Buddhist Hybrid Sanskrit

12/04/201312:00 SA(Xem: 28832)
Buddhist Hybrid Sanskrit

Lời BBT: Để trả lời cho một câu hỏi của một độc giả về ngôn ngữ trong kinh điển Phật Giáo liên quan đến dạng ngôn ngữ Indic miền Trung Ấn, “Buddhist hybrid Sanskrit”, chúng tôi biên tập bài dưới đây dựa theo Tự Điển Bách Khoa Wikipedia và bài viết của tác gỉa Lê Tự Hỷ:

 

BUDDHIST HYBRID SANSKRIT

 

300px-rigveda_ms2097Thời đức Phật Thích Ca tại thế (563-483 trước dương lịch) thì Phật pháp được giảng giải và trao truyền bằng lời nói, chứ chưa được ghi lại dưới dạng văn tự. Trong lần kết tập thứ ba, theo lệnh của vua A Dục (Aśoka : 268-233 tr. dl), tức khoảng 218 năm sau khi Đức Phật Niết Bàn, Kinh Phật mới được ghi lại thành văn bản trên những miếng đồng để lưu trữ. Vào thời kỳ nầy thì tiếng Phạn đã được học giả Pānini chuẩn hóa thành tiếng Phạn mà các học giả Tây phương gọi là tiếng Phạn Cổ điển (Classical Sanskrit) để phân biệt với tiếng Phạn thời trước đó trong kinh Vệ Đà, gọi là Phạn Vệ Đà (Vedic Sanskrit).

“Theo Giáo sư Franklin Edgerton [1], các văn bản Phật giáo đã được lưu giữ trong ít nhất là 4 ngôn ngữ Indic (1) Phạn Cổ Điển (Classical Sanskrit) : Tiếng Phạn chuẩn tức tiếng Phạn đã được chuẩn hóa bởi Pānini, phân biệt với tiếng Phạn trong kinh Vệ Đà là Vedic Sanskrit. (2) Pāli, còn gọi là Nam Phạn, một ngôn ngữ Indic miền Trung Ấn (Middle Indic). Đây là ngôn ngữ chuyển tải phần lớn nhất của tác phẩm Phật giáo mà ngày nay được bảo lưu trong bất kỳ ngôn ngữ Indic nào , đó là ngôn ngữ của Phật Giáo Miền Nam (Nam truyền, Nam tông, Nguyên thủy, Tiểu thừa). Ngày nay, hầu hết các học giả đều tin rằng Pāli chủ yếu là dựa trên một phương ngữ Middle Indic thuộc miền Tây hay Trung tây. (3) Prakrit Dharmapada : là phương ngữ dựa trên một Middle Indic miền Tây bắc. (4) Buddhist Hybrid Sanskrit : Ngôn ngữ mà Giáo sư Franklin Edgerton goi là Buddhist Hybrid Sanskrit (viết tắt là BHS). Hầu hết các tác phẩm Phật Giáo Bắc Ấn Độ (Bắc truyền, Bắc tông, Đại thừa) được viết bằng BHS. Chẳng hạn, toàn bộ các kinh trong bộ Đại Bát Nhã được viết bằng BHS. Ngôn ngữ nầy chủ yếu dựa trên một phương ngữ Middle Indic cổ xưa mà vẫn chưa xác định rõ, đồng thời chứa nhiều tiếng địa phương của các Middle Indic khác. Nhưng BHS cũng chịu ảnh hưởng sâu xa bởi tiếng Phạn khiến cho nhiều tác phẩm viết bằng BHS vẫn được gọi một cách đơn giản là “tiếng Phạn”.

Giáo sư Franklin Edgerton, trong bài viết “ Tiếng Prakrit Làm Nền Tảng Cho Buddhistic Hybrid Sanskrit” [02], cho biết rằng những tác giả Phật giáo sử dụng tiếng Phạn chuẩn hóa hay Tiếng Phạn Cổ điển (Classical Sanskrit), hay Brahmanical Sanskrit, do Pānini và các vị tiền bối chuẩn hóa chỉ là một số nhỏ. Nhóm nầy dường như là đã được đào tạo trong truyền thống tăng lữ Bà La Môn chính thống (orthodox Brahmanical training) vào thời trẻ nên họ rành tiếng Phạn chuẩn, rồi sau họ mới chuyển qua đạo Phật, chẳng hạn như Aśvaghosa (Mã Minh), do đó họ dùng tiếng Phạn chuẩn hóa để viết kinh sách Phật giáo. Đa số tác phẩm Phật giáo viết bằng tiếng Phạn, chính là bằng Buddhist Hybrid Sanskrit . Vì vậy Buddhist Hybrit Sanskrit cũng còn gọi là Tiếng Phạn Phật Giáo (Buddhist Sanskrit) hay Tiếng Phạn Hỗn Hợp (Mixed Sanskrit).

Các tác phẩm Phật giáo viết bằng Buddhist Hybrid Sanskrit xuất hiện sau khi Pānini đã hoàn thành việc chuẩn hóa tiếng Phạn vào khoảng đầu thế kỷ thứ 4 trước dương lịch. Sau công trình của Pānini thì tiếng Phạn đã trở thành ngôn ngữ vượt trội trong văn họctriết họcẤn Độ. Cho nên các nhà sư Phật giáo bắt đầu thích nghi ngôn ngữ họ đã dùng (tiếng địa phương của họ) với tiếng Phạn trong khi vẫn còn ảnh hưởng của truyền thống ngôn ngữ thoát thai từ một dạng tiếng Prakrit dùng chính thức trong tôn giáo của truyền thống truyền khẩu vào thời kỳ đầu của việc trao truyền Phật pháp. Có lẽ chính vì dưới sự ảnh hưởng đa phương ngữ như thế, mà các tác phẩm Phật giáo được viết bằng Buddhist Hybrid Sanskrit đã ra đời.

Trong khi có nhiều lý thuyết khá khác biệt nhau về mối liên hệ của Buddhist Hybrid Sanskrit với Pāli, thì điều chắc chắn là Pāli thì gần với ngôn ngữ nầy hơn là Sanskrit [3]. Theo K.R. Norman, thì Pāli cũng nên được xem như một dạng của Buddhist Hybrid Sanskrit [04]. Franklin Edgerton lại cho rằng Pāli về cơ bản là một loại tiếng Prakit [05]. Ở những nơi mà BHS khác biệt với Sanskrit thì nó lại gần giống hay y hệt như Pāli. Tuy nhiên, hầu hết những tác phẩm viết bằng BHS hiện còn tới nay thì nguyên thủy được viết bằng BHS chứ không phải được viết lại hay dịch lại từ các tác phẩm đã viết bằng Pāli hay các ngôn ngữ khác [06]…”

Theo thầy Nhất Hạnh, khi giảng kinh Pháp Hoa cho biết “Prakrit và Sanskrit là hai thứ tiếng gần giống nhau, nhưng hình thái văn phápchữ nghĩa của Sanskrit rất khác với Prakrit. Cho nên, đứng về phương diện trường hàng tức là văn xuôi, thì việc nhuận văn rất dễ dàng, nhưng đứng về phương diện trùng tụng thì rất khó dịch. Vì vậy mà có nhiều đoạn trùng tụng đã không sửa lại được thành Sanskrit, nên vẫn phải để nguyên chữ Prakrit. Thành ra tiếng Phạn trong kinh Pháp Hoa cũng như trong một số kinh điển khác là tiếng Phạn lai, nghĩa là một ngôn ngữ trộn lẫn giữa Sanskrit và Prakrit. Các học giả vào thế kỷ 19 và 20 thường gọi tiếng Phạn trong kinh điển đạo Bụt là Buddhist Hybrid Sanskrit, tức là tiếng Phạn lai của đạo Bụt.” (Sen Nở Trời Phương Ngoại, Lá Bối xuất bản).

 

BBT

[01] Franklin Edgerton, “Buddhist Hybrid Sanskrit, vol. I Grammar, Motilal Banarsidass, 1998, tr.1
[02] Kranklin Edgerton, The Prakit Underlying Buddhistic Hybrid Sanskrit, Bulletin of the School of Oriental Studies, Unversity of London, Vol. 8, No. 2/3, tr. 504. 
[03]. Kranklin Edgerton, The Prakit Underlying Buddhistic Hybrid Sanskrit, Bulletin of the School of Oriental Studies, Unversity of London, Vol. 8, No. 2/3, tr. 502. 
[04]. Jagajjyoti, Buddha Jayanti Annual, 1984, tr. 4, được in lại trong K.R. Norman, Collected Papers, vol. III,1992, Pāli Text Society, tr. 37
[05]. Kranklin Edgerton, The Prakit Underlying Buddhistic Hybrid Sanskrit, Bulletin of the School of Oriental Studies, Unversity of London, Vol. 8, No. 2/3, tr. 503.
[06]. Kranklin Edgerton, The Prakit Underlying Buddhistic Hybrid Sanskrit, Bulletin of the School of Oriental Studies, Unversity of London, Vol. 8, No. 2/3, tr. 502.
Trích từ: TIẾNG PHẠN TRONG PHẬT GIÁO, Lê Tự Hỷ (đoạn 2)
http://en.wikipedia.org/wiki/Buddhist_Hybrid_Sanskrit

 


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
18/10/2010(Xem: 45160)
18/01/2012(Xem: 28600)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.