4-thiên Iv Thiện Căn Phát

15/09/201012:00 SA(Xem: 34572)
4-thiên Iv Thiện Căn Phát

THIÊN IV
THIỆN CĂN PHÁT 

Trong bộ Đồng Mông Chỉ Quán dạy: “Người tu thiền định (tịnh tọa) thiện căn phát hiện có tám thứ cảm xúc:

Khinh (nhẹ nhàng) 
Noãn (ấm áp) 
Lãnh (lạnh) 
Trọng (nặng) 
Động 
Ngứa 
Rít 
Trơn (bốn món trước là Thể, bốn món sau là Dụng). 
Do tôi đã thực nghiệm rồi , trong tám món tướng nói trên không phải đồng thời phát sanh.

Thời gian tôi hai mươi tám tuổi tu tịnh tọa phát sanh ra tướng: Khinh an, ấm áp, động. Tôi tịnh tọa lần sau thì cảm giác thân tôi nhẹ như lông hồng (khinh an).

Đây cảm giác trước hết: Bụng tôi phát nóng sôi (Noãn ấp áp) và phát sanh động lực, từ xương sống lên trên não bộ. Lại từ mặt theo thần kinh xuống bụng, cứ thứ lớp như vậy chuyển động (gọi là lục mạch). Tôi dụng “Chỉ Quán” công phu tu tập về sau tôi để tâu ý như tập trung nơi dưới bụng. Bấy giờ tôi lại giữ tâm ở bên trong người tôi, chưa bao lâu thân thể tôi đại phát động thông suốt âm dương lục mạch âm kiển, âm duy, dương duy, xung động. Khi tôi đổi, thủ tâm an tại bên trong người tôi. Về sau, nửa đêm dậy ngồi, trên ngực tôi xung động, miệng tôi ra nhiều nước miếng, liền như thế mấy đêm, phát động lực lên thẳng chính giữa hai đôi mày tôi tự thấy phát sanh hào quang sáng tỏ, đi thẳng lên đỉnh đầu rồi xoay vòng lâu giống như điện chớp, đi quanh cả châu thân tôi. Kế đi qua hai tay hai chân, trải qua hơn hai tiếng đồng hồ, trở về chính giữa đôi mày rồi đình chỉ tại đấy. Từ đó trở về sau mỗi đêm đều như thế (phát sanh hào quang sáng tỏ). Chính giữa người tôi là một cơ quan phát sanh. Hình ảnh tốt ấy xoay chuyển lần lần đi lên đỉnh đầu theo đó mà chuyển động. Sau cùng đình chỉ ở mi gian (chính giữa đôi lông mày). Kế đó trong người tôi pháp động, từ nơi vai bên tả đến đùi bên tả, hình tượng tốt như dây điện sáng xoay quanh giữa mình tôi một vòng tròn, giường mùng đều chấn động rồi đình chỉ.

Sau lại từ não bộ chấn động, đến hai vai xuống xương sống, xương mông; lại từ vai bên mặt về bên mặg, hình tượng ấy sáng rực một vòng luân chuyển như trên.

Mỗi khi động lực ấy phát khởi, trong người tôi biến hóa.

Có một đêm nọ, động tự mặt và hai lỗ tai, hảo tướng thẳng một đường đi từ não bộ xuống giữa đôi mày giống như một trực tuyến hiệp lại thành hoành tuyến (ngang) thành hình chữ thập, lên xuống nhiều lượt rồi đứt tại chính giữa đôi lông mày. Kế đó lại từ đỉnh ngực, bụng, đi xuống đầu âm (ngọc hành) giống như cây cung, từ đầu âm đi lên đầu nhiều lần.

Có một đêm đó, trong người tôi phát nhiệt chuyển động cả mình, khi cúi, khi ngước, bên tả, bên hữu, theo thứ tự chuyển động mấy phen, trước, sau, mặt, trái (không lộn xộn) xuống hai tay. Tròn như bánh xe vào bên trong, bên ngoài theo thứ lớp không sai, sau động đến chân.

Đây do tịnh tọa nơi sanh lý tự nhiên phát sanh ra như trên đã kể rõ, đấy không phải dụng ý chỉ huy (hay cố tâm). Khi tứ chi cử động rồi, thoạt nhiên cảm giác thấy đầu lớn và rộng ra. Trên nữa mình tôi cũng thấy lớn cao hơn mười thước (theo như trong kinh Phật nói: Hiện đại thân) đầu cúi xuống, bộ ngực cũng thấy rộng lớn như cõi hư không. Lại ngước về phía trước, bộ vai cũng rộng lớn như cõi thái hư. Lúc bấy giờ tôi chỉ cảm giác nửa thân mình dưới chưa có cảm giác nửa thân mình trên. Thân tâm tôi đều “không” phi thườngan lạc.

Có một đêm đó, chuyển động từ vai xuống xương sống, xoay bên tả, hữu đồng nhau một vòng tròn lớn chuyển động mười lần. Lại từ trong bụng vòng xoay quanh bên tả, hữu mười lần. Lại từ mặt đến bụng đi trở lại đường khác.

Đại khái mạch lạc đều thông suốt cả.

Có một đêm đó, động lực từ lưng xoay vòng tròn từ trong bụng đến bên ngoài, xoay bên tả hữu ba mươi sáu lần theo thứ lớp từ đầu xuống bụng tay chân. Đây là sanh lý tác động tướng kỳ diệu như thế ấy, thật không thể nghĩ bàn. Lại từ đầu thông xuống tay chân thẳng co chuyển động, khi ở mũi, ở hai mắt, da mắt lúc mở lúc nhắm, trong con mắt cũng tùy đó chuyển động đến hai lỗ tai cũng như thế ấy. Có một đêm cũng từ trong người tôi có một vòng tròn lớn chuyển động y theo hệ thống cũ, xây động ba mươi lần từ đầu xuống khắp châu thân.

Những tướng chuyển động từ trước tới đây khởi đầu mỗi đêm đều có, hoặc một thứ động tác nói liền mười ngày rồi hết.

Hoặc có một đêm biến ra nhiều tướng động khác nhau gần nửa năm, lần lần mới giảm bớtđình chỉ hẳn. Trật tự chuyển động đi không sai đường lối mà tôi không dụng ý chỉ huy, thật là kỳ diệu thay! Đại khái toàn thân mạch lạc thông suốt, về sau tôi không còn cảm giác thấy tướng gì nữa. (Trong đây chép rõ ngày giờ mỗi tướng trạng động chuyển, nhưng tôi toát yếu cho gọn). Đại khái phân ra bốn loại:

Tay chân co múa. 1. Đánh. 3. Cọ xát. 4. Căng thẳng

 

Tạo bài viết
08/08/2010(Xem: 110260)
Bản tin ngày 3 tháng 12/2014 trên báo Global New Light of Myanmar (GNLM) của Bộ Thông Tin Myanmar loan tin rằng Trung tâm Giáo dục Phật giáo Quốc tế (IBEC: International Buddhist Education Centre) đã công bố sự tham gia của IBEC vào dự án Vườn Lumbini (Lumbini Garden) tại Tây Ban Nha, nơi sẽ trở thành Công viên Phật giáo lớn nhất châu Âu. Sáng kiến quan trọng này sẽ có sự đóng góp từ nhiều quốc gia, bao gồm Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Sri Lanka, Trung Quốc, Hồng Kông, Nepal, Bhutan và Đài Bắc Trung Hoa (Ghi nhận của người dịch: không thấy Việt Nam). Dự án sẽ có các chương trình giáo dục Phật giáo cấp cao hỗ trợ bởi IBSC (Thái Lan), SSBU, SIBA và IBEC-Myanmar.
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…