Đại Phật Sử Trọn Bộ

25/05/20206:27 SA(Xem: 24589)
Đại Phật Sử Trọn Bộ

Theravāda Phật Giáo Nguyên Thủy
ĐẠI PHẬT SỬ TẬP I
THE GREAT CHRONICLE OF BUDDHAS (MAHĀ BUDDHAVAṂSA)
Nguyên tác: Mingun Sayadaw (Bhaddanta Vicittasārābhivaṃsa)
Tỳ khưu Minh Huệ biên dịch (In lần hai)
Nhà Xuất Bản Hồng Đức PL. 2562 - DL. 2019
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo PL. 2563 - DL. 2000

LỜI GIỚI THIỆU

dai phat su tron bộCuốn sách này trình bày tác phẩm đầu tiên của công trình phiên dịch bộ sách ĐẠI PHẬT SỬ gồm 6 cuốn bằng tiếng Miến ra 8 cuốn bằng tiếng Anh, dựa vào bộ kinh Pãli “Mahā Buddhavamsa”, do Thượng tọa Mingun biên soạn.

Cuốn 1 này là dịch phẩm hoàn chỉnh bằng tiếng Anh kèm theo những chú thích và bình giải xoay quanh câu chuyện Đạo sĩ Sumedha.

Cuốn này chia làm hai phần”

- Phần đầu trình bày soạn phẩm của soạn giả.

- Phần hai có nhan đề “The anudipani” hay Phụ chú giải”, gồm những bài giải thich chi tiết và sự liệt kê những điểm giáo lý trong phần đầu.

Tỳ Khưu Minh Huệ biên dịch

Mùa an cư năm 2000

TÁC GIẢ

blankThượng tọa Mingun Sayadaw sanh ngày 11 tháng 11 năm 1911, tại làng Thaibyuwa. Năm lên tám tuổi, Ngài ược gởi đến chùa Mingyaung thuộc vùng Miyingyan để học Phật Pháp cơ bản dưới sự hướng dẫn của Thượng tọa Sayadaw Sobhita. Mười năm sau, Ngài đến chùa Dhammadāna, là một tịnh viện của những bậc cao Tăng thạc ức ẩn cư, ở làng Mingun thuộc quận Sagaing, để học giáo pháp bậc cao.

Năm 1930, Ngài thọ cụ túc giới. Những người bảo vệ của Ngài là Tu nữ Daw Dhammacāri, rất giỏi về Phật pháp và rất nổi tiếng của xứ Mingun, tác giả của bộ Saccavādī-tīkā, và thiện nam U Thwin, một người giàu có và hào hiệp của xứ Yangon. Hai vị mạnh thường quân này được xem như cha mẹ đỡ đầu trên bước đường tu tập của Ngài.

Vào năm 1937, vị thầy Hòa Thượng của Ngài, Dhammanāda Sayadaw, đã viên tịch nên Ngài phải đảm ương công việc điều hành tự viện.

Từ năm lên 13 tuổi, Ngài luôn luôn vượt qua các cuộc khảo thí về Phật Pháp một cách thành công rực rỡ. Đơn cử một vài ví dụ: Năm Ngài được 4 hạ tỳ khưu, Ngài thi đỗ kỳ thi về Pháp hành (Dhammacariya) do hội Pariyatti sāsanahita của Mandalay tổ chức. Đó là kỳ thi rất gay go, chỉ có một ít thí sinh tham dự. Cuộc thi ấy nhằm vào 3 bộ Đại chú giải mà thí sinh phải hoàn thành trong 3 năm. Nhưng tác giả đã vượt qua cả 3 bộ Chú giải chỉ trong một năm và được phong danh hiệu Pariyatti Sāsanahita Dhammacariya Vataṃsikā.

Tuy nhiên, lần ầu tiên Ngài thực sự ược nổi danh Nhà Uyên bác là khi Ngài vượt qua kỳ thi Tipitakadhara, được tổ chức lần ầu tiên và cũng ược xem là kỳ thi khó nhất và lâu nhất. Đúng như cái tên Tipitakadhara ược ặt cho kỳ thi, thí sinh phải tụng nằm lòng hết 3 tạng kinh điển. Hơn nữa, thí sinh phải vượt qua kỳ thi viết hết thảy Tam tạng và Chú giải. Ngài đã trải qua suốt 4 năm đằng đẵng để tham dự khóa thi và cuối cùng, năm 1953 Ngài nhận ược danh hiệu ộc nhất Tipitakadhara Dhammabhandāgārika, nghĩa là “Người mang trong mình Tam tạng Pháp Bảo và Người giữ kho Chánh Pháp.”

Khả năng tụng ọc 16.000 trang kinh điển của Thượng tọa Mingun đã đưa vào cuốn sách Guiness của năm 1985 (Bởi vì cho đến nay, ngoài Thượng tọa ra chỉ có bốn người có được danh hiệu ấy).

Về sự đóng góp của Ngài cho Giáo hội, cần nói thêm rằng trước khi đạt được danh hiệu Tipitakadhara Dhammabhaṇdāgārika, vào lúc hội nghị kiết tập Tam tạng đang tiến hành tốt ẹp, Ngài được chỉ định làm công việc ghi chép Tam tạng để Hội đồng phê chuẩnNgoài ra, khi Hội đồng dược triệu tập, Ngài làm công việc của vị Visajaka, là người trả lời những câu hỏiđvề 3 phần của giáo pháp. Người hỏi (Pucchaka) lúc ấy là Ngài Mahasi Sayadaw. Để trả lời những câu hỏi, Thượng tọa Mingun giữ luôn vai trò của cả hai vị trưởng lão Upāli và Ānanda, là hai vị Thánh Tăng từng trả lời những câu hỏi về Luật và Pháp trong cuộc kiết tập Tam tạng lần thứ nhất do trưởng lão Mahā Kassapa chủ trì.

Sau cuộc kiết tậptác giả chuyên tâm vào công việc biên soạn kinh sách. Theo lời yêu cầu của ông U Nu, Thủ tướng Miến Điện lúc bấy giờ, Ngài bắt tay vào công việc biên soạn bộ Mahā Buddhavaṃsa (Đại Phật Sử), là bộ sách bằng tiếng Miến Điện, nói về những kiếp sống của Chư Phật quá khứ, như đã ược kể lại trong bộ kinh Pāḷi Buddhavaṃsa thuộc Tiểu bộ kinhTác phẩm biên soạn gồm 6 bộ, được viết ra thành tám cuốn, khởi biên vào năm 1956 và hoàn thành năm 1969. Tác phẩm này là thành quả vĩ ại nhất của tác giả và cũng là sự đóng góp to lớn cho văn học Phật giáo Miến Điện, được chư Tăng cũng như thiện tín nồng nhiệt tán dương.

Vào năm 1980, một diễn biến lịch sử của Tăng già xảy ra trong nước Miến Điện: Đó là sự xuất hiện Hội đồng Phật giáo thống nhất cả nước (The State Sangha Mahā Nāyaka Committee), gồm có đại biểu của tất cả các hệ phái Phật giáo trong nước Miến Điện. Tác giả ược toàn thể đại biểu nhất trí cử vào chức vụ Tổng thư ký, nắm quyền hành tối cao về các Phật sự trong nước, chăm lo cho sự phát triển, tiến bộ và hưng thịnh của Phật giáo.

Ngoài ra, với chức vụ Tổng thư ký của Hội Phật Giáo Thống Nhất, tác giả còn quan tâm đến sự lớn mạnh và trường tồn của Phật giáo về 3 lãnh vựcủng hộ và tạo phương tiện để có nhiều người thuộc Tam tạngủng hộ và tạo điều kiện cho sự quảng bá Giáo pháp khắp trong nước lẫn ngoài nước, và cung cấp các phương tiện y tế và thuốc men cho chư Tăng khắp nước Miến Điện.

Ở lãnh vực thứ nhất, tác giả thành lập Hội Tipitaka Nikāya, mục đích chính của hội là nuôi dưỡng các Tỳ khưu trẻ để một ngày kia họ có thể trở thành những người thông thuộc và gìn giữ kho Chánh pháp - Tam Tạng Thủ Khố Nhơn - giống như chính Ngài. Có một số Tăng sinh đầy triển vọng được Ngài nuôi dưỡng và đào tạo tại ngọn ồi Monmeik gần Mingun.

Về lãnh vực thứ hai, ngay sau khi thành lập Giáo Hội Tăng Già Thống Nhất thì hai đại học Phật giáo cũng được thành lập, một tại Yangon và một tại Mandalay. Ở đó Giáo pháp của Đức Phật sẽ được giảng dạy với một hệ thống giáo dục tân tiến, nhằm đào tạo các vị trưởng lão đủ khả năng truyền bá Giáo pháp khắp nước Miến Điện và những nơi khác. Trong việc đeo đuổi mục đích thứ hai, sự tận tâm tận lực của tác giả đã đem lại kết quả là hai trường đại học Phật giáo uy nghi ồ sộ đã được xây dựng ở Yangon và Mandalay, nhằm đào tạo những bậc Dhammācariya và Mahācariya, mở ra từ năm 1986.

Về kế họach thứ ba, để em lại lợi ích cho Tăng chúng, một bệnh viện đặc biệt tên là Jīvitadānasāsana, được thành lập ở Mandalay. Đó là bệnh viện ặc biệt có 100 giường, đầy ủ tiện nghi hiện ại và ược chính thức họat động vào ngày 18 tháng 8 năm 1990, dưới sự hậu thuẫn của chính tác giả.

Để công nhận trí tuệ to lớn và những sự phục vụ của tác giả đến chư Tăng như đã được nêu ra ở trên, chính quyền đã phong tặng cho Ngài danh hiệu Aggamahā-pandita (Bậc trí tuệ bậc nhất) vào năm 1979 và danh hiệu Abhidhaja Mahāraṭṭhaguru (Thánh kỳ Đại quốc sư) vào năm 1984. Dầu ở tuổi 79, Ngài Sayadaw này vẫn khỏe mạnh và năng ộng, luôn luôn tích cực ẩy mạnh ba công việc chính của mình, làm gương mẫu cho tất cả mọi người noi theo trong việc đem lại lợi ích cho chúng sanh bằng con đường Phật pháp.




MỤC LỤC TẬP 1A

Tiểu sử tác giả
Lời giới thiệu của tác giả
Chương 1:   Kính lễ và phục nguyện
Chương 2: Sự xuất hiện hy hữu của một vị Phật
Chương 3 : Bà-la-môn Sumedha
Chương 4 : Sự xuất gia của Sumedha
Chương 5 :  Sự thọ ký
Chương 6 : Quán xét về các pháp Ba-la-mật

Phụ chú giải

Phụ chú giải CHƯƠNG 1, 2, 3 Định nghĩa Ba-la-mật
Phụ chú giải CHƯƠNG 4 Sự xuất gia của Sumedha
Phụ chú giải CHƯƠNG 5 Thọ ký

Phụ chú giải CHƯƠNG 6 Các pháp Ba-la-mật - Pāramī
A. Bố Thí Ba-la-mật - Dāna Pāramī.
B. Giới Ba-la-mật - Sīla Pāramī 
C. Xuất Gia Ba-la-mật - Nekkhamma Pāramī
D. Trí Tuệ Ba-la-mật - Paññā Pāramī 
E. Tinh Tấn Ba-la-mật - Viriya Pāramī 
F. Nhẫn Nại Ba-la-mật - Khantī Pāramī 
G. Chân Thật Ba-la-mật - Sacca Pāramī 
H. Quyết Định Ba-la-mật - Adiṭṭhanā Pāramī 
I. Từ Ba-la-mật - Mettā Pāramī 
J. Xả Ba-la-mật - Upekkhā Pāramī  

MỤC LỤC TẬP 1B

CHƯƠNG 7: Linh tinh  

1. Thế nào là các pháp Pāramī (Ba-la-mật)? 
2. Tại sao ược gọi là Pāramī?  
3. Có bao nhiêu pháp Pāramī? 
4. Các pháp Pāramī ược sắp xếp như thế nào?   
5. Thế nào là tướng trạng, phận sự, thành quả và nhân cần thiết của các pháp Pāramī?  
6. Những iều kiện cơ bản của các pháp Pāramī 
7. Các yếu tố nào làm ô nhiễm các pháp Pāramī? 
8. Các yếu tố nào làm thanh tịnh các pháp Pāramī?   
9. Những yếu tố nào ối nghịch với các pháp Pāramī? 
10. Các pháp Pāramī ược thực hành như thế nào?   
11. Phân loại các pháp Pāramī như thế nào?  
12. Các pháp Pāramī ược rút gọn như thế nào? 
13. Các yếu tố nào làm thành tựu các pháp Pāramī 
14. Thời gian cần thiết ể thành tựu các pháp Pāramī là bao lâu?  
15. Những lợi ích nào phát sanh từ các pháp Pāramī?  
16. Quả của các pháp Pāramī là gì? 
CHƯƠNG 8: Mười tám bất khả sử xứ 
CHƯƠNG 9: Lịch sử 24 vị Phật Tổ 
1. Đức Phật Dīpaṅkarā 
2. Đức Phật Koṇdañña 
3. Đức Phật Buddhavaṃsa  
4. Đức Phật Sumana  
5. Đức Phật Revata  
6. Đức Phật Sobhita 

7. Đức Phật Anomadassī 
8. Đức Phật Pudama  
9. Đức Phật Nārada  
10. Đức Phật Padumuttara 
11. Đức Phật Sumeda  
12. Đức Phật Sujāta  
13. Đức Phật Piyadassī  
14. Đức Phật Atthadassī 
15. Đức Phật Dhammadassī 
16. Đức Phật Siddhattha 
17. Đức Phật Tissa   
18. Đức Phật Phussa 
19. Đức Phật Vipassī 
20. Đức Phật Sikhī 
21. Đức Phật Vessabhū  
22. Đức Phật Kakusandha  
23. Đức Phật Koṇāgamana 
24. Đức Phật Kassapa  

blank
Đại Phật Sử (2019). Tập 1A
Đại Phật Sử (2019). Tập 1B

Theravāda Phật
Giáo Nguyên Thủy
ĐẠI PHẬT SỬ TẬP 2
THE GREAT CHRONICLE OF BUDDHAS (MAHĀ BUDDHAVAṂSA)
Nguyên tác: Mingun Sayadaw (Bhaddanta Vicittasārābhivaṃsa)
Tỳ khưu Minh Huệ biên dịch (In lần hai)
Nhà Xuất Bản Hồng Đức PL. 2562 - DL. 2019

 

MỤC LỤC

Chương 1 Phật Bảo
Chương 2 Lễ Hạ Điển
Chương 3 Sự Trông Thấy Bốn Điềm Tướng
Chương 4 Sự Cắt Tóc Và Trở Thành Sa-Môn
Chương 5 Học Hỏi Và Luận Bàn Với Alara Và Udaka
Chương 6 Bồ Tát Thực Hành Pháp Khổ Hạnh
Chương 7 Sự Chứng Đắc Phật Quả
Chương 8 Đức Phật Trú Ngụ Ở Bảy Chỗ
Chương 9  Đức Phật Quán Xét Tánh Chất Cao Siêu Cua Chánh Pháp
Chương 10  Câu Chuyện Về Satagira Deva Và Hemavata Deva
Chương 11 Sự Thuyết Giảng Thanh Tịnh Đạo Hảnh
Chương 12 Yasa, Con Trai Vị Đại Thương Nhân, Trở Thành Tỳ -Khưu
Chuong 13 Đức Phật Phái Sáu Mươi Vị A-La-Hán Đi Truyền Bá Giáo Pháp
Chương 14 Sự Giáo Hóa Ba Anh Em Ẩn Sĩ Và Một Ngàn Đạo Sĩ
Chương 15 Đức Phật Viếng Thăm Kinh Thành Rajagaha
Anudipani
Trích Dẫn: Tiếng Đồn Vang Công Bố Sự Xuất Hiện Của Đức Phật
Trích Dẫn: Lời Thỉnh Cầu Đến Vị Bodhisatta Deva
Trích Dẫn: Sự Mang Thai Của Bồ Tát
Trích Dẫn: Chuyền Đi Của Hoàng Hậu Mahamaya Từ Kapilavatthu Đén Devadaha
Trích Dẫn: Sự Đản Sanh Của Bồ Tát
Trích Dẫn: Câu Chuyện Về Ẩn Sĩ Kaladevila
Trích Dẫn: Lịch Sử Tóm Tắt Về Dòng Dõi Đế Vương Của Bồ Tát
Trich Dẫn: Tướng Giọng Nói Có Tám Đặc Tánh Như Giọng Nói Của Phạm Thiên
Trích Dẩn: Những Bài Giải Thích Về 32 Hảo Tướng


blank

Đại Phật Sử (2019). Tập 2


Theravāda 
Phật Giáo Nguyên Thủy

ĐẠI PHẬT SỬ TẬP 3
THE GREAT CHRONICLE OF BUDDHAS (MAHĀ BUDDHAVAṂSA)
Nguyên tác: Mingun Sayadaw (Bhaddanta Vicittasārābhivaṃsa)
Tỳ khưu Minh Huệ biên dịch (In lần hai)
Nhà Xuất Bản Hồng Đức PL. 2562 - DL. 2019

MỤC LỤC

 

Chương 16 : Hai Đạo Sĩ  Upatisa Và Kolita Đến Dưới Chân Đức Phật Toàn Giác
Chương 17: Chuyến Đi Của Đức Phật Đến Kapilavatthu
Phụ Lục Của Chương 17:
Bài Giải Thích Liên Quan Đến Gotama Buddhavaṁsa
Chương 18: Những Cơn Mưa ‘Lá Sen’ Rơi Xuống Hội Chúng Hoàng Gia 
Chương 19: Một Ngàn Vị Hoàng Tử Thích Ca Thọ Phép Xuất Gia Từ Đức Phật
Chương 20: Sự Chứng Ắc Khác Nhau Của 6 Vị Hoàng Tử 
Chương 21: Câu Chuyện Về Sumana, Người Bán Hoa Của Thành Rājagaha
Chương 22: Sự Thành Lập Vesali
Chương 23: Đức Phật Ngự Ở Vesali – Mùa An Cư Thứ Năm
Chương 24: Đức Phật Ngụ Ở Ngọn Núi Makula Mùa An Cư   Thứ Sáu
Chương 25: Hạ Thứ Bảy Và Sự Thuyết Giảng Abhidhamma  Tại Cung Trời Đạo Lợi
Chương 26: Hạ Thứ Tám Của Đức Phật Thị Trấn Susumaragira
Chương 27: Trưởng Giả Ghosaka Của Nước Kosambi


pdf_download_2

Đại Phật Sử (2019). Tập 3

Theravāda 
Phật Giáo Nguyên Thủy
ĐẠI PHẬT SỬ TẬP 4
THE GREAT CHRONICLE OF BUDDHAS (MAHĀ BUDDHAVAṂSA)
Nguyên tác: Mingun Sayadaw (Bhaddanta Vicittasārābhivaṃsa)
Tỳ khưu Minh Huệ biên dịch (In lần hai)
Nhà Xuất Bản Hồng Đức PL. 2562 - DL. 2019

MỤC LỤC

Chương 28: Mùa an cư thứ 10 của Đức Phật tại khu rừng  Pālileyyaka
Chương 29: Hạ thứ 11 của Đức Phật tại làng Bà-la-môn Nāḷa
Chương 30: Hạ thứ 12 của Đức Phật tại thành phố Verañjā
Chương 31: Tỳ khưu Sudinna, con trai của thương nhân Kalanda
Chương 32:
Hạ thứ 13 của Đức Phật tại đồi Calika
Hạ thứ 14 của Đức Phật tại Sāvatthi 
Chương 33:
Hạ thứ 15 của Đức Phật tại Kapilavatthu
Chương 34:
Hạ thứ 17 của Đức Phật tại Veḷuvana
Hạ thứ 18 của Đức Phật tại đồi Cāliyā
Hạ thứ 19 của Đức Phật tại đồi Cāliya
Hạ thứ 20 của Đức Phật tại Rājagaha
Chương 35 : Câu Chuyện Về Māra
Chương 36 : Chiều cao của Đức Phật được đo bởi một Bà-la-môn
Chương 37: Câu chuyện về vủa Ajātasattu

pdf_download_2
Đại Phật Sử (2019). Tập 4

Theravāda 
Phật Giáo Nguyên Thủy

ĐẠI PHẬT SỬ TẬP 5
THE GREAT CHRONICLE OF BUDDHAS (MAHĀ BUDDHAVAṂSA)
Nguyên tác: Mingun Sayadaw (Bhaddanta Vicittasārābhivaṃsa)
Tỳ khưu Minh Huệ biên dịch (In lần hai)
Nhà Xuất Bản Hồng Đức PL. 2562 - DL. 2019

MỤC LỤC

Chương 38  Cha mẹ Bà-la-môn của Đức Phật trong kiếp quá khứ 
Chương 39   Đế Thích Sở vấn 
Chương 40 Những lời thuyết giảng và sự viên tịch Đại bát Niết bàn của  Đức Phật 
Chương 41 Những bài kệ động tâm
Chương 42 Pháp bảo

pdf_download_2
Đại Phật Sử (2019). Tập 5




Theravāda 
Phật Giáo Nguyên Thủy
ĐẠI PHẬT SỬ TẬP 6A
THE GREAT CHRONICLE OF BUDDHAS (MAHĀ BUDDHAVAṂSA)
Nguyên tác: Mingun Sayadaw (Bhaddanta Vicittasārābhivaṃsa)
Tỳ khưu Minh Huệ biên dịch (In lần hai)
Nhà Xuất Bản Hồng Đức PL. 2562 - DL. 2019

 

MỤC LỤC

CHƯƠNG 43 Câu chuyện về các Đại Trưởng lão
(1)  Đại Trưởng lão Koṇdañña (Kiều Trần Như)
(2)  (2-3) Hai vị Thượng thủ Thinh văn Trưởng lão Sāriputta & Trưởng lão Moggallāna
(4) Đại Trưởng lão Mahā Kassapa  
(5) Đại Trưởng lão Anuruddha  
(6) Đại Trưởng lão Bhaddiya  
(7) Đại Trưởng lão Akuṇdaka Bhaddiya  
(8) Đại Trưởng lão Piṇḍola Bhāradvāja   
(9) Đại Trưởng lão Mantāniputta Puṇṇa  
(10) Đại Trưởng lão Kaccāyana (Ca-chiên-diên) 
(11&12) Hai vị Đại Trưởng lão tên Panthaka  
(13) Đại Trưởng lão Subhūti (Tu Bồ Đề)   
(14)  Đại Trưởng lão Khadiravaniya Revata  
(15) Đại Trưởng lão Kaṅkhā Revata   
(16) Đại Trưởng lão Soṇa Koḷivisa  
(17) Đại Trưởng lão Soṇa Kuṭikaṇṇa  
(18) Đại Trưởng lão Sīvali  
(19) Đại Trưởng lão Vakkali  
(20-21) Đại Trưởng lão Rāhula & Đại Trưởng lão Raṭṭhapāla  
(22) Đại Trưởng lão Kuṇḍa Dhāna  
(23) Đại Trưởng lão Vaṅgīsa  
(24) Đại Trưởng lão Upasena Vaṅgantaputta  
(25) Đại Trưởng lão Dabba  
(26) Đại Trưởng lão Pilindavaccha
(27) Đại Trưởng lão  Bāhiya Dārucīriya  
(28) Đại Trưởng lão Kumāra Kassapa  
(29) Đại Trưởng lão Mahā Koṭṭhika  
(30) Đại Trưởng lão Ānanda  
(31) Đại Trưởng lão Uruvela Kassapa  
(32) Đại Trưởng lão Kāḷudāyī   
(33) Đại Trưởng lão Bākula  
(34) Đại Trưởng lão Sobhita  
(35) Đại Trưởng lão Upāli    
(36) Đại Trưởng lão Nandaka    
(37) Đại Trưởng lão Nanda    
(38) Đại Trưởng lão Mahā Kappina  
(39) Đại Trưởng lão Sāgata    
(40) Đại Trưởng lão Rādha    
(41) Đại Trưởng lão Mogharāja  
PHỤ LỤC Bāvarī vị thầy Bà-la-môn (tiếp theo

pdf_download_2
Đại Phật Sử (2019). Tập 6A






.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
23/02/2023(Xem: 5039)
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.