6 Karmapa Thongwa Donden (1416-1453)

26/09/201012:00 SA(Xem: 17454)
6 Karmapa Thongwa Donden (1416-1453)

6
Karmapa Thongwa Donden 

(1416-1453)

Năm 1416, vị Karmapa thứ sáu, THONGWA DONDEN sanh ở vùng Ngom gần chùa Karma Gon xứ Kham. Như thế lời báo trước của vị Karmapa đời trước với dân xứ Kham đã được thực hiện. Cha mẹ ngài đều rất tín ngưỡng. Trong thời mang thai, họ có những giấc mơ có ý nghĩa và khi sanh ra họ nhận ra rằng đứa con họ là một đứa bé rất đặc biệt.

Khi chỉ vài tháng tuổi, Thongwa Donden được cha mẹ đưa đến Lạt ma Ngompa Jadral, một đệ tử của Karmapa thứ năm. Đứa bé rất xúc động với cuộc gặp gỡ và bắt đầu đánh vần. Ngompa Jadral hỏi đứa bé em thật sự là ai. Đứa bé trả lời : “Tôi là cái vô sanh, ngoài mọi danh tướng, nơi chốn, và tôi là sự vinh quang của mọi cái gì đang sống. Tôi sẽ dẫn dắt nhiều người đến giải thoát.”

Sau đó, vị Shamar Rinpoche thứ ba là Chopel Yeshe chính thức nhận em là vị Karmapa thứ sáu và làm lễ đăng quang cho em. Trong thời trẻ, Karmapa Thongwa Donden dạo một vòng các tu viện Kagyu, những tính cách sớm phát triển gây một ấn tượng sống động lên mọi người. Ngài gặp vị Tulku Trungpa đời thứ nhất là Kunga Gyaltsen ở chùa Surmang và làm ông ngạc nhiên khi hỏi : “Sợi dây bảo hộ tôi đã cho ông trong đời trước của tôi đâu rồi ?” Lạt ma Trungpa sững sờ vì xúc động, trình ra sợi dây và lễ lạy vị guru của mình.

Đứa trẻ Thongwa Donden tìm lại tính chất tâm linh tự nhiên của mình qua những linh kiến về các hóa thần. Năm 1424, lúc tám tuổi, ngài được vào tu tập sự bởi trụ trì Sonam Zangpo và được nhận những lời nguyện của Bồ tát. Ngài bắt đầu sự học qua kinh điểnthực hành pháp với vị đại thánh Ratnabhadra, một hậu thân của Rechungpa. Từ vị Lạt ma này, vị Karmapa trẻ tuổi nhận được sự truyền thọ pháp và các kinh điển về Vajrayogini, Hevajra và Đại Ấn. Shamar Rinpoche truyền cho các giáo pháp của Tilopa cùng với các lời dạy khác của phái Karma Kagyu.

Sự giáo dục về tôn giáo cho ngài không giới hạn trong truyền thống Kamtshang, mà cũng có năm Tantra và Sáu pháp của Niguma,(1) cả hai xuất phát từ Shangpa Kagyu, và cũng có giáo pháp Duk Ngal Shijay(2) của vị thầy Ấn Độ là Phadampa Sangye.

Thời niên thiếu, vị Karmapa thứ sáu rất chú trọng đến sự phát triển một hệ thống vững chắc về nghi lễ cho phái Kamtshang. Lúc đầu, phái Karma Kagyu chú trọng về thiền định, bởi thế nó được mệnh danh là “Truyền thống thiền định,” nghi lễ có phần sơ sài. Nghi lễ được phái Karma Kagyu dùng phần lớn mượn từ các truyền thống khác. Thongwa Donden tìm cách thiết lập một căn bản vững chắc cho nghi lễ của phái Kamtshang, và viết nhiều nghi thức tu hành cho phái này.

Ngài viết các thực hành tâm linh về hai bổn tôn rất quan trọng của Kagyu là Vajrayogini và Cakrasamvara và cũng viết một chú giải dài Thực hành tiên khởi. Ngài phô diễn một cách tụng tán mới. Ngài cũng soạn một chú luận nghi thức và điệu múa về Mahakala. Cái nhìn thông thấu của ngài góp thêm một sức mạnh đặc biệt và sự sâu xa vào nỗ lực của ngài trong lãnh vực này.

Vào giai đoạn hoàn thành của thời kỳ viết các sách luận này, Karmapa được thọ Đại giới và sửa soạn một vòng đi thăm các chùa ở trung Tây Tạng. Trong cuộc hành trình ngài có nhiều linh kiến. Trong một linh kiến, ngài thấy Mahakala cùng với phối ngẫu trí huệ và nhận được từ hai vị Sáu Yoga của Naropa và Đại Ấn của Tilopa. Ở một chỗ khác, ngài gặp Tilopa, Milarepa và Vimalamitra trong một thị kiến kết hợp hai phái Mahamudra và Maha Ati. Về sau, Vajradhara với vị Karmapa thứ nhất là Dusum Khyenpa đi theo, hiện ra với ngài, biểu tượng cho năng lực của phái Kagyu. Trong một thị kiến khác, ngài thấy vị thánh Mật thừa Ấn Độ Dombhi Heruka(3) và vị phối ngẫu, cỡi trên một con cọp. Dombhi Heruka phát hiện cho ngài biết rằng ngài đã hoàn toàn trong sạch và khỏi mọi ô nhiễm.

Ở Lhasa, Karmapa thứ sáu gặp vị trụ trì nổi tiếng của phái Sakya là Kunchen Rongtonpa,(4) vị này ban cho ngài một số lớn giáo pháp. Rongtonpa thích thú bởi sự thông sáng của Thongwa Donden và tuyên bố : “Tôi có một vị Phật làm đệ tử.” Thời gian này Karmapa sửa sang sự hư hại của các chùa ở Sangphu và Ngakphu. Rồi ngài đến Tsurphu và xứ Kham. Nhờ sự thanh tịnh của cảm thức, toàn thể ngoại cảnh hiện ra với ngài như một trường thấu thị. Ở một nơi, ngài thấy Vajra-yogini và ở chùa Surmang là căn cứ của dòng Cakrasamvara phát xuất từ ngài Tilopa, ngài thấy hóa thần Cakrasamvara và ở Dolma Lhakhang, Tara xuất hiện và khiến Karmapa làm những lời tán tụng tôn vinh Tara. Sachen Kunga Nyingpo, một trong năm Đại Lạt ma của phái Sakya xuất hiện với ngài trong một linh kiến, nhờ đó đem lại hòa bình cho nhiều thủ lãnh địa phương đang bị cuốn vào sự tranh đấu.

Karmapa xuất bản Kanjur và Tanjur, bằng nhiều quà tặng đã nhận được trong các cuộc du hành. Suốt thời gian này ngài tiếp tục nhận được những lời giáo huấn qua các linh kiến về Long Thọ, nhà đại triết gia, Milarepa và Padmasambhava.

Năm 1452, ngài linh cảm về cái chết của mình, Lạt ma Sangye Senge cầu xin cho sự trường thọ của ngài và Karmapa nói : “Năm nay không có gì xảy ra đâu. Trong chín tháng tới, tôi sẽ tự lãnh trách nhiệm về đời mình.” Ngài đi ẩn tu trong vùng Kongpo ở miền nam Tây Tạng để sửa soạn cho cái chết.

Karmapa truyền các cuốn sách của ngài và các pháp khí cho Gyaltshap Gushri Paljor, cùng với một bức thơ báo trước sự sanh của hậu thân Karmapa kế tiếp. Ngài nói với Gyaltshap Rinpoche : “Đến khi tôi trở lại, xin hãy trông coi phái Kagyu. Hiện giờ Sambhala(5) và Mecca đang có chiến tranh. Tôi phải đi để giúp Sambhala.”

Những tháng cuối cùng, ngài sáng tác các thơ ca. Đầu năm 1453, vào lúc ba mươi bảy tuổi, ngài nói với người chung quanh : “Tôi sắp gặp các Lạt ma của dòng Kagyu. Hãy học để tụng câu cầu nguyện này : Tôi cầu nguyện vị Từ Bi vĩ đại là Thongwa Donden. Xin trông coi tôi với cặp mắt bi mẫn, hiện thân của tất cả chư Phật.”

Rồi ngài ra đi trong thiền định. Nhiều xá lợi được tìm thấy trong tro hỏa táng.

Những đệ tử chính của Karmapa thứ sáu là Gyaltshap Gushri Paljor Dondup, Situ Tashi Namgyal và Bengar Jampal Zangpo, là những người ngài giao phó dòng.

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
28/09/2010(Xem: 69549)
30/09/2012(Xem: 26077)
08/10/2013(Xem: 9464)
05/02/2014(Xem: 10903)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.