Thư Viện Hoa Sen

Chương Iv Kyéné Bardo Và Samten Bardo

02/01/201112:00 SA(Xem: 6704)
Chương Iv Kyéné Bardo Và Samten Bardo
CHƯƠNG IV
KYÉNÉ BARDO
VÀ SAMTEN BARDO

Giờ đây, chúng ta sắp xem xét kyéné bardo (từ khi sanh đến chấm dứt đời sống), bardo của cuộc đời hiện tại. Để làm việc thật sự với mọi kinh nghiệm chúng ta trải qua, chúng ta phải thấu hiểu rằng mỗi một kinh nghiệm không gì khác hơn là kết quả của quá khứ đang phóng dọi vào hiện tại. Đức Phật cũng như nhiều bậc thầy vĩ đại từ những truyền thống khác nhau đã nói : “Để biết hành động trong quá khứ của bạn ra sao, hãy nhìn vào tấm gương đời bạn hiện tại ; để biết bạn sẽ là gì và điều bạn muốn thành trong các đời sau, hãy nhìn vào tấm gương của các hành động hiện tại của bạn” (hành động của thân, ngữ, tâm). Thế nên, để trở nên có thể sửa đổi, để làm trong sạch các hành động quá khứ, để có thể sửa soạn cho tương lai, những người bạn quý báu nhất chính là những pháp môn thực hành tâm linh. Thế nên chúng ta sắp nói đây về samten bardo hay bardo của thiền định.

Về sự tu hành tâm linh, có sự thực hành shiné (hay samatha tiếng Sanskrit, định), nghĩa là sự kiện an trụ để tìm thấy tĩnh lặng, điều sẽ dẫn chúng ta đến giai đoạn hai lhag-mthong (vipassana, quán), nghĩa là sự thấu hiểu trạng thái siêu thường của tâm thức.

Thiền định samatha được phân thành hai bước : sự chuẩn bị và sự thực hành chính yếu.

– Chuẩn bị gồm ba cánh cửa mở vào trạng thái tự nhiên, đó là ba cánh cửa của thân, ngữ, tâm. Với mỗi cái lại có ba phần đoạn :

• Ví dụ, ở mức độ thân, chúng ta làm những hành động tích cực, những hành động tiêu cực, những hành động không tích cực cũng không tiêu cực. Khi chúng ta thực hành định, chúng ta ngồi một thời gian ngắn để chuẩn bị, trong một trạng thái tự nhiên, không dấn thân vào một hành động thể xác tích cực, tiêu cực hay chẳng tích cực chẳng tiêu cực nào.

Cũng thế, ở mức độ ngữ, chúng ta phát ra những lời nói tích cực, những lời nói tiêu cực, những lời nói không tích cực cũng không tiêu cực. Trong định, ở yên một chốc trong trạng thái tự nhiên, không có một lời nào.

• Ở mức độ tâm, cũng có những tư tưởng tích cực, tiêu cực hoặc không tích cực không tiêu cực. Chúng ta cũng ở yên một chốc lát trong một trạng thái tự nhiên, thoát khỏi mọi tư tưởng.

Đây là giai đoạn chuẩn bị của định.

Tiếp theothực hành chính yếu. Trong thiền định samadhi, cũng có hai phần đoạn : khi thực hành định để làm lắng dịu mọi náo động và các chuyển động khác nhau của tâm thức, đôi khi chúng ta cần một chỗ nương dựa, chống đỡ, cũng có khi chúng ta không cần. Do đó, có thiền định với điểm dựa, hay nói khác, thiền định với hình tướngthiền định không điểm dựa, thiền định không hình tướng.

Thiền định với hình tướng lại được phân làm ba loại, chúng nhằm vào :

1) Đặt một đối tượng bình thường trước mặt, ví dụ như một quả cầu bằng pha lê hay bằng hương trầm, và tập trung trên đối tượng này, dẫn mọi tư tưởng phân tán về đối tượng đó.

Hay 2) Dùng một chỗ dựa cho tập trung bằng cách quán tưởng hình tướng của một bậc giác ngộ (đức Phật hay một vị khác).

Hay 3) Dùng hơi thở chúng ta như chỗ dựa cho sự tập trung.

Mỗi loại thiền định với hình tướng này lại gồm ba phần đoạn :

1/ Người ta có thể dùng một đối tượng bình thường hay một cây hương, hay quán rõ một vòng tròn ánh sáng trước mặt hay trong luân xa đỉnh đầu, hay trong luân xa quả tim.

Điều này gọi là định trên một hình tướng bình thường.

2/ Khi thiền định ở mức độ siêu thường, người ta thiền định trên hình tướng một bậc giác ngộ. Người ta có thể chẳng hạn như thiền định trên sự quán tưởng hình tướng của Vajrasattva hay của Phật Thích Ca hay của đức Quán Thế Âm. Tiếp theo đó, có những loại quán tưởng khác nhau : ánh sáng tỏa chiếu, phóng soi và quy tập về trung tâm...

3/ Khi người ta dùng hơi thở làm chỗ dựa, có ba phạm trù là :

• Chỉ đơn giản ý thức hơi thở : nhận biết rằng hơi thở chúng tatâm thức chúng ta là một – chỉ tập trung như thế.

• Tập trung hơi thở ở phía dưới lỗ rốn : trước tiên thở ra rồi thở vào và giữ hơi thở lâu nhất có thể được trong luân xa lỗ rốn. Rồi khi cảm thấy không thể giữ hơi thở thêm nữa, làm lưu chuyển năng lực trong luân xa rốn, về bên phải, về bên trái rồi ép về phía dưới và thở ra. Điều này là phương cách tốt nhất để bảo trì mọi năng lực trong luân xa rốn.

• Dùng ba âm kim cương OM AH HUNG – thở vào nghĩ đến OM, giữ hơi thở nghĩ đến AH và thở ra nghĩ đến HUNG. Đây là một trong những phương tiện tối thượng để chuyển hóa thân, ngữ, tâm của chúng ta. Tất cả mọi hình sắc, mọi âm thanh, mọi tư tưởng như thế được xem là những hình tướng hoàn hảo của trạng thái thức tỉnh tự nhiên, của tánh thanh tịnh bổn nhiên.

Và bây giờ, trước khi kết thúc, chúng ta hãy làm một cuộc thiền định ngắn. Chúng ta chỉ ngồi trong một tư thế thật thẳng, thử để tâm thức lấy lại trạng thái tự nhiên và an trụ trong trạng thái thanh tĩnh tự nhiên này của tâm thức.

Vậy ở đây chúng ta không dùng hình tướng để thiền định. Và tiếp theo đó, chúng ta hồi hướng những thành quả tích cực của thời gian và của năng lựcchúng ta đã tiêu dùng cho những điều chúng ta đã làm từ ban sáng, hồi hướng cho tất cả hữu tình, gồm cả chúng ta, để tất cả được giải thoát khỏi mọi trạng thái phiền não.

(Ghi lại những lời dạy, chiều tối thứ bảy)

Trước khi đi vào chi tiết của việc học mà chúng ta đã tiến hành, chúng ta suy nghĩ về điều mà chúng ta đã thấy sáng nay, đặc biệt về các kỹ thuật thiền định samatha, nó cho phép chúng ta làm an lặng các hoạt động của các tình thức tiêu cực của tâm thức chúng ta. Để cho việc đó, chúng ta hãy ở yên trong trạng thái tự nhiên, tự tại đối với mọi hoạt động của thân, ngữ, tâm.
 
Khi chúng ta thử trụ trong trạng thái tự nhiên này, vài người trong chúng ta nhận ra rằng tâm thức họ an trụ một cách rất đơn giản trong trạng thái tự nhiên đồng thời tỉnh giác, nhưng vài người lại có nhiều làn sóng tư tưởng khởi dậy về việc chúng ta làm chiều nay, về chuyện chúng ta đã làm hôm qua, và những tư tưởng này ngăn họ an trụ trong trạng thái tự nhiên tỉnh giác. Còn có vài người cảm thấy tâm thức họ chìm đắm trong trạng thái đờ đẫn không có chút sáng sủa nào. Thế nên thật hữu ích trong những trường hợp khác nhau này sử dụng một chỗ nương dựa cho sự định tâm. Nếu một mình, người ta có thể dùng bất cứ đối tượng nhỏ bé nào, chẳng hạn một cây hương hay bất cứ cái gì khác. Ở đây, vì chúng ta làm việc thành nhóm, chúng ta hãy thử an định tâm thức bằng cách chú mục vào khoảng không gian trước mặt với khoảng cách một mũi tên. Và chúng ta hãy thử bắt đầu thiền định trong trạng thái tự nhiêntỉnh giác trong một lúc.
 
Khi người ta thử tập trung tâm thức vào khoảng không trước mặt, không chỗ dựa cho thiền định, người ta có thể duy trì như thế một lúc, nhưng điều ấy khá khó khăn. Vậy thì người ta có thể dùng một chỗ nương dựa, chẳng hạn như các loại ánh sáng :

(Thiền định với điểm tựa bình thường)

Bây giờ, hãy thử quán tưởng trước mặt chúng ta, cách điểm giữa trán một khoảng độ một mũi tên, một hạt ánh sáng, một đốm sáng màu trắng nó nở rộng ra đến cỡ một hạt đậu Hà lan và chói sáng cùng cực. Khi các động niệm khởi lên, chúng ta dẫn chúng về trên đối tượng của sự định tâm này, và chúng ta để tâm thức an nghỉ trong sự định tâm ấy một lúc.
 
Chúng ta hãy thử dời sự chú tâm, quán tưởng trong trung tâm trái tim (ở giữa ngực) quả cầu ánh sáng này, cỡ khoảng lóng đầu tiên của ngón cái, màu trắng, chói lọi chứa đựng một lạc phúc, một hơi nóng, nó tỏa sáng khắp mọi hướng, đến mọi điểm của thân thể. Tất cả mọi tế bào của thân thể đầy ắp ánh sáng này, nó làm tan biến mọi bế tắc. Thân thể chúng ta trở thành một khối ánh sáng và chúng ta cảm nghiệm một cảm giác an bình và lạc phúc.
 
Đó là những thiền định mà người ta có thể làm với một điểm tựa bình thường.
(Thiền định với điểm tựa siêu thường)

Bây giờ chúng ta hãy thử thiền định, như đã biết sáng nay, về một chỗ dựa siêu thường, nghĩa là về hình tướng một bậc giác ngộ, và xem hình tướng đó chứa đựng tinh túy của tất cả các bậc giác ngộ.

Nói cách khác, thay vì quán tưởng một quả cầu tròn bằng ánh sáng nơi tim, bây giờ chúng ta quán tưởng nơi khoảng không trước mặt một quả cầu ánh sáng rực rỡ, trong suốt, giống như mặt trăng tròn lên khỏi chân trời hay một trái cầu bằng pha lê. Với người quen thuộc với hình tượng Vajrasattva, thì quán hình tướng đó : trong khối cầu ánh sáng trắng này, chúng ta thấy một hoa sen trắng ; và trên hoa sen trắng, một cái dĩa mặt trăng. Ngồi trên dĩa mặt trănghình tượng của Vajra-sattva, kích cỡ một bàn tay, trong sáng, phi vật chất, với những chi tiết rõ nét : mắt, mũi, miệng, bàn tay phải cầm chày kim cương (Vajra), bàn tay trái cái chuông.


Nếu không quen với sự quán tưởng này, người ta có thể đơn giản tập trung vào quả cầu bằng ánh sáng đồng thời xem quả cầu chứa đựng bản tánh của tất cả các bậc giác ngộ, quá khứ, hiện tạivị lai. Và chúng ta hãy thử trộn lẫn, hòa tan tâm thức chúng ta với quả cầu ánh sáng đó. Hãy tập trung như thế một thời gian.
 
Giờ đây, chúng ta hãy quán ánh sáng này phát ra những tia sáng rực, chúng thâm nhập vào tất cả các trung tâm của chúng ta, và tất cả trở thành rốt ráo trong sạch và thanh tĩnh.
 
Tiếp theo, hãy quán tưởng trong khoảng không trước mặt một vòng tròn ánh sáng, lần này không phải là màu trắng mà vàng chói, như ánh sáng mặt trời lúc bình minh.

Với người không quen quán tưởng một hình tướng đơn giản của đức Phật, thì quán tưởng quả cầu ánh sáng vàng rực này chứa đựng tinh túy ánh sáng của tất cả những bậc trí huệ quá khứ, hiện tại, vị lai.

Với người quen quán tưởng loại này, ở trong vòng tròn ánh sáng vàng chói, chúng ta thấy một bông sen vàng trên đó một dĩa mặt trời và trên đó đức Phật trong hình dáng đơn giản ngồi. Ngài phóng chiếu những tia sáng vàng chói, trong suốt, đó là ánh sáng của tất cả những bậc trí huệ của ba đời.
 
Phật phóng chiếu vô số tia sáng thâm nhập vào mỗi lỗ chân lông của chúng ta, làm tan biến mọi thắt gút, giải phóng mọi năng lực, chuyển hóa tất cả tham sân si thành trí huệ, tịnh hóa mọi trung tâm của thân thể, lời nói và tâm ý.
 
Bây giờ chúng ta lại thay đổi đối tượng thiền định. Chúng ta hãy quán tưởng một quả cầu ánh sáng trắng tượng trưng cho bản chất đại bi của tất cả các bậc giác ngộâ trong ba đời. Với người đã quen, đó là Phật Quán Thế Âm, vị Phật của tâm đại bi, ngài được quán tưởng với một độ chính xác lớn trong từng chi tiết, ngồi trên một hoa sen và một dĩa mặt trăng, trong tâm thái đại bi.
 
Như trước, chúng ta hãy tập trung vào ánh sáng chiếu soi từ hình tướng của lòng đại bi này, làm trong sạch toàn triệt thân, ngữ, tâm chúng ta. Ánh sáng đó tháo tung toàn triệt mọi bế tắc, kết bế của năng lựcchuyển hóa mọi tình thức tiêu cực thành tình thương.
 
Bây giờ chúng ta quán thấy ánh sáng tan hòa hoàn toàn trong chúng ta. Chúng ta cũng tỏa sáng như cái chúng ta đã quán tưởng. Mỗi lỗ chân lông phóng chiếu những tia ánh sáng ; một lòng đại bi bao la lấp đầy chúng tachúng ta phát những tia sáng đến khắp mọi hướng, vào trong thành phố này, vượt qua thành phố này, xa hơn nữa, hướng về tất cả chúng sanh, người và phi-nhân, vượt ngoài toàn bộ vũ trụ, làm tan dịu mọi nỗi khổ thuộc về thể xác hoặc tinh thần của tất cả chúng sanh, và chuyển hóa chúng thành niềm lạc phúc, ban rải một tình thương bao la cho đến vô cùng. Và thân thể của mọi chúng sanh cũng chuyển hóa thành những thân thể ánh sáng.
 
Bây giờ, chúng ta hãy kết thúc với một lời nguyện mãnh liệt, hồi hướng thời giannăng lực cho tới lúc này về gia đình chúng ta và tất cả chúng sanh được giải thoát khỏi khổ đau và nguyên nhân của khổ, ước mong với toàn lực rằng năng lực này là một nguồn hạnh phúc cho tất cả, dẫn dắt tất cả đến sự tự do toàn diệnrốt ráo.

Các loại thiền định khác nhau này là một sự tu hànhcho phép chúng ta thực hiện thật sự một cuộc chuyển hóa bên trong ở mức độ con người cá thể cũng như trong mục đích có thể giúp đỡ người khác.

Những thiền định về ánh sáng, về âm thanh, phối hợp với lòng đại bi, là những thiền định cực kỳ mãnh liệt. Nếu người ta đi đến chỗ thật sự phát triển chúng được, điều ấy sẽ đưa đến một sự chuyển hóa cụ thể, ở mức độ thân và tâm, những khó khăn trở ngại của cá nhân và của những người khác.

Và, cũng như hiện giờ chúng ta dễ dàng liên lạc xuyên qua khắp thế giới nhờ điện thoại và các phương tiện truyền thông khác, chính là qua ánh sáng của lòng đại bi này người ta có thể thật sự liên lạc với tất cả chúng sanh trong vũ trụ, và điều ấy có thể là một sự cứu giúp lớn lao. Chúng ta có bằng chứng về những người cao cả đã hoàn thiện các thực hành này để dập tắt và làm vơi nỗi khổ của các người khác đang cần đến.

Tất cả chúng ta đều có tiềm năng này trong chính chúng ta. Chúng ta chỉ cần khai triển và phát triển nó qua một sự tu hành thích hợp.

Tất cả các giai đoạn khác nhau này của thiền định samatha mà chúng ta vừa thấy bao gồm các phương diện bên ngoài, bên trong và bí mật. Đó là những phương pháp cho phép chúng ta thực hành và làm bình lặng các tình thức của chúng ta.

Sau đó, thông thường, người ta tiến hành thiền quán vipassana, nó cho phép chúng ta nhận ra bản tánh của tâm thức. Bình thường, trong một cuộc tu hành như thế người ta thực hành, trong ít ra là vài khóa, nếu không phải trong nhiều ngày, những sự định tâmchúng ta vừa làm qua. Khi người ta trải qua những giai đoạn ấy, người ta thấy rất rõ ràng. Ban đầu, đôi khi rất khó quán tưởng. Vài người cảm thấy rất yên bình lúc ban đầu, dầu đó là những người có tính bồn chồn hay dễ tức giận ; với họ hình như rất đơn giản. Trong khi một vài người khác cảm thấy nhiều quấy nhiễu hơn trước kia và có những tư tưởng rất thô và hỗn loạn chưa từng nhận ra trước đó. Tất cả những điều này đơn giản chỉ là một dấu hiệu của tiến bộ trong thiền định.

Ngay cả nếu người ta là một người bình thản, an ổn thì thiền định làm cho chúng ta xáo động hơn, và làm nảy sanh trong ta các tư tưởng giận dữ, thù ghét, tham chấp... phải biết đó là dấu hiệu của tiến bộ. Tất cả các tình thức ấy đều đã hiện hữu trong ta, nhưng chúng bị che dấu, và thiền định khi làm yên lặng tâm thức đã cho phép tất cả các thứ đó phát hiện.

Thật là thú vị khi người ta thực hành theo cách ấy với những khóa tu ngắn nhưng nhiều lần. Đấy là một cuộc thao dượt ! Và người ta thấy rằng y như khi người ta ở trên đỉnh một tảng băng. Người ta chỉ thấy tuyết và nước đá, tuy nhiên ở dưới lớp băng này có một dòng nước ngầm bắt đầu chuyển động. Từ chỗ này, người ta không thể thấy, nhưng nếu đi xuống thung lũng một tí, người ta sẽ gặp nhiều dòng suối nhỏ của ngọn núi, những dòng thác rất náo nhiệt chảy nhanh. Tiếp theo, các dòng thác này trở thành một con sông mở rộng nơi đồng bằng, chậm chạp vàø phẳng lặng. Thật khó mà biết nó chảy về đâu, từ đông sang tây hay từ tây sang đông. Sau này, dòng sông hòa nước với đại dương hay hòa tan trong nước của một cái hồ rộng lớn, hoàn toàn tĩnh lặng. Và để kết thúc, hồ nước đó – chẳng hạn thế – sẽ khô đi và tất cả nước trước kia ồn ào chảy xuống từ núi sẽ tan biến trong không gian, trước tiên trong hình dạng sương mù, tiếp theo trong hình dạng một đám mây, đến lượt đám mây ấy tan biến vào bầu trời, và cuối cùng chỉ còn là không gian vô hạn.

Người ta dùng hình ảnh ấy để minh họa các giai đoạn khác nhau của tâm thức và để chỉ ra làm thế nào tâm thứcthể đạt đến một trạng thái tĩnh lặng sâu xa. Khi người ta đạt đến trạng thái đại thái bình này, người ta cũng tháo gỡ được ngay cả những hoàn cảnh khác nhau của cuộc đời.

Ở đây, không có thì giờ để đi vào chi tiết, các bạn cũng đã thấy những kỹ thuật khác nhau chỉ đơn giản để thiết lập một nối kết với các giáo huấn. Nhưng các lối tu hành này nếu áp dụng một cách không giảm sút và liên tục thì cực kỳ hiệu quả. Đó là những chỉ dạy mà nguồn gốc của chúng đã có từ hơn 2000 năm. Chúng không phải là những kỹ thuật được sáng chế ra bởi những người bình thường, họ nói : “Nào, hãy thử định tâm như thế này hoặc như thế kia !” Hoàn toàn không phải như thế ! Nguồn gốc của các chỉ dạy này cùng cực sâu xa. Chúng lưu xuất từ trạng thái trí huệ của các đức Phật, các bậc toàn giác, và có trước cả 2000 năm so với đức Phật Thích Ca mà người ta xem là vị Phật lịch sử, là vị Phật thứ tư. Sự hiểu biết về các kỹ thuật này đã có từ trước thời đức Phật và được truyền thừa từ thầy sang trò, từ đó đến bây giờ, trong một dòng không gián đoạn. Thế nên sức mạnhhiệu quả của các kỹ thuật ấy rất là vĩ đại.

Tất cả những gì chúng ta được nghe sẽ giúp chúng ta ứng xử với các tình huống khác nhau mà người ta có thể gặp trong khoảng thời gian bắt đầu từ khi sanh và kết thúc lúc chết, nghĩa là trong bardo của thời hiện tại. Rõ ràngvô số chi tiết mà người ta không thể thấy lúc này.
Tạo bài viết
28/09/2010(Xem: 70238)
30/09/2012(Xem: 27039)
08/10/2013(Xem: 9993)
05/02/2014(Xem: 11715)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: