Truyền Thừa Sống Động Của Terchen Barway Dorje

28/10/202112:34 SA(Xem: 3159)
Truyền Thừa Sống Động Của Terchen Barway Dorje
TRUYỀN THỪA SỐNG ĐỘNG CỦA TERCHEN BARWAY DORJE
Lama Tashi Topgyal[1] giảng | Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

 

Ở đây, chúng ta đang quan tâm đến việc thực hành Giáo Pháp từ truyền thừa của Terchen Barway Dorje. Nền tảng của điều này là thấy Bổn Sư của chúng ta, vị Barway Dorje thứ Ba[2], hiện tại, là chính Guru Rinpoche. Điều này là xác thực bởi Ngài là một hóa hiện của Guru Rinpoche. Ngài cũng là hóa hiện của nhiều đạo sưđại từ cả truyền thống cũ và mới của Phật giáo Mật thừa.

Về Guru Rinpoche, chúng ta cần nhớ rằng Guru Rinpoche, về một mặt, thậm chí còn từ ái, lợi lạc với Tây Tạng hơn cả Phật Thích Ca Mâu Ni. Thực sự, chẳng có sự khác biệt giữa Phật Thích Ca Mâu Ni và Guru Rinpoche. Guru Rinpoche là hóa hiện trực tiếp của Phật Thích Ca Mâu Ni. Nhưng điểm khác biệt là, với người Tây Tạng, Phật Thích Ca Mâu Ni không bao giờ viếng thăm Tây Tạng, không bao giờ đem giáo lý đến đó; Guru Rinpoche đã làm vậy. Vì thế, toàn bộ Phật giáo Tây Tạng tồn tại đều nhờ lòng từ của Guru Rinpoche và trụ trì Kashmir – Tôn giả Shantarakshita [Tịch Hộ].

Đặc biệt, Guru Rinpoche đảm bảo rằng Ngài sẽ và vẫn tạo ra một dòng hóa hiện không ngừng nghỉ. Ví dụ, các đệ tử nổi tiếng nhất của Ngài, hai mươi lăm đệ tử, đều là hóa hiện của chính Ngài: năm hóa hiện của thân Ngài, năm của khẩu, năm của ý, năm của phẩm tính và năm của hoạt động. Và mỗi vị trong năm hóa hiện này [lại có năm hóa hiện] – thân [của] thân, thân [của] khẩu, thân [của] ý, v.v. Ngài trao cho mỗi người họ một bộ chỉ dẫn khác nhau, tiên đoán thời điểm tái sinh của họ, ai sẽ là đệ tử của họ, giao phó những giáo lý đặc biệt của họ cho các Hộ Pháp đặc biệt và tiên đoán những sự kiện tương lai này, điều chỉ ra thời điểm phục hồi giáo lý của họ. Ngài cung cấp những giáo lý riêng, điều phục vụ như là phương thuốc cho các sự kiện hay hoàn cảnh đặc biệt này rồi chôn giấu tất cả – chính các giáo lý, những tiên đoán và sự giao phó – thành Terma hay kho tàng, để chúng tiếp tục tồn tại cho đến thời điểm mà những hóa hiện tương lai này sinh ra.

Những giáo lý Terma này vì thế rất khác với hầu hết Giáo Pháp. Chúng không phải là những biên soạn tài tình từ các học giả lỗi lạc. Thực sự, các Terton, vị phát lộ kho tàng, người khám phá chúng, trong nhiều trường hợp thì mù chữ, hay về cơ bản không biết chữ, hoặc trong một số trường hợp, chỉ được giáo dục sơ sài. Thế nhưng chư vị có thể, nhờ thọ nhận, tìm ra các bản văn vật lý và nhờ linh kiến, ghi lại đôi khi là mười hay thậm chí cả trăm quyển giáo lý.

Trong trường hợp của truyền thừa từ Đức Barway Dorje, Ngài dĩ nhiên là một hóa hiện của Guru Rinpoche và của đệ tử và cũng là vị phối ngẫu – Đức Bà Yeshe Tsogyal. Đặc biệt, Ngài là vị tái sinh của Nupchen Sangye Yeshe, người lại là hóa hiện thân của thân trong hai mươi lăm đệ tử.

Terchen Barway Dorje sinh năm 1836. Ngài sống cùng thời với một Terton vĩ đại khác – Đức Chokgyur Lingpa[3]. Ngài cũng sống cùng thời với Đức Jamgon Kongtrul[4], Đức Jamyang Khyentse Wangpo[5]học giả siêu việt – Mipham Rinpoche[6]. Các Terma của Ngài đã được chấp nhận và xác thực bởi tất cả những đạo sư này.

Bản thân các Terma của Ngài bao gồm chín quyển. Bên cạnh những giáo lý này, điều mà các bạn có thể gọi là [giáo lý] Nyingma, Ngài cũng có truyền thừa riêng về Sarma hay trường phái Tân Dịch, điều lại bao gồm hai quyển giáo lý hư huyễn kết nối với Barom Kagyu mà Ngài thọ nhận từ Không Hành Nữ Akasha Yogini hay Du Già Nữ Hư Không, vị là thân trí tuệ của Không Hành Nữ Atroma, vị phối ngẫu – đệ tử của Pháp chủ Sonam Zangpo từ Chodrak, tiền thân của Ngài.

Bây giờ, tất cả những giáo lý này của Ngài Barway Dorje, cả giáo lý Terma và giáo lý khác, về cơ bản được giao phó cho Kagyu Tashi, một Lama vĩ đại từ Tu viện Chodrak ở miền Đông Tây Tạng. Và nhiều đệ tử, không chỉ [đệ tử] của chính Terchen Barway Dorje, mà cả của Kagyu Tashi, đều đã đạt được thành tựu vĩ đại. Đặc biệt, Ngài Kagyu Tashi đã đạt được trạng thái giống như đạo sư. Ngài thực hành Khechari Vajrayogini cho đến khi có thể nói chuyện với Bà bất cứ lúc nào Ngài muốn và làm chủ kinh mạch, khí và tinh túy đến mức Ngài chỉ cần hít một hơi trong khoảng thời gian hai mươi tư giờ.

Chính Ngài Kagyu Tashi là vị đã trao truyền các giáo lý của Đức Barway Dorje cho Bardor Rinpoche thứ Hai. Bardor Rinpoche thứ Hai đã truyền tất cả quán đỉnh và trao truyền cùng chỉ dẫn bí mật chủ yếu cho Tulku Kunzang trẻ tuổi và cho ông tôi – [Lama] Karma Tupten.

Tulku Kunzang, người cũng vẫn còn sống, khá nhỏ khi thọ nhận những giáo lý này từ Bardor Rinpoche thứ Hai. Ngài thọ nhận chúng một cách chính thức nhưng không được rèn luyện mở rộng trong các thực hành thiền định hay chi tiết nghi lễ bởi chính Bardor Rinpoche thứ Hai. Tuy nhiên, bởi ông tôi, Karma Tupten, là thị giả chẳng tách rời của Bardor Rinpoche thứ Hai, ông đã thọ nhận toàn bộ sự rèn luyện, mọi chỉ dẫn ẩn giấu, hướng dẫn truyền miệng và các chỉ dẫn chi tiết về nghi thứctruyền thống nghệ thuật, chẳng hạn vẽ Mandala, làm Torma và mọi thứ, từ Bardor Rinpoche thứ Hai.

Thực sự, lần nọ, Bardor Rinpoche đời trước đã nói với ông tôi, Karma Tupten, “Con biết đấy, con sẽ phụng sự những giáo lý này còn nhiều hơn cả Ta”. Khi nghe vậy, ông Karma Tupten khá bối rối. Ông nghĩ, “Ngài muốn ám chỉ điều gì? Đây là những giáo lý của Ngài mà”. Thế nhưng, đó là một tiên đoán, bởi rõ ràng, Bardor Rinpoche thứ Hai viên tịch khi mới ngoài ba mươi và Karma Tupten, người hiện vẫn khỏe mạnh khi ngoài tám mươi, đã sống cuộc đời mạnh khỏetrường thọ[7].

Kết nối nghiệp của Ngài Karma Tupten với Terchen Barway Dorje đã bắt đầu từ rất lâu. Theo Terchen Barway Dorje, trong một đời trước, Ngài là đệ tử của Đức Nupchen Sangye Yeshe gọi là Lharje Rokjung. Sau đó, khi Đức Nupchen Sangye Yeshe tái sinh thành Tổ Jetsun Milarepa, Ngài là đệ tử Repa Shiwa O của Tổ.

Một trong những tiên đoán về dòng tái sinh của Ngài Karma Tupten là bởi sự tích lũy công đức trước kia, Ngài sẽ luôn sinh vào gia đình giàu có. Và chắc chắn là, Lharje Rokjung và Repa Shiwa O đều đã sinh vào những gia đình giàu có theo tiêu chuẩn thời đó.

Là một đệ tử của Terchen Barway Dorje, Ngài là vị thầy Trime Loden, người mà đời tái sinh tiếp theo chính là ông tôi – Karma Tupten.

Sự phụng sự giáo lý được tiên đoán của Ngài thật lớn lao. Bất chấp sự phá hủy không chỉ về cơ sở hạ tầng mà cả các bản văn và truyền thừa trao truyền và v.v. điều diễn ra sau sự xâm chiếm của Cộng sản và Cách mạng Văn hóaTây Tạng, Ngài vẫn luôn có thể, trong nhiều năm qua, thu thập lại, gần như toàn bộ, chín quyển Terma của Đức Barway Dorje. Đôi khi, [Ngài tìm được] một hay hai trang giấu sau bức tường giả của ai đó. [Đôi lúc Ngài tìm được các trang] ở những nơi rải rác trên khắp Tây Tạng và thậm chí là các vùng khác của Trung Quốc. Như thế, Ngài giữ gìn không chỉ truyền thống văn học mà cả toàn bộ truyền thừa trao truyền, điều mà Ngài đã thọ nhận. Và Ngài vẫn tiếp tục giảng dạy truyền thống này, giữ gìn, thực hành, giảng dạy các thiền định, quán tưởng, chi tiết nghi lễ, những khía cạnh nghệ thuật và thủ công và v.v.

Vì thế, thực sự việc truyền thừa này vẫn còn sống động và sẵn có một phần lớn là nhờ ông tôi.

Về Đức Barway Dorje thứ Ba, tức Bardor Rinpoche thứ Ba, Ngài ở phòng kế bên. Chúng ta gặp Ngài; chúng ta biết Ngài; chúng ta thọ nhận giáo lý từ Ngài, [chẳng hạn] tất cả quán đỉnh, trao truyền và chỉ dẫn, điều mà Ngài thọ nhận từ các đệ tử của Bardor Rinpoche đời trước, chẳng hạn Tulku Kunzang và ông Karma Tupten. Với Ngài, thọ nhận những giáo lý này thực sự không phải là việc học hỏi thứ gì đó mới mẻ mà chỉ như được nhắc nhở. Đó là chuyện nhắc nhở một vị Phật rằng Ngài là Phật. Nhưng nếu chúng ta thấy Ngài là Kim Cương Trì, chúng ta sẽ thọ nhận sự gia trì của Kim Cương Trì và toàn bộ trao truyền của cả ba truyền thừa. Trí tuệ của Ngài chắc chắn giống với Kim Cương Trì, nhưng chúng ta cần nhận thức về điều này. Nếu chúng ta không hiểu rằng trí tuệ của đạo sưtrí tuệ Pháp thân, chúng ta thực sự không có nền tảng để thực hành Mật thừa. Và nếu thực sự trí tuệ của Ngài không phải là trí tuệ của Kim Cương Trì, chẳng có gì để chúng ta thực hành. May mắn thay, không phải vậy!

[Từ Lời Khuyên Cho Những Hành Giả Kim Cương Thừa được Lama Tashi Topgyal ban tại Battle Creek, Michigan ngày 22/09/2012; Lama Yeshe Gyamtso dịch sang Anh ngữ; Matt Willis ghi chép và biên tập.]

 

Nguồn Anh ngữ: https://www.kunzang.org/living-available-lineage-terchen-barway-dorje/.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.



[1] Lama Tashi Topgyal đến từ Tu viện Raktrul ở miền Đông Tây Tạng. Thầy đã thọ nhận quán đỉnh, khẩu truyềngiải thích về các bản văn kho tàng của Terchen Barway Dorje từ Lama Karma Tupten, đệ tử chính và cũng là thị giả của Bardor Rinpoche thứ Hai. Sau nhiều năm nghiên cứu, thầy đã tiến hành nhập thất chín năm chín tháng. Thầy đến Hoa Kỳ vào năm 2003 để giảng dạy tại trung tâm Kunzang Palchen Ling.

[7] Theo thông báo từ trang Facebook Kunzang Palchen Ling, Lama Karma Tupten đã viên tịch vào ngày 18 tháng 2 năm 2021.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.