- Mục Lục
- Lời Nói Đầu
- Lời Tựa Của Soạn Giả
- A. Tập Một Hiển Mật Viên Thông Thành Phật Tâm Yếu
- Lời Nói Đầu
- Lời Tựa Của Soạn Giả
- I.- Hiển Giáo Tâm Yếu
- Ii. Mật Giáo Tâm Yếu
- Iii. Hiển Mật Song Biện
- Iv- Vui Mừng Gặp Được Lời Trước Thuật Này
- V- Chuẩn Đề Sám Pháp
- Vi- Vào Đạo Tràng Trì Chú Chuẩn Đề- Cách Ngồi Kim Cang Tọa
- Vii- Cách Dùng Kính Đàn
- Viii- Nhập Nhà Mới & Trị Ma Quỷ
- Ix- Chú Tỳ Lô Giá Na
- X- Chú Quảng Bát
- B. Tập Hai Kinh Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương
- Lời Giới Thiệu
- Lời Tựa
- I- Kinh Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương Quyển 1
- Ii- Kinh Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương Quyẻn 2
- Iii- Kinh Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương Quyển 3
- Iv- Kinh Đại Thừa Trang Nghiêm Quyển 4
- V- Kinh Thất Câu Chi Phật Mẫu Tâm Đại Chuẩn Đề Đà La Ni
- Vi- Kinh Thất Phật Câu Chi Phật Mẫu Tâm Đại Chuẩn Đề Đà Ra Ni Pháp
- Vii- Thất Câu Chi Độc Bộ Pháp
- Viii- Chuẩn Đề Biệt Pháp
- Ix- Kinh Thánh Lục Tự Tăng Thọ Đại Minh Đà Ra Ni
- C. Tập Ba Kinh Chuẩn Đề Đà La Ni Hội Thích
- Mục Lục
- Quyển Thượng
- 1- Lời Tựa
- 2- Phần Kinh Văn
- 3- Nghi Quỹ Niệm Tụng
- Quyển Trung
- 4- Văn Tán Thán
- 5- Bố Tự Pháp
- 8- Bố Sắc Trí Ca Pháp
- 9- Phạt Thi Ca Ra Noa Pháp
- 10- A Tỳ Giá Lỗ Ca Pháp (Hàng Phục Pháp)
- Quyển Hạ
- 11- Nói Đến Phương Pháp Họa Tượng Phật Mẫu Chuẩn Đề (Cũng Gọi Là Tôn Na Bồ Tát)
- 12- Phụ Ngũ Hối Kinh (Nghi Pháp Sám Ngũ Hối)
- 13- Trì Tụng Pháp Yếu
- 14- Tu Bi Điền Và Kính Điền
- 15- Quán Tự Tại Bồ Tát Cam Lồ Chơn Ngôn
- 16- Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn
- 17- A Di Đà Phật Nhất Tự Tâm Chủ
- 18- Văn Thù Bồ Tát Ngũ Tự Tâm Chú
- 19-đại Bảo Quảng Bát Lầu Các Thiện Trụ Bí Mật Đà Ra Ni
- 20- Công Đức Bảo Sơn Đà Ra Ni
- 21- Tam Tự Tổng Trì Chơn Ngôn
- 22- Sổ Châu Công Đức Pháp
- 23- Hành Du Già Bí Mật Pháp Yếu
- 24- Tụng Kệ Sái Tịnh Kết Ấn Hộ Thân
- 25- Triệu Thỉnh Cúng Dường
- 26- Bổn Tôn Gia Trì
- 27- Tán Thán
- 28- Phụ Bản Trì Chú Tháp
- D. Tập Bốn Kinh Mạt Pháp Nhất Tự Đà La Ni
- 1- Kinh Đại Đà Ra Ni Mạt Pháp Trung Nhất Tự Tâm Chú
- 2 & 3- Kinh Đại Phương Quảng Bồ Tát Tạng Kinh Trung Văn Thù Sư Lợi Căn Bổn Nhất Tự Đà Ra Ni
- 4- Mạn Thù Thất Lợi Bồ Tát Chú Tạng Trung Nhất Tự Chú Vương Kinh
- 5- Uế Tích Kim Cang Thuyết Thần Thông Đại Mãn Đà Ra Ni Pháp Thuật Linh Yếu Môn
- 6- Uế Tích Kim Cang Cấm Bách Biến Pháp Kinh
- 7- Thần Biến Diên Mạng Pháp
- 8 -Phật Nói Kinh Bắc Đẩu Thất Tinh Diên Mạng
- 9- Phật Nói Thất Tinh Chơn Ngôn Thần Chú
- 10- Kinh Nhất Thiết Công Đức Trang Nghiêm Vương
- 11-phật Nói Kinh Trang Nghiêm Vương Đà Ra Ni Chú
- 12-phật Nói Kinh Trì Cú Thần Chú
- 13-kinh Tăng Huệ Đà Ra Ni
- 14-quán Thế Âm Thuyết Trừ Nhất Thiết Nhãn Thống Đà Ra Ni
- 15- Quán Thế Âm Linh Chư Căn Cự Túc Đà Ra Ni
- 16-hoạch Chư Thiền Tam Muội Nhất Thiết Phật Pháp Môn Đà Ra Ni
- Phụ Lục
- 1- Thiên 1 Lời Tựa Của Ông Tướng Duy Kiều
- 2- Thiên Ii Tịnh Tọa Công Phu Theo Thứ Lớp Tập Luyện
- 3-thiên Iii Lục Diệu Pháp Môn (Sáu Phương Pháp Huyền Diệu)
- 4-thiên Iv Thiện Căn Phát
- 5-thiên V Kết Quả
LỜI TỰA
Một đời thuyết pháp của đức Như Lai, giáo lý của Ngài chia ra làm ba tạng: Gọi Tu đa la (Sutra), Tỳ nại gia (vinaya), Tô đạt lãm (Sastra); tức là Kinh, Luật, Luận. Tạng giáo tuy phân ra làm ba, nhưng không ngoài hai môn: Hiển giáo và Mật giáo.
Hiển giáo nói rộng tánh tướng để hiểu ngộ lý mầu tu chứng Pháp thân.
Mật giáo chỉ khiến tụng trì được thầm lên Thánh vị và vượt ra ngoài sự hiểu biết.
Tuy nhiên ngộ có đốn, có tiệm. Địa vị có cạn có sâu. Tiệm phải trải qua các tầng bực a tăng kỳ kiếp. Đốn tức liền vượt lên hàng Thập Địa. Cạn thì có các hàng Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát. Sâu tức hiện chứng Phật quả Đại Thừa.
Chuẩn Đề Đà Ra Ni này tức là kinh tạng Mật giáo, thầm chứng thập thân của Phật qu Đại Thừa. Ngoài tam tạng ra còn lập một tạp tạng gồm thâu các bộ Đà Ra Ni. Hoặc ngoài tam thừa riêng một Tối Thượng Kim Cang thừa, tức là Đà Ra Ni tạng. Nếu căn cứ Thần Biến Sớ thì chia Đà Ra Ni làm Đại Bất Tư Nghì Thành Phật Thần Thông Thừa. Cho nên kinh này lấy Đại bí Mật làm Tông, pháp giới Chơn như làm Thể, Bất tư nghì làm Dụng, Tam Mật môn tối thượng thừa làm Giáo tướng, bởi vì tất cả pháp đều từ trong thừa Kim Cang Đà Ra Ni mà phát sinh ra, như ngàn dòng muôn phái phát nguồn từ núi Tích Thạch Côn Lôn. Mười hai phần giáo trong Tam tạng cũng phát xuất từ Tạng Tổng Trì Bí Mật, cho đến Lục độ Vạn hạnh cũng đều từ Đà Ra Ni mà ra. Kinh có chỗ giải rằng: Chơn ngôn mỗi một chữ toàn là vô tướng pháp giới, thế thì Lục độ Vạn hạnh đâu không từ trong pháp giới ấy lưu xuất ra ư? Cho nên nói rằng chữ ÚM (Án) nghĩa là ba thân cũng có nghĩa tất cả các pháp vốn không sanh, do tất cả pháp vốn không sanh ấy nên tức được bất sanh diệt, do bất sanh diệt nên tức được tướng vô sở đắc. Tướng vô sở đắc tức là Vô tướng Pháp giới; chính là chứng Pháp giới Chơn như đó vậy!
Bạch Tán Cái tụng rằng: “Tụng mãn một vạn tám ngàn biến, mỗi biến nhập vào vô tướng định gọi thành tràng kiên cố Kim Cang, tự tại được Phật trong loài người.
Lại nữa Ngũ Bí Mật Tu Hành Nghi Quỹ nói rằng: “Kim Cang Tát Đoả là Phổ Hiền Bồ Tát, tức là tất cả trưởng tử của Như Lai, là tâm Bồ đề của chư Phật.”
Như kinh đã nói: Kim Cang Tát Đỏa Tam Ma địa, gọi là pháp của chư Phật. Pháp này hay thành đạo của chư Phật. Pháp này hay thành đạo của các chư Phật, nếu lìa pháp này không có pháp riêng để thành Phật, Kim Cang ấy tên là Bát Nhã ba la Mật, hay thông đạt tất cả Phật, không ngăn, không ngại cũng như Kim Cang xuất sanh chư Phật.
Nếu người đối với Hiển giáo tu hành, phải trải qua thời gian lâu ba đại vô số kiếp, nhiên hậu mới chứng thành Vô thượng Bồ đề, trong thời gian đó mười tiến mà chín lui. Hoặc chứng Thất Trụ mà vì đã tu tập phước đức trí huệ hồi hướng Thanh Văn, Duyên Giác đạo quả nên không thể chứng Vô thượng Bồ đề. Còn y Tỳ Lô Giá Na Phật tự thọ dụng thân đã nói bên trong chứng được tự giác Thánh Trí pháp và địa vị thọ dụng thân trí Đại Phổ Hiền Kim Cang Tát Đỏa. Cho đến ứng thời tu tập pháp thân, trong một đại a tăng kỳ kiếp tu tập phước đức trí tuệ mới sanh vào được nhà của Phật. Người đó từ tất cả Như Lai tâm sanh, từ miệng Phật sanh, từ pháp Phật sanh , từ Pháp hóa sanh, đắc Phật Pháp tài. Từ đây về sau thọ được pháp rộng lớn thâm sâu không thể nghĩ bàn, vượt lên hàng Nhị thừa Thập Địa. Vây cho nên biết yếu chỉ của Chơn ngôn bí Mật Thần chú còn chẳng phải chỗ hiểu biết của nhơn vị Bồ Tát, huống nữa kẻ quê mùa phàm phu tiểu trí đâu có thể so sánh thấu rõ trí ư?
Các nhà dịch và các sớ giải tóm tắt, là để nương nhau chỉ rõ cho kẻ sơ học trì tụng có chỗ nương tâm chứ chẳng dám nói giải thích.
Như Thần Biến Sớ nói rằng: Chỉ có tay Kim Cang mới rờ thấu chỗ kín đáo, chỉ có mắt Liên Hoa mới nhìn thông chỗ u minh. Kinh Thủ Lăng Nghiêm nói: Pháp bí Mật của chư Phật, duy chỉ Phật với Phật mới hiểu rõ nhau, chẳng phải các bậc Thánh có thể thông đạt. Chỉ trì tụng hay diệt được lỗi lớn, mau lên Thánh vị.
Thiên Trúc Chỉ Quán nói: Bậc Thượng Thánh mới có thể Hiển Mật cả hai đều truyền nói, kẻ phàm nhơn chỉ tay tuyên truyền Hiển giáo, không thể tuyên truyền về Mật giáo. Vậy cho nên chẳng phải kẻ hạ phàm dám bàn nghĩ chỗ khả tri của sư tâm.
Nay xét Chuẩn Đề Chơn ngôn này trước sau vài nhà dịch so ra thì Ngài Bất Không Tam Tạng được thâm đắc sự thừa truyền của Mật giáo, bởi xưa kia Ngài Kim Cang Tát Đoả gần gũi bên đức Tỳ Lô Giá Na Mâu Ni Như Lai trước đã lãnh thọ nghĩa Du Dà Tối Thượng Thừa. Sau hơn trăm năm truyền đến Ngài Long Thọ Bồ Tát, Long Thọ lại hơn trăm năm truyền đến Long Trí A Xà Lê, Long Trí truyền đến Ngài Kim Cang Trí Pháp sư. Ngài Kim Cang Trí truyền qua Trung Hoa đem ngũ bộ Du Già và Tỳ Lô Giá Na Kinh, Tô Tất Quỹ Phạm, trao cho Ngài Bất Không Tam tạng và sau khi Ngài Long Trí diệt độ, Ngài Tam Tạng Bất Không phụng lời di giáo dạo qua các nước Thiên Trúc, tại nơi Sư Tử Quốc, từ đó sự truyền bá tu học càng tăng thêm rộng lớn. Từ Ngài Long Trí A Xà Lê cầu khai mười tám hội Kim Cang quán đảnh và pháp Đại bi Thai Tạng. Pháp hóa nối nhau từ đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai, đến Ngài Bất Không Tam tạng đã trải qua sáu đời truyền cũng như sáu phen phiên dịch. Ngài Bất Không đi khắp xứ Thiên Trúc, lại được thâm truyền yếu chỉ nên bổn dịch Chơn ngôn Nghi Quỹ của Ngài rất rõ ràng đầy đủ.
Ngay sợ kẻ sơ học chưa rõ ấn khế và Phạn âm, do đây nên đối với trong các bản dịch phần nhiều lấy bản dịch của Ngài Kim Cang Trí mà hội rõ, nương đó các Ngài nối nhau truyền thọ không thôi nghỉ.