Ánh sáng từ tâm

03/10/20224:00 SA(Xem: 7415)
Ánh sáng từ tâm
ÁNH SÁNG TỪ TÂM 
TT.TS. Thích Phước Đạt


anh sang tu tamSống trong thế giới hội nhập toàn cầu của thời đại 4.0, khi mà đời sống kinh tế thị trường phát triển, các thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin bùng nổ, nhu cầu của con người cũng gia tăng cao độ. Một mặt đòi hỏi con người càng nỗ lực thăng tiến, tìm kiếm sự giàu có, sự nghiệp công danh, hưởng thụ các điều kiện phương tiện vật chất, mặt khác cũng dẫn đến mọi mâu thuẫn đối kháng trong nội tâm. Hệ quả là con người mâu thuẫn tự thân, mâu thuẫn với môi trường sống, mâu giữa cá nhân với con ngườixã hội. Và như thế, con người thường xuyên đối diện những vấn đề nan giải của thực tiễn đời sống văn minh đặt ra, đi kèm đó là sự khủng hoảng về những giá trị đạo đức, tâm linh. Đây chính là lớp sương mù cần ánh sáng mặt trời chân lý rọi chiếu. Do đó, đã là người học Phật, Phật tử phải thực hiện nếp sống đạo đức Phật giáo, là ánh sáng từ tâm để con người tự thân bước ra khỏi thế giới khổ đau mà do mình tự tạo lập.

TÂM TỪ NHƯ LÀ TRẠNG THÁI TÂM THỨC ĐẸP NHẤT

Ánh sáng từ tâmgiá trị Phật giáo cốt lõi soi sáng vào nội tâm mỗi người giữa cuộc đời đầy biến động vô thường. Ánh sáng đó giúp con người tỉnh thức, nhận diện và trải nghiệm các phương pháp thực tập đời sống hướng nội, chỉ cho mọi người biết sống với nhau bằng trái tim yêu thương và một khối óc được vận hành bởi trí tuệ hiểu biết. Nói cách khác, người học Phật phải biết ứng dụng những chân giá trị của Phật giáo vào cuộc sống thì mới có thể khiến những giá trị đó hòa quyện vào thân tâm, trở thành xương máu của cơ thể, khiến cả cuộc đời thăng hoa, hướng tới chân – thiện – mỹ, thật sự an lạc, hạnh phúc. Do đó, trong đời sống hằng ngày, việc thực tập đời sống hướng nội được soi rọi từ ánh sáng từ tâm luôn làm mọi người yêu thương, hiểu biết nhau nhiều hơn. Thế nên, Đức Phật ca ngợi tâm Từ như là trạng thái tâm thức đẹp nhất trên thế gian. Ngài thường khuyên nhủ học trò, đệ tử hãy tu tập lòng từ, chỉ có lòng từ mới cho ta khả tính tình yêu vô hạn: 

“Hãy tu tập từ tâm,
Trong tất cả thế giới
Hãy tu tập tâm ý,
Không hạn lượng rộng lớn.
Phía trên và phía dưới,
Cũng vậy cả bề ngang,
Không hạn chế trói buộc,
Không hận, không thù địch”.
(Kinh Từ biTiểu Bộ Kinh,
HT.Thích Minh Châu (dịch)

 

Đức Phật lại giảng tiếp:

“Khi đi hay khi đứng,
Khi ngồi hay khi nằm,
Lâu cho đến khi nào,
Khi đang còn tỉnh thức,
Hãy an trú niệm này,
Nếp sống này như vậy,
Được đời đề cập đến,
nếp sống tối thượng”.
(Kinh Từ Bi)

Đó là giá trị thật mà con người cần hướng đến, nó nuôi dưỡng ta lớn lên, trưởng thành, hội nhập vào dòng đời và làm cho đời thêm sáng tươi. Chính lẽ đó, trong Kinh Từ bi, Đức Phậttâm từ như ánh sáng tình thương của người mẹ đối với đứa con một của mình. Ví dụ này thật sâu sắc và có ý nghĩa cao quý. Tâm từĐức Phật ca ngợi đâu có phải là đức hạnh xa vời của bậc thánh, siêu việt thế gian này, ngoài tầm với của chúng ta, mà trái lại vô cùng gần gũi và thân thương, vì trong chúng ta ai lại không có mẹ và từng được lòng từ của mẹ ấp ủ, đùm bọc. 

Nói như vậy để thấy, ai trong chúng ta cũng đều có thể ứng dụng từ tâm vào cuộc sống, ngay nơi đang sống và ngay bây giờ. Trong ngôi nhà chúng ta đang sống, hãy yêu thương cha mẹ, con cháu với tình thương rộng mở, bao dung. Là người chồng hãy yêu thương vợ nồng thắm thuỷ chung sắc son và vợ cũng phải yêu thương chồng như vậy với tình thương rộng mở và niềm tin kính nghĩa vô cùng. Rồi với bạn bè gần xa hay mọi người xung quanh trong các mối quan hệ xã hội cũng phải thật lòng, chân thật bất hư. Một điểm cần lưu ý nữa tâm từ không chỉ được vận hành trong nội tâm mà còn phải ứng xử thiện lành với mọi người, cũng như quan tâm yêu thương những con vật nuôi trong nhà, những loài vật quý hiếm, thậm chí cả với cây cỏ. Tất cả phải được săn sóc với tất cả tình thương yêu rộng lớn, một tình thương không giới hạn, không bến bờ. Thế nên, cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu thường dạy: “Tâm từ mở ra, khổ đau khép lại”. 

THỨC TẬP HÀNH TRÌ TỪ TÂM 

Thực tế, trong một thế giới đầy biến động, con người thường xuyên phải đối diện với những cơn lốc vô thường, sự mất mát, sự hơn thua,… Việc vận dụng tâm từ vào đời sống thường nhật là điều tất yếu. Nếu ta không thực tập hành trì từ tâm thì khó mà đối diện những lo âu, phiền não, đối kháng, nghịch duyên từ đời sống thực tiễn đầy hấp dẫn bởi sự hào nhoáng, cám dỗ nhưng quá khắc nghiệt với con người. Không có ánh sáng từ tâm, bạn sẽ rơi vào sự chơi vơi, lạc lõng, mất quân bình về mặt tâm lý. Bạn phải cần có thái độ sống hoan hỷ mở rộng cõi lòng, đón nhận tất cả mọi tình huống xảy ra và sẵn sàng chuyển hóa. Nghĩa là thay vì đau khổ buồn chán và than khóc thì phải biết trải nghiệm thực tập hạnh từ, sự yêu thương để hướng tâm đi vào lộ trình sống thiện, sống hoan hỷ, sống an lạc. Trong một gia đình, nếu có một người con hiếu thuận với cha mẹ, thì trong các mối quan hệ ứng xử với mọi người còn có nghĩa tình. Cha mẹ yêu thương con mình, thì những người cha, người mẹ đó có thể khởi từ tâm bao dung những đứa con mồ côi không nơi nương tựa.

Phật tử, chúng ta phải hằng ngày tự thân tu tập, tụng kinh, niệm Phật, ngồi thiền để tự cải tạo tâm mình theo hướng chân, thiện, mỹ. Lời dạy trong kinh phải tác động đến thân tâm chúng ta, để tâm trở nên thuận tịnh; Niệm Phật để nhớ nghĩ đến công hạnh của Phật và sống theo những gì Phật đã dạy, đã tu chứng; Ngồi thiền để tĩnh tâm, an trú trong định, để tuệ giác bừng khởi. Thế nên, khi ánh sáng từ tâm soi rọi đến đâu thì tuệ giác bừng khởi đến từ đó. Đó là sự chuyển biến thật sự của tâm thức. Một tâm thức bị vô minh che lấp, hạn hẹp, vị kỷ chuyển hoá thành rộng lớn, khai mở, trải rộng khắp bốn phương, trên dưới, thấm nhuần ánh đạo, an trú trong chính niệm:

“Thở vào tâm tĩnh lặng,
Thở ra miệng nở cười
An trú trong hiện tại
Giây phút thật tuyệt vời”.

Khi thực tập như thế, bạn sẽ có cơ hội trở về lại cội rễ tâm thức của chính chính, không bị đối tượng và môi trường quấy nhiễu tâm thức bạn. Từ đó bạn sẽ có thái độ tỉnh giác để điều tâm, an trú tâm vào đối tượng cần giải quyết trong thương yêutôn trọng. Ứng dụng từ tâm không có nghĩa gì khác là mở rộng tâm thức trong khi tiếp cận con người, cuộc đời và mọi sự đổi thay. Kinh nghiệm cho thấy, càng mở rộng tình cảm yêu thương thật lòng bao nhiêu, tình cảm đó càng trong sáng bấy nhiêu, càng dễ cho con người chủ động, điều hòa bấy nhiêu. Trái lại, tình cảm càng hạn hẹp, càng khó cho con người điều hòa, hướng dẫn. Đó thật sự là chìa khoá của pháp tu tập từ tâm được trải nghiệm qua việc điều chỉnh tâm, đem lại sự an lạc cho tâm, sự mở rộng tâm, mà mở rộng tâm, cụ thểthực tế nhất là mở rộng tâm từ, bao quát hết mọi người, mọi vật, mọi chúng sanh

Khi tâm từ được mở rộng và trải khắp, con người mới có khả năng đón nhận khả tính tình yêu vô hạn, không còn giới hạn bằng sự chấp thủkhát ái trong sự đối đãi phân biệt. Sự an lạc sẽ được an trú ngay trong lòng mình và có khả năng kết nối và lan truyền đến với mọi người xung quanh. Sự trải nghiệm từ tâm cho thấy, một người giữ tâm vắng lặng và nhiệt tâm tinh cần làm các việc thiện lành để hiến dâng cho đời thì sẽ được sự hạnh phúc cho chính bản thân và có sự tác động với người khác trong việc hướng tâm sống theo nếp sống hướng thiện. 

Kết quả, cá nhân đó không chỉ hiện tại lạc trú mà đời sau còn phước báu, được sinh vào trú xứ thiện lành đúng như lời Phật dạy. Ngược lại, một người chỉ biết sống cho cá nhân riêng tư của mình, không hành trì thiện pháp, không chia sẻ những khó khăn và khổ đau đối với người khác. Kết quả chắc chắn sẽ đón nhận một đời sống cũng không như ý muốn của chính mình.

Kinh Tăng Chi I, có bài kinh Hạt Muối rất hay, cũng có ý nghĩa tương tự. Một ly nước bé nhỏ, thì một dúm muối, cũng đủ làm cho nước trong ly mặn đến mức không uống được. Cũng như vậy, với một cái tâm hạn hẹp, bé nhỏ thì một chút đau khổ cũng đủ làm cho nó không chịu đựng được. Nhưng thay vì một ly nước nhỏ mà là cả nước sông Hằng rộng lớn, một nhúm muối bỏ vào có can gì. Với tâm từ mở rộng tới vô lượng, vô biên, có khó khăn gì mà vị Bồ Tát không thể vượt qua. Hãy đối đãi với mọi người, mọi vật với lòng từ rộng lớn, có công việc gì dù khó khăn đến đâu, mà chúng ta không làm được.

Tóm lại, khi ánh sáng từ tâm rọi chiếu thì cuộc sống nở hoa, đâm chồi kết trái của hương tình yêu thương, soi sáng mọi con đường ta đi. Bạn ứng dụng từ tâm vào trong đời sống thực tiễn thì bạn sẽ thiết lập được nhiều mối quan hệ tốt giữa tự thân với tự thân, giữa cá nhângia đình, với cộng đồng xã hội và môi trường sống. Cuộc sống con ngườihạnh phúc hay không, thiết nghĩ một trong những điều cơ bản nhất là xây dựng các mối quan hệ trên cơ sở thiết lập tình cảm thân thiện, yêu thươngtôn trọng hiểu biết lẫn nhau. Từ tâm chính cơ sở tạo dựng tình cảm, chuyển hóa tình cảm, hướng dẫn tình cảm bằng trí tuệ, khởi đầu bằng Chánh tri kiến. Thực tế, có tình cảm, sự yêu thương  nào cao quý hơn, rộng lớn hơn, lôi cuốn hơn là từ tâm, mà Phật Thích Ca từng trải nghiệm, từng ca ngợi là niềm hạnh phúc tốt đẹp nhất trên thế gian. Và như thế là người học Phật, là đệ tử Phật hãy đón nhận ánh sáng từ tâm và chính mỗi người, hãy làm cho ánh sáng từ tâm rực chiếu nội tâm mọi người.

TT.TS. Thích Phước Đạt
(Trích từ: Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo 397)
* Thượng tọa Tiến sĩ Thích Phước Đạt – Ủy viên Hội đồng Trị sự, Phó ban kiêm Chánh Thư ký Ban Giáo dục Phật giáo Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
18/10/2010(Xem: 45910)
18/01/2012(Xem: 29227)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :