Đức Phật Là Ai?

30/04/20206:27 SA(Xem: 8601)
Đức Phật Là Ai?

ĐỨC PHẬT LÀ AI? 
Geshe Kelsang Gyatso | Thích Giác Hiệp chuyển ngữ


duc phat chuyen pháp luanNói chung, “Phật” có nghĩa là “Bậc giác ngộ”, người diệt trừ vô minh và thấy được bản chất thật sự của các pháp. Một vị Phật là một người hoàn toàn thoát khỏi tất cả các lỗi lầmchướng ngại tinh thần. Có rất nhiều hành giả đã thành Phật trong quá khứ, và nhiều người sẽ thành Phật trong vị lai. Đức Phật Thích-ca Mâu-ni (Shakyamuni Buddha) là người khai sáng ra Phật giáo. “Shakya” là tên một thị tộc thuộc gia đình hoàng tộc, nơi Đức Phật đã sinh vào, “Muni” có nghĩa là Người có năng lực.

Đức Phật Thích-ca Mâu-ni sinh ra là một thái tử, vào năm 624 trước Tây lịch tại Lâm-tỳ-ni (Lumbini), Bắc Ấn Độ, nay là Nepal. Mẹ của Ngài là hoàng hậu Ma-da (Mayadevi) cha của Ngài là vua Tịnh-phạn (Shuddhodana).

Một đêm nọ, hoàng hậu Ma-da nằm mộng thấy một con voi trắng từ trên trời đi xuống nhập vào thai. Con voi trắng nhập thai cho thấy chính đêm đó hoàng hậu có mang một hữu tình thanh tịnh và đầy năng lực. Con voi trắng từ trên trời đi xuống cho thấy rằng thái tử từ cung trời Đâu-suất (Tushita), cõi tịnh của Đức Phật Di Lặc. Sau này, khi bà hạ sinh thái tử, thay vì đau đớn hoàng hậu trải qua trạng thái đặc biệt, thanh tịnh, bà đứng thanh thản, tay phải vin cành cây, chư thiên nâng thái tử. Họ cung kính làm lễ trước thái tử.

Khi vua trông thấy thái tử ngài có cảm giác mọi ước nguyện đều viên thành và ngài đặt tên thái tử là Sĩ-đạt-ta (Siddhartha). Ngài mời một đạo sĩ Bà-la-môn đến xem tướng thái tử. Đạo sĩ, với khả năng tiên tri của mình, xem xét thái tử và bảo vua: “Có những dấu hiệu thái tử có thể trở thành vị chuyển luân vương, người cai quản cả thế giới, hoặc trở thành một bậc giác ngộ. Tuy nhiên, thời gian cho vị chuyển luân vương đã qua, thái tử sẽ trở thành một vị Phật đem lại lợi ích cho hàng ngàn triệu thế giới giống như ánh mặt trời.”

Khi thái tử lớn lên, ngài tinh thông tất cả truyền thống nghệ thuật và khoa học, không cần bất cứ hướng dẫn nào. Ngài biết sáu mươi bốn ngôn ngữ khác nhau, mỗi ngôn ngữ có những chữ cái riêng và ngài cũng rất giỏi toán học. Có lần ngài nói với vua cha rằng ngài có thể đếm tất cả nguyên tử trên thế giới trong một hơi thở ra vào. Mặc dù không cần học, ngài vẫn học để vui lòng vua cha và lợi ích người khác. Theo yêu cầu của vua cha ngài đến trường, nơi có nhiều môn học, ngài giỏi về thể thao như võ thuật, bắn cung. Thái tử luôn tận dụng mọi cơ hội để hướng về ý nghĩa tâm linh và khuyến khích mọi người theo con đường tâm linh. Một dịp nọ, khi ngài đang tham gia vào cuộc thi bắn cung, ngài tuyên bố: “Với cây cung thiền định tôi sẽ bắn mũi tên trí tuệ và giết con hổ vô minh tiềm ẩn trong chúng sinh.” Và ngài buông tên mũi tên bay thẳng xuyên qua năm con hổ sắc và bảy thân cây trước khi biến mất vào đất! Chứng kiến cảnh tượng vậy, hàng ngàn người phát khởi niềm tin nơi thái tử.

Thỉnh thoảng thái tử Sĩ-đạt-ta đi dạo kinh thành, vương quốc của vua cha để xem người dân sống như thế nào. Trong cuộc viếng thăm thái tử tiếp xúc với nhiều người già và người bệnh, và một dịp ngài thấy một thây chết. Những tiếp xúc này để lại một ấn tượng sâu sắc trong tâm của ngài và giúp ngài nhận rõ rằng tất cả hữu tình không thể thoát khỏi khổ đau của sinh, bệnh, già và chết. Vì ngài hiểu luật tái sinh và ngài cũng hiểu rằng chúng sinh bị khổ đau như vậy không chỉ một lần mà nhiều lần, đời này sang đời khác không chấm dứt. Thấy chúng sinh bị vướng trong vòng luân hồi khổ đau, ngài cảm thương sâu sắc, ngài phát nguyện giải thoát họ khỏi khổ đau. Nhận thấy rằng chỉ có một vị Phật bậc toàn giác mới có trí tuệnăng lực để giúp tất cả chúng sinh trong hoàn cảnh này, ngài quyết định rời cung điện và bỏ vào rừng sâu, nơi ngài có thể nhập thiền định sâu thẳm cho đến khi đạt được giác ngộ.

Khi hoàng tộc Thích-ca (Shakya) nhận thấy rằng thái tửý định rời hoàng cung, họ yêu cầu đức vua tổ chức đám cưới cho thái tử, với hy vọng rằng có thể thay đổi ý định của ngài. Đức vua đồng ý và nhanh chóng tìm được một cô dâu thích hợp, con gái của một gia đình Thích-ca quyền quý, tên là Da-du-đà-la (Yasodhara). Tuy nhiên, thái tử Sĩ-đạt-ta không chú trọng đến thú vui thế tục vì ngài nhận rõ rằng đắm say vật chất giống như các hoa độc, ban đầu có vẻ ấn tượng nhưng cuối cùng gây khổ đau cùng cực. Sự quyết định rời hoàng cung và để đạt giác ngộ của ngài không thay đổi, nhưng để cho vừa lòng vua cha và đem lợi ích tạm thời cho dòng họ Thích-ca, ngài đồng ý cưới công chúa Da-du-đà-la. Tuy nhiên, ngay cả ngài ở trong hoàng cung vai trò là một thái tử nhưng ngài dành hết thời gian và năng lực phục vụ dòng tộc Thích-ca theo cách mà ngài có thể.

Khi tròn hai mươi chín tuổi, thái tử cảm nhận tất cả chư Phật trong mười phương xuất hiện trước mặt mình và đồng nói: “Trước đây ngươi phát nguyện trở thành một vị Chiến Thắng Phật có thể giúp mọi chúng sinh vướng trong luân hồi sinh tử khổ đau. Đã đến lúc ngươi hoàn thành nguyện này.” Thái tử thưa vua cha ý định của mình: “Con muốn đến nơi yên tĩnh trong rừng nơi có thể nhập định và nhanh chóng đạt giác ngộ. Khi con đạt giác ngộ con có thể báo đáp ơn của chúng sinhđặc biệt ơn của vua cha. Do vậy, con xin vua cha cho phép con rời cung điện.” Đức vua thật sự kinh ngạc khi nghe lời trên, và từ chối lời cầu xin. Thái tử nói với vua cha: “Thưa phụ vương nếu ngài có thể cho con thoát khỏi khổ đau của sinh, bệnh, già, chết con sẽ ở lại hoàng cung; nhưng nếu ngài không thể con phải rời hoàng cung và con sẽ tận dụng kiếp nhân sinh đầy ý nghĩa.

Đức vua dùng mọi phương cách để ngăn thái tử rời cung điện. Với hy vọng rằng thái tử có thể thay đổi ý định, vua cho nhiều cung nữ, vũ nữ, ca sĩ, nhạc sĩ đẹp, ngày đêm sử dụng sự quyến rũ để vui lòng thái tử; phòng ngừa thái tử có thể bí mật bỏ trốn, vua cho binh sĩ canh gác quanh cung điện. Tuy nhiên, quyết định rời hoàng cung để thực hành lối sống thiền định của thái tử không thể thay đổi. Đêm nọ ngài dùng năng lực kỳ diệu của mình khiến cho lính gác và người hầu cận ngủ say, ngài thoát khỏi cung điện với một người hầu cận thân tín. Sau khi đi được sáu dặm, thái tử xuống ngựa và chia tay với người hầu cận. Ngài cắt tóc ném lên hư không, chư thiên cõi trời Tam thập tam đón lấy. Một vị trời dâng ngài chiếc y màu vàng của một tu sĩ. Thái tử nhận và trao y phục hoàng cung cho vị trời này. Như vậy ngài tự thọ giới trở thành tu sĩ.

Ngài trải qua nhiều pháp tu đương thời, pháp tu khổ hạnh trong sáu năm, nhưng không đạt kết quả. Thân thể của ngài suy kiệt. Ngài đã nhận cháo sữa mà nàng Sujātā dâng. Bát cháo sữa đã giúp ngài lấy lại tinh thần minh mẫnhồi phục thân thể.

Ngài đến Bồ-đề Đạo tràng, ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch, ngài ngồi dưới cây Bồ-đề trong tư thế thiền định và nguyện không rời khỏi thiền định cho đến khi đạt giác ngộ. Với quyết tâm trên ngài nhập Hư không tam muội về Pháp thân.

Khi đêm xuống Thiên ma (Devaputra Mara), vua của tất cả ma trong thế giới, cố quấy nhiễu ngài qua các hình dạng biến hiện. Ngài không hề sợ sệt, có ma ném giáo mác, bắn tên, cố đốt ngài, lăn đá, núi vào ngài. Tuy nhiên, thái tử không bị lay động. Thông qua năng lực thiền định, vũ khí, đá, núi khi đến với ngài trở thành hoa và lửa trở thành ánh hào quang.

Thấy thái tử không hề sợ hãi từ bỏ thiền định, Thiên ma tìm phương cách khác hiện vô số người nữ đẹp, đáp lại thái tử nhập sâu vào thiền định. Theo cách này, ngài chinh phục mọi ma của thế giới này, đây cũng là lý do ngài được biết đến với danh hiệu là “Chiến Thắng Phật”.

Thái tử tiếp tục thiền định đến sáng, ngài đạt được Kim cương định. Với định này, với tâm thức giới hạn cuối cùng của chúng sinh ngài loại bỏ màn vô minh cuối cùng trong tâm và phút giây kế tiếp ngài trở thành Phật, giác ngộ hoàn toàn.

Ngài hiểu rõ mọi pháp. Vì ngài thoát khỏi vô minh và loại trừ tất cả chướng ngại trong tâm, ngài biết mọi pháp trong quá khứ, hiện tạivị lai, trực tiếp và cùng lúc. Hơn thế nữa, Phật có đại bi, vô phân biệt, cứu độ mọi chúng sinh không thiên vị. Ngài làm lợi ích cho mọi chúng sinh bất cứ hình thức nào trong vũ trụ, bằng cách ban phước lành đến tâm họ. Nhận được phước lành của Phật, tất cả chúng sinh, ngay cả những loài thú thấp nhất cũng phát triển trạng thái tâm thanh bìnhđạo đức. Cuối cùng, thông qua tiếp xúc sự thị hiện của Đức Phật trong hình thức là bậc Đạo sư tâm linh mọi người đều có cơ hội bước vào con đường giải thoát giác ngộ. Như một triết gia Phật giáo vĩ đại, ngài Long Thọ (Nagarjuna), nói rằng không ai mà không nhận được sự gia bị từ Đức Phật.

Bốn mươi chín ngày sau khi Phật chứng đạt giác ngộ, Phạm thiênĐế thích thỉnh ngài thuyết pháp:

Kính lạy Đức Thế Tôn! Kho báu từ bi,

 Chúng sinh như người mù luôn trong hiểm nguy rơi vào các cõi thấp.

Ngoài ngài ra không ai là người bảo hộ thế giới này.

Do vậy, chúng con kính thỉnh ngài vui lòng rời thiền địnhchuyển Pháp luân.

Nhận lời thưa thỉnh, Đức Phật rời thiền địnhgiảng bài pháp đầu tiên. Lời dạy này bao gồm kinh Tứ đế và các kinh khác, giáo lý căn bản của Phật giáo Nguyên thủy. Sau đó Phật chuyển pháp luân lần thứ hai, thứ ba, bao gồm kinh Bát-nhã, kinh Phân biệt ý. Đây là giáo lý Đại thừa Phật giáo. Trong giáo lý Nguyên thủy, Phật giảng giải làm thế nào để giải thoát khỏi khổ đau cho con người, và trong giáo lý Đại thừa ngài giảng giải làm thế nào để đạt giác ngộ hoàn toàn, Phật quả, vì lợi ích cho mọi người. Cả hai truyền thống phát triển ở châu Á, đầu tiên là ở Ấn Độ sau đó truyền sang các quốc gia quanh Ấn Độ, bao gồm Tây Tạng. Hiện tại Phật giáo cũng phát triển ở phương Tây.

Tại sao gọi lời dạy của Phật gọi là “Pháp luân”, trong thời cổ xưa có nhiều vị vua vĩ đại, gọi là chuyển luân vương, từng cai trị toàn thế giới. Các vị vua này có rất nhiều của cải đặc biệt, bao gồm một bánh xe quý, họ có thể đi khắp nơi trên thế giới. Bất cứ nơi đâu bánh xe này đến, vị vua liền có thể cai trị nơi đó. Lời dạy của Đức Phật cũng giống như bánh xe quý báu, vì nơi đâu lời dạy được truyền giảng, người dân ở đó có cơ hội thực hànhkiểm soát được tâm.

“Pháp” (Dharma), có nghĩa là “bảo vệ”. Nhờ thực hành lời dạy của Phật chúng ta có thể bảo vệ chính mình khỏi khổ đau và các vấn đề. Tất cả các vấn đề chúng ta gặp hằng ngày bắt nguồn từ vô minh, và phương pháp loại trừ vô minhthực hành Pháp.

Thực hành Phápphương pháp siêu việt để phát triển giá trị cuộc sống con người. Giá trị cuộc sống không tùy thuộc vào sự phát triển bên ngoài hay thế giới vật chất, nhưng tùy thuộc vào sự phát triển thanh bìnhhạnh phúc bên trong. Ví dụ, trong quá khứ rất nhiều Phật tử sống ở những quốc gia nghèo chậm phát triển, nhưng họ có thể có được sự thanh tịnh, hạnh phúc lâu dài bằng cách thực hành lời dạy của Phật.

Nếu chúng ta thực hành lời dạy của Phật trong cuộc sống hằng ngày chúng ta có thể giải quyết những vấn đề nội tâmđạt được tâm thanh tịnh bình thản thật sự. Nếu không có sự bình thản nội tâm thì không có thể đạt được thanh bình bên ngoài. Nếu chúng ta thiết lập được sự thanh bình nội tâm thông qua thực hành con đường tâm linh, thanh bình bên ngoài sẽ đến một cách tự nhiên. Nếu chúng ta không thực hiện được như vậy, thanh bình của thế giới sẽ không bao giờ đạt được, dù cho con người có dùng mọi cách vận động hòa bình.

Phật pháp (Buddhadharma) là lời dạy của Đức Phật và những trải nghiệm hay sự giác ngộ nội tại những lời dạy này. Đức Phật dạy tám mươi bốn ngàn pháp môn. Tất cả lời dạy này và sự thực chứng chúng hình thành nên Phật giáo. Phật giáo có thể chia ra thành hai phần; Phật giáo căn bản, và Phật giáo phát triển. Lời dạy thiết yếu của Phật giáo căn bản sẽ được giải thích trong Phần một và những lời dạy Phật giáo phát triển sẽ giải thích trong Phần hai và Phần ba của quyển sách này.

(Chuyển ngữ từ: Giới Thiệu Phật Giáo: Giải thích đạo lý sống của Phật giáo (Gyatso, Geshe Kelsang. Introduction to Buddhism: An Explanation of the Buddhist Way of Life. New Delhi: New Age Books, 2002)


Bài đọc thêm:
Kinh Chuyển-Pháp-Luân (Ngài Hộ Tông)
Kinh Chuyển Pháp Luân
Kinh Chuyển Pháp Luân Tương Ưng Bộ, Dhammcakkappavattana Sutta






Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
23/02/2023(Xem: 3909)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.