TÂM DIỆU MINH THƯỜNG TRỤ [Bài 4]
Cuộc Chơi của Huyễn Tượng
(Game of Illusion)
Bản dịch Việt: Đặng Hữu Phúc
Trích từ: Kalu Rinpoche. Luminous mind. The Way of The Buddha. Wisdom, 1997. (Tâm diệu minh thường trụ. Con đường của Phật).
Kalu Rinpoche
CƯỚC CHÚ CỦA BBT / TVHS
Vì tôn trọng dịch giả bài dịch và lời chú thích
của dịch giả nên BBT TVHS vẫn để nguyên những lời trích dẫn [4] và [6] của dịch
giả. Tuy nhiên, chúng tôi xin quý độc giả đừng vội tin những lời trích dẫn này
vì tác giả là ông Osho và lời trích quá ngắn gọn. Quý độc giả có thể tìm hiểu về ông Osho qua bài viết của tác giả Hoàng Liên Tâm
có lưu trữ trong Thư Viện Hoa Sen. Bài này được đánh giá cao và đã được đăng tải
trên các web site uy tín của Phật Giáo là: Đạo Phật Ngày Nay, Thư Viện Hoa Sen và Tu Viện Quảng Đức. Ngoài ra cũng đăng trên tuần báo VietTide
của Đài Phát Thanh Little Saigon và nhật báo Việt Báo, hai cơ quan
truyền thông uy tín của cộng đồng người Việt hải ngoại. Bài Viết có tựa đề là: Hiện Tượng Osho: thân thế, sự nghiệp và
đường lối truyền đạo. (xin click: http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-136_4-8218_5-50_6-1_17-25_14-2_15-2/
Còn như nếu quý độc giả muốn tìm hiểu về Thiền Phật Giáo và về giáo lý của đạo Phật,
quý độc giả có thể tìm đọc những sách viết bởi những người đã nghiên cứu thâm
sâu, đã có công phu thực hành lâu năm, những vị Thầy Tổ đã có kinh nghiệm, đã
giải ngộ hay là đã đắc đạo. Trong đạo Phật nhiều vô số. Không việc gì mà phải
tìm đọc những sách được viết bởi những học
giả hay dịch giả vì ước muốn danh tiếng hay lợi lạc vật chất cá nhân. BBT rất tiếc dịch giả đã trích dẫn nguồn từ Osho khi dịch bài của ngài Kalu Rinpoche.
Tâm là căn bản của tất cả sự sự vật vật, của viên giác cũng như huyễn tượng. Trong trạng thái căn bản đối với viên giác, nó là trí tuệ bát nhã bản nhiên (fundamental primordial wisdom; bản trí) có ba tính đức : chân không diệu viên, diệu minh thường trụ, và diệu minh biện biệt vô ngại. Bị bao phủ bởi bốn sự che lấp -- sự che lấp của vô minh, sự che lấp của tập khí căn bản, sự che lấp của những đam mê, và sự che lấp của nghiệp, tâm trở thành căn bản thức
(= thức alaya, thức a lại da, thức thứ tám; fundamental consciousness), nó là căn bản cho tất cả huyễn tượng tạo thành những phương diện khác nhau của hiện hữu lưu chuyển hoặc sinh tử lưu chuyển.
Nghiệp
Thức căn bản có thể được so sánh với một mặt đất thâu nhận chủng tử hoặc các hạt giống để lại bởi các hành động của chúng ta. Một khi đã được gieo vào, những hạt giống này ở lại trong đất của căn bản thức cho tới khi những điều kiện cho sự nảy mầm của chúng và sự thành thục cùng đến.Trong cách này, chúng làm hiện hoạt tiềm năng của chúng bằng cách sản xuất ra những cây và quả là những trải nghiệm khác nhau của sinh tử lưu chuyển. Những hạt giống của những hành động đó lưu lại nơi căn bản thức là những nguyên nhân mà khi những tăng thượng duyên xuất hiện đầy đủ, lúc đó hình thành kết quả vào một trạng thái đặc thù của tâm thức cá biệt, có đem theo những trải nghiệm chuyên biệt của chính nó.
Nói tổng quát, tập hợp của những chủng tử ở lại trong căn bản thức này bởi những hành động quá khứ cung ứng sự hình thành phan duyên tất cả những trạng thái và những trải nghiệm của tâm thức cá biệt, đó là, cái chúng ta là và mỗi sự sự vật vật chúng ta trải nghiệm. Sự liên kết của những bước khác nhau của tiến trình này , từ những nguyên nhân, những động tác khởi sự, cho tới những hệ quả của chúng, những trải nghiệm hiện tại và vị lai, được gọi là nghiệp (karma), hoặc sự nhân quả của những hành động.
Karma, nghiệp là một từ Phạn ngữ nguyên nghĩa là ‘ sự hoạt động phan duyên’ (‘conditioned activity’; sự hoạt động theo duyên khởi). Khái niệm này gồm toàn thể phương trời của trạng thái hoạt động, từ nguyên nhân tới hệ quả của một hành động.Thế nên, nghiệp là trạng thái hoạt động được hiểu trong trạng thái một loạt những nguyên nhân và những kết quả của những hành động.
Sinh tử lưu chuyển
Nghiệp, hoặc những hành động của chúng ta và những chủng tử của chúng, làm phan duyên tâm. Bởi vì nghiệp, tâm trải nghiệm những huyễn tượng và những huyễn tượng này tạo thành những hữu tình và những môi sinh khác nhau– nói cách khác, tâm thức và những trải nghiệm khác nhau của nó. Thế nên, những loại khác nhau của tâm thức, tất cả niềm vui và đau thương, là những hiện tướng hư huyễn biến hiện bởi năng lực của nghiệp. Tất cả chúng được xếp thành nhóm vào trong sáu cõi.
Sáu cõi hoặc sáu lớp hữu tình gồm tất cả những trạng thái trong đó tâm có thể sinh vào. Chúng làm thành toàn thể của sinh tử lưu chuyển -- samsara, một từ Phạn ngữ, nguyên nghĩa là ‘ hiện hữu lưu chuyển’, ‘vòng lưu chuyển của hiện hữu phan duyên’ hoặc ‘vòng tái diễn của những lần sinh’, được gọi như thế bởi vì các hữu tình phan duyên theo nghiệp chuyển cư qua các cõi một cách vô tận trong cái vòng đó.( so called because karmically conditioned beings transmigrate endlessly in that cycle).
Nhiều khi, do bởi năng lực của ảnh hưởng tích cực hoặc nghiệp tích cực, tâm sinh vào một cõi cao hơn (3 cõi: người, trời ganh tị, trời), kế tiếp, do bởi ảnh hưởng tiêu cực hoặc nghiệp tiêu cực, tâm sinh vào một cõi thấp hơn (3 cõi: súc sinh, quỷ đói, địa ngục), Cái vòng tái diễn của những lần sinh này quay liên tục, ở một điểm dẫn tâm tới một cõi cao hơn, thế rồi sau đó tới một cõi thấp hơn.
Sự thế đổi không gián đoạn này chỉ chấm dứt khi đạt được giải thoát -- sự ngoi lên từ hiện hữu phan duyên. Đây là sự chấm dứt sinh tử lưu chuyển, sự giác ngộ của một vị phật. Bao lâu chúng ta chưa đạt được giải thoát, tâm sẽ chuyển cư qua các cõi khác nhau của sinh tử lưu chuyển; chúng ta đã qua lại tất cả các cõi đó rồi.
Ngày hôm nay chúng ta là người; mai sau, chúng ta có thể tái sinh trong một trạng thái khác của hiện hữu.Cái thật sự chuyển cư qua các cõi từ đời sống này tới một đời sống khác là cái tâm phan duyên do bởi nghiệp, cái nghiệp này quyết định hạnh phúc của tâm, đau thương của tâm,và những khả năng của tâm. Cái chúng ta là ngày nay -- những cõi khác nhau chúng ta đi qua và sẽ đi qua – là những kết quả từ nghiệp và nghiệp làm phan duyên những phóng chiếu của tâm và bằng cách này tạo thành những huyễn tượng.
Nghiệp và Tự do
Lúc đó từ toàn cảnh khách quan này, nghiệp là tích cực khi nó phục vụ trong trạng thái một nguyên nhân cho một trạng thái hạnh phúc và đem chúng ta đến gần hơn với tự do, và nghiệp là tiêu cực khi nó hình thành kết quả trong những trạng thái đau đớn và làm chúng ta cách xa với giải thoát.
Thật là điều rất quan trọng để hiểu biết rõ ràng rằng nghiệp làm phan duyên những trải nghiệm và những hành động của chúng ta , chúng ta vẫn thọ hưởng một chừng mực nào đó của tự do – cái mà thường được gọi là tự do ý chí (free will) ở phương Tây –cái luôn luôn hiện diện nơi chúng ta trong một tỉ lệ khác biệt. Ở mỗi lần hành động, chúng ta tìm thấy chúng ta đang ở tại một ngã tư đường: một lối đi dẫn đến hạnh phúc và viên giác, một lối đi khác dẫn đến không hạnh phúc và đau thương. Chúng ta liên tục bị đối đầu với một sự chọn lựa: một chọn lựa đúng đắn sinh ra nghiệp thuận lợi cho một sự phát triển tích cực, trong khi đó một chọn lựa tệ hại sinh ra nghiệp tiêu cực, nguyên nhân cho sự không hạnh phúc trong tương lai. Sự chọn lựa là của chúng ta, nhưng những hệ quả thì không thể né tránh được.
Tự do này hoặc tự do ý chí thì có thể có được bởi vì, trong sương mù của sinh tử lưu chuyển -- samsara, mặc dù bản chất phan duyên của nó, chúng ta luôn luôn có một mức độ của trực giác (direct awareness; nhận biết sáng tỏ trực tiếp ) và trải nghiệm thật sự. Tâm của chúng ta và những trải nghiệm của nó tham dự đồng thời vào sự phan duyên của vô minh và trong tự do của trực giác. Từ vô minh đem đến một đường lối nhị nguyên đối đãi của trải nghiệm những sự sự vật vật theo quan liên chủ thể và đối tượng, và cái này tạo nên tâm thức quy ngã mà nó biến hiện những đam mê (=phiền não) khác nhau. Một đàng khác, từ trực giác, những tính đức không quy ngã tích cực sinh khởi. Chính là từ những phiền não này, những đam mê do tâm thức quy ngã cá biệt, hoặc từ những tính đức không quy ngã tích cực này mà nghiệp tiêu cực hoặc tích cực, một cách tương ứng, sinh khởi. ( It is from these afflictions or from these positive qualities that negative or positive karma, respectively, arises ).
Như vậy, nghiệp tích cực lưu chuyển như nước triều dâng từ những thái độ tâm ý tốt lành, tỉ như từ bi, đại bi, thiện ý, vị tha,
thiểu dục, tri túc, trong khi đó nghiệp tiêu cực đến từ những thái độ tâm ý không tốt lành, cùng với sáu phiền não chính yếu của sân, tham, si, tham ái, ganh tị, và kiêu mạn.
Một loại nghiệp thứ ba cũng được nói đến, được gọi là bất động nghiệp (unmoving karma). Nó được sản sinh bởi những loại nhất định của thiền định làm tâm định và đặt tâm vào trong một trạng thái bình đẳng (bình đẳng tâm). Loại này của nghiệp hình thành kết quả những lần sinh vào những cõi trời (cõi Sắc, cõi Vô sắc), hoặc những trạng thái của tâm thức đặc hữu bởi một định tâm (a stable mind).
Nói tổng quát, mỗi sự sự vật vật hiện hữu trong sinh tử lưu chuyển thì được lưu xuất bởi ba loại này của nghiệp bị nhơ nhuốm (contaminated karma). Bằng từ ngữ ‘nhơ nhuốm’ chúng ta ý nói chúng là những hoạt động nhị nguyên đối đãi, chúng tạo những sự phân biệt rõ ràng quan liên đến chủ thể, đối tượng và hành động.Thật ra, tất cả những hoạt động của tâm thức bình thường có thể được thu gộp vào ba loại này của nghiệp: nghiệp tích cực, nghiệp tiêu cực và nghiệp bất động.
Giữa những loại khác nhau của nghiệp, chúng ta có thể phân biệt thêm nghiệp dẫn dắt (= dẫn nghiệp) và nghiệp viên mãn (=mãn nghiệp) – (propelling karma and completing karma). Nghiệp dẫn dắt, như tên gọi của nó gợi ý, dẫn đẩy bạn vào một trạng thái hiện hữu, bất cứ cái gì hiện hữu có thể là. Nghiệp viên mãn quyết định những hoàn cảnh chuyên biệt trong trạng thái hiện hữu đó, nó đem thêm vào cho đầy đủ cái hình tượng căn bản chế tạo bởi nghiệp dẫn dắt. Hai loại này của nghiệp có thể kết hợp như thế sao cho, tỉ dụ, nếu nghiệp dẫn dắt đến một cách thế nhất định của hiện hữu vốn đã tích cực và nghiệp viên mãn thêm vào cho đầy đủ trong những chi tiết đặc thù vốn là tiêu cực, chúng ta có thể sinh vào một trạng thái cao hơn của tâm thức (3 cõi: người, trời ganh tị , trời), nhưng chúng ta sẽ trải nghiệm những điều kiện không dễ chịu trong đời sống đó. Tỉ dụ, mặc dầu chúng ta có thể sinh làm người, chúng ta sẽ nghèo. Đảo ngược lại một nghiệp dẫn dắt tiêu cực phối hợp với một nghiệp viên mãn tích cực sẽ làm cho chúng ta sinh vào một hiện hữu của cõi thấp hơn trong đó chúng ta sẽ thọ hưởng những hoàn cảnh tốt đẹp.Tỉ dụ, chúng ta có thể được sinh nơi các nước phương Tây trong trạng thái một con thú nuôi trong nhà có những điều kiện sinh sống rất nhiều tiện nghi ưu đãi.
Cũng có nghiệp tập thể và nghiệp cá biệt. Những hữu tình của một trạng thái hiện hữu có tất cả nghiệp được phát triển giống nhau, thế nên thế giới xuất hiện trước chúng trong một thể cách giống nhau. Nghiệp này được gọi là nghiệp tập thể. Tuy nhiên, tình trạng đặc thù của mỗi một hữu tình trong quan liên về trú xứ, hiện tướng vật lí, hạnh phúc, và đau thương là sự biến hiện của nghiệp đơn biệt tự chính nó của hữu tình đó. Đây là nghiệp cá biệt, bởi vì nó sản xuất ra những trải nghiệm chuyên biệt.
Sự đau thương của ba lớp của những hữu tình cõi thấp hơn và sự hạnh phúc của ba lớp hữu tình cõi cao hơn kết quả từ những kết hợp khác nhau của nghiệp. Đi chung với nhau, chúng tạo thành tất cả những hoàn cảnh lên xuống và đổi thay gây nên bởi nhiều thứ loại khác nhau của nghiệp.
Những hiệu quả khác nhau đến từ những hành động khác nhau; những loại nghiệp khác nhau tạo nên những sự vạn thù sai biệt của hữu tình và những trạng thái của hiện hữu. Chính là trong ý nghĩa cảm thức này nghiệp là tạo chủ của sinh tử lưu chuyển—samsara.
(It is in this sense that karma is the creator of samsara )
----------------------------------------------------
Chú thích
[1] Giác, giác chiếu, viên minh: Awareness
1.1. Awareness thông thường có nghĩa là -- knowing hoặc --being aware , và trong ngữ cảnh phật học và ngữ cảnh của Osho thì từ gốc Sanskrit là –Vidya.
1.2. Vidya có mấy nghĩa chính :
1. as a general term encompassing all experiences of consciousness and mental events : thuật ngữ tổng quát bao gồm tất cả các kinh nghiệm của thức và các tiến trình tâm ý
2. as intelligence or mental aptitude : thông tuệ hoặc khả năng tâm ý.
3. as a science or knowledge-based discipline : một khoa học hoặc chuyên ngành về nhận thức học.
4. as a pure awareness : thanh tịnh giác ( bản giác , …)
1.3. Giác: có nhiều nghiã. || Nghĩa V: Tên gọi chung của tâm và tâm sở. Đây là cái biết của tâm, tâm sở khi duyên theo cảnh (đối tượng)
[ Phật quang Đại Từ Điển.Thích Quảng Độ dịch, in năm 2000, trang 1936]
---------------
1.4. Awareness:
the original state of mind, fresh, vast, luminous, and beyond thought.|| =Viên minh giác chiếu: trạng thái khởi nguyên của tâm, tươi tắn, mênh mông, quang minh (=chiếu sáng), và vượt ngoài niệm tưởng (=vượt ngoài tâm niệm )
-------------------
1.5. Awareness:
On the subtlest level, awareness in the form of wisdom can be associated with colors, forms and even energies and subtances, such as the subtle neurotransmitter red and white drops in the subtle body.
More usually, awareness is differentiated from the material realm, and a complex mind-matter dualism is sustained as a way of keeping mindful of the elusive nature of reality, ever resisting the naïve reductionism of dogmatic theorists.
( The Tibetan Book of the Dead. Translated by R.A.F. Thurman. 1994. )
Tạm dịch : Viên minh giác chiếu : Ở trên mức độ vi tế nhất, viên minh giác chiếu trong sắc tướng của trí tuệ bát nhã có thể đi với những màu sắc, những hình tướng, và ngay cả những năng lượng và những chất liệu, tỉ dụ những giọt vi tế tín hiệu thông chuyển thần kinh màu đỏ và trắng trong thân vi tế.
Gần như luôn luôn, viên minh giác chiếu thì được phân biệt với cõi vật chất, và một chủ nghĩa nhị nguyên đối đãi có cả phức hợp tâm-chất liệu thì được hỗ trợ như là một cách quan tâm đến cái tính chất không sao hiểu nổi của thật tại, vẫn chống lại chủ nghĩa thu giảm của những lí thuyết gia theo chủ nghĩa giáo điều.
-------------------------------------------
[2] Bất động nghiệp
Bất động nghiệp; vô động hành; vô động hạnh: unmoving karma
Vô động hạnh cũng gọi: bất động nghiệp.
Hạnh tu bất động. Nghĩa là tu thiền định hữu lậu được quả báo sinh lên cõi Sắc, cõi Vô sắc.
Vì thiền định xa lìa sự tán động, cho nên gọi là Vô động; lại vì qủa báo sinh lên cõi trời là quyết định không dời đổi được, cho nên cũng gọi là Vô động.
Nghĩa trước là nói theo nhân, nghĩa sau là nói theo quả.
[ Phật quang đại từ điển. Thích Quảng Độ dịch -- trang7164]
-----------------------------
[3] Tự do ý chí (free will) và tính bản phật phổ hiền
Hỏi: Các hữu tình có tự do ý chí không?
Dalai Lama: Theo Phật giáo , các cá nhân là những người chủ của chính những gì sắp xảy đến cho họ theo quyết định trước đó của họ
( their own destiny).Tất cả chúng sinh được tin tưởng có tính của Bản Phật Phổ Hiền, tiềm năng hoặc hạt giống của viên giác , ở trong họ.Thế nên của chúng ta ở trong chính hai bàn tay của chúng ta. Có tự do ý chí nào lớn hơn nữa chúng ta cần đến ?
According to Buddhism, individuals are masters of their own destiny. And all living beings are believed to possess the nature of the Primordial Buddha Samantabhadra, the potential or seed of enlightenment, within them. So our future is in our own hands.
What greater free will do we need?
( HH The Dalai Lama . Dzogchen. The Heart Essence of the Great Perfection. Snow Lion , 2000. page 168)
[destiny:1.That which is to happen to a particular person or thing. 2. the power or agency which determines the course of events]
Phổ Hiền, Phật, Bồ tát: Samantabhadra : All-around Goodness.
All-around Goodness indicates that the deepest reality of everything is freedom itself, that which allows the happiness of beings and therefore that which they consider utter goodness.
Phổ Hiền có nghĩa là thật tại tối hậu của sự sự vật vật là tự do tại thể khiến cho hạnh phúc của hữu tình có thể hình thành được và thế nên tự do tại thể được hữu tình xem là thiện hảo tối thượng.
[4] Con Đường của Phật. The Way of the Buddha.
“ Bạn thường nghe nói đi nói lại rằng những đạo sĩ phương Đông tin rằng thế giới này là huyễn. Đúng thế; chẳng những họ tin thế mà còn biết rõ thế giới là mộng, là huyễn. Nhưng khi họ dùng chữ samsara- nghĩa là luân hồi sinh tử hay thế gian –thì họ không ám chỉ cái thế giới vật thể mà khoa học đang tra tầm. Không, hoàn toàn không! Họ không ám chỉ thế giới gồm cây cối núi sông; mà ám chỉ cái thế giới trong tâm bạn, cái thế giới do bánh xe tư tưởng bạn không ngừng quay và dệt nên. Samsara không dính gì đến thế giới bên ngoài.
Có ba loại thế giới. Một là thế giới khách quan bên ngoài; Phật không bao giờ đả động tới vì ngài chả quan tâm đến -- Phật không phải là một Albert Einstein.Thứ hai là thế giới do tâm phân biệt -- cái thế giới mà các nhà phân tâm học, tâm bệnh học tra tầm. Phật có vài điều để nói về nó, nhưng không nhiều lắm, kỳ thực ngài chỉ nói một điều về nó là Như huyễn, không có thực tính chủ quan hay khách quan. Nó ở giữa hai thứ ấy. Và thứ ba là cái thế giới chủ quan thuộc nội tâm bạn, cái ngã cuả bạn.
Đức Phật cốt nhắm đến cái cốt lõi sâu xa nhất cuả bản thể bạn ; nhưng bạn lại quá gắn bó với cái tâm phân biệt. Nếu ngài không giúp bạn thoát ra khỏi cạm bẫy của tâm, thì bạn sẽ không bao giờ biết đến cái thế giới chân thực thứ ba là thực chất bên trong, chân diện mục của mình. Bởi thế ngài bắt đầu bằng câu: Ta là những gì ta nghĩ (bằng ý nghĩ của mình, ta tạo nên thế giới). Mọi người đều như thế, đều là cái tâm của họ. Tất cả những gì ta là, đều do những ý nghĩ của ta khởi lên …
Chính vì điều ấy mà Phật đã sử dụng một danh từ trước nay chưa ai dùng. Các đạo sĩ vẫn thường dùng chữ ngã để chỉ cái cốt lõi của bản thể, nhưng đức Phật lại dùng chữ “ vô ngã” , gần với sự thật hơn rất nhiều. Sử dụng chữ ngã dù với một chữ N hoa, cũng chả khác gì mấy; nó vẫn tiếp tục khiến bạn có một ý thức về bản ngã, và với một chữ N hoa lắm lúc bạn còn thấy một bản ngã to hơn.
Đức Phật không dùng từ atma hay atta, ngã, mà dùng từ ngược lại là vô ngã: anatma, anatta. Ngài nói khi tâm chấm dứt thì không còn cái ngã, mà bạn trở thành vũ trụ, đã vượt biên giới bản ngã, bạn là không gian thuần khiết không nhiễm một thứ gì, như một tấm gương phản chiếu mọi vật mà không đắm vật gì (nguyên văn là : you are just a mirror reflecting nothing; DG-Trí Hải sửa lại) [you are just a mirror reflecting nothing: bạn chỉ là đại viên kính trí –
Đ H P đề nghị]
Nếu muốn biết sự thực mình là ai, bạn phải học cách đình chỉ cái tâm, chấm dứt tư tưởng. Đấy là tất cả ý nghĩa thiền định. Thiền là ra khỏi tâm để đi đến vô tâm. Trong vô tâm bạn sẽ biết được Pháp hay chân lý tối hậu …Khổ đau là sản phẩm, cái bóng của cái tâm huyễn hoá (hữu tâm); khổ đau là một cơn ác mộng. Bạn đau khổ chỉ vì đang mê ngủ; và không cách gì thóat khổ khi mà bạn vẫn ngủ, vì cơn ác mộng vẫn còn tiếp diễn nếu bạn chưa tỉnh thức. Những hình ảnh trong chiêm bao có thể thay đổi muôn vàn cách, nhưng mộng vẫn là mộng .
Thống khổ là cái bóng của tâm (phân biệt); tâm có nghĩa là giấc ngủ vô thức, sự bất giác, không biết mình là ai nhưng vẫn giả vờ như mình biết. Tâm nghĩa là không biết mình đang đi đâu mà vẫn giả vờ như đã biết rõ mục đích, biết rõ cuộc đời cốt để làm gì. Cái tâm ấy chắc chắn đem lại đau khổ, không khác gì cái xe lăn theo chân con vật kéo xe …
Phật dùng câu “ tâm trong sạch” để ám chỉ “ vô tâm”; vì nếu nói vô tâm ngay, thì bạn sẽ không hiểu nổi. Nhưng nếu nói “ tâm trong sạch” thì sẽ có đường truyền thông, giao cảm. Dần dần ngài sẽ thuyết bạn tâm trong sạch là vô tâm …Đi sâu vào lời kinh bạn sẽ hiểu ra rằng ô nhiễm là hữu tâm, trong sạch là vô tâm: Nếu nói hay hành động với tâm ý trong sạch, an vui liền theo sau như bóng không rời hình .
Khổ là hậu qủa của mê ngủ, vui là hậu qủa của tỉnh thức. Bởi thế bạn không thể trực tiếp tìm hạnh phúc vì nhất định sẽ thất bại. Hạnh phúc chỉ đến với kẻ không trực tiếp đi tìm nó mà tìm sự tỉnh thức. Khi đã tỉnh thức thì hạnh phúc tự động xảy đến như cáí bóng không rời hình.(quyển 1 trang 16 -21)
[Con đường của Phật. Osho. Thích Nữ Trí Hải tuyển dịch. Bộ 12 quyển. Ưu Đàm, Canada xuất bản)
[ E-mail: ptnhu@yahoo.com]
-----------------------------
[5] Đam mê và Tự do
Jean-Paul Sartre (1905-1980)
Chủ nghĩa Hiện Sinh là một Nhân Bản Thuyết
L’Existentialisme est un Humanisme .
Bùi Giáng dịch
( Đặng Hữu Phúc lược trích )
Trong những trang này tôi muốn binh vực chủ nghĩa Hiện sinh trước những lời chỉ trích.
Trước tiên người ta trách Hiện Sinh chủ nghĩa như thế này: Khuyến khích con người nằm im trong vô vi của tuyệt vọng; mọi lối giải đáp đều bế tắc thì mọi hoạt động giữa đời này đều triệt để bị chối bỏ, và cuối cùng con người đành tiến tới một triết học trầm tư mặc tưởng nghĩa là trở lại với một triết học trưởng giả, bởi vì trầm tư mặc tưởng là một xa xỉ phẩm .
Một mặt khác, người ta chê trách chúng tôi đã nhấn mạnh mãi vào những chỗ ô nhục của con người, nhìn đâu cũng thấy những tồi tàn, dơ dáy nhầy nhụa nhố nhăng; và không chịu thấy những hương màu diễm lệ tươi vui, những khiá cạnh trong sáng trong bản chất con người; chẳng hạn như, theo cô Mercier - một nhà phê bình công giáo – thì chúng tôi đã quên bẵng nụ cười của trẻ thơ.
Người công giáo trách chúng tôi là thiếu tình đoàn kết với nhân gian, vì chúng tôi xem con người là cô độc. Có người bảo rằng chúng tôi đã đi từ chủ quan thuần túy, nghĩa là đi từ cái “tôi suy tư” cuả Descartes, nghĩa là đi từ cái phút con người đạt tới nội tâm mình trong tĩnh tịch cô đơn, điều đó xui chúng tôi trở nên biệt lập, không cách gì còn có thể về trở lại ở giữa tình huynh đệ tương giao để hoà cảm! Cái “ Tôi suy tư” không cho phép chúng tôi đạt tới những con người ở ngoài tôi …
…Cả hai loại [Hiện sinh công giáo và Hiện sinh vô thần] cùng có một điểm tương đồng ấy là: họ cho rằng hoạt tồn đi trước, thực thể tới sau ; hoặc nói cách khác: phải khởi sự đi từ tình tự chủ quan …
Ở thế kỉ 18, trong tâm thức vô thần cuả các triết gia, cái quan niệm về Thượng Đế bị xoá bỏ, nhưng vẫn còn tồn tại cái ý niệm thực thể có trước, hoạt sinh đến sau. Ý niệm đó, ta thấy rải rác ở hầu hết các nơi: ở Diderot, Voltaire, và ngay cả ở Kant nữa. Con người ta có mang một bản tính người, một nhân tính; cái nhân tính bẩm sinh kia, ấy là khái-niệm-người; nó có mặt ở mọi con người, nghĩa là mỗi người là một thể hiện riêng của một khái niệm chung, phổ quát: con người. Vậy thì quả thật theo quan niệm kia, thực-thể- người có trước cái hiện-sinh-lịch-sử của con người mà ta gặp qua kinh nghiệm bẽ bàng giữa cõi biển dâu .
Chủ nghĩa Hiện sinh vô thần mà tôi đại diện, xét ra có hệ thống liên tục hơn. Nó tuyên bố rằng: nếu không có Thượng Đế thì ít ra cũng phải có một sinh vật mà cái hoạt sinh đi trước cái thực thể, một sinh vật hiện hữu trước khi xác định bởi một khái niệm, và sinh vật ấy là con người, hoặc nói như Heidegger, là thực-tại-người.Vậy ở đây cái câu hoạt sinh đi trước, thực thể tới sau, câu ấy có nghĩa như thế nào?
Câu ấy có nghĩa rằng con người ta trước tiên là hiển hiện, là phát-sinh động-hoạt ở giữa đời, rồi sau mới tự xác định được.Con người ta, theo như chúng tôi quan niệm, nếu nó không thể được xác định, ấy là bởi vì thoạt tiên nó không là gì cả. Nó chỉ được xác định là gì, là phải đợi về sau, và về sau nó sẽ ra sao là theo như nó tự-thể-hiện-mình-ra-thế.Vậy thì con người không có mang sẵn một bản tính, bởi vì không có sẵn một đấng Thượng Đế để quan niệm sẵn cái bản tính con người ta. Con người ta chỉ là, không những chỉ-là theo như tự nó quan niệm sẵn mình mà chỉ-là theo như-nó-tự-quyết-định-mình, và bởi vì nó tự-quan-niệm sau tồn hoạt, nó tự-quyết-định sau cái đà nhảy vào hiện sinh nên chi con người ta không thể là cái-gì-khác ngoài cái lối tự-thể-hiện, tự-quyết-định mình. Đó là nguyên tắc đầu của chủ nghĩa hiện sinh vậy.Và đó cũng là cái mà ta gọi là tình-tự-chủ-quan.Và thiên hạ chỉ trích chúng tôi, cũng chính là theo cái danh hiệu đó.
…
Như vậy, cái bước đầu của chủ nghĩa Hiện Sinh là giúp con người nắm lại đúng cái thân phận mình và hoàn toàn chịu trách nhiệm về cuộc tồn hoạt cuả mình.Và, khi chúng tôi nói rằng con người ta chịu trách nhiệm thân mình, ấy không có nghĩa: trách nhiệm cái cá nhân riêng biệt của mình, mà ấy là trách nhiệm cho toàn thể khối nhân gian, cho tất cả mọi người trong thiên hạ.Tiếng chủ-quan có hai nghĩa, và rủi thay, những kẻ chỉ trích chúng tôi cứ chập chờn đú đởn đẩy đưa trên hai nghĩa đó, làm nổi bật nghĩa này, và cố tình làm khuất nghĩa kia đi.
Chủ-quan một mặt có nghĩa là cá nhân tự mình chọn lựa bởi mình, và mặt khác, có nghĩa rằng con người ta không thể nào vượt khỏi cái chủ-quan-tình-tự-của-con-người. Chính cái nghĩa thứ hai mới là nghĩa sâu thẳm của thuyết Hiện Sinh.
Khi chúng tôi nói: con người tự chọn lựa mình, là chúng tôi nghĩ rằng mỗi người chúng ta tự lựa chọn mình, nhưng đồng thới chúng tôi cũng muốn nói rằng tự chọn cho mình là chọn chung cho nhân loại.Thật vậy, không một hành động của ta, lúc tạo nên con người mà ta muốn hoạt hiện, lại đồng thời chẳng tạo nên một hình ảnh con người theo-như-lòng-ta-mong-rằng-nó-phải-nên-như-vậy. Chọn lựa trở nên thế này hay thế kia, ấy là đồng thời xác nhận giá trị của cái ta chọn lựa, bởi vì không bao giờ chúng ta chọn lựa cái ác,cái ta chọn lựa bao giờ cũng là điều lành, và không cái gì tốt cho ta mà lại chẳng tốt cho tất cả thiên hạ. Mặt khác, nếu hoạt tồn đi trước thực thể, và nếu chúng ta muốn tồn hoạt đồng thời với thể hiện hình ảnh ta, thì cái hình ảnh kia cũng có giá trị cho mọi người và cho toàn thể thời đại của ta vậy.Vậy thì, trách nhiệm của chúng ta qủa thật còn to lớn hơn ta tưởng nhiều lắm, bởi vì nó liên hệ đến toàn thể nhân gian. Khi tự-chọn-mình là tôi chọn-con-người-cho-khắp-mặt-bà-con-trong-thiên-hạ .
Điều này cho phép ta hiểu ý nghĩa bao hàm trong những tiếng hơi có vẻ “đại cà sa “ như: Khắc khoải, bơ vơ, lạc loài, tuyệt vọng. Các bạn sẽ thấy, vấn đề rất là đơn giản. Trước hết, khắc khoải là gi ? Thuyết Hiện Sinh sẵn sàng bảo rằng con người là khắc khoải. Ấy có nghĩa là: con người lúc dấn thân tồn hoạt và có ý thức rằng không những mình chỉ là cái-kẻ-mình-tự-chọn-để-hữu-tồn, mà còn là nhà lập pháp lúc chọn mình là chọn-chung- cho-xã-hội, tất nhiên con người không thể không choáng váng vì cái trách nhiệm hoằng đại cuả mình. Quả thật, có nhiều kẻ không ưu tư khắc khoải; nhưng tôi nghĩ rằng: ấy là họ che dấu khắc khoải, họ lẩn trốn ưu tư, họ tự dối lòng vậy …
…Chúng ta cô độc lạc loài, và không có bào chữa. Đó là điều tôi muốn diễn tả, khi nói rằng con người ta chịu đày đọa trong tự do. Đày đọa bởi vì con người không tự ý tạo ra thân mình, và mặt khác lại tự do, bởi vì một khi đã bị vất vào giữa đời sống, thì con người phải chịu trách nhiệm mọi hành động của mình. Thuyết Hiện Sinh không tin ở quyền lực của đam mê lộng lẫy là một nguồn thác tơi bời lôi cuốn mãnh liệt con người, đẩy con người vào những hành động dữ dội không cách gì cưỡng nổi, và như vậy đam mê là một bào chữa. Không. Thuyết Hiện Sinh nghĩ rằng con người ta chịu trách nhiệm mọi đam mê say đắm cuả mình …
[6] Osho giảng về Đam mê (passion) và Đại bi (compassion)
“Chúng ta biết đam mê là gì; từ đó đại bi là gì, chắc không phải là điều rất khó hiểu. Đam mê chính là một trạng thái cuả cơn sốt sinh học – nó thì cuồng nhiệt, bạn gần như bị chiếm hữu bởi những năng lượng có tính sinh học, không ý thức. Bạn không còn là người chủ của chính bạn, bạn tuyệt đối là một kẻ nô lệ.
Đại bi chính là bạn vượt trên sinh học, bạn vượt trên sinh lí học. Bạn không còn là một nô lệ, bạn trở thành ông chủ. Giờ đây bạn hành vận có ý thức. Bạn không bị sai sử, lôi kéo, thúc đẩy bởi những lực vô thức; bạn có thể quyết định những gì bạn muốn làm với những năng lượng cuả bạn. Bạn tự do hoàn toàn. Lúc đó chính cái năng lượng trở thành đam mê được biến hoá thành đại bi.
Đam mê là khao khát, mê say; đại bi là thương yêu quý mến. Đam mê là lòng dục (tham), đại bi là vô dục (vô tham). Đam mê muốn sử dụng người khác như một phương tiện, Đại bi tôn trọng người khác như một cứu cánh nơi chính mình . Đam mê tiếp tục trói buộc bạn vào mặt đất, vào bùn nhơ, và bạn chẳng bao giờ trở thành một đoá sen. Đại bi làm bạn trở thành một đoá sen . Bạn bắt đầu vượt lên trên thế giới bùn lầy cuả dục vọng, tham lam, sân hận. Đại bi là một sự biến hoá cuả các năng lượng cuả bạn …
Bạn trở thành một sự tùy thuận, chấp thuận và hỗ trợ cho chính bạn và toàn thể tồn tại. Đó là đại bi” (You become a blessing to yourself and a blessing to the whole existence.That is compassion)
[Osho. Compassion. The Ultimate Flowering of Love. 1985, 2007]
[7] A short list of English -- Sanskrit Buddhist Terms
Awareness; Skt. buddhi; vidya
Intuition: intuitive wisdom ; Skt. jnana
Consciousness; Skt. jnana;vijnana
Conceptual conciousness; conceptual thought;
thought consciousness; thought; < Skt.kalpana
Mind; Skt. citta ; manas
Wisdom; Skt. prajna
Exalted wisdom; Skt.jnana
Wrong consciousness; Skt. viparyaya-jnana
Thing ; Things; Skt. dharma
Ignorance; fundamental ignorance; Skt. avidya
Contaminated; Skt.sasrava
Contamination; Skt. asrava
Uncontaminated; Skt. anasrava
Obstructions to omniscience; Skt. jneyavarana
Obstructions to liberation; afflictive obstructions;
Skt.klesavarana
Afflictions; disturbing emotions; dissonant mental states; Skt.klesa
Perceiver; Skt. vijnana
Knower; Skt. samvedana
Prime cognizer; Pramana
Subject; Skt. dharmin
Object; Skt.visaya
Real; Skt. samyak
Appearance; Skt.pratibhasa
Appearing object ; Skt.pratibhasavisaya
Deceit; Skt. maya
Sentient being. Skt. sattva
Seed ; Skt. bija
Self; Skt. atman
Selflessness; Skt.nairatmya
Valid cognition; Skt. pramana
Condition; Skt. pratyaya
Compositional phenomena; Skt. samskara
Calm abiding; Skt. samatha
Concentration; Skt. dhyana
Meditative stablization; Skt. samadhi
Momentary; Skt. ksanika
I; Skt. aham
Mine; Skt . mama
Understanding arisen from thinking; Skt.cintamayi
Special insight; Skt. vipasyana
Stabilization; Skt. samadhi
Delusion; Skt. moha [ si, vô minh , vô trí] Skt.mudha
Absorption. Skt. samapatti
Buddha-attributes; Skt.guna . Đức hạnh . Những tuỳ tính.
[ Thuật ngữ Sanskrit không viết với đủ các dấu—vì tôi không có software viết chữ Sanskrit-- thế nên bảng từ này chỉ có mục đích giúp độc giả hiểu các từ Anh ngữ khi biết các từ Sanskrit tương đương, và tìm ra từ Việt tương đương dễ hơn ]
---------------------------------------------------------------------------------
Kalu Rinpoche
Game of Illusion
Samsara is created by karma. It is a projection of karma. Beings are created by karma. Karma is their cause and what differentiates them. -- Mahakarunapundarikasutra-------------------------------------
Mind is the basis of everything, of enlightenment as well as illusion. As the basis of enlightenment, it is the fundamental primordial wisdom having three essential, complementary, and simultaneous aspects: openness(=emptiness), clarity, and sensitivity. Shrouded by the four veils, it becomes the fundamental consciousness, which is the basis for all the illusions that make up the different aspects of cyclic existence or samsara.
Karma
Fundamental consciousness can be compared to a ground that receives imprints or seeds left by our actions. Once planted, these seeds remain in the ground of fundamental consciousness until the conditions for their germination and ripening have come together. In this way, they actualize their potential by producing the plants and fruits that are various experiences of samsara. The traces that actions leave in the fundamental consciousness are causes that, when favorable conditions present themselves, then result in a particular state of individual consciousness accompanied by its own specific experiences.
In general , the collection of imprints left in this fundamental awareness by past actions serves to condition all states and experiences of individual consciousness, that is, what we are and everything we experience. The linking of the different steps of this process, from the causes, the initial acts, up to their consequences, present and future experiences, is called karma, or causations of actions.
Karma is a Sanskrit word that literally means “ conditioned activity”. This notion includes the entire gamut of activity, from the cause up to the consequence of an action. Karma is, therefore, activity understood as being the series of causes and results of actions.
Samsara
Karma , or our actions and their imprints, conditions the mind. Because of karma, mind experiences the illusions that make up various beings and environments – in other words, consciousness and its different experiences.Therefore, the different kinds of consciousness , all joy and suffering, are illusory appearances manifested by the power of karma. All their categories are grouped into the six realms.
The six realms or six classes of beings include all the states in which the mind can take birth.They make up the whole of samsara
, a Sanskrit term that literally means “ cyclic existence”, the “ cycle of conditioned existences”, or the “ round of births ”, so called because karmically conditioned beings transmigrated endlessly in that cycle.
Now and then, by the power of a positive influence or positive karma, the mind takes birth in a higher realm; next, by the power of a negative influence or negative karma, the mind takes birth in a lower realm. This round of births turns continuously, at one point leading the mind to a higher realm, then later to a lower realm.
This uninterrupted alternation ends only upon attaining liberation --- emerging from conditioned existence. This is the end of samsara, the awakening of a buddha. As long as we have not attained liberation, the mind will transmigrate in the various realms of samsara; we have already travel them all.
Today we are human: later, we may be reborn in another state of existence. What actually transmigrates from one life to another is the mind conditioned by karma, which determines its happiness, its suffering, and its abilities. What we are today – the different realms we have gone through and will go through – results from karma that conditions the projections of the mind and thereby forms its illusions.
Karma and Freedom
From this perspective then, karma is positive when it serves as a cause for a happy state and bring us closer to freedom, and karma is negative when it results in painful states and distances us from liberation.
It is very important to understand clearly that although karma conditions our experiences and actions, we still enjoy a certain measure of freedom –what would be called free will in the West – which is always present in us in varying proportions.At every turn we find ourselves at a crossroads: one way leads to happiness and enlightenment, the other to unhappiness and suffering. We are continually confronted with a choice: the right choice generates karma favorable to positive development, while a bad choice produces negative karma, the cause for unhappiness in the future. The choice is ours, but the consequences are unavoidable.
This freedom or free will is possible because, in the midst of samsara, despite its conditioned nature, we always have a degree of direct awareness and authentic experience. Our mind and its experiences participate simultaneously in the conditionings of ignorance and in the freedom of direct awareness. From ignorance comes a dualistic way of experiencing things in terms of subject and object, and this creates the individual ego-centered consciousness, which manifests the different passions. From direct awareness, on the other hand, positive non-ego –centered qualities arise. It is from these afflictions or from these positive qualities that negative or positive karma, respectively arises.
Thus, positive karma flows from virtuous mental attitudes, such as love, compassion, good will, altruism, modest desire, and contenment, while negative karma comes from nonvirtuous mental attitudes, along with their six main afflictions of anger, greed, stupidity, desirous attachment, jealousy, and pride.
There is said to exist a third kind of karma, called unmoving karma. It is produced by certain types of meditation that stabilize the mind and put it in a state of equanimity. This type of karma results in births in the divine realms, or states of consciousness characterized by a stable mind.
In general, everything that exists in samsara is generated by these three types of contaminated karma. By “contaminated” we mean they are dualistic activities that make distinctions concerning subject, object, and action. In fact, all the activities of ordinary consciousness can be subsumed under these three types of karma.
Among the different types of karma, we can further distinguish propelling karma and completing karma. Propelling karma, as its name suggests, propels one into a state of existence, whatever that may be. Completing karma determines the specific circumstances within that state of existence; it fills in the basic outline produced by the propelling karma. These two types of karma can combine so that, for example, if the karma propelling a certain mode of existence were positive and the completing karma that fills in the particulars were negative, we may take birth in a higher state of consciousness, but we would experience unpleasant conditions in that lifetime. For example, although we might take birth as a human, we would be poor. Conversely, a negative propelling karma associated with a positive completing karma would cause us to take birth in a lower-realm existence in which we would enjoy good circumstances. For example, we might be born in the West as a domestic animal that would have very privileged living conditions.
There is also collective and individual karma. The beings of one state of existence have all developed similar karma, so the world appears to them in a similar manner. This karma is said to be collective. Nevertheless, each being’s particular situation in terms of location, physical appearance, happiness, and suffering is the manifestation of that being’s own unique karma. This is individual karma, because it produces specific experiences.
The suffering of the three classes of lower-realm beings and the happiness of the three classes of higher-realm beings result from different combinations of karma .Together they constitute all the fluctuating and varied conditions caused by the many varieties of karma.
Different effects come from different actions; different types of karma create the diversity of beings and states of existence. It is in this sense that karma is the creator of samsara.
--------------------------------------------------------------------------------
Source: Kalu Rinpoche. Luminous Mind. The Way of The Buddha. Wisdom, 1997.