Diệu LạcTính Không

18/11/201012:00 SA(Xem: 13996)
Diệu Lạc Và Tính Không

TỔNG QUAN
VỀ NHỮNG CON ĐƯỜNG
CỦA PHẬT GIÁO TÂY TẠNG
Nguyên tác: A Survey Of The Paths Of Tibetan Buddhism
Tác giả: His Holiness Tenzin Gyatso 14th Dalai Lama of Tibet
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển – 19/06/2010
Làng Đậu hiệu đính

Diệu LạcTính Không

 

Có hai ý nghĩa rộng rãi khác nhau về thuật ngữ ‘hợp nhất’. Một là sự hợp nhất của tính Khôngdiệu lạc và sự hợp nhất kia là hợp nhất của chân lý quy ướctối hậu [nhị đế dung thông]. Khi chúng ta nói về sự hợp nhất trong ý nghĩa của chân lý quy ướctối hậu, thì sự hợp nhất của tính Khôngdiệu lạc là một phần của cặp, kế đến thân ảo huyển là phần còn lại. Khi hai điều này được hợp nhất hay phối hợp không thể tách rời, chúng hình thành sự hợp nhất của hai chân lý.

Một ý nghĩa của sự hợp nhất tính Không và diệu lạc là, trí huệ thực chứng tính Không được kết nối với diệu lạctrí huệ thực chứng tính Không được phát sinh trong khía cạnh của diệu lạc, như thế chúng là một thực thể. Một sự diễn giải khác về sự kết hợp diệu lạctính Không là quý vị sử dụng một trạng thái đầy diệu lạc của tâm thức để giác ngộ tính Không; và một sự thực chứng như thế về tính Không qua trạng thái diệu lạc của tâm thức được gọi là sự hợp nhất của diệu lạctính Không.

Như là một hệ quả của việc thành tựu diệu lạcthực chứng tính Không có hai kiểu thức. Trong một số trường hợp, trải nghiệm về trạng thái diệu lạc của tâm thức đến trước tiên, tiếp theo bởi sự thực chứng tính Không. Tuy thế, đối với hầu hết những hành giả của Mật thừa Du-già Tối Thượng, sự thực chứng tính Không đến trước kinh nghiệm thực sự của diệu lạc.

Sự thực chứng tính Không của một số hành giảthể không hoàn toàn như của trường phái Trung Quán Cụ Duyên. Họ có thể trung thành triệt để một quan điểm về tính Không như được đề xuất bởi Du-già Hành tông hay Trung Quán Y Tự Khởi tông, nhưng bằng sự kích khởi của những kỹ năng thiền tập mật điển nào đấy, chẳng hạn như kích khởi sức nóng nội tại, hay khai mở những huyệt quan trọng của thân thể qua Du-già khí lực, quý vị có thể phát sinh một kinh nghiệm về diệu lạc. Điều này có thể cuối cùng đưa đến một trạng thái nơi mà quý vị có thể rút ra hay tan rã các cấp độ thô thiển của tâm thức hay của năng lượng.

Ở cấp độ kinh nghiệm sâu như thế, khi kết hợp với một ít thấu hiểu về tính Không, có thể đưa đến sự thông hiểu vi tế hơn về tính Không, một sự thông hiểu mà tất cả mọi hiện tượng chỉ đơn thuần là tâm quy ghép, chỉ đơn thuần là các danh định, bị quy gán lên căn bản, thiếu vắng sự tồn tại tự tính và v.v… Đối với loại người ấy diệu lạc được đạt đến một cách sớm sủa hơn và sự thực chứng về tính Không đến trể hơn.

Hành giả với những khả năng sắc bén, là thực tập sinh chính của Mật thừa Du-già Tối Thượng phải được trang bị với một sự thực chứng về tính Không trước khi tiếp nhận một lễ quán đảnh khai tâm Mật thừa Du-già Tối Thượng. Đối với một hành giả như thế, vì vậy, trí huệ thực chứng tính Không được đạt đến sớm hơn kinh nghiệm về diệu lạc.

Trong một buổi thiền tập mật tông thật sự, một hành giả với những khả năng sắc bén cao độ sử dụng những phương tiện như kích khởi sức nóng nội tại, hay bổn tôn Du-già, hay khai mở những huyệt quan trọng của thân thể qua Du-già khí lực và v.v… Qua sức mạnh của khát vọng mà người ấy đã từng phát sinh, người ấy có thể hòa tan tâm thức giác ngộ hay những yếu tố trong thân thể của người ấy và trải nghiệm trạng thái của đại lạc. Tại thời điểm này, kinh nghiệm là giống nhau cho dù người ấy là nam hay nữ. Người ấy tập trung lại sự thực chứng tính Khôngphối hợp nó với kinh nghiệm của đại lạc.

Phương cách đại lạc được trải nghiệm là khi tâm thức giác ngộ hay những yếu tố trong thân thể được hòa tan, quý vị trải nghiệm một cảm giác thể chất trong kinh mạch trung tâm mà nó cho sinh khởi một kinh nghiệm vô cùng mạnh mẽ của diệu lạc. Điều này lần lượt đem lại diệu lạc tinh thần vi tế. Khi thiền tập trung lại sự thông hiểu về tính Không, kinh nghiệm của diệu lạc tinh thần được kết hợp với nó. Điều ấy là sự kết hợp của diệu lạctính Không.

Theo sự giải thích Mật thừa, khi chúng ta nói về kinh nghiệm diệu lạc ở đây, chúng ta chỉ đến diệu lạc xuất phát từ sự tỏa ra của yếu tố chất lỏng [thủy tố] tái phát khởi, và một loại khác của diệu lạc dẫn xuất từ sự vận hành của yếu tố ấy trong những kinh mạch, và loại diệu lạc thứ ba được dẫn xuất qua trạng thái diệu lạc bất biến. Trong sự thực hành mật thừa, hai loại diệu lạc sau cùng được sử dụng cho sự thực chứng tính Không.

Do bởi tầm quan trọng to lớn của việc sử dụng diệu lạc trong sự thực chứng tính Không, chúng ta thấy rằng nhiều giác thể thiền trong Mật thừa Du-già Tối Thượng ở trong sự hợp nhất với một đối ngẫu. Như tôi đã giải thích ở phía trước, kinh nghiệm này về diệu lạc là rất khác biệt với khoái lạc thông thường của kinh nghiệm dục tình.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
28/09/2010(Xem: 69581)
30/09/2012(Xem: 26135)
08/10/2013(Xem: 9513)
05/02/2014(Xem: 10976)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.