Các Kỳ Kiết Tập Kinh Điển Theo Phật Giáo Theravada

08/08/201312:00 SA(Xem: 37720)
Các Kỳ Kiết Tập Kinh Điển Theo Phật Giáo Theravada

CÁC KỲ KIẾT TẬP KINH ĐIỂN THEO PHẬT GIÁO THERAVADA
Hòa thượng Rewata Dhamma - Đăng Nguyên dịch

kinh_dien_duoc_viet_tren_la-contentNhững lời dạy chân thực của Đức Phật Gotama được lưu giữ và truyền lại cho chúng ta hiện diện ở trong Tam tạng (Tipitaka). Từ Pāli “Tipitaka” có nghĩa đen là “ba giỏ” (ti = 3 + pitaka = giỏ). Tất cả những lời dạy của Đức Phật được chia thành ba phần. Phần thứ nhất là Kinh tạng (Suttanta Pitaka), bao gồm các bản kinh. Phần thứ hai được gọi là Luật tạng (Vinaya Pitaka), chứa đựng tất cả những luật lệĐức Phật đã chế định cho hàng Tăng Ni. Phần thứ ba được gọi là Luận tạng (Abhidhamma Pitaka), bao gồm những lời dạy của Đức Phật về triết học tâm lý-đạo đức của Ngài. Cũng được biết rằng, trong 45 năm hoằng hóa của Đức Phật, mỗi khi Ngài thuyết giảng một bản kinh cho những đệ tử xuất gia hay hàng tại gia, hoặc chế định một giới luật, những vị Tăng quảng học và nhiệt tâm ngay khi ấy sẽ ghi nhớ nguyên văn những lời dạy của Ngài. Như vậy, những lời dạy của Đức Phật được bảo lưu một cách chính xác và được truyền thừa bằng miệng từ thầy đến đệ tử. Một số Tỳ-kheo đã nghe Đức Phật thuyết giảng, với tư cách là những A-la-hán, và như vậy theo định nghĩa là “những người thanh tịnh” thoát khỏi tham, sân và si, và do đó rõ ràng có thể duy trì trọn vẹn những lời dạy của Đức Phật. Như vậy họ bảo đảm những lời dạy của Đức Phật được lưu giữ một cách chính xác cho hậu thế. Trong số những Tỳ-kheo nhiệt tâm, có những người dù chưa đạt được quả vị A-la-hán nhưng đã đạt được ba thánh quả đầu và có năng lực, có trí nhớ lâu, cũng có thể nhắc lại nguyên văn những gì Đức Phật đã thuyết giảngvì vậy có thể xứng đáng là những người lưu giữ những lời dạy của Đức Phật. Một trong số những vị Tăng như vậy là Tôn giả Ananda, người em họ của Đức Phật và người được chọn làm thị giảthường xuyên thân cận Đức Phật trong suốt 25 năm cuối đời của Ngài. Ananda rất thông minh và có khả năng ghi nhớ bất cứ những gì mà thầy đã nghe nói. Sự thực, chính sự bày tỏ mong muốn của thầy mà Đức Phật đã luôn thuật lại những bản kinh cho thầy khi Ngài thuyết giảngvắng mặt thầy. Và mặc dù chưa phải là một vị A-la-hán, thầy ghi nhớ nguyên văn những bản kinh của Đức Phật. Những nỗ lực phối hợp của những vị Tăng nhiệt tâm và có khả năng này đã làm cho Pháp (Dhamma) và Luật (Vinaya) như được Đức Phật dạy, được lưu giữ ở trạng thái nguyên thủy của nó.

Tam tạng Pāli và những văn học liên hệ tồn tại như một kết quả của sự khám phá của Đức Phật về thánh đạocon đường giải thoát của tịnh pháp. Con đường này giúp những người theo nó có thể sống một đời sống tự tạian lạc. Sự thực, hiện nay chúng ta may mắn có được những lời dạy chân thực của Đức Phật mà chúng được lưu giữ cho những thế hệ tương lai thông qua những nỗ lực tận tâmhợp tác của những đệ tử xuất gia của Ngài qua các thời đại. Đức Phật nói với những đệ tử của Ngài rằng khi Ngài không còn nữa, thì điều cốt tủy là Tăng-già nên tập hợp với nhau để cùng tụng đọc lại Pháp, chính xác như những gì Ngài đã dạy. Làm đúng với lời chỉ dạy này, những vị Trưởng lão đầu tiên hợp thời đã triệu tập một hội nghị và sắp xếp một cách có hệ thống tất cả những bài kinh và những giới luật của Đức Phật và tụng đọc chính xác chúng với nguyên văn trong sự đồng thuận.

Những lời dạy chứa đựng trong Tam tạng (Pāli) cũng được gọi là Học thuyết của các Trưởng lão (Theravāda). Những bản kinh này có con số hàng trăm và luôn được tụng đọc nguyên văn ngay từ khi kỳ kiết tập lần thứ nhất được triệu tập. Sau đó, thêm những kỳ kiết tập khác đã được triệu tập vì một số lý do, nhưng ở mỗi kỳ kiết tập toàn bộ giáo pháp của Đức Phật đã luôn được những thành viên Tăng-già tham gia tụng đọc nguyên văn và bằng sự đồng thuận. Kỳ kiết tập thứ nhất xảy ra ba tháng sau Đức Phật nhập diệt và thêm năm kỳ kiết tập khác nữa, mà hai trong đó được triệu tập vào thế kỷ XIX và XX. Những việc tụng đọc tập thể mà chúng được chư Tăng thực hiện tại những kỳ kiết tập Phật giáo được gọi là “Dhamma Sangiti” - tụng đọc Pháp. Chúng được định rõ như vậy bởi vì sự quyết định được đặt ra ở kỳ kiết tập lần thứ nhất, khi tất cả giáo pháp được tụng đọc đầu tiên bởi một vị Trưởng lão của Tăng-già và sau đó được tất cả các vị Tăng có mặt tại hội nghị đồng thanh tụng đọc lại một lần nữa. Việc tụng đọc lại như vậy được xem là xác thực, khi và chỉ khi, nó được các thành viên của hội nghị nhất trí chấp thuận. Dưới đây là một lịch sử tóm tắt về sáu kỳ kiết tập kinh điển.

Kiết tập kinh điển lần thứ nhất

Vua Ajatasattu (A-xà-thế) bảo trợ kỳ kiết tập lần thứ nhất. Kỳ kiết tập này được triệu tập vào 544 (tr.TL) tại động Satiapanni nằm bên ngoài Rajagaha (Vương Xá) ba tháng sau Đức Phật diệt độ. Một miêu tả chi tiết về hội nghị lịch sử này có thể tìm thấy ở trong Cullavagga (Tiểu phẩm) của Luật tạng. Theo tài liệu này, sự việc khiến Trưởng lão Mahakassapa triệu tập hội nghị này là ngài nghe được một nhận xét đáng buồn về luật lệ sống nghiêm khắc dành cho Tăng sĩ. Sự việc là như sau: Vị tu sĩ có tên Subhadda, trước đó là một thợ cắt tóc, đã thọ giới muộn vào cuối đời, khi nghe rằng Đức Phật nhập diệt, cất giọng oán giận là phải tuân theo tất cả những luật lệ dành cho Tăng sĩ mà Đức Phật đã chế định. Trong khi nhiều vị Tăng đang đau buồn trước sự diệt độ của Đức Phậtvô cùng tiếc thương, thì Trưởng lão Mahakassapa đã nghe Subhadda nói: “Thôi đủ rồi các Tôn giả, chớ có sầu bi, chớ có than khóc. Chúng ta được thoát khỏi vị Đại ẩn sĩ này (Đức Phật). Chúng ta đau khổ khi ông ấy nói, ‘điều này các ngươi được phép làm, điều này các ngươi không được phép làm’, còn bây giờ chúng ta sẽ có thể làm những gì chúng ta thích và không làm những gì chúng ta không thích’”.

Mahakassapa lo ngại khi nghe lời nhận xét này và sợ rằng Pháp và Luật có thể bị sai lạckhông tồn tại nguyên vẹn nếu những vị Tăng khác cũng có thái độ như Subbhada và giải thích Pháp và Luật như họ muốn. Để ngăn chặn điều này ngài quyết định rằng Pháp phải được giữ gìnhộ trì. Cuối cùng, sau khi đạt được sự đồng thuận của Tăng-già, ngài triệu tập một hội nghị gồm 499 vị A-la-hán cùng với Ananda. Với Trưởng lão Mahakassapa làm chủ toạ, 500 vị Tỳ-kheo đã hội họp trong suốt mùa mưa. Điều đầu tiên mà Mahakassapa làm là hỏi người tinh thống nhất về Vinaya vào thời bấy giờ, Tôn giả Upāli, về những trường hợp cụ thể của giới luật. Chính Tôn giả Upāli có đủ khả năng cho nhiệm vụ này vì Đức Phật đã dạy cho thầy tất cả Vinaya. Trước hết Trưởng lão Mahakassapa đã hỏi thầy một cách cụ thể về luật định của giới thứ nhất (parajika), liên quan đến chủ thể, duyên khởi, cá nhân được giới thiệu, lời tuyên bố, lặp lại lời tuyên bố, sự vi phạmtrường hợp không vi phạm. Upāli đã trình bày những câu trả lời một cách tinh thôngthỏa đáng, và những nhận xét của thầy nhận được sự đồng thuận của Tăng đoàn hiện diện. Như vậy Vinaya chính thức được chấp thuận.

Trưởng lão Mahakassapa sau đó hướng đến Ananda bởi vì khả năng đáng phục của thầy về tất cả những vấn đề liên quan đến Pháp. Thật hoan hỷ, vào đêm trước kỳ Hội nghị được tổ chức, Ananda đã chứng đắc thánh quả A-la-hán. Trưởng lão Mahakassapa, do đó, cuối cùng có thể hỏi thầy với lòng tin tuyệt đối về Pháp với sự đề cập cụ thể những bản kinh của Đức Phật. Sự thẩm vấn về Pháp đòi hỏi thẩm tra địa điểm nơi tất cả những bản kinh được thuyết giảng và đối tượng được giảng. Ananda, được hỗ trợ bởi trí nhớ siêu xuất chính xác đến từng chữ của mình có thể trả lời một cách chính xác, và như vậy các bản kinh nhận được sự chấp thuận của Tăng đoàn. Kỳ kiết tập lần thứ nhất khép lại nơi những thắc mắc về các giới luật phụ và thứ yếu, và sự chấp thuận tuân thủ chúng. Chư Tăng đã mất bảy tháng để tụng đọc toàn bộ Luật và Pháp và những vị Tăng đó được phú cho đầy đủ trí nhớ tốt để nhớ lại tất cả những gì đã được tụng đọc. Kỳ kiết tập lịch sử lần thứ nhất này được gọi là Ngũ bách kiết tập (Pancasatika), bởi vì có 500 vị A-la-hán giác ngộ tham gia vào đó.

Kỳ kiết tập thứ hai

Kỳ kiết tập thứ hai được tổ chức 100 năm sau Đức Phật nhập Niết-bàn để giải quyết một tranh cãi nghiêm trọng về “mười điều”. Điều này đề cập đến một số tu sĩ phạm phải mười giới khinh. Chúng được liệt kê như sau:

1. Chứa muối trong ống bằng sừng.

2. Ăn sau ngọ.

3. Ăn một lần rồi và sau đó lại đi đến một ngôi làng khất thực.

4. Thực hiện lễ Bố-tát (Uposatha) cùng với các vị Tăng ở cùng một trú xứ.

5. Nghị quyết pháp sự khi hội chúng không đầy đủ.

6. Thực hành một số việc mà chúng được Hòa thượng hay giáo thọ sư trước đó làm.

7. Ăn sữa chua/ sữa hòa nước sau giờ ngọ.

8. Uống thức uống (nước trái cây) lên men (để trị bệnh).

9. Sử dụng tọa cụ không đúng kích cỡ.

10. Sử dụng vàng bạc.

Những việc làm sai trái của họ trở thành một vấn đề và gây nên sự tranh luận nghiêm trọng khi việc vi phạm những luật lệ này được nghĩ là trái với những lời dạy nguyên thủy của Đức Phật. Vua Kalasoka là người bảo trợ cho kỳ kiết tập lần thứ hai và hội nghị được tổ chức ở Vesali. Chi tiết vụ việc là như sau: Một ngày, trong khi viếng Đại Lâm (Mahavana) tại Vesali, Trưởng lão Yasa biết rằng một nhóm Tăng sĩ đông đảo được gọi là những người Vajji đang vi phạm giới không cho phép Tăng sĩ nhận vàng bạc khi họ công khai xin những thứ này từ các đệ tử tại gia của họ. Ngài trực tiếp phê bình hành xử của nhóm này và phản ứng của họ là dâng cho ngài một phần những thứ có được không đúng pháp với hy vọng ngài sẽ ngã theo họ.

Tuy nhiên Trưởng lão Yasa đã khước từ và tỏ thái độ xem thường hành xử của họ. Các vị Tăng này lập tức buộc tội ngài đã khiển trách những tín đồ tại gia của họ, và yêu cầu ngài thực hiện nghi thức hòa giải. Trưởng lão Yasa do đó đã hòa giải với những tín đồ tại gia, nhưng đồng thời thuyết phục họ rằng những Tăng sĩ Vajji đã làm điều sai trái bằng việc trích dẫn lời dạy của Đức Phật về việc cấm Tăng sĩ nhận hay xin vàng bạc. Những người tại gia lập tức thể hiện sự ủng hộ đối với Yasa và tuyên bố rằng những Tăng sĩ Vajji là những người làm điều sai tráidị giáo. Họ nói rằng “Chỉ Trưởng lão Yasa là chân Tăng, Thích tử. Còn tất cả những người khác không phải là Tăng, không phải là Thích tử”.

Những Tăng sĩ ương ngạnh Vajji lúc ấy kéo đến đuổi Trưởng lão Yasa mà không có sự chấp thuận của những thành viên còn lại của Tăng đoàn. Khi ấy họ biết ảnh hưởng việc gặp gỡ của Trưởng lão Yasa đối với những tín đồ tại gia của họ. Tuy nhiên, Trưởng lão Yasa đã tránh sự công kích của họ và đi tìm sự ủng hộ từ những vị Tăng khác, những người ủng hộ quan điểm của ngài về Vinaya. 60 vị Tăng cư trú trong rừng từ Pava và 80 vị Tăng từ những vùng phía Nam Avanti mà họ có chung suy nghĩ, đã bày tỏ giúp đỡ ngài để ngăn chặn sự suy thoái Vinaya. Họ cùng nhau quyết định đi đến Soreyya để hội ý với Tôn giả Revata vì ngài là một tăng sĩ rất được kính trọng và là một người tinh thông Pháp và Luật. Ngay khi biết được điều này, những tăng sĩ Vajji cũng đến tìm sự ủng hộ của Tôn giả Revata bằng việc cúng dường cho ngài bốn vật dụng cần thiết nhưng ngài lập tức từ chối. Những vị Tăng này sau đó lại sử dụng phương cách ấy để thuyết phục vị thị giả của Tôn giả Revata là thầy Uttara.

Đầu tiên thầy Uttara cũng thẳn thắn khước từ sự cúng dường của họ nhưng họ đã thuyết phục thầy hãy nhận sự cúng dường của họ, nói rằng khi những vật dụng cần thiết dành cho Đức Phật đã không được Ngài nhận, Ananda được yêu cầu nhận chúng và thường được đồng ý làm như vậy. Thầy Uttara bèn đổi ý và nhận những vật dụng cần thiết. Bị họ nài nỉ, thầy này sau đó đồng ý đi đến thuyết phục Tôn giả Revata để tuyên bố rằng những Tăng sĩ Vajji thật sự là những người nói chân lý và những người hộ trì Pháp. Tôn giả Revata thấy rõ thủ đoạn của họ và khước từ ủng hộ họ. Sau đó ngài tẩn xuất Uttara. Để giải quyết vấn đề một cách dứt khoát, Tôn giả Revata khuyên nên tổ chức một hội nghị tại Valikarama và chính ngài sẽ hỏi người cao niên nhất trong số những Trưởng lão vào thời đó, Trưởng lão Sabbakami, về 10 điều vi phạm.

Mỗi khi ý kiến của ngài được trình ra nó phải được một hội đồng tám vị Tăng lắng nghe, và tính hợp lệ của nó được quyết định bởi việc biểu quyết của họ. Tám vị Tăng được mời đến để phán quyết vấn đề là Sabbakami, Salha, Khujjasobhita và Vasabhagamika từ miền Đông; và bốn vị tăng từ miền Tây là Revata, Sambhuta-Sanavasi, Yasa và Sumana. Họ thảo luận triệt để vấn đề với Revata là người đặt câu hỏi và Sabbakami trả lời những câu hỏi của ngài. Sau khi cuộc thảo luận được lắng nghe, tám vị Tăng quyết định phản đối những Tăng sĩ Vajji và phán quyết của họ được thông báo đến hội chúng. Sau đó, 700 vị Tăng tụng đọc lại Pháp và Luật và việc tụng đọc này được gọi là Sattasati (Thất bá kiết tập), bởi vì có 700 vị Tăng đã tham gia vào. Hội nghị kiết tập lịch sử này cũng được gọi là Yasatthera Sangiti (Trưởng lão Yasa kiết tập) bởi vì vai trò chính của Trưởng lão Yasa ở trong đó và sự nhiệt tâm của ngài đối với việc hộ trì Vinaya. Các Tăng sĩ Vajji dứt khoát khước từ quyết định của hội nghị và thách thức bằng việc triệu tập một hội nghị kiết tập được gọi là Mahasangiti.

Kỳ kiết tập thứ ba

Kỳ kiết tập thứ 3 được tổ chức chính yếu để tẩn xuất những tu sĩ suy thoái và giả dối, nhưng người theo quan điểm dị giáo. Kỳ kiết tập được triệu tập vào năm 326 (tr. TL) dưới triều Vua Ashoka ở Pataliputta. Trưởng lão Moggaliputta Tissa chủ trì hội nghị này và 1.000 vị Tăng dưới sự bảo trợ của Hoàng đế Ashoka.

Ashoka lên ngôi vua vào năm thứ 218 sau Đức Phật nhập Niết-bàn. Lúc đầu ông tỏ lòng tôn kính Pháp và Tăng và cũng ủng hộ những thành viên của các bộ phái tôn giáo khác như cha của ông đã từng làm trước đó. Tuy nhiên, tất cả điều này đã thay đổi khi ông gặp vị sa-di đức hạnh tên là Nigrodha, người đã thuyết cho ông Appamada-vagga (chương thứ hai của kinh Pháp cú). Sau đó ông chấm dứt việc ủng hộ các nhóm tôn giáo khác, và sự quan tâm cũng như nhiệt tâm của ông đối với Phật pháp càng sâu đậm hơn. Ông sử dụng tài sản khổng lồ đề xây dựng, như được nói, đến 84.000 ngôi chùa, tháp và tịnh xá và hào phóng ủng hộ các Tỳ-kheo bốn vật dụng cần thiết hàng ngày.

Con trai của ông là Mahinda và con gái là Sanghamitta xuất giagia nhập Tăng đoàn. Rốt cuộc, sự hào phóng của ông gây nên những vấn đề nghiêm trọng trong Tăng đoàn. Bấy giờ Tăng đoàn bị những thành phần bất hảo, những người có quan điểm dị giáo, trà trộn vào. Những người này gia nhập Tăng đoàn với mục đích nhận lấy sự ủng hộ hào phóng của nhà vua và để được cúng dường dồi dào thực phẩm, y phục, nơi ở và thuốc men. Một số lớn những người tham lam và xảo trá, những kẻ theo những quan kiến sai trái, tìm cách gia nhập Tăng đoàn mà được xem là không đạt tiêu chuẩn thọ giới. Bất chấp điều đó, họ nắm lấy cơ hội khai thác sự hào phóng của nhà vua cho những mục đích riêng của họ, và khoác y, gia nhập Tăng đoàn nhưng không được thọ giới đúng pháp. Do vậy sự kính trọng của dân chúng đối với Tăng đoàn bị suy giảm. Khi điều này bị phơi bày, một số vị chân tu cự tuyệt thực hiện lễ Bố-tát cùng với nhóm những vị Tăng dị giáosuy đồi.

Khi nhà vua biết được điều này, ông tìm cách điều chỉnh lại tình hình và phái một đại thần của ông đến gặp những vị Tăng với mệnh lệnh rằng họ phải thực hiện lễ Bố-tát. Tuy nhiên, nhà vua đã không trao cho vị đại thần những điều lệnh cụ thể về cách thức gì nên được sử dụng để thực hiện mệnh lệnh của ông. Các Tăng sĩ bất tuân lệnh và vẫn không thực hiện lễ Bố-tát ở trong một hội chúng những người dối trá và lường gạt. Trong sự tuyệt vọng, vị đại thần giận dữ bước xuống chỗ những vị Tăng đang ngồi và rút kiếm lần lượt chém đầu tất cả họ, cho đến khi ông đi đến người anh của nhà vua là Tỳ-kheo Tissa.

Vị đại thần dừng lại việc sát hại và biến mất khỏi hội đường, quay về tường thuật lại với Hoàng đế Ashoka. Nhà vua vô cùng đau khổbi thương bởi những gì đã xảy ra và khiển trách mình đã gây nên sự giết hại. Ông tìm sự chỉ bảo của Trưởng lão Moggaliputta Tissa. Trưởng lão Tissa đề nghị rằng cần tẩn xuất những Tăng sĩ dị giáo ra khỏi Tăng đoàn và một kỳ kiết tập thứ ba được triệu tập. Như vậy, kỳ kiết tập lần thứ ba được triệu tập vào năm thứ 17 dưới triều Hoàng đế Ashoka. Trưởng lão Moggaliputta Tissa đứng đầu danh sách và đã chọn 1.000 Tăng sĩ từ 6.000 người tham gia cho việc tụng đọc truyền thống lại Pháp và Luật mà nó kéo dài 9 tháng. Chính nhà vua đã hỏi các Tăng sĩ từ một số tu viện về giáo pháp của Đức Phật. Những người nào có quan điểm sai trái sẽ bị vạch trần và lập tức bị trục xuất khỏi Tăng đoàn. Bằng cách này Tăng đoàn Tỳ-kheo đã thanh lọc những vị Tăng dị giáovô dụng.

Kỳ kiết tập này cũng đạt được một số điều quan trọng khác. Trưởng lão Moggaliputta Tissa để bác bỏ một số quan điểm dị giáobảo đảm Pháp được giữ thanh tịnh, đã biên soạn một cuốn sách trong kỳ đại hội được triệu tập, đó là cuốn Kathavatthu. Cuốn sách này bao gồm 23 chương, tập hợp những tranh luận (katha) và bác bỏ những quan điểm dị giáo về những vấn đề triết học mà những giáo phái khác nhau đã chủ trương. Nó là cuốn thứ năm trong số bảy cuốn sách của Abhidhamma Pitaka.

Một trong những thành tựuý nghĩa nhất của kỳ kiết tập này và mang lại những thành quả tốt đẹp cho những thế kỷ sau đó, là việc nhà vua phái những Tăng sĩ, những người tinh thông Pháp và Luật của Đức Phật, những người có thể tụng đọc thuộc lòng tất cả, đến truyền bá Phật pháp ở chín quốc gia khác nhau. Những vị Tăng tinh thông Phật pháp này bao gồm Trưởng lão Majjhantika, người đã đi đến Kashmir và Gandhara. Ông được yêu cầu thuyết giảng Phật phápthiết lập một Tăng đoàn ở đó. Tôn giả Mahadeva được phái đến Mahinsakamandala (Mysore hiện nay) và Trưởng lão Rakkhita được phái đến Vanavasi (Bắc Kanara ở Nam Ấn). Trưởng lão Yonaka Dhammarakkhita được phái đến Thượng Aparantaka (bắc Gujarat, Kathiwara, Kutch và Sindh). Trưởng lão Maharakkhita đi đến Yonaka-loka (mảnh đất của người Lonia, Bactria và Hy Lạp). Trưởng lão Majjhima đi đến Himavant (vùng tiếp giáp với Himalaya). Trưởng lão Sona và Uttara được phái đến Suvannabhumi (hiện nay là Miến Điện). Trưởng lão Mahinda, Trưởng lão Ittiya, Trưởng lão Uttiya, Trưởng lão Sambala và Trưởng lão Bhaddasala được phái đến Tambapanni (hiện là Sri Lanka).

Những phái đoàn truyền bá Phật pháp này đã thành công và mang lại những kết quả lớn vào thời ấy, và đi tiếp một con đường dài trong việc chuyển hóa dân chúng ở những vùng đất này với món quà Phật pháp và đang ảnh hưởng những nền văn minhvăn hóa của họ.

Kỳ kiết tập thứ tư

Kỳ kiết tập thứ tư được tổ chức ở Tambapanni (Sri Lanka) vào năm 29 (tr.TL) dưới sự bảo trợ của Vua Vattagamani. Lý do chính cho việc triệu tập là do nhận thấy rằng bấy giờ đối với đại đa số các Tăng sĩ, họ không thể nhớ được toàn bộ Tam tạng bằng trí nhớ như trường hợp Tôn giả Mahinda và những người theo ngài ngay sau đó. Do đó, khi việc viết chữ, vào thời điểm đó, về cơ bản đã được phát triển, người ta nghĩ rằng có một bộ đầy đủ trọn vẹn giáo pháp của Đức Phật được viết thành chữ là điều thích hợpcần thiết. Vua Vattagamani ủng hộ ý kiến của chư Tăng và một hội nghị được tổ chức để rút gọn lại toàn bộ Tam tạng nhằm viết thành văn bản. Do đó, để Pháp chân thực có thể được giữ gìn lâu dài, Tôn giả Maharakkhita và 500 vị Tăng đã tụng đọc lại những lời của Đức Phật và sau đó viết chúng trên lá cọ. Công trình đặc biệt này xảy ra ở một hang động có tên gọi là Alokalena, tọa lạc ở khe nứt của một vùng đất lở cổ xưa gần Matale ngày nay. Như vậy mục đích của kỳ kiết tập được thành tựu, và Pháp chân thực được bảo lưu bằng văn bản. Vào thế kỷ XVIII, vua Vijayarajasiha đã cho tạc hình Đức Phật tại hang động này.

Kỳ kiết tập thứ năm

Kỳ kiết tập thứ 5 được tổ chức ở Mandalay, hiện nay là Miến Điện, vào năm 1871 dưới triều vua Mindon. Chủ đề chính của kỳ hội nghị này là để tụng đọc lại tất cả những lời dạy của Đức Phậtxem xét kỹ lưỡng để xem có điều nào trong đó bị thay đổi, xuyên tạc hay đánh mất không. Hội nghị được chủ trì bởi ba vị Trưởng lão: Mahathera Jagarabhivamsa, Narindabhidhaja và Mahathera Sumangalasami, cùng với khoảng 2.400 vị Tăng. Việc cùng tụng đọc Pháp của họ kéo dài 5 tháng. Cũng chính công việc của hội nghị này đã giúp toàn bộ Tam tạng được viết xuống cho hậu thế ở trên 729 phiến đá bằng chữ Miến sau khi việc tụng đọc được hoàn tất và được mọi người đồng thuận. Công việc vĩ đại này được thực hiện bởi khoảng 2.400 vị Tăng uyên bác và nhiều thợ thủ công thiện xảo…

Kỳ kiết tập thứ sáu

Kỳ kiết tập thứ sáu được triệu tập tại Kaba Aye ở Yangon (trước đây là Rangoon) vào năm 1954, 83 năm sau kỳ kiết tập thứ 5 được tổ chức ở Mandalay. Nó được Chính phủ Miến Điện đứng đầuThủ Tướng U Nu bảo trợ. Ông cho phép xây dựng Maha Passana Guha, “Đại động”, một động nhân tạo giống như động Sattapanni nơi kỳ kiết tập lần thứ nhất được tổ chức. Kỳ kiết tập được tổ chức vào ngày 7-5-1954. Như trường hợp của những kỳ hội nghị trước, mục đích trước hết của nó là xác quyết và giữ gìn Pháp và Luật chân thật. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là chư Tăng tham gia kỳ kiết tập đến từ 8 quốc gia. Có 2.500 Tăng sĩ quảng học theo truyền thống Theravāda đến từ Miến Điện, Cam Pu Chia, Lào, Tích Lan, Thái Lan và Việt Nam. Cố Hòa thượng Mahasi Sayadaw được chỉ định nhiệm vụ cao quý là đặt những câu hỏi thiết yếu về Pháp cho Hòa thượng Bhadanta Vicittasarabhivamsa, người đã trả lời tất cả một cách tinh thông và làm mọi người hài lòng.

Việc tụng đọc truyền thống những kinh điển Phật giáo mất hết 2 năm và Tam tạng cùng văn học liên quan bằng tất cả những loại chữ viết được xem xét một cách cẩn thận và những khác biệt của chúng được chú thích và những hiệu chỉnh cần thiết được thực hiện và tất cả các bản sau đó được đối chiếu. Thật hoan hỷ, nó cho thấy rằng không có sự khác nhau nhiều giữa nội dung của các bản. Cuối cùng, sau khi Hội nghị chính thức đồng lòng chấp thuận, tất cả những bản kinh của Tam tạng và những luận giải về chúng đã được in bằng kỹ thuật in hiện đại và được xuất bản bằng chữ Miến. Sự thành tựu cao quý này được thực hiện qua những nỗ lực tận tâm của 2.500 vị Tỳ-kheo và nhiều cư sĩ. Công việc của họ kết thúc vào tháng 5-1956, 2.500 năm sau Đức Phật nhập Niết-bàn. Công việc của kỳ kiết tập này là thành tựu phi thường của những người đại diện từ toàn thể thế giới Phật giáo... 

Source: Nibbana.com

 

 







Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
23/02/2023(Xem: 5049)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :