “Đạo sư không ở bên ngoài, mà ở bên trong”. Điều này nghĩa là bạn đối diện với đạo sư chân chính chính vào khoảnh khắc mà bạn nhận ra bản tính của tâm. Xin hãy hiểu điều này!

Cuối cùng, với những người trong các bạn đã kết nối với Tulku Urgyen Rinpoche nhờ các cuốn sách của Ngài, tôi muốn nói điều sau đây. Đừng chỉ tập trung vào từ ngữ trên những trang sách! Hãy hướng sự chú ý của bạn vào chính nó và quán sát bản tính của tâm bạn! Trong khoảnh khắc của lòng sùng mộ hay bi mẫn, nếu bạn đơn giản để tâm hòa nhập bất khả phân với tâm đạo sư, bạn thực sự có thể hiểu giáo lý Dzogchen. Điều đấy thực sự tuyệt vời!

 

Nguồn Anh ngữ: http://blazing-splendor.blogspot.com/2011/02/15-years-have-passed-since-tulku-urgyen.html.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.



[1] Theo Rigpawiki, Tsikey Chokling Rinpoche Mingyur Dewai Dorje, tức Kela Chokling Rinpoche (sinh năm 1953) – con trai thứ hai của Tulku Urgyen Rinpoche, được công nhậnhóa thân của Chokgyur Lingpa bởi Đức Karmapa thứ 16. Cùng với anh trai Chokyi Nyima Rinpoche, Ngài được đào tạo tại Tu viện Rumtek, Sikkim, trụ xứ lưu vong của Đức Karmapa. Năm 1975, hai vị Lama cùng với phụ thân xây dựng tu viện Ka-Nyingma Sherub Ling, nơi Chokling Rinpoche đang cư ngụ. Ngài là một Terton và hành giả cư sĩ với một vợ và bốn người con. Con trai lớn của Ngài được công nhận là Phakchok Rinpoche thứ 7 của truyền thừa Taklung Kagyu bởi Thánh Đức Dalai Lama. Con trai út của Ngài là vị tái sinh của Dilgo Khyentse Rinpoche, tức Khyentse Yangsi Rinpoche.

[3] Theo Rigpawiki, Guru Chokyi Wangchuk tức Guru Chowang (1212-1270) – vị thứ hai trong năm Khai Mật Tạng Vương và là hóa hiện về khẩu của Vua Trisong Detsen. Trong các phát lộ của Ngài có thực hành Lama Sangdu.

[5] Theo Rigpawiki, Nyoshul Khen Rinpoche hay Nyoshul Khenpo Jamyang Dorje (1932-1999) là một đạo sư lỗi lạc của truyền thống Dzogchen và là một vị có thẩm quyền về những giáo lý của Tôn giả Longchenpa đến mức các đệ tử của Ngài xem Ngài là Đức Longchenpa bằng xương bằng thịt. Ngài là đạo sư của rất nhiều vị Lama thuộc thế hệ trẻ hơn, cũng như rất nhiều vị thầy Phật giáo phương Tây.

[7] Về Bốn Pháp Của Gampopa, tham khảo https://thuvienhoasen.org/a16215/bon-phap-cua-gampopa.

Tạo bài viết
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: