Tổng Quan về Nghiệp (sách ebook PDF)

26/09/20225:06 SA(Xem: 16562)
Tổng Quan về Nghiệp (sách ebook PDF)

TUỆ SỸ
TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP
Ban Báo chí và Xuất Bàn:
Hội Đồng Hoằng Pháp
Ấn hành lần thứ nhất, 2021 
Tổng Quan Về Nghiệp - bià sách
PDF icon (4)

Ban Báo Chí và Xuất Bản Hội Đồng Hoằng Pháp
Ấn hành lần thứ nhất, 2021
Biên tập : Nguyên Đạo
Dò lỗi chính tả tiếng Tây Tạng: Tsewang Dorje (Geshe)
Dò lỗi chính tả tiếng Sanskrit: Thích Thanh An
Dò lỗi chính tả tiếng Việt: Thanh Phi
Kỹ thuật: Bodhi & Lotus Media 
https://hoangphap.org

TỰA

Tập sách này nguyên là phần giới thiệu tổng quát cho phẩm IV "Phân biệt nghiệp" luận A-tì-đạt-ma Câu-xá, bản dịch Việt, Hương tích đã ấn hành nhiều lần, lần đầu 2015 và gần đây vào 2019; nay tách thành một tác phẩm riêng biệt. Tiên khởi, vì chỉ là phần giới thiệu tổng quát cho phẩm Nghiệp của Câu-xá nên các vấn đề cũng chỉ giới hạn trong các biện luận của các bộ phái A-tì-đàm.

Nhưng nói về nghiệp thì không thể không biết đến các luận điểm của Đại thừa, trong đó phải kể đến hệ Du-già hành (Yogacāra), thường được biết đến với tên gọi Duy thức tông hay Pháp tướng tông. Nghiên cứu riêng về nghiệp trong tông phái này không thể ngắn hơn nghiên cứu trong các hệ A-tì-đàm, với khối lượng tác phẩm đồ sộ phần lớn tồn tại trong các bản Hán dịch và những sớ giải từ các bản dịch này. Trong khi chờ đợi những khảo cứu sâu rộng từ hệ phái này, ở đây cũng cần có cái nhìn sơ lược về nó, tất nhiên vấn đề quan trọng là quá trình sau khi tạo tác được tích lũytồn tại, nghiệp tồn tại như thế nào để cho quả trong nhiều đời sau.

Để bổ túc cho các luận giải A-tì-đàm, sau phần chính với những vấn đề chính như được thấy trong Câu-xá, trong đây cũng thêm hai bản Phụ luận, và một Phụ lục văn bản Đại thừa Thành nghiệp luận dịch Việt bởi Tuệ Sỹ và Tâm Nhãn.

Mặc dù phần chính đã được ấn hành nhiều lần, nhưng những lỗi chính tả trong đó còn tương đối không ít. Những phần khác như thư mục tham khảo, ngữ vựng Phạn-Tạng-Hán, sách dẫn, cũng không thể thiếu trong một tác phẩm nghiên cứu. Những phần này do đạo hữu Nguyên Đạo Văn Công Tuấn bổ sung và hoàn tất. Nơi đây tác giả chân thành ghi nhận công đức vô lượng của đạo hữu đã đóng góp cho tác phẩm này được hoàn chỉnh để xứng đáng là một tác phẩm nghiên cứu.


Một tác phẩm nghiên cứu Phật học không thể không biết đến các văn hệ Phạn-Tạng-Hán, và thêm vào đó là văn hệ Pāli được xem là gần với nguyên thủy Phật thuyết. Những từ cú của các hệ ngôn ngữ được trích dẫn trong sách này mà tránh được những sai sót, đó là nhờ công đức của Thượng Tọa Hạnh Tấn, Geshe Tsewang Dorje, Đại Đức Thanh An và đạo hữu Thanh Phi. Tác giả chân thành ghi nhận công đức hỗ trợ của chư vị.

Ngoài ra, để cho một công trình nghiên cứu được hoàn chỉnh trong một giới hạn nào đó, cũng phải kể đến sự đóng góp của nhiều đạo hữu khác về mặt kỹ thuật. Nơi đây cũng xin chân thành ghi nhận công đức của chư vị. Nguyện hồi hướng công đức này đến mọi loài chúng sanh cho được sự tăng ích an lạc.


Mùa An Cư PL. 2565 (DL. 2021)
Tuệ Sỹ

Xem thêm:
Đọc Và Phản Biện Tuệ Sỹ: Tổng Quan Về Nghiệp - TS. Nguyễn Hữu Liêm

 

MỤC LỤC
TỰA
PHẦN MỘT: NGHIỆP LUẬN NGOÀI PHẬT GIÁO 
CHƯƠNG I: NGHIỆP PHỔ THÔNG – NGHIỆP KHOA HỌC
1. Nghiệp Đông nghiệp Tây
2. Nghiệp - Vật lý cổ điển
3. Nghiệp - Cơ học lượng tử
4. Tâm phân học và Khoa học não
a. Ba tầng tâm thức 
b. Nghiệp: Vô thức tập thể.
c. Thiền và Não.
d. Đồng bộ não: Nhận thức không chủ thể.
e. Tư nghiệp: Ý chí tự do.
f. Ý thức: Tác nghiệp không tác giả 
CHƯƠNG II: NGHIỆP TRONG TRIẾT HỌC-TÔN GIÁO ẤN ĐỘ.
I. ẤN ĐỘ GIÁO
1. Veda - Upanishad.
2. Tiền-Mīmāṃsā..
3. Vedānta-Bhagavadgītā.
II. LỤC SƯ NGOẠI ĐẠO.
1. Pūraṇa Kassapa.
2. Makkhali Gosāla 
3. Ajita Kesakambala.
4. Pakudha Kaccāyana.
5. Nigaṇṭha Nātaputta
6. Sañjaya Belaṭṭhaputta 
III. NI-KIỀN THÂN TỬ VÀ KỲ-NA GIÁO
PHẦN HAI: NGHIỆP LUẬN PHẬT GIÁO
CHƯƠNG III: CĂN BẢN GIÁO NGHĨABỘ PHÁI 
I. GIÁO NGHĨA A-HÀM - NIKĀYA.
1. Phân biệt nghiệp báo.
2. Nghiệp đen-trắng 
3. Nghi vấn về thọ nghiệp.
i. Định và Bất định nghiệp 
ii. Tà kiến không ác hành
iii. Tà kiến không diệu hành.
iv. Quan điểmác hành 
v. Quan điểmdiệu hành
vi. Chánh kiến nghiệp báo.
vii. Thuận thọ nghiệp.
viii. Bốn hạng người
4. Bản chất nghiệp 
i. Nghiệp & Định mệnh 
ii. Nghiệp & Vô ngã
iii. Đệ nhất thiện 
iv. Nghiệp & Đệ nhất nghĩa Không.
II. BỘ PHÁI LUẬN THUYẾT NGHIỆP.
1. Tổng quan các bộ phái.
2. Nhiếp nghĩa luận.
3. Luận sự (Kathāvatthu).
4. Dị bộ 
5. Xá-lợi-phất A-tì-đàm .
6. Thành thật luận
PHẦN BA: NGHIỆP LUẬN A-TÌ-ĐẠT-MA 
CHƯƠNG IV: THỂ TÍNH CỦA NGHIỆP..
I. BIỂU SẮC – BIỂU NGHIỆP...
1. Một nghiệp hay hai nghiệp..
2. Thân-ngữ biểu...
II. VÔ BIỂU SẮCVÔ BIỂU NGHIỆP.
1. Vô biểu trong các luận thư.
2. Phước tăng trưởng..
3. Mệnh lệnh sát sanh.
4. Giới như bờ đê ..
III. PHÁT KHỞITỒN TẠI..
1. Hai động lực 
3. Tồn tại và hủy.
CHƯƠNG V: LUẬT NGHINGHIỆP ĐẠO.
I. BIỆT GIẢI THOÁT LUẬT NGHI...
1. Luật nghiVô biểu sắc..
2. Biệt giải thoát luật nghi.
3. Thọ giớiđắc giới.
4. Căn bản nghiệp đạo 
5. Trụ luật nghi 
6. Giới tùy tâm chuyển .
II. BẤT LUẬT NGHI VÀ XỬ TRUNG LUẬT NGHI
1. Bất thiện nghiệp đạo
2. Bất luật nghi.
3. Vô biểu xử trung
CHƯƠNG VI: NGHIỆP VÀ NGHIỆP QUẢ
SINH TỬ LƯU CHUYỂN.
1. Nghiệp – Duyên khởi chi 
2. Nghiệp tích lũy.
3. Nghiệp dị thục..
4. Cộng nghiệp .
PHỤ LUẬN.
PHỤ LUẬN I: KÝ ỨC VÀ NGHIỆP..
I. KÝ ỨC VÀ THỜI GIAN.
1. Tri giác thời gian
2. Tam thế thực hữu.
3. Thời gian và ký ức 
II. CHỦ THỂ LUÂN HỒI 
1. Ký ức và tự ngã .
2. Quá trình huân tập tự ngã: Ba loại tập khí 
3. Chủng tử - Chuỗi tương tục.
PHỤ LUẬN II: GIỚI THIỆU
"ĐẠI THỪA THÀNH NGHIỆP LUẬN".
1. Vấn đề dẫn khởi.
2. Phê phán biểu nghiệp 
3. Nghiệp và nghiệp quả 
PHỤ LỤC VĂN BẢN..
大乘成業論.
ĐẠI THỪA THÀNH NGHIỆP LUẬN.
TIẾT I. TỔNG THUYẾT.
TIẾT II. BIỂU 
I. HỮU BỘ TÌ-BÀ-SA.
1. Quan điểm..
2. Phê bình..
3. Kinh bộ 
II. ĐỘC TỬ BỘCHÁNH LƯỢNG BỘ 
1. Quan điểm.
2. Phê bình.
III. NHẬT XUẤT LUẬN GIẢ.
1. Quan điểm.
2. Phê bình
TIẾT III. VÔ BIỂU
TIẾT IV. NGHIỆP QUẢ TRONG BA THỜI
TIẾT V. PHÁP BẤT THẤT
I. TÌ-BÀ-SA.
1. Quan điểm.
2. Phê bình.
II. KINH BỘ.
1. Quan điểm.
2. Biện minh.
TIẾT VI. KẾT SANH TƯƠNG TỤC.
I. VÔ TÂM ĐỊNH
1. Nạn vấn
2. Kinh bộ
3. Sắc tâm chủng tử.
II. HỮU TÂM LUẬN.
1. Hữu tâm vị.
2. Ý thức..
TIẾT VII. SINH TỬ LƯU CHUYỂN.
I. DỊ THỤC THỨC.
1. Vi tế tâm..
2. Chứng lý thức dị thục.
3. Dị danh của dị thục 
4. Sở duyênhành tướng 
5. Mật ý thuyết.
II. A-LẠI-DA .
1. A-lại-da và sáu thức .
2. A-lại-da và Tự ngã.
TIẾT VIII. BA NGHIỆP .
QUAN ĐIỂM CỦA THẾ THÂN...
THAM KHẢO
NGỮ VỰNG STV.
SÁCH DẪN / INDEX
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
08/09/2011(Xem: 48588)
11/06/2018(Xem: 131954)
07/09/2011(Xem: 58778)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.