Lời Bạt

29/09/201012:00 SA(Xem: 19157)
Lời Bạt

LỜI BẠT

Mặc dù bệnh suy tim của Ngài đã đến tình trạng nguy hiểm, thầy Yeshe cho đến cuối đời, vẫn tỏ bày sự quan tâm đến mọi người hơn là đến chính mình. Trong thời gian phải được săn sóc đặc biệt tại bệnh viện, ngài vẫn còn hỏi thăm sức khỏe và sự an bình của những người khác, vẫn thường phá lên cười, và nói đùa với các cô y tá. Thầy Zopa kể lại: "Không lâu trước khi viên tịch, lúc người ta định làm phẫu thuật tim ngài, ngài đã bảo tôi: Dù phẫu thuật có thành công hay không, cũng không sao cả, vì tôi đã đem hết thân tâm phục vụ người khác. Tôi hoàn toàn thỏa mãn với những gì đã làm, nên cái chết không làm tôi dao động." Cuối cùng, vào đầu năm âm lịch, thầy Yeshe qua đời. Ngài trút hơi thở cuối cùng vào lúc bình minh, giờ mà nhiều hành giả vĩ đại đã viên tịch

Những từ ngữ như "qua đời", "viên tịch", thường được xử dụng một cách văn vẻ để làm dịu bớt tính chất tuyệt vọng đáng buồn của cái chết. Nhưng ở đây những từ ấy có một ý nghĩa đặc biệt, vì theo giáo lý mật tông, cái chết không phải là sự hủy diệt hoàn toàn như người ta thường lo sợ. Đấy là một giai đoạn trong tiến trình tuần tự thăng hoa của tâm thức vẫn tiếp diễn cho đến khi đạt đến tầng vi tế nhất, sau đó tâm mới lìa khỏi xác. Trong khi xác thân khởi sự tan rã, thì tâm thức vẫn tiếp tục để cuối cùng gặp đủ điều kiện thích hợp cho sự nhập xác mới, gọi là tái sinh.

Như thầy Yeshe đã giải thích, một người nếu chưa chuẩn bị đầy đủ, thì sự di chuyển từ đời này sang đời khác xảy ra ngoài tầm kiểm soát hoặc lựa chọn của họ. Họ chết và tái sinh mà vẫn giữ nguyên tình trạng sân si chấp thủ như trước. Nhưng đối với một bồ tát thì trái lại. Với một tâm sáng suốt, tỉnh giác, người có nguyện lợi tha như thế thường tận dụng sự tỉnh giác sáng suốt đầy hỷ lạc vào lúc chết, để chọn một tái sinh thích hợp giúp họ có thể tiếp tục phục vụ tha nhân

Đây là trường hợp cái chết của thầy Yeshe. Không những ngài đã giữ được tư thái an bình vui vẻ trong cơn trọng bệnh, mà ngài còn có thể duy trì sự tỉnh giáchoàn toàn kiểm soát được toàn thể tiến trình chết và sau đó nữa. 

Khoảng một giờ trước khi chết vào ngày 3 tháng 3 năm 1984, thầy Yeshe đã yêu cầu thầy Zopa thị giả thường trực của Ngài, cùng Ngài thực hành pháp quán thần Heruka. Rồi trước lúc bình minh, tim Ngài ngưng đập, và Ngài được xem như đã chết trên phương diện lâm sàng. Nhưng tâm của ngài vẫn chưa rời thân xác, ngài vẫn tiếp tục thiền quán không tán loạn, trong lúc bác sĩ phụ trách nỗ lực suốt hai tiếng đồng hồ để phục hồi tim ngài.

Cuối cùng ngài được chuyển đến một phòng khác trong bệnh viện, ở đó ngài vẫn tiếp tục trạng thái thiền định vi tế nhất suốt ngày hôm đó, cùng với nhiều đệ tử hiện diện. Vào khoảng 5 giờ chiều, một người bỗng để ý cái đầu của ngài hơi di động, nhưng cứ tưởng mình bị ảo giác. Nhưng ngay khi đó, thầy Zopa quay lại bảo : "Bây giờ, ngài đã chấm dứt thời thiền quán." Lúc ấy tâm của thầy Yeshe cuối cùng đã lìa khỏi thân xác.

Vào ngày 12 tháng 2 năm 1985, một bé trai được sinh vào một gia đình người Tây Ban Nha. Lúc sinh tiền thầy Yeshe đã từng nói Ngài có nhiều nhân duyên với gia đình này; đôi vợ chồng trẻ sống và làm việc tại trung tâm nhập thất Osel Ling, do ngài thành lập ở Tây Ban Nha, gần Granada. Hài nhi ấy tên là Osel có nghĩa "Ánh Sáng Trong Suốt." Khi được 14 tháng tuổi, em bé đã được thầy Zopa đệ tử thầy Yeshe công nhậntái sinh của thầy mình, và sự công nhận ấy đã được đức Dalai lama xác chứng. Trong buổi lễ chính thức công nhận, đức Dalai lama tuyên bố khi bé Osel nói sõi, em sẽ cho biết chắc chắn mình là tái sinh của thầy Yeshe. Kể từ đấy, nhiều người từ khắp thế giới đã có dịp đến thăm hài nhi tu sĩ Osel. Mặc dù còn bé, em đã cho thấy những dấu hiệu lạ lùng, ngay cả đối với những người hết sức hoài nghi về tái sinh. Chẳng hạn chú bé có thể nhận ra những người và nơi chốn trong đời trước của mình. Thầy Osel được đăng vị tại Dharamsala, Ấn độ, vào ngày 17 tháng 3 năm 1987, có nhiều đại diện các đài truyền hình, truyền thanh tham dự

Khi nhanh chóng trở lại đời này để đáp ứng yêu cầu tha thiết của các đệ tử, thầy Yeshe đã giữ trọn lời hứa tiếp tục hạnh lợi tha. Không những thế, cái cách ngài chết và tái sinh đã chứng minh một cách hùng hồn, giá trịnăng lực của những giáo lý được trình bày trong cuốn sách dẫn nhập này. Cầu mong cho những người hữu duyên sẽ tìm được lợi ích và niềm vui trong giáo lý về sự chuyển hóa của mật tông. Cầu mong thầy Osel sẽ có một đời sống phong phú trường thọ để có thể lợi lạc nhiều người, đem lại nguồn cảm hứng cho đa số. Cầu mong cho tất cả hữu tình được hạnh phúc.

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
28/09/2010(Xem: 69610)
30/09/2012(Xem: 26179)
08/10/2013(Xem: 9542)
05/02/2014(Xem: 11026)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.