Thế Giới Của Milarepa

04/01/201112:00 SA(Xem: 11363)
Thế Giới Của Milarepa
Thế Giới của Milarepa

Đạo sư Ấn Độ Phadampa Sangye một lần nói với Jetsušn Milarepa : “Dòng phái của ông giống như một dòng sông – nó sẽ chảy rất dài.” Và quả thật, nó đã giữ được sinh lựcsống động cho tới ngày nay. Không phải ngẫu nhiên mà những lời dạy ứng khẩu thành bài hát của Milarepa đang nhận được sự chú ý từ những hành giả của thế giới Tây phương, bởi vì tình hình tôn giáo của chúng ta rất giống với thời của Mila.

Cho đến khi Phật giáo đi vào Tây Tạng, dân chúng hầu hết là những người chất phác về tôn giáo, theo một sự tôn thờ bùa phép phức tạp. Khi Phật giáo bắt đầu được thâu hóa qua giáo huấn của đại diện nhiều trường phái, một tiến trình đánh giá, thích ứng và hòa nhập xảy ra, để lại trên lối đi của nó những tâm hồn tôn giáo thức tỉnh mới mẻ. Cũng như thế ở Tây phương, những truyền thống tôn giáo của chúng ta đã được thiết lập từ hàng nhiều thế kỷ như là một chấp nhận mặc nhiên một số niềm tingiáo điều hơn là một sự thực hành để giải thoát cho chính mình. Và ở đây ảnh hưởng của những hệ thống tôn giáo Đông phương cũng có sự thúc đẩy phụ trợ cho sự sanh ra một ý thức hiểu biết hơn về bản chất tâm linh của chúng ta và tiềm năng của nó.

Một yếu tố chính cho sự chuyển đổi sâu xa trong bất kỳ thời nào là sự rối loạn bất định. Đối mặt với nhiều sự lựa chọn trong niềm tinthực hành như vậy, người Tây Tạng vận dụng cảm quan căn bản của họ trong viễn cảnh và khuynh hướng về sự thống nhất, cũng như chúng ta, với tính cách hướng đến sự xác định những nguyên lý thống nhất của sự vật, luôn luôn đi tới một quan điểm hợp nhất và trật tự về vũ trụ. Cả hai nền văn hóa đôi khi bị rơi vào cùng những lầm lẫn trong việc thâu hóa sự việc mới này : quá đơn giản hóa đến mức không dùng được, trộn lẫn những yếu tố khác biệt thay vì hội nhập chúng vào một hệ thống thống nhất, tư biện trí thức không khơi mở được sức sống mới, và sự gắn bó giáo điều vào một cách giải thích hơn mọi thứ khác.

Trong những thời kỳ chuyển biến như vậy, những con người có khuynh hướng thực tiễn lưu ý trước tiên đến sự đánh giá những hệ thống tư tưởng khác nhau để xác định “sự thực hành chân chánh”. Milarepa xuất hiện trong lúc một số hành giả cũng dấn thân như vậy. Một số theo đuổi sự tìm kiếm trong những nhóm lớn hoặc nhỏ của các tu viện, trong khi số khác, như Milarepa lang thang núi đồng theo kiểu sống sannyasin của Ấn Độ – tóc dài, xa cách xã hội, không nhà cửa, tài sản, khất thực trên những đường làng và thiền định trong những chốn ẩn cư hẻo lánh. Đây là sự khác biệt có ý nghĩa nhất giữa môi trường văn hóa của Milarepa với chúng ta. Trong xứ Tây Tạng thời Milarepa cũng như ở Ấn Độ trước đó, có sự công nhận của xã hội và ngay cả sự kính trọng đối với việc theo đuổi giải thoát cho chính mình. Dầu cho nó vượt khỏi quan kiến của đa số dân chúng, có một không gian hiện hữu ngoài những biên cương của những hình thức xã hội giành cho những ai muốn bỏ gia đìnhtài sản vì cơ may mong manh đạt đến giác ngộ.

Dù với sự chấp nhận của xã hội, đời sống cũng không dễ dàng cho một thiền giả vào thời Milarepa. Có sự cạnh tranh từ những người ăn xin đói khát khác và từ những cơ cấu tôn giáo được thiết lập vững chắc hơn. Không luôn luôn dễ dàng để xin một bữa ăn từ những người nông dân nghèo đã mệt mỏi vì nhu cầu của những người xa lạ với cặp mắt hoang dã trong làng của họ. Đối với những dân làng này Milarepa là một kinh ngạcthích thú thường trực. Ngài tiêu khiển cho họ bằng những bài hát, khiển trách và phê phán, tán tỉnh, kể những chuyện mua vui châm chọc, và khuyến khích họ với lòng đại bi của mình. Ngài dạy họ Chánh Pháp, và qua mọi việc đó luôn luôn chiếu sáng tính độc nhất của nhân cách ngài, sức mạnh thẩm thấu của trí năng ngài và sự tỏa sáng của sự chứng đắc của ngài.

Cuộc đời của Mila và nhiều kỳ công của ngài đã được kể lại rất hay trong tiểu sử và Một Trăm Ngàn Bài Ca. Ngài thường giải bày chính mình và kể câu chuyện đời ngài nhiều lần, như trong bài đầu tiên của cuốn sách này. Ngài sinh năm 1052 trong một đô thị nhỏ của miền quê Tây Tạng. Tên gia đình của ngài là Mila truyền từ một nội tổ được xem là có những thần lực phù thủy, và ngài được đặt là Thošpa Ga, Vui Vẻ Nghe. Nhờ công việc buôn bán thành công của cha, gia đình ngài giàu có trong làng ; nhưng cái chết của cha ngài khi Mila và em gái còn con nít, đã làm cho họ thành kẻ không nhà. Họ còn là nạn nhân của bà cô và ông chú, ép buộc người mẹ và hai đứa con làm việc như đầy tớ và người lao động. Mila bỏ đi và theo lời chỉ bảo của mẹ, đến học với một người bùa phép thông thạo những năng lực siêu nhiên. Mila có một khuynh hướng tự nhiên với những điều huyền bí và đã nhanh chóng sở đắc những năng lực hủy hoại, đặc biệtnăng lực tạo ra những trận mưa đá tàn phá. Trang bị như vậy rồi, Mila trở về làng mình để làm thỏa mãn ước muốn báo thù của mẹ. Ngài phạm vào việc giết hại tất cả gia đình người cô và trốn đi. Sau đó ngài hối tiếc cho những hành động của mình và những nghiệp quả khổng lồ của những hành động ấy. Hiểu rằng việc làm ấy cần được sửa chữa lại trong đời này để tránh một tái sanh rất xấu sau này, ngài đi tìm sự dạy bảo trong Phật giáo. Vị thầy đầu tiên của ngài thuộc về cựu phái, tức là phái Nyingma, bảo đảm với ngài rằng hệ thống của ông sẽ đem lại những kết quả chắc chắntức thời. Sau một thời gian thực hành không kết quả, vị thầy bảo với Mila rằng mối liên hệ nghiệp quả của ngài thì mạnh hơn với một lama khác tên là Marpa Lotsawa, “Dịch giả họ Mar”, và gởi Mila đến tìm gặp vị này.

Marpa là một người lạ thường. Ông là một người chủ gia đình, một bậc thầy Mật thừa vĩ đại, và là một dịch giả nhiều kinh điển Phật giáo tiếng Phạn, chúng đã trở thành một phần tiêu chuẩn của đại tạng kinh Tây Tạng. Ông đã sống sót sau vài chuyến đi khó khăn và nguy hiểm đến Ấn Độ trong đó nhiều bạn đồng hành đã chết. Ở Ấn Độ, vị thầy chính của ông là Naropa, và thầy của Naropa là Tilopa, vị này đã nhận những giáo pháp từ đạo sư bổn nguyên của họ là Phật Vajradhara, đức Phật nguyên sơ của dòng phái Kagyu. Trở về Tây Tạng, Marpa dịch những kinh sách đã học được ở Ấn Độ và trao truyền những giáo phái cho những đệ tử.

Trong dạy dỗ, ngài Marpa biểu lộ một nhân cách cứng rắn và đe dọa trên bản chất ấm áp và từ bi của mình. Phương cách làm việc này đối với các đệ tử tỏ ra đặc biệt thích hợp cho Mila-repa, người có nhiều yếu tố tiêu cực và những chướng ngại về nghiệp lớn lao cần được tẩy trừ. Marpa bắt Milarepa chịu vài năm thử thách làm nản lòng trước khi trực tiếp chỉ dạy. Sau sự tịnh hóa và lòng thiết tha được kích thích dữ dội như vậy, Mila hoàn toàn hiến mình cho việc thực hành những giáo pháp này, mới được chuyển từ Ấn Độ qua trồng trên đất Tây Tạng. Ngài đã thành công, hoặc người Tây Tạng đã tin như thế, và đạt đến mục đích của mình là xác chứng bằng kinh nghiệm hệ thống giải thoát của Phật giáo, để lại trên lối đi của mình những thế hệ hành giả thành tựu và rất nhiều chỉ dạy bằng bài ca.

Khi Mila đã từ giã Marpa và sống tự mình, ngài đã theo đuổi sự thực hành liên tục, hầu hết là ở trong những động nơi núi non hẻo lánh của vùng tây nam Tây Tạng và tây Nepal. Sự thực hành khổ hạnh của ngài suốt năm chỉ mặc một chiếc áo vải khiến ngài có tên là “repa”, thêm vào với tên gia đình là “Milarepa”. Thỉnh thoảng ngài viếng thăm một làng hay chỗ cắm lều của những người chăn gia súc để xin thức ăn, và đổi lại ngài hát những bài ca chỉ dạy ứng khẩu, một tục lệ đã có trong thời của ngài. Sự việc đôi khi khó khăn, nhưng Mila luôn luôn biểu lộ một sự can đảm không thể khuất phục được trong khi đối mặt với những cản ngại cho thực hành và những hoàn cảnh đối nghịch. Rồi tiếng đồn về ngài lan truyền trong dân chúng, và người ta tin ngài là một siddha thành tựu.

Danh tiếng không làm vui lòng ngài, và ngài không dễ gặp được. Người ta có thể nghĩ ngài là một thiền giả quan tâm đến lợi lạc riêng đến nỗi mất mọi lưu ý đến những tương quan con người và nhìn sự tiếp xúc xã hội như là rắc rối không cần thiết. Mila đã ghi nhận những cảm giác như vậy trong những bài ca của mình, và hình như ngài luôn luôn từ chối những người muốn trở thành đệ tử và vật cúng dường của họ ; nhưng đây đúng là một nghịch lý trong nhiều nghịch lý của nhân cách độc đáo của ngài – những nghịch lý ngài đã dùng rất thiện xảo trong việc giáo hóa dân chúng. Mila có một cảm thức khôi hài châm biếm nghiêng về sự chế giễu và tuyệt đối bộc trực và thẳng thắn với người khác. Nhưng không phải ngài không có phương pháp, trên bề mặt thì khác với cách của Marpa, nhưng phán đoán từ con số những đệ tử thành tựu, có khi còn hiệu quả hơn. Ngài có một số lớn đệ tử so với một người cố gắng tránh gặp gỡ con người như vậy. Họ bị lôi kéo về phía ngài, như những vệ tinh không cưỡng chống lại sức hút bất khả kháng của một hành tinh lớn : những người cô độc, những học giả, những đệ tử của các vị thầy khác. Và còn vô số nông dân và chủ gia đìnhước mong siêu thoát được làm bùng cháy lên khi gặp gỡ thiền giả vĩ đại này.

Để hiểu biết Milarepa, hãy cân sức nặng những lời nói so với những hành động của ngài ; chính trong những trái nghịch và bổ sung của chúng mà sự đối xử khéo léo của nhân cách Milarepa và những mối tương quan được mang ra ánh sáng.
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
28/09/2010(Xem: 69549)
30/09/2012(Xem: 26076)
08/10/2013(Xem: 9462)
05/02/2014(Xem: 10902)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.