- Mục Lục
- Lời Nói Đầu
- Lời Tựa Của Soạn Giả
- A. Tập Một Hiển Mật Viên Thông Thành Phật Tâm Yếu
- Lời Nói Đầu
- Lời Tựa Của Soạn Giả
- I.- Hiển Giáo Tâm Yếu
- Ii. Mật Giáo Tâm Yếu
- Iii. Hiển Mật Song Biện
- Iv- Vui Mừng Gặp Được Lời Trước Thuật Này
- V- Chuẩn Đề Sám Pháp
- Vi- Vào Đạo Tràng Trì Chú Chuẩn Đề- Cách Ngồi Kim Cang Tọa
- Vii- Cách Dùng Kính Đàn
- Viii- Nhập Nhà Mới & Trị Ma Quỷ
- Ix- Chú Tỳ Lô Giá Na
- X- Chú Quảng Bát
- B. Tập Hai Kinh Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương
- Lời Giới Thiệu
- Lời Tựa
- I- Kinh Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương Quyển 1
- Ii- Kinh Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương Quyẻn 2
- Iii- Kinh Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương Quyển 3
- Iv- Kinh Đại Thừa Trang Nghiêm Quyển 4
- V- Kinh Thất Câu Chi Phật Mẫu Tâm Đại Chuẩn Đề Đà La Ni
- Vi- Kinh Thất Phật Câu Chi Phật Mẫu Tâm Đại Chuẩn Đề Đà Ra Ni Pháp
- Vii- Thất Câu Chi Độc Bộ Pháp
- Viii- Chuẩn Đề Biệt Pháp
- Ix- Kinh Thánh Lục Tự Tăng Thọ Đại Minh Đà Ra Ni
- C. Tập Ba Kinh Chuẩn Đề Đà La Ni Hội Thích
- Mục Lục
- Quyển Thượng
- 1- Lời Tựa
- 2- Phần Kinh Văn
- 3- Nghi Quỹ Niệm Tụng
- Quyển Trung
- 4- Văn Tán Thán
- 5- Bố Tự Pháp
- 8- Bố Sắc Trí Ca Pháp
- 9- Phạt Thi Ca Ra Noa Pháp
- 10- A Tỳ Giá Lỗ Ca Pháp (Hàng Phục Pháp)
- Quyển Hạ
- 11- Nói Đến Phương Pháp Họa Tượng Phật Mẫu Chuẩn Đề (Cũng Gọi Là Tôn Na Bồ Tát)
- 12- Phụ Ngũ Hối Kinh (Nghi Pháp Sám Ngũ Hối)
- 13- Trì Tụng Pháp Yếu
- 14- Tu Bi Điền Và Kính Điền
- 15- Quán Tự Tại Bồ Tát Cam Lồ Chơn Ngôn
- 16- Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn
- 17- A Di Đà Phật Nhất Tự Tâm Chủ
- 18- Văn Thù Bồ Tát Ngũ Tự Tâm Chú
- 19-đại Bảo Quảng Bát Lầu Các Thiện Trụ Bí Mật Đà Ra Ni
- 20- Công Đức Bảo Sơn Đà Ra Ni
- 21- Tam Tự Tổng Trì Chơn Ngôn
- 22- Sổ Châu Công Đức Pháp
- 23- Hành Du Già Bí Mật Pháp Yếu
- 24- Tụng Kệ Sái Tịnh Kết Ấn Hộ Thân
- 25- Triệu Thỉnh Cúng Dường
- 26- Bổn Tôn Gia Trì
- 27- Tán Thán
- 28- Phụ Bản Trì Chú Tháp
- D. Tập Bốn Kinh Mạt Pháp Nhất Tự Đà La Ni
- 1- Kinh Đại Đà Ra Ni Mạt Pháp Trung Nhất Tự Tâm Chú
- 2 & 3- Kinh Đại Phương Quảng Bồ Tát Tạng Kinh Trung Văn Thù Sư Lợi Căn Bổn Nhất Tự Đà Ra Ni
- 4- Mạn Thù Thất Lợi Bồ Tát Chú Tạng Trung Nhất Tự Chú Vương Kinh
- 5- Uế Tích Kim Cang Thuyết Thần Thông Đại Mãn Đà Ra Ni Pháp Thuật Linh Yếu Môn
- 6- Uế Tích Kim Cang Cấm Bách Biến Pháp Kinh
- 7- Thần Biến Diên Mạng Pháp
- 8 -Phật Nói Kinh Bắc Đẩu Thất Tinh Diên Mạng
- 9- Phật Nói Thất Tinh Chơn Ngôn Thần Chú
- 10- Kinh Nhất Thiết Công Đức Trang Nghiêm Vương
- 11-phật Nói Kinh Trang Nghiêm Vương Đà Ra Ni Chú
- 12-phật Nói Kinh Trì Cú Thần Chú
- 13-kinh Tăng Huệ Đà Ra Ni
- 14-quán Thế Âm Thuyết Trừ Nhất Thiết Nhãn Thống Đà Ra Ni
- 15- Quán Thế Âm Linh Chư Căn Cự Túc Đà Ra Ni
- 16-hoạch Chư Thiền Tam Muội Nhất Thiết Phật Pháp Môn Đà Ra Ni
- Phụ Lục
- 1- Thiên 1 Lời Tựa Của Ông Tướng Duy Kiều
- 2- Thiên Ii Tịnh Tọa Công Phu Theo Thứ Lớp Tập Luyện
- 3-thiên Iii Lục Diệu Pháp Môn (Sáu Phương Pháp Huyền Diệu)
- 4-thiên Iv Thiện Căn Phát
- 5-thiên V Kết Quả
NÓI ĐẾN PHƯƠNG PHÁP HỌA
TƯỢNG
PHẬT MẪU
CHUẨN ĐỀ
(Cũng gọi
là Tôn Na Bồ Tát)
Lấy vải lụa trắng tốt, lựa bỏ lông tóc, treo nơi vách tường thanh tịnh, trước lấy đàn hương thoa khắp, dùng ứ già ẩm thực, tùy sức cúng dường. Vị họa sư (họa sĩ) phải thọ bát quan trai giới thanh tịnh, vẽ tượng của Ngài sắc thái phải sáng suốt rực rỡ, các vật dụng và đồ đựng đều phải hoàn toàn mới, phải điều hòa các màu sắc, vẽ tượng Phật Mẫu Chuẩn Đề, thân sắc vàng hay trắng, ngồi kiết già phu, ngồi trên hoa sen, thân có viền tròn hào quang mặc áo sa lụa mỏng, như áo Thập Ba la mật Bồ Tát, trên có hoa. Y dưới sắc trắng. Lại mỗi góc thiên y có quấn đan chuỗi ngọc anh lạc, đầu đội mão, tay cầm pháp loa, đeo vòng xuyến, ngón đàn và huệ đeo vòng ngọc báu (Hai ngón tay út).
GIẢI: Đàn huệ tức hai ngón tay út.
Ngài Kim Cang Trí dịch: Các thứ trang nghiêm nơi thân lưng, dưới mặc y trắng, trên y có hoa. Lại thân mặc áo khinh la, tay áo thiên y rộng rãi, dây đeo quanh thân lưng màu sắc như ánh trời sáng sớm mai, cổ tay đeo vòng xuyến trắng lóng lánh như kim cương, trên mỗi mỗi tay có bảy báu trang nghiêm, mười tám tay đều có đeo vòng.
Mặt tượng Ngài có ba con mắt và mười tám tay, hai tay trên là ấn tướng thuyết pháp, bên hữu tay thứ hai là ấn thí vô úy, tay thứ ba cầm kiếm, tay thứ tư cầm bảo mạng (Xâu tràng hoa báu), tay thứ năm cầu câu duyên quả (tiếng Phạn nói vi nhã bố la ca quả). Trung Hoa dịch Tử mãn quả, (xứ Tây vức có, ở đây không có), tay thứ sáu cầm búa bén, tay thứ bảy cầm móc câu, tay thứ tám cầm Kim Cang xử, tay thứ chín cầm tràng chuỗi. (Ngài Kim Cang trí dịch: Tay thứ tư trì niệm châu (chuỗi), tay thứ 9 cầm bảo mạng, Pháp Hiền dịch: Tay thứ tư cầm bảo cái linh (chuông lắc) mà không có bảo mạng).
Bên tả tay thứ hai cầm như ý bảo tràng, tay thứ ba cầm hoa sen hồng vừa nở, tay thứ tư cầm bình quân trì (bình nước tắm), tay thức năm cầm dây quyến sách, tay thứ sáu cầm bánh xe pháp luân, tay thứ bảy cầm thương khư (con ốc, pháp loa), tay thứ tám cầm hiền bình (Tức cam lồ tịnh bình) tay thứ chín cầm kinh Bát Nhã Phạn.
Hai bên dưới hoa sen vẽ nước, trong nước có Nan Đà Long Vương, Ô Ba Nan Đà Long Vương, nâng đỡ hoa sen (Ngài Kim Cang Trí dịch: hai vị Long Vương chung phò đỡ cây hoa sen) bên tòa phía mặt vẽ người trì tụng, tay cầm lư hương chiêm ngưỡng Thánh Chuẩn Đề Phật Mẫu xót thương người trì tụng, đôi mắt nhìn xuống, trên vẽ hai vị Tịnh Cư Thiên Tử, một gọi Cu Tố Đà Thiên Tử tay cầm tràng hoa nương hư không bay đến rưới hoa cúng dường Thánh Chuẩn Đề.
Tượng vẽ rồi, tùy sức Tăng thứ thỉnh bày vị Tăng cúng dường, thỉnh khai quang minh chú nguyện, tán thán. Nơi dưới tượng nên viết:
Pháp Nhân Duyên Khởi Kệ:
Chư pháp tùng duyên khởi,
Như Lai thuyết thị nhơn,
Bỉ pháp nhơn duyên tận,
Thị đại Sa Môn thuyết.
Nghĩa: Các pháp theo duyên khởi,
Như Lai nói là nhơn,
Pháp kia nhơn duyên hết,
Là đại Sa Môn nói.
Đem tượng vào tịnh thất bí mật cúng dường, lấy lụa trắng phủ kín tượng lại, khi trì tụng mở ra chiêm lễ cúng dường, niệm tụng rồi phủ lụa kín lại, dè dặt không cho người thấy. Vì sao vậy? Theo sư Thọ Nghi Quỹ họa tượng pháp. Nếu chuyền cho người xem tượng, bị ma dòm ngó, nên cần phải bí mật.
GIẢI: Bạch diệp (lụa trắng) nếu không có người dệt tốt nhứt, cùng vải tốt Âu Tây giống nhau, dài ngắn rộng hẹp nên khéo dùng đó, như không có vải tơ, có thể lấy vải tốt Âu Mỹ thay thế cũng được, sắc phải trong sạch, không nên dùng keo da, phải dùng keo trắng thơm, nếu thứ này không có, nên dùng keo cây đào, hoặc lựa lấy trái bồ kết lớn tốt, bỏ vỏ thô ở trên, lấy chất trắng sạch bên trong làm keo, hoặc ma huỳnh đậu trắng, bạch cập dùng làm keo đều được.
Tăng thứ ấy, nghĩa là sợ không có tài lực, không thể tổng thỉnh chúng Tăng được…Bởi vì đức Như Lai không cho lựa thỉnh, cho nên tùy theo trong Tăng chúng, thứ đệ Tăng sai mà phó thỉnh.