Thư Viện Hoa Sen

Chương 02: Kiều và văn nghệ đứt ruột

10/09/20143:40 SA(Xem: 3850)
Chương 02: Kiều và văn nghệ đứt ruột
Thích Nhất Hạnh
TRUYỆN KIỀU VĂN XUÔI
Dành Cho Người Trẻ
Lá Bối

Chương 02: Kiều và văn nghệ đứt ruột

Gió và bụi

Có những chuyến đi trong đó chúng ta không kịp chuẩn bị. Chúng ta không ngờ rằng vì chuyến đi đó chúng ta sẽ không bao giờ được gặp lại những người thương của chúng ta. Chúng ta không biết rằng trong chuyến đi đó, chúng ta sẽ tự đánh mất mình. Chúng ta sẽ dấn thân vào một cuộc phiêu lưu khổ đau mà không bao giờ có cơ hội tìm lại được khung cảnh, không khí tình thương mà hồi thơ ấu chúng ta đã được bơi lội và sống an lành. Tự nhiên trong cuộc dời nổi lên một cơn gió bụi, một tai nạn, và vì tai nạn đó mà chúng ta phải lìa bỏ những người thương của chúng ta, lìa bỏ quê hương của chúng ta. Gió và bụi là hai biểu trưng cho những tai biến của cuộc đời. Gió là một cơn lốc và bụi là bụi đỏ. Cuộc đời thường được diễn tả bằng hình ảnh cát bụi. Cõi trần tức là cõi đời nhiều bụi bặm. Và bụi ở đây thường được cho một cái mầu, đó là mầu đỏ. Ai mang bụi đỏ đi rồi. Thật ra người ta không mang bụi đỏ đi, mà chính bụi đỏ cuốn người ta đi. Gió đóng vai trò cuốn bụi đi. Một cơn gió lốc tự nhiên nổi lên, làm tung cát bụi mù trời và kéo chúng ta đi. Chúng ta không cưỡng được, đi đâu chúng ta không biết. Chúng ta không có bản lĩnh để chống cự lại, chúng ta bị cuốn đi trong cơn lốc, vì chúng ta không chuẩn bị. Thiền sư Huyền Quang sống vào thế kỷ thứ 14 đời Trần, tổ thứ ba của dòng Trúc Lâm, có làm một bài thơ trong đó có danh từ trần thế tức là cõi bụi. Ngài nói rằng có một khu rừng phong rất mát ở trên núi, trời vừa mới mưa tạnh, ngài ra ngoài ấy ngủ trưa. Chừng nửa giờ sau, ngài thức dậy và làm bài thơ:

Vũ quá sơn khê tĩnh

Phong lâm nhất mộng lương
Phản quan trần thế giới
Khai nhãn túy mang mang
Mưa tạnh, khe núi tĩnh
Ngủ mát dưới rừng phong
Nhìn lại cõi đời bụi
Mắt mở vẫn say nồng.
Khai nhãn túy mang mang, tức là mắt mình vẫn mở, nhưng mình vẫn say, vẫn không thấy được sự thật. Thường thường khi ngủ, mắt nhắm thì mình mới say. Mở mắt đàng hoàng mà vẫn say, tức là mình không thấy được sự thật, mình như là người không có mắt. Trong đời sống hàng ngày, vì không có chánh niệm, chúng ta mở mắt mà không thấy được sự thật. Nếu không tu tập, không quán chiếu thì chúng ta không có khả năng chống lạichúng ta sẽ bị gió bụi cuốn đi, đó là chuyện dĩ nhiên. Năm Thúy Kiều mười tám, mười chín tuổi gì đó, tai nạn xảy đến và cô bị cuốn theo cơn cát bụi. Thuở trời đất nổi cơn gió bụi. Cha cô bị oan ức, và vì chế độ có nhiều tham nhũng nên cô không thể kêu oan được và cô phải tự bán mình lấy 450 lạng vàng để chuộc cha ra khỏi tù tội. Cô phải hy sinh tình yêu, hy sinh cuộc đời an lành, và dấn thân vào một cuộc phiêu lưu mười lăm năm đầy dẫy khổ đau. Mình có người yêu, có học, có nhan sắc, có tài năng, mình đáng được sống một cuộc đời hạnh phúc, nhưng khi cơn gió bụi nổi lên thì mình phải buông bỏ tất cả, bỏ cha mẹ, bỏ người yêu, bỏ cuộc sống bình thường của một cô gái lương thiện. Và cất bước ra đi, mình không biết đi về đâu. Cụ Nguyễn Du đã dùng hai câu, hai câu ghê gớm để nói ra cái biến cố lớn đó, để diễn tả sự ra đi của Thúy Kiều:
Đùng đùng gió giục mây vần
Một xe trong cõi hồng trần như bay


Khổ đau cùng cực
Sự việc xảy ra chớp nhoáng không ai có thể cưỡng nổi.

Đùng đùng gió giục mây vần
Một xe trong cõi hồng trần như bay

Thúy Kiều lên xe và cơn lốc bụi cuốn xe đi. Mười lăm năm đau khổ, đã làm đày tớ cho người ta hai lần, đã làm gái giang hồ hai lần, đã bị cuộc đời dằn vặt, có những lúc mức đau khổ lên đến cùng cực. Trong thời gian làm kỹ nữ, nhiều khi Thúy Kiều cảm thấy trong cuộc đời không có ai hiểu mình và thương mình. Chỉ có mình biết mình và thương mình mà thôi. Mà thương đây là thương hại. Làm kỹ nữ thì phải uống rượu, phải mời rượu người ta, phải bán cái thân của mình. Và khi đau khổ quá nhiều thì mình lại phải uống rượu, lại phải hút thuốc để quên nỗi khổ đau. Người ta nói rượu có thể giúp chúng ta quên đau khổ, nhưng kỳ thực sau cơn say tỉnh dậy thì những nỗi đau khổ của mình lại trở thành nặng nề gấp trăm, gấp ngàn lần:

Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh
Một mình mình lại thương mình xót xa

Câu tám có ba chữ mình, một mình mình lại thương mình xót xa. Khi tỉnh rượu và nhất là lúc tàn canh, Kiều cảm thấy đời mình có quá nhiều đau khổ và thấy thân thể của mình như đã tan nát hết rồi.

Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh
Một mình mình lại thương mình xót xa

Không cần đọc nhiều, ta chỉ cần đọc hai câu ấy thôi là đã có thể thấy được niềm đau khổ cùng cực của Thúy Kiều. Lúc bị Hoạn Thư bắt về làm đầy tớ, Kiều đau khổ lắm, vì lúc đó nàng đã trở thành nạn nhân của ghen tuông. Một người đàn bà như Hoạn Thư mà ghen thì ghê gớm lắm. Hoạn Thư tổ chức như thế nào mà khi gặp lại Thúy Kiều, Thúc Sinh không dám nhìn Thúy Kiều và Thúy Kiều cũng không dám nhìn Thúc Sinh. Hoạn Thư bắt Kiều phải quỳ với tư cách một con ở để dâng rượu cho Thúc Sinh uống. Hoạn Thư bắt Kiều phải đàn cho Thúc Sinh nghe. Càng nghe đàn chừng nào thì Thúc Sinh càng não ruột , càng đứt ruột chừng ấy, nhưng cũng phải ráng nghe. Đau khổ quá thì Thúc Sinh khóc. Hoạn Thư nói với Kiều: Mày đàn cái bản gì để cho đến nỗi ông nhà phải khóc thế? Cái tội của mày lớn lắm. Cố nhiên là Thúy Kiều đàn những bản nhạc buồn, vì trong lòng Thúy Kiều có gì vui đâu. Hễ đàn thì đàn những bản đàn buồn bã và đau đớn, hễ làm thơ thì cũng làm những bài thơ buồn bã và đau đớn.
Khi Từ Hải bị phản bội, lừa gạt và giết chết, Kiều lâm vào tình trạng đau khổ cùng cực tới cái mức không thể nào đau khổ hơn được nữa. Chồng vừa chết hồi trưa, chưa chôn, bây giờ người ta mở tiệc mừng chiến thắng, bắt mình tới đàn hát, giúp vui cho người ta ăn ngon hơn. Chiến thắng đây có nghĩa là giết được chồng mình. Thúy Kiều phải tới, phải đàn, phải hát, phải dâng rượu cho những người đã giết chồng mình. Đó là đau khổ cùng cực. Và người ta say rượu. Rồi sáng mai khi thức dậy (người ta đây là Hồ Tôn Hiến, kẻ đã chỉ huy cuộc hành quân tiêu diệt Từ Hải), người ta thấy rằng hồi hôm người ta đã không đàng hoàng, đã say sưa, đã lẳng lơ, đã không có cốt cách của một vị quan lớn cho nên người ta mới quyết định đem Kiều gả cho một viên tù trưởng. Và khi được lệnh phải đi theo tù trưởng về nhiệm sở của ông ta thì Kiều biết rằng lúc này là lúc đau khổ đã lên tới mức tột cùng cực rồi và mình phải chết. Xin đọc để quý vị nghe những câu nói về việc Thúy Kiều quyết định tự tử:

Đành thân cát dập sóng vùi
Cướp công cha mẹ, thiệt đời thông minh
Chân trời mặt bể lênh đênh
Nắm xương biết gửi tử sinh chốn nào?

Cướp công cha mẹ có nghĩa là tự tử. Thiệt đời thông minh, oan uổng cho cuộc đời của một con
người trẻ có cơ hội, có tương lai.
Mình lưu lạc một thân, cha ở đâu không biết, mẹ ở đâu không biết, các em và người yêu ở đâu? Không ai biết mình ở đâu và không biết những gì đã và đang xảy ra cho mình. Mình sẽ chết ở chốn nào, điều này cũng sẽ không ai biết tới.

Chân trời mặt bể lênh đênh
Nắm xương biết gửi tử sinh chốn nào?
Duyên đâu ai dứt tơ đào?
Nợ đâu ai đã dắt vào tận tay?
Thân sao thân đến thế này?
Còn ngày nào cũng dư ngày ấy thôi!

Không nên sống làm gì nữa. Sống như thế này thì thà chết còn hơn.

Đã không biết sống là vui
Tấm thân nào biết thiệt thòi là thương?

Khi sống làm gì có niềm vui, vậy thì chết đi cũng đâu có khổ gì?

Một mình cay đắng trăm đường
Thôi thì nát ngọc tan vàng thì thôi

Cái thấy bây giờ của Kiều là chết còn khỏe hơn sống. Đó là đích thực tâm trạng của những người đau khổ cùng cực.

Mảnh trăng đã gác non đoài
Một mình luống những đứng ngồi không yên

Cả đêm ôm lấy niềm đau khổ cùng cực của mình, Kiều đã không ngủ được giây phút nào cả. Và bây giờ trăng đã lặn, trời đã gần sáng, mà nàng vẫn còn đi qua đi lại, đi tới đi lui. Tại sao? Tại vì trong lòng cơn sóng của khổ đau đã dậy lên. Đứng cũng không được mà ngồi cũng không được, vì nỗi khổ đau đã lên tới mức cùng cực rồi.
Lúc đó nàng mới nghe tiếng thủy triều lên.

Triều đâu nổi tiếng đùng đùng
Hỏi ra mới biết rằng sông Tiền Đường
Thú đau thương
Kiều hỏi thăm con hầu ở trên thuyền thì con hầu nói rằng thuyền đã đi tới sông Tiền Đường. Thúy Kiều nhớ tới ngày xưa, khi nằm mơ thấy Đạm Tiên, nàng đã nghe Đạm Tiên nói rằng sau này hai người sẽ gặp lại nhau ở sông Tiền Đường. Thúy Kiều tin chắc rằng đây là lúc mà mình phải tự tử và Thúy Kiều đã nhẩy xuống sông tự tử. Khi đã đau khổ tới mức cùng cực, thì ta không thể nào đau khổ hơn nữa (Tây phương dùng thành ngữ hitting the bottom). Nhưng có một điều rất lạ là khi mình đau khổ đến cùng cực rồi thì mình lại bắt đầu có điều kiện của hạnh phúc. Người chưa từng đau khổ thì không hề biết hạnh phúc là gì. Nếu muốn biết hạnh phúc là gì thì phải biết đau khổ là gì trước đã. Điều này rất buồn cười nhưng lại rất đúng. Nếu anh chưa từng đói thì anh không biết ăn cơm là vui, là một hạnh phúc lớn. Nếu anh không biết lạnh là gì thì anh không biết ấm là quý. Nếu anh không biết khổ là gì thì anh không biết thế nào vui. Thành ra, nếu quý vị đã từng đau khổ thì quý vị có thể nói: ta đã có điều kiện của hạnh phúc, ta có thể có hạnh phúc. Quả thực là sau khi Kiều được sư Giác Duyên cứu, nàng đã được sống những ngày rất hạnh phúc. Cụ Nguyễn Du đã viết những câu thơ chứng tỏ rằng hạnh phúc của Thúy Kiều lúc đó là hạnh phúc thật sự. Tôi sẽ đọc cho quý vị nghe những câu đó. Nhưng trước hết tôi muốn nói với quý vị là con người Thúy Kiều có cái bản chất của sự đứt ruột. Đứt ruột là đoạn trường đó. Từ hồi còn nhỏ, cô ta đã ưa cái loại văn nghệ đứt ruột. Cố nhiên trong chúng ta ai cũng đều có cái hạt giống của văn nghệ đứt ruột ở trong lòng cả. Nhưng có người hạt giống đó được tưới tẩm nhiều, có người hạt giống đó được tưới tẩm ít. Người nào mà hạt giống văn nghệ đứt ruột được tưới nhiều thì sẽ khổ. Trong giới thanh niên Việt Nam chúng ta có nhiều người rất ưa cái gọi là thú đau thương. Chúng ta ưa mằm cong lại như một con tôm và ưa nghe thấm thía những điệu hát làm cho não nuột cả tâm hồn. Hàng ngày thưởng thức loại văn nghệ đứt ruột này là chúng ta để cho những hạt giống của loại văn nghệ đứt ruột đó phát triển trong lòng chúng tasớm muộnchúng ta cũng trở thành một nàng Kiều hay là một chàng Kiều. Điều này rất quan trọng. Bản chất hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân rất khác. Thúy Vân không ưa cái loại văn nghệ đứt ruột đó. Thúy Kiều từ hồi còn mười bốn, mười lăm tuổi đã ưa văn nghệ đứt ruột đó rồi. Thúy Kiều có tài làm thơ, có tài chơi đàn tỳ bà và từ hồi mười sáu tuổi đã tự sáng tác ra một bản nhạc rất là hay gọi là Bạc Mệnh. Bạc tức là mỏng, mệnh là số mạng. Mới có mười sáu tuổì mà đã nói là mình có số mạng mỏng rồi. Chúng ta không cần đọc những câu nói về nhan sắc của Thúy Kiều. Ta chỉ cần đọc những câu nói về tài năng của Thúy Kiều thôi:

Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm
Cung thương làu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương

Kiều vẽ cũng đẹp, làm thơ cũng hay mà hát cũng hay. Cung thương làu bậc ngũ âm. Đàn cũng hay. Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương. Nhất là khi cô nàng chơi đàn tỳ bà thì không ai theo kịp:

Khúc nhà tay lựa nên chương
Một thiên Bạc Mệnh lại càng não nhân

Bản nhạc nàng sáng tác tên là Bạc Mệnh. Mỗi khi nghe đánh bản đàn ấy lên, ai cũng thấy não ruột. Hai câu này khi đọc tôi chú ý lắm. Tôi tự nói đó là hạt giống đau khổ của Thúy Kiều. Chính Thúy Kiều sau này đã công nhận sự thật đó. Sau khi thoát khỏi mười lăm năm tai nạn, được trở về đoàn tụ với gia đình và với Kim Trọng rồi thì nàng được Kim Trọng yêu cầu đàn cho nghe lại một lần nữa bản nhạc ác ôn kia. Lần đầu Thúy Kiều đàn cho Kim Trọng nghe là khi nàng chui rào đi sang gặp người yêu bên hàng xóm. Cũng vì nhớ kỷ niệm xưa nên Kim Trọng đã yêu cầu Thúy Kiều đàn lại. Thúy Kiều đã nói như thế này: ''Cái lỗi lầm căn bản của em là đã trót ưa chuộng loại văn nghệ đứt ruột đó cho nên em đã đau khổ suốt đời. Bây giờ em phát nguyện nhất định đoạn tuyệt với văn nghệ đứt ruột.'' Để tôi đọc cho quý vị nghe những câu thơ của cụ Nguyễn Du:

Tình xưa lai láng khôn hàn
Thong dong lại hỏi ngón đàn ngày xưa

Kỷ niệm của mối tình trước đây mười lăm mười sáu năm đột nhiên sống dậy. Kim Trọng hỏi về khúc nhạc ngày xưa. Đây là câu Thúy Kiều trả lời:

Nàng rằng: ''Vì mấy đường tơ
Lầm người cho đến bây giờ mới thôi
Ăn năn thì sự đã rồi
Nể lòng người cũ vâng lời một phen''

Và sau khi đàn xong, Thúy Kiều nói:

Nàng rằng vì chút nghề chơi
Đoạn trường tiếng ấy hại người bấy lâu
Một phen tri kỷ cùng nhau
Cuốn dây từ ấy về sau cũng chừa

Và đó là lời cam kết đoạn tuyệt với nền văn nghệ đứt ruột. Lầm người cho đến bây giờ mới thôi. Lầm người tức là đưa con người đi lạc vào hướng của khổ đau, của đen tối. Chính loại văn nghệ đó, chính đường hướng văn nghệ đứt ruột đó đã đưa em vào con đường khổ đau cùng cực. Ăn năn thì sự đã rồi. Bây giờ em có ăn năn nữa thì cũng đã muộn. ''Em đã đau khổ mười lăm năm. Nếu em biết trước điều đó thì em đã không phải trải qua mười lăm năm khổ đau như vậy.'' Đó chính thực là những điều Thúy Kiều đã nói, nói với chính kinh nghiệm khổ đau. Thành ra quý vị, nhất là quý vị phụ huynh trong nghề giáo huấn, quý vị phải tự hỏi: nếu con em mình say mê loại văn nghệ đứt ruột thì sau này đời chúng nó sẽ như thế nào. Lần đầu Kiều chui hàng rào sang thăm Kim Trọng, Kim Trọng có yêu cầu nàng đàn cho mình nghe, vì chàng đã nhiều lần nghe đồn Thúy Kiều đàn hay. Kim Trọng rất trân trọng, rất quý mến tài năng của nàng và Kim Trọng đã nâng đàn lên ngang trán một cách rất cung kính để mời Thúy Kiều đàn. Nhưng trong khi Thúy Kiều đàn Kim Trọng đau khổ quá chừng. Kim Trọng không thể ngồi yên được. Khi nghe người ta đàn thì mình phải ngồi yên. Nhưng sự thực thì anh ta đã uốn qua uốn lại, giựt tóc vò đầu, đứng lên ngồi xuống và không tài nào ngồi yên được. Đây là những câu diễn tả cái đau khổ của người gọi là nạn nhân của văn nghệ đứt ruột:

Ngọn đèn khi tỏ, khi mờ
Khiến người ngồi đó cũng ngơ ngẩn sầu
Khi tựa gối, khi cúi đầu
Khi vò chín khúc, khi chau đôi mày.

Quả thực Kim Trọng không ngồi yên được: Khi tựa gối, khi cúi đầu, khi vò chín khúc, khi chau đôi mày. Chín khúc là ruột của mình. Đau cho đến nỗi phải chau đôi mày. Kim Trọng không đủ sức thưởng thức được cái loại văn nghệ đứt ruột đó, nên anh ta nói rất rõ: ''Nhạc của em hay thì hay thiệt nhưng mà nó cay đắng quá, anh nghe anh không chịu nổi.''

Rằng: hay thì thiệt là hay
Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào!
So chi những bậc tiêu tao
Dột lòng mình cũng nao nao lòng người

''Tại sao em lại sáng tác những bài như vậy. Tại sao em lại đàn những bài như thế? Nó làm cho chính em đau khổ mà cũng làm cho người nghe đau khổ nữa.'' Đó là nội dung bình luận văn nghệ của Kim Trọng. Anh ta nói thẳng huỵch toẹt: ''Em chơi cái loại văn nghệ gì mà đứt ruột người ta như vậy? Nếu người đứt ruột thì ruột em cũng phải đứt.'' Thúy Kiều chấp nhận sự thật là mình có tập quán, có thói quen ưa loại văn nghệ đó:

Rằng: quen mất nết đi rồi
Tẻ vui thôi cũng tính trời biết sao!
Giải nhất đứt ruột
''Tại vì tính trời phú cho em như vậy.'' Cô nói rằng cô đã quen thưởng thức cái loại văn nghệ đó rồi. Rồi cô lấy cớ là trời sanh ra cô như vậy. Trong giới thanh thiếu niên chúng ta, có nhiều người ưa loại văn nghệ đứt ruột lắm, và khi mình hỏi tại sao họ ưa nghe những bản nhạc như vậy thì những anh chàng đó, những cô nàng đó đã nói giống như Thúy Kiều: ''Tại vì con ưa cái thứ văn nghệ ấy, tại vì em sanh ra để ưa những cái như thế.'' Tôi muốn nói rằng có những nhà văn, nhà thơ, nhà nhạc không có tinh thần trách nhiệm. Mình cho giới thiếu niên và thanh niên tiếp thụ những sản phẩm tàn phá tâm hồn họ, tưới tẩm những hạt giống khổ đau trong lòng họ. Mình đưa họ tới rất gần cái mé vực thẳm của khổ đau. Có những bài hát mà người ta ưa hát cho mình nghe và người ta lại tập cho mình hát. ''Bên bờ sông, tôi ngồi tôi khóc, đời tôi như bãi sa mạc, nỗi đớn đau đã tràn ngập cả thế giới, cả kinh thành..., tôi là con chim không có tổ, tôi là con ma không có mồ, ... tôi khóc, tôi than, đời tôi không biết đi về đâu, ôi ta buồn ta lang thang bởi vì đâu,'' v.v.. Những loại nhạc như vậy, những loại văn nghệ như vậy tràn ngập thị trường. Chúng ta là nạn nhân của loại văn nghệ ấy và con cháu chúng ta từ thế hệ này sang thế hệ khác cũng là những nạn nhân kế tiếp. Nhạc của Thúy Kiều đã như vậy mà thơ của Thúy Kiều cũng như vậy. Sau lần gặp gỡ Kim Trọng bên bờ suối, Thúy Kiều về nằm mơ thấy Đạm Tiên và Đạm Tiên bảo: ''Hồi chiều gặp chị, chị có làm cho em bài thơ, em rất cám ơn. Về tra sổ lại em thấy chị cũng có tên trong Hiệp Hội của Những Người Đứt Ruột (Hội Đoạn Trường). Vậy thì chị phải đóng góp vài bài thơ cho hội đó.'' Và Đạm Tiên ra mười đề tài để Kiều làm mười bài thơ. Kiều lập tức làm mười bài thơ theo các đề tài của Đạm Tiên đề nghị. Đọc xong Đạm Tiên nói: ''Hay quá đi. Đứng về phương diện văn nghệ đứt ruột thì chị là number one. Chị là số dzách.''

Kiều vâng lĩnh ý đề bài
Tay tiên một vẫy đủ mười khúc ngâm
Xem thơ nức nở khen thầm:
Giá đành tú khẩu cẩm tâm, khác thường
Ví đem vào tập đoạn trường
Thì treo giải nhất chi nhường cho ai!

Kiều được giải nhất, tức là được làm người đau khổ hơn hết trong số những người đau khổ trong hội. Rõ ràng là thơ cũng như nhạc, tất cả đều báo trước rằng cô thiếu nữ này sẽ đi vào một cuộc phiêu lưu rất khổ đau, rất đen tối. Trong mười lăm năm lưu lạc, Kiều gặp rất nhiều tai nạn, khổ đau, rất nhiều người tàn ác. Nhưng thỉnh thoảng nàng cũng gặp người dễ thương. Trong số những người ấy, có một bà quản gia đã lo chăm sóc, trị liệu những vết thương gây ra do chủ nhà hành hạ, đánh đập Kiều, và một sư cô, sư cô tên là Giác Duyên. Trong mười lăm năm lưu lạc, Kiều đã có lần được xuất gia và làm sư cô, pháp danh là Trạc Tuyền. Nguyên lục, cũng như Truyện Kiều, không nói rõ người nào đã làm lễ xuất gia cho Thúy Kiều. Hồi đó chưa có kiến thức đủ vững chãi về Phật học nên cụ Nguyễn Du nói là Thúy Kiều xuất gia nhưng chỉ thọ năm giới thôi. Năm giới là giới của cư sĩ, chứ đâu phải giới của người xuất gia. Tam quy ngũ giới cho nàng xuất gia. Phải mười giới mới làm sa di ni được chứ. Nhưng có một vị sư trưởng nào đó đã được mời tới để làm lễ xuất gia cho Thúy Kiều tại Quan Âm Các của nhà Hoạn Thư. Và người đó đã đặt cho Thúy Kiều pháp danh là Trạc Tuyền. Người đó có lẽ đã thấy được cái bản chất của Thúy Kiều và đã có cái lòng từ bi đối với Thúy Kiều. Người ấy đã nghĩ rằng Thúy Kiều đang mang trong người của mình rất nhiều oan ức, rất nhiều nghiệp duyên. Những nghiệp duyên đó chỉ có nước từ bi của đạo Bụt mới rửa sạch được. Trạc nghĩa là rửa sạch, gội cho sạch. Tuyền nghĩa là dòng suối, một dòng suối mà nước có thể rửa sạch những nỗi oan, những khổ đau cùng cực của mình. Hai chữ ''Trạc'' và ''Tuyền'' này chúng ta có thể thấy trong bài tựa của kinh Thủy Sám, Từ Bi Tam Muội Thủy Sám. Trong câu chuyện Ngộ Đạt Quốc Sư lên núi đi tìm tôn giả Ca Nặc Ca khi bị một vết thương rất lớn trên bắp chân. Mụt ghẻ hành hạ thầy khổ đau cùng cực. Tôn giả Ca Nặc Ca nói: ''Không sao đâu, thầy là người ơn của tôi ngày xưa. Thầy cứ ngủ lại đây một đêm, sáng mai tôi sẽ đưa thầy xuống dưới chân núi. Dưới ấy có một dòng suối và nếu chúng ta lấy nước suối đó rửa vết thương cho thầy thì thế nào vết thương cũng lành.'' Sơn hạ hữu tuyền trạc chi tắc dũ, nghĩa là dưới núi có dòng suối, rửa đi thì sẽ lành. Và có lẽ pháp danh của Thúy Kiều, Trạc Tuyền, đã được lấy ra từ câu đó trong bài tựa của Kinh Từ Bi Tam Muội Thủy Sám. Giác Duyên là một người sư chị rất dễ thương. Chính Giác Duyên sau này sẽ cứu độ cho Thúy Kiều, và cho sư em những ngày hạnh phúc nhất trong đời của sư em. Thúy Kiều nghiệp còn nặng quá thành ra chỉ được xuất gia trong một thời gian ngắn thôi và sau cùng lại phải rơi trở vào ổ nhện của thanh lâu. Nhưng Giác Duyên vẫn tiếp tục làm phận sự của một người chị nâng đỡ em. Pháp danh Giác Duyên có nghĩa rất sâu sắc. Giác Duyên nghĩa là những điều kiện để mình được tiếp xúc với sự tỉnh thức (conditions for awakening). Mỗi chúng ta đều cần tới một sư chị Giác Duyên. Mỗi chúng ta đều cần có những điều kiện để tiếp xúc với đạo giải thoát, để được giác ngộ, để thoát ra khỏi cái cái vùng tối tăm khổ đau của chúng ta. Nếu chúng ta đã có một sư chị Giác Duyên, nếu chúng ta đã được tiếp xúc với những điều kiện của sự tỉnh thức thì chúng ta nên biết, và nên trân quý những điều kiện đó. Sư chị có thể là một thầy, có thể là một sư cô. Sư chị có thể là một đạo hữu, một người bạn tu của mình. Khi được gần gũi và tiếp xúc với người đó, mình có cơ hội được tiếp xúc với đạo lý giải thoát và mình có thể vượt thoát ra khỏi cái vùng tăm tối khổ đau triền miên của mình.
Ma đưa lối, quỷ dẫn đường
Sư chị Giác Duyên là một người rất thương sư em Trạc Tuyền. Sau khi đã thoát ra khỏi chốn thanh lâu và được làm phu nhân của tướng công Từ Hải, Thúy Kiều đã mời sư chị tới để tỏ lòng trân trọngbiết ơn. Sau đó sư chị Giác Duyên tạ từ về chùa, tại vì sư chị không muốn ở lâu nơi chỗ quân trường và quyền bính. Trên con đường về, sư Giác Duyên gặp một đạo cô tên là Tam Hợp, một người tu theo đạo Lão nhưng có kiến thức rất sâu sắc về đạo Bụt. Thời đó ba tôn giáo đã sống chung và có ảnh hưởng lẫn nhau, ta gọi là tam giáo tịnh lập. Biết rằng Thúy Kiều sẽ còn gặp nhiều khổ đau nên sư Giác Duyên mới hỏi đạo cô Tam Hợp về tương lai của nàng. Tam Hợp nói cho Giác Duyên biết rằng Thúy Kiều còn sẽ phải gặp nhiều tai nạnđau khổ nữa trước khi được giải thoát. Đây là những lời của đạo cô Tam Hợp mà tôi muốn đọc cho quý vị nghe. Qua những lời này chúng ta thấy đạo cô Tam Hợp là một nhà phân tâm học, thấy được cái bản chất của con người Thúy Kiều và cũng thấy được tương lai của Thúy Kiều:

Thúy Kiều sắc sảo khôn ngoan
Vô duyên là phận hồng nhan đã đành

Vô duyên ở đây nghĩa là không đủ điều kiện, những
điều kiện căn bản để có hạnh phúc. Và điều kiện đây là điều kiện của sự tu học, của sự giác ngộ. Vô duyên đây không có nghĩa là thiếu sự duyên dáng; vô duyên đây là thiếu may mắn, thiếu những điều kiện tu học, để thấy được sự thật, để thấy được mình đang đi vào một đường không sáng sủa:

Thúy Kiều sắc sảo khôn ngoan
Vô duyên là phận hồng nhan đã đành
Lại mang lấy một chữ tình
Khăng khăng mình buộc lấy mình vào trong
Vậy nên những chốn thong dong
Ở không yên ổn, ngồi không vững vàng.

Những chốn mà người khác đi đứng thong dong, khỏe khoắn và hạnh phúc, mình tuy ở chung nhưng vẫn không được như người ta. Đáng lý được thong dong mà mình không được thong dong.

Vậy nên những chốn thong dong
Ở không yên ổn, ngồi không vững vàng.

Mình ngồi cũng không yên, đi cũng không yên, mình đi trên chông gai và bước trên than hồng trong khi người khác có sự thanh thản bình an. Dầu cho có vào chùa đi nữa thì mình cũng tiếp tục ngồi trên đống lửa mà không được ngồi trên hoa sen. Dầu cho đang được cùng đi thiền hành với tăng thân và trong khi tăng thân thực tập từng bước nở hoa sen mình vẫn dẵm lên trên lửa nóng. Vào chùa mình cũng chẳng có sự thanh tịnh vì mình đã tự buộc mình vào vòng nghiệp chướng.

Vậy nên những chốn thong dong
Ở không yên ổn, ngồi không vững vàng.
Ma đưa lối quỷ dẫn đường
Lại tìm những chốn đoạn trường mà đi

Ma dẫn mình đi. Ma đây tức là ma thất niệm, sự vắng mặt của chánh niệm. Ma quỷ tức là sự tối tăm, là vô minh, là tình trạng không thấy được sự thật, là tình trạng đang đi trên con đường khổ đau và đen tối. Mình không tìm con đường an lành mà đi, trái lại đã tìm chốn đoạn trường mà đi. Đoạn trường là đứt ruột.

Hết nạn ấy đến nạn kia
Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần
Trong vòng vòng giáo dựng gươm trần
Kề lưng hùm sói gửi thân tôi đòi
Giữa dòng nước dẫy sóng dồi
Trước hàm rồng cá gieo mồi vắng tanh
Oan kia theo mãi với tình
Một mình biết, một mình mình hay

Chỉ có mình mới thấy được cái khổ đau cùng cực của mình, người ngoài nhìn vào không thể thấy và biết hết được. Một mình mình biết, một mình mình hay. Câu thơ này thâm trầm hết sức. Đaọ cô nói tiếp:

Làm cho sống đọa thác đày
Đoạn trường cho hết kiếp này mới thôi.
Hoa và Rác
Đường lối văn nghệ đứt ruột sẽ làm đứt ruột không phải chỉ một gian đoạn của cuộc đời mình mà hết cả cuộc đời mình. Tới đây chúng ta thấy rõ là trong cuộc sống nếu chúng ta không có được may mắn sống trong môi trường lành mạnh, và nếu bị phơi bày dưới những ảnh tượng tiêu cực, chúng ta sẽ tự đánh mất mình và chúng ta sẽ đi vào những nẻo đường tối tăm mà đạo Bụt gọi là ác đạo. Không có bạn lành và tăng thân huớng dẫn, chúng ta càng ngày càng đi vào ác đạo. Khi đọc Truyện Kiều chúng ta thường có khuynh hướng nghĩ rằng Kiều gặp rủi ro nhiều quá và những rủi ro đó đã xảy ra từ bên ngoài Kiều. Chúng ta không nghĩ rằng chính trong con người của Kiều đã có bản chất của sự khổ đau và chính những hạt giống ấy đã đẩy Thúy Kiều đi về hướng đoạn trường. Khi đau khổ chúng ta thường có khuynh hướng trách trời, trách đất, trách người, trách xã hội. Chúng ta không biết rằng chính ta chịu trách nhiệm một phần quan trọng trong hoàn cảnh khổ đau của chúng ta. Chính chúng ta đã chọn con đường đó để đi và vì chúng ta không có Giác Duyên bên cạnh, không có những điều kiện của giác ngộ bên cạnh nên chúng ta càng ngày càng đi sâu vào con đường tối tăm của khổ đau. Tuy nhiên khi đã khổ đau rồi, nếu có cơ hội giác ngộ, chúng ta sẽ có khả năng biến những khổ đau đó thành hạnh phúc, tại vì hạnh phúc được làm bằng chất liệu của khổ đau cũng như hoa tươi được làm bằng phân rác. Nhìn vào bông hoa, ta thấy bông hoa tươi mát và thơm tho, nhưng nhìn sâu theo kiểu thiền quán, chúng ta thấy phân rác trong bông hoa vì nếu không có rác để làm phân thì chúng ta không trồng ra hoa được. Trong vòng mươi mười lăm ngày, bông hoa sẽ thành rác, trong bông hoa có sẵn hạt giống của phân rác. Bây giờ đây nhìn vào đống rác chúng ta cũng sẽ thấy những bông hoa. Nếu chúng ta biết ủ rác thành phân và lấy phân để trồng hoa thì chúng ta sẽ lại có hoa. Và như thế nhìn sâu vào hoa ta thấy rác, nhìn sâu vào rác ta thấy hoa. Một người làm vườn giỏi không bao giờ vứt bỏ rác, họ dùng rác để làm hoa. Đó là tính tương tức (inter-being) của hoa và rác. Nếu hoa đang ở trên đường thành rác thì rác cũng đang trên đường thành hoa. Cho nên nếu có khổ đau thì chúng ta cũng đừng sợ hãi. Nếu chúng ta có Giác Duyên bên cạnh, có sư chị bên cånh, thì sư chị sẽ dậy chúng ta sử dụng những khổ đau đó để chuyển thành hạnh phúc. Rác rất quan trọng. Khổ đau rất quan trọng. Nếu quý vị đã từng khổ đau thì hãy áp dụng phương pháp tu học để chuyển hóa rác thành hoa. Sau khi nghe đạo cô Tam Hợp nói thì sư Giác Duyên khóc: ''Như vậy thì chết em tôi!'' Nhưng đạo cô Tam Hợp nói: ''Không sao đâu, khi khổ đau cùng cực rồi thì người ta lại có điều kiện của hạnh phúc. Vậy nếu muốn giúp Trạc Tuyền thì sư cô hãy tới sông Tiền Đường mà đợi. Kiều sẽ tự tử ở đó và nếu sư cô cứu được Thúy Kiều và hướng dẫn cho Thúy Kiều tu học thì thế nào Thúy Kiều cũng sẽ có những ngày hạnh phúc.'' Nghe như vậy sư chị Giác Duyên rất mừng. Sư cô lập tức đem số vàng mà Thúy Kiều tặng cho mình tháng trước, thuê hai người đánh cá giăng lưới ngang sông Tiền Đường ngày đêm trong suốt một năm. Thuê năm ngư phủ hai người. Khi Thúy Kiều nhảy xuống sông tự tử, ở trên thuyền tù trưởng người ta có biết nhưng đã ngăn không kịp! Ai cũng tưởng Thúy Kiều đã chết. Nhưng hai ngư phủ đã kéo lưới vớt Thúy Kiều lên thuyền họ. Lúc đó sư chị Giác Duyên nhận biết rõ ràng đó là đứa em đã từng tu học với mình ngày xưa. Không rõ sư chị Giác Duyên có dùng phương pháp hô hấp nhân tạo hay không mà Trạc Tuyền đã tỉnh dậy mau chóng trên thuyền. Hai người gặp nhau rất mừng rỡ. Đây là sự tái ngộ, là sự đoàn tụ. Đoàn tụ bao giờ cũng là niềm vui lớn của chúng ta. Thương nhau mà bị xa cách nhau là khổ đau. Những người thương nhau được đoàn tụ với nhauhạnh phúc thật sự.
Thấy nhau mừng rỡ trăm bề
Dọn thuyền mới rước nàng về thảo lư

Tỉnh thứchạnh phúc
Thảo lư là một am tranhni sư Giác Duyên đã lập ra để tu tập, để ngồi thiềntụng kinh trong khi chờ đợi hai ngư phủ cứu được người em trong đạo của mình. Ni sư đã không dùng số vàng kia để làm chùa mà chỉ dựng lên một thảo am bằng tranh. Sau khi sư chị Giác Duyên đưa Thúy Kiều về và làm lễ xuất gia lại cho nàng, hai sư cô đã sống với nhau những ngày hạnh phúc nhất của hai người. Cụ Nguyễn Du chỉ dùng có năm câu thơ thôi mà có thể diễn tả được hạnh phúc tuyệt vời đó của hai chị em. Điều kiện hạnh phúc đầu tiên của Thúy Kiều là những đau khổ cùng cực mà nàng đã phải gánh chịu. Nhờ đó bây giờ Thúy Kiều đã sáng mắt. Sau khi đưa Kiều về am làm lễ xuất gia trở lại và gọi Kiều bằng pháp danh Trạc Tuyền, sư chị mới thật sự có thì giờ hướng dẫn tu học cho người sư em và lần này Trạc Tuyền tu học rất tinh tấn chứ không phải chỉ khoác áo nâu sồng để lo tỵ nạn như lần trước. Hai người rất hạnh phúc.

Một nhà chung chạ sớm trưa
Gió trăng mát mặt muối dưa chay lòng
Bốn bề bát ngát mênh mông
Triều dâng hôm sớm mây lồng trước sau
Nạn xưa trút sạch làu làu.

Một nhà chung chạ sớm trưa. Ta có thể đọc là một nhà xum họp sớm trưa. Hãy đọc năm câu đó với tất cả chánh niệm. ''Một nhà xum họp sớm trưa''. Đó là điều kiện đầu của hạnh phúc. Chúng ta có đang được xum họp với người thương của chúng ta chưa? Nếu có thì chúng ta đang có điều kiện đầu tiên của hạnh phúc. Người thương của chúng ta đang ở Việt Nam hoặc đang cư trú ở một nơi khác. Chúng ta đã làm giấy tờ bảo lãnh, đã lo lắng, buồn phiền, đã trông đợi từ năm nằy sang năm khác. Khi người ấy có đủ giấy tờ qua được, chúng ta chảy nước mắt, mừng rỡ giống như khi Giác Duyên gặp lại Trạc Tuyền. Nhưng có khi vì quá bận rộn, quá lo lắng, chúng ta không nhìn thấy sự có mặt quý giá của người ấy. Một nhà xum họp sớm trưa. Nghĩa là chúng ta đang có hạnh phúc sống chung dưới một mái nhà, chúng ta có cơ hội thấy được mặt nhau buổi sớm và buổi trưa. Bây giờ chúng ta có cơ hội được sống chung với nhau, được đoàn tụ với nhau và nhìn thấy mặt nhau buổi sáng và buổi chiều, điều đó chính đã là một hạnh phúc rất lớn rồi. Ta đâu cần phải đi tìm hạnh phúc ở đâu xa, vì theo đạo Phật hạnh phúc có thể đang nằm trong lòng. Hạnh phúc có thể rất đơn giản. Người thương đang sống với chúng ta dưới một mái nhà, nhưng thử hỏi chúng tathì giờ để nhìn mặt người ấy và mỉm cười với người ấy không? Thức dậy buổi sáng có thể ta không có thì giờ nhìn nhau. Ta ăn sáng rất hấp tấp. Người thường ngồi trước mặt nhưng ta không có thì giờ để nhìn. Có khi ta còn đưa tờ báo lên che mặt, để đừng thấy người đó nữa. ''Chúc em đi làm hôm nay vui vẻ nhé'' hoặc ''Mẹ ở nhà, con đi làm nghe mẹ'', ''Mẹ ở nhà đọc cuốn sách con mới mua này.'' v.v.. Chúng ta không có thì giờ để nói những câu như thế. Chúng ta đi như một mũi tên và để người thương của mình ở nhà, vò võ trống vắng. Buổi chiều về mệt nhoài, ta cũng không thèm nhìn tới người thương. Ta có thể còn càu nhàu và nói những câu khó chịu với người đó. Rồi ta lại mở máy truyền hình ra. Ta không có thì giờ nhìn người thương, ta chỉ có thì giờ nhìn ti vi. Có một nhà văn Pháp, tác giả ''Le Petit Prince'' (Hoàng tử bé) nói rằng: Thương nhau không hẳn là nhìn nhau mà cùng nhìn về một hướng. Hướng đây có thể là hướng ti vi. Nhìn nhau có thể khônghạnh phúc gì cả, vì hôm qua chúng ta đã cãi lộn với nhau rồi, đã lên án nhau rồi. Cho nên cả hai đều cùng xem ti vi cho đỡ khổ. Người mình thương có thể là cha mình, mẹ mình, chồng mình, v.v.. Mình đã cố công chờ đợi trong bao nhiêu năm ngày đoàn tụ nhưng mình đã không biết sống, mình vẫn còn ''khai nhãn túy mang mang'' (mắt mở nhưng vẫn say nồng), không thấy được sự quý giá của người thương bên cạnh. Người kia tuy sống bên cạnh ta nhưng có cảm tưởng là đang bị bỏ rơi và đang chết từ từ. Người ấy không được sự chú ý, sự săn sóc, sự yêu thương của ta. Ta tưởng chỉ đưa tiền cho người ấy đủ sống là ta đã làm tròn bổn phận của ta. Nhưng người ấy đâu có thể chỉ sống vì tiền. Người đó cần sống với tình thương. Ta không cho người ấy sự thương yêu, sự săn sóc, sự chú ý của ta. Có các bậc cha mẹ tưởng qua nước ngoài sống với con là sung sướng, nhưng cuối cùng lại họ lại muốn trở về Việt Nam. Bao nhiêu bậc cha mẹ đã trở về Việt Nam vì trong thời gian ở với con, con không có thì giờ để nhìn mặt mình. Đó là chuyện có thiệt đã xảy ra trong rất nhiều gia đình người Việt ở hải ngoại. Người mình thương có thể là vợ, là chồng, là em, chị, cháu, con, cha hay mẹ mình. Có người đã qua tới, đã đau buồn và đã chết ngay tại đây. Đâu phải ta không có thì giờ để hỏi han và nhìn mặt những người ấy? Tuy vẫn có điều kiện, một nhà xum họp sớm trưa, nhưng ta đã dẵm đạp lên điều kiện đó, bởi vậy ta không có hạnh phúc, do đó người thương của ta cũng không có hạnh phúc. Ở đây hai chị em Giác Duyên lấy sự gặp nhau và sống với nhau làm điều kiện căn bản của hạnh phúc. Một nhà xum họp sớm trưa. Có sáu chữ thôi. Chúng ta đòi hỏi gì nữa? Nếu có điều kiện hạnh phúc mà không có hạnh phúc đó là lỗi của chúng ta chứ không phải lỗi của thời thế, của xã hội. Gió trăng mát mặt muối dưa chay lòng. Gió trăng mát mặt là một điều kiện rất lớn của hạnh phúc, điều kiện thứ hai. Gió và trăng tượng trưng cho những mầu nhiệm của thiên nhiên, của sự sống. Gió mát trăng trong là sự sống mầu nhiệm. Lá đỏ mùa thu, những bông hoa đang nở, những cây tùng cao vút trời xanh. Sự sống quanh ta chứa đựng những mầu nhiệm tuyệt vời. Hạnh phúc có trong tầm tay nhưng chúng ta không có khả năng tiếp nhận. Trái tim chúng ta đang đập bình thường, đó là một sự kiện mầu nhiệm. Hai mắt chúng ta đang sáng, mở ra là ta thấy trời, thấy mây và thấy được người thương, nhưng ta đâu có biết trân quý đôi mắt ấy. Đến khi tim nghẽn, mắt mờ không thấy được gì nữa, lúc đó ta mới than. Khi những điều kiện của hạnh phúc có mặt, chúng ta không biết trân quý. Gan chúng ta đang còn tốt, ta không để ý, cứ ăn dầu, ăn mỡ, ăn sô cô la, uống rượu thật nhiều cho đến khi gan hư ta mới than phiền. Lúc đó chúng ta mới thấy rằng một lá gan không hư là quý. Trong đời sống hàng ngày chúng ta quen sống trong thất niệm, vì vậy đã không biết trân quý những điều kiện hạnh phúc mà ta đang có. Gió trăng mát mặt. Gió trăng là của chung của tất cả mọi người, nhưng chỉ những ai biết sống thảnh thơitự do mới có khả năng tiếp nhận những mầu nhiệm ấy. Bận rộn quá làm sao ta tiếp xúc được với gió với trăng? Có những người hết sức sung sướng khi được tiếp xúc với gió và với trăng. Còn chúng ta vì bận rộn cho đến nỗi cả năm chúng ta cũng không từng thấy mặt trăng ra sao. Ngọn gió mát kia chúng ta cũng chưa từng được hưởng. Chúng ta đã bận rộn lại còn muốn bận rộn thêm. Có một sở làm rồi ta còn muốn có một việc làm thứ hai. Chúng ta có nhiều dự tínhdự án quá. Chúng ta bận rộn đến nỗi không nhìn thấy người thương, không nói được một câu nói dễ thương với người ấy. Muối dưa chay lòng tức là sống với những điều kiện vật chất vừa đủ. Tiếng Anh gọi là simple living. Chay lòng nghĩa là có tác dụng làm cho thân thểtâm hồn chúng ta nhẹ nhàng. Chúng ta ăn, uống và tiêu thụ những chất liệu lành mạnh. Chúng ta không đòi hỏi cao lương mỹ vị, chỉ mong có sức khỏe cần thiết để không bị ốm đau. Nếu sống đơn giản, chúng ta sẽ có thì giờ tiếp xúc với những mầu nhiệm của sự sống trong ta và xung quanh ta như gió, trăng. Chúng ta ham hố muốn tiêu thụ nhiều, có một chiếc xe thì nghĩ rằng hai chiếc mới đủ. Có hai chiếc xe nghĩ rằng ba chiếc thì tốt hơn. Có một cửa tiệm, ta nghĩ rằng nếu có một cửa tiệm thứ hai thì đồng ra đồng vào sẽ nhiều hơn. Làm tám giờ đủ rồi nhưng chúng ta nghĩ rằng phải làm giờ phụ trội thì mới có tương lai cho ta và cho con cháu. Khăng khăng mình buộc lấy mình vào trong. Có ai buộc mình đâu. Mỗi ngày, ta lấy thêm một sợi dây để tự cột chúng ta thêm một lần nữa. Tất cả những sợi dây ràng buộc chúng ta đều do chúng ta tự cột lấy. Khăng khăng mình buộc lấy mình vào trong, đó là nghiệp của Thúy Kiều. Thúy Kiều đang có mặt ngay ở đây và bây giờ giữa chúng ta. Sống đơn giản, tiêu thụ ít là một điều kiện căn bản của hạnh phúc. Nếu không thấy được điều đó chúng ta sẽ còn mải mê bon chen và dấn thân vào mê lộ. Chúng ta sẽ không có thời gian và cơ hội để sống thoải mái, để có thể tiếp xúc với những mầu nhiệm của sự sống có mặt ngay giờ phút hiện tại và ngay ở đây. Chúng ta sẽ có đủ cơ hội để nhìn mặt người thương của chúng ta. Điều kiện thứ nhất của hạnh phúc là được sống với nhau dưới một mái nhà. Điều kiện thứ hai là tiếp xúc được với những mầu nhiệm của thiên nhiên trong giờ phút hiện tại. Điều kiện thứ ba là phải sống đời sống đơn giản, phải tiêu thụ ít lại. Tiêu thụ ít mà có hạnh phúc hơn người tiêu thụ nhiều. Chìa khóa là ở chỗ đó. Sư chị Giác Duyên chỉ cho ta thấy điều đó. Bốn bề bát ngát mênh môngđiều kiện thứ tư của hạnh phúc. Thảo am của hai chị em được dựng trên bờ sông Tiền Đường, xung quanh không có chiếc cao ốc nào chặn phía trước mặt, thành ra hai chị em nhìn thấy mây, trăng, núi, sông, rất dễ. Mình có rất nhiều không gian.
Không gian thêng thang
Không gian là một điều kiện hạnh phúc rất quan trọng. Những người tỵ nạn mới sang ham mua đồ, nhất là khi đi chợ rệp thấy người ta bán ''sales'' (bán hạ giá), bán như cho, như vứt đi vậy. Mình không cần những thứ ấy, nhưng mình thấy tiếc, phải mua. Bán có một đồng, đồng rưỡi không mua thì uổng. Chúng ta có cái tật ham mua. Vài tháng sau trong nhà chúng ta không có chỗ để cựa quậy nữa. Đi ra cũng vướng, đi vô cũng vướng, đi sang phải cũng vướng, đi sang trái cũng vướng. Không còn không gian để mà sống nữa. Một ngày kia chúng ta giác ngộ và bắt đầu đem liệng những đồ đạc đã mua đi hoặc đem chúng cho người khác. Và chúng ta bắt đầu có hạnh phúc. Hạnh phúc là khi chúng ta đã quăng bớt những cái mà chúng ta không thật sự cần. Có khi chúng ta nghĩ tới một vật gì đó và cho nó là điều kiện quan trọng của hạnh phúc. Tôi phải có cái này, tôi phải có cái kia thì tôi mới sống nổi, nếu không thì đời sống sẽ không có ý nghĩa. Có những cái mình tưởng là điều kiện thiết yếu nhất của hạnh phúc trong khi chính chúng là chướng ngại cho hạnh phúc của mình. Một hôm Bụt ngồi trong rừng Đại Lâm với một số các thầy. Vừa thọ trai xong, thầy trò sắp sửa pháp đàm với nhau thì, một bác nông dân đi ngang qua hỏi: ''Thưa các thầy, các thầy có thấy mấy con bò của tôi chạy qua đây không?'' Bụt hỏi: ''Bò nào?'' Ông ta nói: ''Tội tôi quá các thầy ơi! Tôi có mấy con bò mà không biết vì sao hôm nay chúng bỏ chạy đi đâu hết. Mất bò thì làm sao tôi sống được? Mà đã hết đâu, các thầy ơi, tôi chỉ có mấy sào mè thôi mà không biết tại sao năm nay sâu ăn nát hết cả, chắc tôi phải tự tử quá!'' Bụt thương và nói: ''Chúng tôi không thấy bò của bác chạy về hướng này. Có lẽ bác phải đi tìm về hướng khác.'' Bác nhà quê cám ơn Bụt rồi đi. Sau khi bác đi khỏi, Bụt quay lại nhìn các thầy, mỉm cười và hỏi: ''Các thầy ơi, các thầy có biết là các thầy hạnh phúc không? Các thầy đâu có con bò nào mà sợ mất.'' Hễ có bò là sợ mất bò, hễ có bò là phải giữ bò. Có cái gì ta phải giữ cái đó.
Tất cả những vật sở hữu của ta đều là những con bò của ta. Ngay chính ngôi chùa của ta cũng là một con bò. Các thầy ngày xưa không có chùa, chỉ có một chiếc bình bát và ba chiếc áo cà sa, đi đâu cũng có không gian thênh thang, đi đâu cũng là tăng thân. Có một bài thơ tôi rất ưa từ hồi mới làm chú tiểu:

Bụt là vầng trăng mát,
Đi ngang trời thái không.
Hồ tâm chúng sanh lặng
Trăng hiện bóng trong ngần.

Bụt là vầng trăng đi trong không gian thênh thang. Ngài có nhiều tự do do quá, nhiều không gian quá, cho nên hạnh phúc của ngài rất lớn. Các thầy hồi đó cũng học theo lối sống đơn giản như vậy, một bình bát, ba áo ca sa và một cái lọc nước. Đi đâu cũng được, không có gì để sợ mất. Ngày nay, có chùa phải mua alarm system để gắn trong nhà, phải mua những bộ khóa, phải làm hàng rào sắt quanh chùa. Càng có nhiều không gian chừng nào thì càng có hạnh phúc chừng đó. Người biết cắm hoa không cần phải có nhiều hoa. Các bông hoa cần có không gian xung quanh để tỏa chiếu xung quanh hương sắc của nó. Con người cũng là một bông hoa, con người phải có không gian mới sống được. Khi thương, ta phải cho người ta thương một ít không gian, nếu không người đó sẽ nghẹt thở. Người kia không cựa quậy được nữa vì mình đã thương người ấy ''quá cỡ'' và tình thương đó đã trở nên một cái nhà tù. Khi thương ai với tình thương chân thật, luôn luôn ta hiến tặng cho người ấy đầy đủ không gian, không gian ở trong lòng và không gian chung quanh. Nếu bận rộn quá, lo lắng quá, có nhiều dự án quá thì ta sẽ không có không gian bên trong, ta sẽ khổ. Không gian bên trong cũng quan trọng như không gian bên ngoài. Có nhiều dự án quá, nhiều tham vọng quá ta sẽ không có hạnh phúc. Đôi khi ta nghĩ rằng nếu khôngdự án ấy thì đời ta không có nghĩa. Sự thật có thể là ngược lại. Càng buông bỏ chừng nào, ta càng có không gian chừng đó và càng có hạnh phúc chừng đó. Ở New York City có một bà rất giàu. Có lần bà mua một khoảng đất lớn gần nhà với ý định xây một cao ốc mười hai tầng để cho thuê. Nhưng may mắn cho bà, một bữa đó có sư chị Giác Duyên đi ngang qua. Sư chị nói: ''Này chị lại đây mà coi. Đứng ở đây, nhìn qua cửa sổ này, chị có thấy cây cối xanh tốt và mặt trời đang lên không? Nếu cất cao ốc thì chị đâu còn được thấy cảnh đẹp đó?'' Bà nhà giàu nghe lời, và bỏ dự án làm cao ốc. Buổi sáng nào bà cũng ra đứng cửa sổ và ngắm cây cối, nghe chim hót và thấy mặt trời lên, bà rất có hạnh phúc. Lần đâu tiên bà biết mua một cái thật sự có ích lợi: bà mua không gian. Mua miếng đất đó rồi thì không ai có quyền dựng lên một cao ốc trên ấy nữa, trừ bà. Không gian bây giờ phải mua. Ngày xưa hai chị em Trạc Tuyền đâu cần phải mua không gian. Vì không gian nhiều quá. Không gian thênh thang là một điều kiện của hạnh phúc. Nếu có quá nhiều bò, bò ở trong lòng và bò chung quanh, ta phải học thả bò đi thì ta mới có hạnh phúc. Đây là tuệ giác của cụ Nguyễn Du mà cũng là tuệ giác của đạo Bụt.

Bốn bề bát ngát mênh mông
Triều dâng hôm sớm mây lồng trước sau

Hôm sớm tức là buổi sáng sớm và buổi chiều hôm.
Buổi sáng nào hai sư cô cũng nghe tiếng hải triều lên ầm ầm, đó là một bản hòa tấu vĩ đại của đất trời, đó là một đại nhạc hội. Nếu có sự thảnh thơi, nếu có không gian thênh thang thì sáng nào chiều nào ta cũng được nghe đại nhạc hội của thủy triều, đâu cần phải bỏ ra mười đô, mười lăm đô, hoặc hai mươi đô để đi nhạc hội. Chỉ cần ra ngồi trước am và lắng tai là ta có thể nghe tiếng thủy triều vang dậy. Ngồi nghe thủy triều và thực tập thở vàothở raý thức, ta sẽ thấy tâm hồn lắng đọng và tiếng thủy triều sẽ rửa sạch mọi lo lắng muộn phiền trong ta. Quý vị đã từng ra ngồi bãi biển để thực tập hơi thở, để ngưng nghỉ mọi suy tư và để cho tiếng thủy triều rửa sạch những suy tư phiền muộn trong lòng mình chưa? Ngồi được một giờ đồng hồ như vậy, không suy nghĩ, chỉ nghe tiếng sóng vỗ và theo dõi hơi thở thôi, quý vị sẽ có hạnh phúc rất nhiều. Hai chị em Giác Duyên và Trạc Tuyền ngày nào cũng biết nghe tiếng thủy triều. Họ thực tập hơi thở chánh niệm và như vậy họ không cần đi nhạc hội, nhạc hội tới với họ một cách tự nhiên. Mây lồng trước sau là một bức họa của thiên nhiên kỳ diệu. Mây có rất nhiều hình dáng và màu sắc. Mây sáng cũng đẹp, mây chiều cũng đẹp, mây phía trước am cũng đẹp mà mây phía sau am cũng đẹp. Phía trước am là một bức họa rất vĩ đại. Buổi sáng có những đám mây hình thù khác nhau với những màu sắc khác nhau. Mình chỉ cần ra trước am để nhìn ngắm là đã có sẵn một bức họa rất linh động. Họa sĩ đây là họa sĩ trứ danh đệ nhất, đó là thiên nhiên. Bức họa đó buổi sáng không giống buổi chiều. Chỉ một giờ sau thì các đám mây đó đã biến hình, những đám mây khác đã đi tới và cuộc triển lãm không bao giờ đóng cửa. Mỗi nửa tiếng lại có một bức họa mới. Mặt trời lên cũng đẹp mà mặt trời lặn cũng đẹp. Phía trước am cũng có mây, có họa, phía sau am cũng có mây, có họa, nên gọi là mây lồng trước sau. Đó là những mầu nhiệm của đất trời, của sự sống, của thiên nhiên. Triều dâng hôm sớm là nhạc, mây lồng trước sau là họa. Tất cả những thứ đó đẹp vô cùng, những nếu bận rộn ta sẽ không bao giờ có thể tiếp xúc. Hạnh phúc nằm trong tầm tay, nếu ta thảnh thơi, nếu ta không còn ưu tư thì ta có thể tiếp xúc ngay được với những mầu nhiệm kia và ta có thể tiếp xúc chung với với người ta thương. Hai người cùng ngồi với nhau và chỉ cho nhau thấy và nghe những mầu nhiệm của vũ trụ, của sự sống hàng ngày. Câu thứ năm: Nạn xưa trút sạch làu làu. Những tai nạn của mười lăm năm đã thực sự qua rồi. Bây giờ sư cô Trạc Truyền được sống an lành với sư chị của mình. Cô thảnh thơi, không còn bị làm nô lệ cho ai. Cô đã thoát vòng nghiệp chướng. Tất cả những tủi nhục, những tai nạn ghê gớm trong mười lăm năm đã được hoàn toàn trút sạch. Đó cũng là một điều kiện căn bản của hạnh phúc. Quý vị cứ nghĩ lại những lúc chúng ta tính chuyện vượt biên, những lúc chúng ta lênh đênh trên biển, những lúc chúng ta có thể bị hải tặc hãm hại giết chóc, những lúc chúng ta có thể rơi xuống biển và bị nuốt vào bụng cá. Tất cả những tai nạn, những hiểm họa đó, những tủi nhục đó đều đã qua rồi. Đó thật là một điều kiện quan trọng của hạnh phúc. Nhưng tại sao ta vẫn chưa có hạnh phúc? Sự thật không phải là ta không có điều kiện hạnh phúc, chỉ vì ta chưa mở mắt ra được để thấy rằng mình đang có đủ điều kiện hạnh phúc đó thôi. Tai nạn đâu còn nữa, tại sao mình vẫn chưa có hạnh phúc? Ngày xưa trong cơn tai biến, ta đã nghĩ rằng sau khi vượt khỏi những tai biến ấy, ta sẽ có an lànhhạnh phúc. Nhưng tại sao bây giờ hạnh phúc vẫn chưa tới? Có phải vì tuy mắt ta mở nhưng ta vẫn còn say? Nhìn lại cõi bụi bặm, mắt mở vẫn say nồng, xin nhắc đó là thơ của thầy Huyền Quang. Xin đọc lại nguyên văn của năm câu:

Một nhà chung chạ sớm trưa
Gió trăng mát mặt muối dưa chay lòng
Bốn bề bát ngát mênh mông
Triều dâng hôm sớm mây lồng trước sau
Nạn xưa trút sạch làu làu.

Nạn xưa trút sạch làu làu, tất cả những tai nạn,
những tủi nhục, những hiểm nguy trong quá khứ bây giờ không còn nữa. Đó là điều kiện mà tôi nghĩ tất cả chúng ta đang ngồi ở đây đêm nay đều đang có. Nếu chúng ta chưa có hạnh phúc, đó là do chúng ta chứ không phải chúng ta chưa có những điều kiện đó. Một nhà xum họp sớm trưa. Người thương của chúng ta đang còn sống đó và mắt chúng ta đang còn tốt, chúng ta có cơ hội để nhìn thấy khuôn mặt người đó mỗi buổi sáng và buổi chiều.
Rõ mặt đôi ta
Lần đầu tiên Thúy Kiều sang nhà Kim Trọng là vào một ngày mà gia đình đi ăn giỗ bên ngoại. Hôm ấy Thúy Kiều đã phải giả bộ đau bụng hay nhức đầu gì đó để ở nhà. Và đó là cơ hội đầu tiên để Kim và Kiều có thể gặp gỡ và tâm sự với nhau. Kiều đã xé rào sang nhà Kim Trọng. Kiều ở chơi với Kim cho tới chiều. Nghĩ rằng cha mẹ và hai em sắp về, nàng mới từ giã chàng. Về tới nhà, Kiều thấy gia đình đi ăn giỗ vẫn chưa về. Đợi một hồi vẫn không thấy về. Kiều tiếc rẻ, liền buông rèm, thắp đèn rồi đi sang nhà Kim Trọng một lần nữa. Khi Kiều sang tới thì trăng đã vừa lên. Tiếng gót chân Kiều sào sạo trên lối sỏi đánh thức Kim dậy. Kim Trọng đang ngồi ngủ gục trên án thư. Trong trạng thái nửa mê nửa tỉnh, chàng thấy hình dáng nửa như thật nửa như ảo của người yêu. Chàng hỏi: ''Có phải là em thật đấy không, hay là anh nằm mơ?''

Gót sen sẽ động giấc hòe
Ánh trăng đã xế hoa lê lại gần
Băng khuâng đỉnh Giáp non Thần
Còn ngờ giấc mộng đêm xuân mơ màng.

Kiều trả lời. Nàng nói: ''Em đi tìm anh. Nếu trong giây phút hiện tại, chúng ta không thực sự nhìn thấy nhau thì sau này tất cả sẽ có thể trở thành một giấc chiêm bao.'' Cụ nguyễn Du viết:

Nàng rằng: khoảng vắng đêm trường
Vì hoa nên phải đánh đường tìm hoa
Bây giờ rõ mặt đôi ta
Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao?

Nếu hôm nay ta sống với nhau, có cơ hội nhìn mặt nhau mỗi buổi sáng và mỗi buổi chiều, mà chúng ta vẫn không nhìn rõ được mặt nhau, thì ngày mai tất cả sẽ trở thành một giấc mơ mà thôi.
Bây giờ rõ mặt đôi ta
Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao?
Hai câu thơ kia quả như một tiếng sấm động, có khả năng đánh thức chúng ta dậy. Nếu người thương của chúng ta còn sống mà cả ngày chúng ta không có cơ hội nào để nhìn thấy người ấy, thì sống như vậy là ta đang sống trong một giấc mơ. Đôi ta ở đây có thể là ta với sự sống, ta với mặt trăng, ta với hoa anh đào đang nở. Trong mỗi giây mỗi phút chúng ta đối diện với kẻ kia, với cái kia. Cái kia có thể là một bông hoa cúc. Cái kia có thể là một chén trà. Cái kia có thể là một em bé, một màu trời xanh. Nếu chúng ta sống không chánh niệm, sống một cách mờ mờ ảo ảo thì một ngày kia ta sẽ khám phá ra rằng tất cả những gì đi ngang đời ta đều chỉ là những hình bóng của một giấc mơ mà thôi.

Bây giờ rõ mặt đôi ta
Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao?

Hai câu này có thể được viết treo lên cả ở thiền viện, chứ không hẳn chỉ cần treo ở phòng khách của từng nhà. Đôi ta là ta và cái gì đang xảy ra trong giờ phút hiện tại. Sống tỉnh thức để có thể tiếp xúc sâu sắc với những gì đang xảy ra trong giờ phút hiện tại, đó là rõ mặt. Chúng ta có một bà mẹ, nếu chúng ta không thấy được mẹ, không tiếp xúc được với mẹ vốn là chuối ba hương, là xôi nếp một, là đường mía lau, thì bà mẹ đó chẳng qua chỉ là hình bóng trong một giấc chiêm bao. Ta với mẹ ta làm thành một đôi ta. Ta với con ta làm thành một đôi ta. Ta với cha ta cũng là một đôi ta. Và nếu câu này được treo ở phòng khách, đi ra đi vào thấy nó, ta sẽ biết trân quý sự có mặt của người thương mà ta đang được sống chung trong giờ phút hiện tại.
Một hôm sư cô Giác Duyên trên đường đi du hóa gặp một đàn chẩn tế bên bờ sông. Tới gần, sư cô mới biết ra rằng người ta đang làm chay siêu độ cho vong linh Thúy Kiều. Ai cũng nói rằng Thúy Kiều đã chết. Kim Trọng, Thúy Vân, Vương Quancha mẹ Kiều đều có mặt tại đàn chay. Mọi người nghe báo cáo rằng Kiều đã tự tử ở chỗ này, nên họ đã dựng đàn làm lễ cÀu siêu. Lúc Çó Kim Tr†ng và VÜÖng Quan ÇŠu Çã ra làm quan. Hai ngÜ©i rû nhau Çi nhậm chức. Đi ngang qua đây thì hỏi được tin tức Kiều. Họ khóc Kiều, tổ chức làm chay và cầu siêu cho Kiều. Ni sư Giác Duyên hỏi: ''Quý vị là ai? Tại sao làm chay cúng cho một người còn sống?''
Mọi người đều giật mình ngã ngửa. Ai cũng tin là Thúy Kiều đã chết. Ni sư nói với họ là Thúy Kiều còn sống. ''Nếu quý vị đi theo tôi thì quý vị sẽ được gặp Thúy Kiều ngay trong vòng một giờ đồng hồ.'' Vậy là tất cả mọi người bỏ xôi, bỏ chuối, bỏ chuông, bỏ mõ để đi theo ni sư. Mừng như vậy nhưng họ vẫn thấp thỏm là sợ bị mừng hụt:

Bẻ lau vạch cỏ tìm đi
Tình thâm luống hãy hồ nghi nửa phần
Quanh co theo dải giang tân
Qua rừng lau đã tới sân Phật đường
Tan sương đầu ngõ
Tới cổng chùa, sư chị Giác Duyên mới lên tiếng gọi:
- Sư cô Trạc Tuyền đâu, có người hỏi thăm.
Từ liêu xá đi ra sân chùa, sư em Trạc Tuyền giật mình thấy tất cả những người mình thương đang có mặt ở đó. Sư cô ngạc nhiên vô cùng! Hạnh phúc lớn lao quá cỡ. Cho đến nỗi Trạc Tuyền không tin đó là sự thật. Sự thật đẹp hơn những gì mình có thể tưởng tượng. Tây phương hay nói: đẹp quá làm cho mình không tin là có thật (It's too beautiful to be true). Cụ Nguyễn Du đã viết:

Ngỡ bây giờ là bao giờ
Rõ ràng trước mắt còn ngờ chiêm bao

Sự kiện quý vị còn được sống với người thương của quý vị, đó là một điều quý báumầu nhiệm vô cùng. Nếu quý vị không thấy được điều đó là quý vị đang sống trong chiêm bao. Người mình thương còn sống đó, bằng thịt, bằng xương. Mình có thể sờ mó được, mình có thể nắm bắt được, mình có thể nói chuyện được với người ấy. Mình có thể nói: ''Con thương bố. Con thương mẹ. Anh thương em.'' Nếu mình không thấy được rằng đó là một phép lạ mầu nhiệm thì quả mình là người dại dột nhất trên đời.
Ngỡ bây giờ là bao giờ, rõ ràng trước mắt còn ngờ chiêm bao! Đây là những câu thơ cùng có tính chất như câu thơ của thiền sư Huyền Quang: Khai nhãn túy mang mang (mắt mở mà vẫn tưởng như mình đang nằm mơ). Chàng Kim Trọng, dưới ngòi bút của cụ Nguyễn Du, cũng đã nói lên được một câu rất có giá trị về điều kiện hạnh phúc. Nếu ngày hôm nay tôi còn sống, em còn sống hay anh còn sống, con còn sống và mẹ còn sống, đó là một phép lạ.

Trời còn để có hôm nay
Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời

Nếu ngày hôm nay chúng ta vẫn còn sống đây, còn được gặp mặt nhau, được tiếp xúc với nhau, được nói chuyện với nhau thì đó là một hạnh phúc không có bờ bến. Tan sương đầu ngõ có nghĩa là những khó khăn, ngăn cách, những hiểu lầm ngày xưa đã được tan biến. Tan sương đầu ngõ thì những bông hoa đầu ngõ hiện ra rất rõ. Vén mây giữa trời, có nghĩa là những mây mù, những nỗi khó khăn đe dọa cũng đã tan biến. Mây giữa trời mà vén lên thì chúng ta thấy được mặt ttrăng, và thấy được mặt trăng tức là hạnh phúc lớn. Anh là hoa của tôi, anh là mặt trăng của tôi. Bây giờ sương đã tan, mây đã vén. Tôi thấy được anh và tôi rất có hạnh phúc. Em là hoa, là trăng của tôi. Bây giờ sương đã tan, mây đã vén. Tôi thấy được em và tôi rất hạnh phúc. Mẹ là trăng của con. Mẹ là hoa của con. Bây giờ sương đã tan, mây đã vén, trăng đã hiện, hoa đã hiện. Con bây giờ rất có hạnh phúc. Cha là trăng của con. Cha là hoa của con. Bây giờ sương đã tan, mây đã vén, trăng đã hiện, con là một người hạnh phúc. Đó là cái thấy của người tỉnh thức, người không có mê ngủ.

Đạo Bụt là đạo tỉnh thức. Chữ Bụt là từ chữ Buddha mà ra, có nghĩa là người tỉnh thức. Chữ Buddha phát xuất từ động từ Budh, nghĩa là tỉnh dậy. Người đã tỉnh dậy gọi là Buddha. Khi có tỉnh thức, mình thấy người thương của mình đang có mặt và tự nhiên trong tâm mình hạnh phúc tràn trề. Và khi biết sống tỉnh thức như vậy thì tự nhiên những đau khổ ngày xưa không còn nữa. Tất cả đau khổ đã được chuyển hóa thành hạnh phúc, thành tỉnh thức. Không có hạnh phúc nào mà không được làm bằng sự tỉnh thức. Đạo tỉnh tức là đạo đưa tới cho ta sự thức tỉnh, để ta không còn mê. Sự tỉnh thức nào cũng là điều kiện của hạnh phúc. Nếu không thức tỉnh, ta làm sao thấy được sự kiện bây giờ rõ mặt đôi ta. Nếu không thức tỉnh, ta làm sao thấy được một nhà chung chạ sớm trưa. Nếu không thức tỉnh thì làm sao ta thấy được gió trăng mát mặt muối dưa chay lòng. Nếu không thức tỉnh thì làm sao ta biết sống cuộc sống đơn giản, tiêu thụ ít mà hạnh phúc nhiều. Nếu không thức tỉnh thì làm sao ta có được không gian thênh thang, bốn bề bát ngát mênh mông. Nếu không thức tỉnh thì làm sao ta tiếp xúc được với những mầu nhiệm như triều dâng hôm sớm mây lồng trước sau. Nếu không thức tỉnh thì làm sao ta thấy được những tai nạn, những tủi nhục ngày xưa đều đã được vượt qua rồi. Bây giờ ta có tất cả những điều kiện của hạnh phúc. Đạo tỉnh thứcđạo hạnh phúc. Nếu khôngtỉnh thức, chúng ta cứ tiếp tục sống mê mờ trong đời sống hàng ngày. Chúng ta khai nhãn túy mang mang. Mắt ta mở nhưng ta đi trong cuộc sống hằng ngày như một kẻ mộng du.
Chân tình
Khi được gặp lại Kim Trọng, Thúy Kiều là một người đã chuyển hóa. So với Kim Trọng, bây giờ Kiều có bản lĩnh tuyệt vời hơn nhiều lắm. Kim Trọng tuy vậy mà nhát gan, chưa có kinh nghiệm nhiều về khổ đau như Thúy Kiều. Hồi mới gặp nhau lần đầu, Thúy Kiều than thở: ''Anh ơi số phận của em chắc là long đong. Hồi còn nhỏ mới có mười một, mười hai tuổi, có một ông thầy tướng nói đời em sau này sẽ khổ lắm: anh hoa phát tiết ra ngoài, ngàn thu bạc mệnh một đời tài hoa. Em thế nào cũng khổ. Anh thì khác. Phước đức của anh rất dày. Phước đức của em rất mỏng: một dầy một mỏng biết là có nên? Kim Trọng nói: ''Em đừng lo. Đừng tin mấy ông thầy tướng số. Mà dù có gì xảy ra đi nữa thì anh sẽ liều thân anh cho tình yêu.''

Ví dù giải kết đến điều
Thì đem vàng đá mà liều với thân

Nếu cần thì mình chết, mình hy sinh tánh mạng cho tình yêu. Nhưng Kim Trọng chưa bao giờ dám tự tử. Sau khi được gặp lại ở am tranh, cha mẹ Kiều muốn Kiều về nhà đừng tu nữa. Thúy Kiều thưa: ''Tình nghĩa của con với sư chị rất thâm sâu. Chị con đã cứu con và bây giờ đây con không có lòng nào bỏ chị con.'' Lòng nào nỡ dứt nghĩa người ra đi? Đó chỉ là một cách nói thôi. Tại vì Thúy Kiều đã tìm được an lạc thật sự trong nếp sống tu hành rồi. Nhưng vì theo quan niệm ngày xưa, hiếu chưa trả được thì mình vẫn còn áy náy. Cho nên khi hai ông bà dùng tất cả lý luận về đạo hiếu thảo, Kiều thấy mình phải để ra một thời gian quạt nồng ấp lạnh để báo hiếu cho cha mẹ rồi mới tiếp tục tu học được. Kiều ngước mắt lên nhìn sư chị. Sư chị đã đứng nghe chăm chú từ hồi nãy đến giờ. Sư chị đã quán sát từ lâu, sư chị hiểu nên sư chị gật đầu. ''Em cứ đi đi, em cứ về làm cho xong phận sự hiếu thảo của một người con đi. Chúng ta sẽ gặp nhau sau.'' Cho nên Thúy Kiều đã giã từ Giác Duyên, cùng với gia đình đi về. Sau đó, trong bữa tiệc đoàn viên, Thúy Vân còn đặt ra chuyện làm đám cưới Thúy Kiều với Kim Trọng. Đối với Thúy Kiều, chuyện làm đám cưới là chuyện khôi hài. Nhưng mọi người, từ cha mẹ trở xuống đều một mực nài ép. Họ nghĩ như thế mới là hạnh phúc vẹn toàn. Thúy Kiều đã đạt tới một trình độ giác ngộ rất cao. Thúy Kiều muốn dùng phương tiện để có thể độ được cha mẹ, độ được người yêu cũ. Giữa người yêu cũ với mình bây giờ đã có một khoảng cách rất xa. Trong nguyên lục, tôi đọc thấy Thúy Kiều nói:
- Đứng về phương diện hình thức, con có thể chấp nhận được chuyện này. Nhưng con thật sự không còn sống được cuộc sống vợ chồng như ngày xưa nữa. Con đã thoát ra khỏi thường tình rồi. Con bây giờ đã thanh tịnh. Muốn đẹp lòng cha mẹ thì con chịu được. Nhưng sống chung như vợ chồng thì thôi. Con nhất định thà chết chứ con không làm việc ấy.
Ông bà cũng như những người kia nghĩ rằng con gái thì nói như vậy thôi, chứ đến khi làm lễ xong rồi, Kiều sẽ đổi ý kiến. Sự thực Kiều đã không đổi ý kiến. Đêm tân hôn, Kiều nói: ''Thà em chết, chứ em không thể làm chuyện vợ chồng được nữa.'' và chính trong đêm đó Kiều đã dạy cho Kim Trọng con đường tu học. Trong văn Kiều của Nguyễn Du, điều này không được nhắc tới. Nhưng trong nguyên lục thì có. Đêm đó Kiều làm mười bài thơ nói lên tuệ giác, tình thươnghạnh phúc của Kiều. Mười bài thơ này hoàn toànbản chất đối nghịch với mười bài thơ đứt ruột mà Kiều đã làm để nạp vào hồ sơ Hiệp Hội Đoạn Trường theo lời Đạm Tiên ngày xưa yêu cầu. Đây là bài thơ thứ mười của mười bài:

Hôm nay gặp lại chàng.
Tử sinh em đã vượt
Khuyên chàng hãy định tâm
Một lòng sau như trước

Gặp lại chàng hôm nay em đã trải qua kinh nghiệm của sống chết và em đã được giải thoát rồi. Vậy chàng hãy định tâm trở lại. Chàng hãy cố tu tập đi. Để trên con đường tâm linh chàng có thể tới gần em. Và làm người bạn tâm linh của em. Bài thơ ấy trong nguyên lục như sau:

Kim nhật trùng kiến lang
Bất phục tri hữu tử
Nguyện quân tảo định tình
Thận chung như thận thỉ

Nguyện quân tảo định tình, nghĩa là xin chàng hãy
sớm tập an định tâm tư và tình ý lại. Cũng theo nguyên lục, sau khi trao cho Kim Trọng mười bài thơ, Kiều nói: ''Mười bài thơ này nói lên được bản chất tình thương của em. Xin anh hiểu và đáp ứng lại tình em bằng một mối tình cùng chất liệu (Thử thiếp tình dã, nguyện di quân tình dĩ tựu ngã). Đọc xong mười bài thơ, Kim Trọng ngước nhìn Kiều và nói: ''Tình của em thật là một thứ tình trinh liệt. Như thế thì anh đâu dám đáp ứng lại mối tình đó với một thứ tình tục lụy'' (Khanh thử trinh liệt chi tình dã. Ngã hà cảm phục manh tuế hiệp chi tình?) Kim Trọng đã hiểu và đã chấp nhận. Vì vậy cho nên Kiều đã đứng dậy, sửa áo cài trâm để lạy tạ, tạ ơn chàng đã hiểu và thương theo cái hiểu đó. Trên con đường tu tập, từ đây Kiều sẽ là người thiện tri thức hướng dẫn cho chàng. Kim Trọng lại nói một câu để chứng tỏ mình thật sự hiểu được Thúy Kiều: ''Lâu nay đáy bể mò kim, là vì cái nghĩa cũ, chớ không phải đi tìm chuyện gối chăn.'' (Bấy lâu đáy bể mò kim, là nhiều vàng đá phải tìm trăng hoa). Sau đó, ôn lại những giờ phút gặp gỡ đầu trong quá khứ, Kim Trọng xin Thúy Kiều đàn cho mình nghe. Thúy Kiều nói: ''Anh muốn em đàn lại bản đàn đứt ruột ngày xưa ư? Anh có biết không? Ngày xưa chính vì bị kẹt vào cái loại văn nghệ đứt ruột ấy mà em đã khổ suốt đời. Vì vậy em đã nguyện vĩnh viễn từ giã nó. Nhưng đêm nay chiều lòng anh, em sẽ đàn cho anh nghe một lần chót.'' Và khi Thúy Kiều đàn thì dưới ngón tay nàng những nốt nhạc đột nhiên thay đổi: tất cả những đau thương, những đứt ruột, những khốn khổ ngày xưa hoàn toàn tan biến. Bản nhạc trở nên rất nhẹ nhàng, rất thanh thoát, rất vui tươi. Kim Trọng ngạc nhiên hỏi: ''Tại sao thế? Bản nhạc này ai sáng tác? Tại sao ngày xưa đàn nghe đứt ruột như vậy mà bây giờ đàn nghe thanh thoát tươi vui như thế?'' Xin mời quý vị nghe:

Tình xưa lai láng khôn hàn
Thong dong lại hỏi ngón đàn ngày xưa
Nàng rằng: ''Vì mấy đường tơ
Lầm người cho đến bây giờ mới thôi
Ăn năn thì sự đã rồi
Nể lòng người cũ, vâng lời một phen.''
Phím đàn dìu dặt tay tiên
Khói trầm cao thấp, tiếng huyền gần xa
Khúc đâu đầm ấm dương hòa
Ấy là Hồ Điệp hay là Trang Sinh?
Khúc đâu êm ái xuân tình
Ấy hồn Thục Đế hay mình Đỗ Quyên
Trong sao châu nhỏ duềnh quyên
Ấm sao hạt ngọc Lam Điền mới đông!
Lọt tai nghe suốt năm cung
Tiếng nào là chẳng não nùng xôn xao
Chàng rằng: ''Phổ ấy tay nào?
Xưa sao sầu thảm, nay sao vui vầy?
Khổ vui bởi tại lòng này
Hay là khổ tận đến ngày cam lai?

''Này em, có phải chăng khổ hay vui là đều do tâm mình chứ không phải do ngoại cảnh? Hay là khổ mãi thì cũng phải tới ngày vui?'' Đó là hai câu hỏi của Kim Trọng. Kiều đã trả lời trên kinh nghiệm và trên tuệ giác mình. Nàng nói căn nguyên của khổ đau là giòng văn nghệ đứt ruột. Và nàng nguyện từ đây sẽ đoạn tuyệt vĩnh viễn với loại văn nghệ ấy:

Nàng rằng: ''Vì chút nghề chơi
Đoạn trường tiếng ấy hại người bấy lâu
Một phen tri kỷ cùng nhau
Cuốn dây từ ấy về sau cũng chừa.''

Bốn câu thơ chót vừa đọc cũng là thông điệp tôi muốn gửi cho các bạn trẻ hôm nay. Các bạn, chúng ta hãy ra ngắm mây vần, ra nghe sóng vỗ để sáng tác những bản nhạc trong sáng như nắng thủy tinh, oai hùng như thác đổ. Dẹp hết đi những bản đàn ai oán thương mây khóc gió. Đừng tự nuôi mình mỗi ngày bởi độc tố của thú đau thương. Hãy vẫy tay tạ từ giòng văn nghệ đứt ruột.
Tạo bài viết
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: