Văn Học Phật Giáo Hải Ngoại, Nỗ Lực Vượt Qua Rào Cản Ngôn Ngữ Trong Sứ Mệnh Hóa Giải

07/08/20214:46 SA(Xem: 2922)
Văn Học Phật Giáo Hải Ngoại, Nỗ Lực Vượt Qua Rào Cản Ngôn Ngữ Trong Sứ Mệnh Hóa Giải
VĂN HỌC PHẬT GIÁO HẢI NGOẠI,
NỖ LỰC VƯỢT QUA RÀO CẢN NGÔN NGỮ TRONG SỨ MỆNH HÓA GIẢI
*
Việt Thạch Nguyễn Thụy Đoan

Phải chăng, như một định mệnh lịch sử, giáo hội Phật giáo sẽ là cứu tinh văn đàn Việt nam hải ngoại, kế thừa và hưng phục một nền văn hiến đang gặp nguy cơ ngưng trệ và lão hóa trầm trọng. Phải chăng, vấn nạn rào cản ngôn ngữ giữa các thế hệ người Việt hải ngoại, sẽ tìm được một nơi hòa giải và hóa giải trong các tác phẩm văn học như ba tác phẩm chúng ta được tiếp cận ngày hôm nay.

NGUYEN-THUY-DAN-1-AKính thưa chư tôn trưởng lão, chư vị thiện nam tín nữ, chư vị khán thính giả có mặt nơi đây, hoặc đang theo dõi trực tuyến. Đầu tiên, tôi xin thú thậtcáo lỗi, vì bản thân tôi không sinh hoạt trong nhà chùa, mà sự hiểu biết hẹp hòi của tôi về văn hóavăn học Phật giáo chủ yếu chỉ thông qua những phương hướng tiếp cận thuần túy mang tính học thuậtnghiên cứu văn học trung đại nói chung – cho nên, những ghi nhận của tôi về văn hóavăn học Phật giáo là của một người hoàn toàn ngoại cuộc các tổ chức giáo hộitín ngưỡng giáo lý liên quan tới nhà chùa. Mặt khác, tôi ít sinh hoạt trong cộng đồng nói chung, lại hết sức vụng về bề nói năng – không được cái khiếu đàm thổ sinh phong, nhả ngọc phun châu như nhiều trưởng lão và anh em nơi đây. Bởi thế cho nên, chẳng may tôi nói chi chi lạ tai hoặc thiếu chính xác, cúi mong chư vị lượng thứ mà mở dạy thêm cho vậy.

Hôm nay, cư sĩ Tâm Thường Định đã có nhã ý mời tôi giới thiệu sơ qua ba tác phẩm văn học của cộng đồng Phật giáo Việt Nam xuất bản tại Hoa Kỳ và phát hành quốc tế trong năm nay và năm ngoái. Tính theo thứ tự phát hành, ba tác phẩm ấy là Giác Hoàng Trần Nhân Tông: Sơ Tổ Thiền Trúc Lâm (2020) của Lê Mạnh Thát, Tuệ Sỹ, và Thích Phước An, Triết lý và Thi ca (2021) của Thích Nguyên Siêu, và số đầu tiên của Phật Việt: Tạp san văn hóa Phật giáo Việt nam (2021), của nhiều tác giả, chủ nhiệm Thích Như Điển, chủ bút Thích Nguyên Siêu. Ba tác phẩm này, nói cụ thể hơn, là sản phẩm tinh thần của những bậc chân tu thiện tri thức, những kẻ sĩ lừng danh ở miền Nam thời trước lẫn ngày nay, và những cây bút già trẻ, cũ mới trong cộng đồng Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất, trong đó có nhiều anh em có thể nói là bậc lương đống trong cộng đồng Việt nam hải ngoại nói chung, chứ không phải riêng gì chỉ trong giáo hội Phật giáo. Xét chung, ba tác phẩm này có điểm gặp gỡ là văn học Phật giáo – trong trường hợp cuốn Trần Nhân Tông của nhóm Lê Mạnh Thát là văn học Phật giáo Việt nam thời trung đại, còn trong trường hợp Thích Nguyên Siêu và tạp chí Phật Việt là văn học Phật giáo Việt nam đương đại, thậm chí là văn học Phật giáo của thế hệ trẻ sinh ra tại Hoa Kỳ như trường hợp Alexandra Huỳnh Thụy An, vốn là một vị huynh trưởng sinh hoạt trong Gia đình Phật tử của ngôi chùa này. Vậy nên, hôm nay tôi xin chia sẻ một số cảm tưởng lặt vặt của tôi khi đọc qua ba tác phẩm này, gọi là góp vui cho buổi đàm thoại hôm nay.

Thiết nghĩ hầu như ai ai có sở thích đọc văn học trung đại Việt nam đều đã đọc qua văn thơ Lý Trần, hoặc nguyên văn chữ Hán, hoặc thông qua những bản dịch tiếng Việt hiện đại. Đọc thơ văn Lý Trần, kỳ thực đồng nghĩa với đọc văn thơ Phật giáo thời Lý Trần, vì, về căn bản, thơ văn Phật giáo có thể nói là thơ văn chủ đạo ở Đại Việt đặc biệt là vào đời nhà Lý, nhưng cũng tiếp tục sang đời nhà Trần, cho dù về mặt giới sĩ phu, thời Trần đã có khuynh hướng sùng Nho và đã sản xuất những bậc sĩ phu như thái bảo Trương Hán Siêu 張漢超 (1274 – 1354) chủ trương bài xích Phật giáo về mặt tư tưởng, về mặt xã hội dường như lại có mong muốn tháo gỡ hoặc hạn chế tối đa ảnh hưởngquyền lực của các tổ chức Phật giáo. Nói điều này là để minh xác, chúng ta không nên ảo tưởng về một thời đại hoàng kim của Phật giáo trong lịch sử xã hội Việt nam. Thậm chí, xã hộivăn hóa Đại Việt đời Lý, đời Trần cho dù có phải là một thời đại toàn thịnh của Phật giáo ở địa bàn tương đương với miền Bắc Việt nam ngày nay, chúng ta cũng không nên nhận vơ là đồng nghĩa với xã hộivăn hóa Việt nam sau này. Tuy nhiên, việc chúng ta không nhẹ dạ tin vào một quá khứ đã bị lý tưởng hóa qua những giai thoạinhận định thiếu căn cứ hoặc đã thiên quá nhiều về các diễn ngôn lịch sử đượm dân tộc chủ nghĩa, kỳ thực không hề làm phai mờ đi cái vẻ huy hoàng và vị trí quan thiết của Phật giáo trong xã hội thời Lý Trần nói riêng, và lịch sử Việt nam nói chung. Ngược lại, cái nhìn thực tế và khách quan, tuy có bề phức tạp hơn, nhưng theo tôi cũng là cái nhìn giá trị hơn, cái nhìn có thể gợi lên trong ta nhiều trăn trở và cảm tưởng hơn. Chính vì thế cũng là cái nhìn cần thiết hơn cho việc vun bồi và duy trì những sinh hoạt tri thức, văn học, và nghệ thuật trong một thời đại sự rẻ rúng, sự hời hợt lên ngôi, mà gần như toàn bộ cuộc sống chúng ta đã bị chi phối bởi những khẩu hiệu sáo rỗng và vô nghĩa.

Tôi đọc thơ Trần Nhân Tông từ khá sớm – đến nay có lẽ đã gần mười năm. Thơ Trần Nhân Tông, bài tôi đọc đầu tiên có lẽ cũng là bài tôi yêu nhất, đấy là bài Sơn phòng mạn hứng:
是非念逐朝花落
名利心隨夜雨寒
花盡雨晴山寂寂
一聲啼鳥又春殘

Thị phi niệm trục triêu hoa lạc,
Danh lợi tâm tùy dạ vũ hàn.
Hoa tận vũ tình sơn tịch tịch,
Nhất thanh đề điểu hựu xuân tàn.

Nhiều người đã viết về yếu tố Thiền trong thơ Trần Nhân Tông. Tuy nhiên, với tôi – là một người xa lạ đối với tín ngưỡngthực tiễn Phật giáo, đọc bài tuyệt cú này của Trần Nhân Tông, điều gây ấn tượngxúc động nhất là cái buồn man mác của nhà thơ trước sự vô thường của vạn vật, trong đó có cả sự vô thường của những khái niệm đúng sai, những trăn trở và lo lắng hơn thua, được mất nội tại tư duy của nhà thơ. Vừa đọc vừa suy gẫm, chúng ta nhận ra bài thơ này không chỉ nói riêng về sự vô thường của hoa ban mai, của mưa đêm khuya, của tiếng chim hót, của mùa xuân tàn. Bản thân trải nghiệm và nhận thức của tác giả – hoặc của độc giả – về sự vô thường ấy, cũng là vô thường. Khi hoa đã hết, khi mưa đã tạnh, khi núi đã vắng, khi chim đã hót, khi xuân đã tàn – chúng ta còn lại gì? Đọc bài thơ này và nhiều bài thơ khác của Trần Nhân Tông, tôi không khỏi liên tưởng đến bối cảnh lịch sử thời nhà Trần – một thời đại hắc ám đầy những áp lực từ phía nhà Nguyên và những bất ổn nội tại xã hội Đại Việt. Chúng ta nên nhớ, nhà Trần đã được sáng lập khi Trần Thủ Độ thí quân Lý Huệ Tông trong chùa Chân giáo, và ngay từ đầu đã mang lời chúc dữ của Lý Huệ Tông, phàm sự gì khởi đầu bằng máu, sẽ phải kết thúc bằng máu. Đọc thơ Trần Nhân Tông, thơ Thiền của các vị hoàng đế nhà Trần, các sĩ phu thời Trần, trong bối cảnh binh hỏa ly loạn liên miên ấy, chúng ta càng cảm phục, càng thấu hiểu sức mạnh của tư tưởng Thiền tông trong việc giúp con người tỉnh dậygiải thoát khỏi hỏa trạch tam giớisự giải thoát ở đây không chỉ nói về giải thoát khỏi những cái ưu phiền nhỏ mọn thường ngày của một cá nhân, hay thậm chí những trang bi kịch kinh thiên động địa của một gia đình. Quả thật, chúng ta còn thấy được – cho dù có thể bản thân chúng ta chưa đạt được tới cảnh giới ấy – sự giải thoát khỏi hạo kiếp của cả một đất nước, cả một dân tộc, cả một định mệnh lịch sử, sự giải thoát khỏi bi kịch của bản thân sự hiện hữu. Phải chăng, chúng ta ngày nay, đối diện với những kiếp nạn không tiền khoáng hậu trong lịch sử nhân loại, cũng có thể rút được bài học từ cổ nhân. Phải chăng cái chúng ta ngỡ là vận mệnh đất nước bảy chục năm trở lại, năm chục năm trở lại, hay hai năm trở lại trong thời đại đại dịch Vũ Hán, bất quá là một vẻ “dường như”, cũng như bản chất của chúng sinh có vẻ “dường như” sinh diệt khứ lai, nhưng kỳ thực không hề gia giảm dù cho một cọng tóc.

Hiện tượng đan xen giữa thi ca và triết lý trong văn học Phật giáo đã xuất hiện từ rất sớm trong văn học sử Trung quốc. Thậm chí, chúng ta có thể khẳng định rằng, không có văn học Phật giáo, ắt không có văn học Trung quốc, ít ra là không có văn học Trung quốc như chúng ta vẫn quen hình dung. Tại sao lại thế? Nói đến thi ca Trung quốcViệt nam, tôi nghĩ ai ai cũng sẽ nêu lên đặc điểm của nhạc tính hai ngôn ngữ này, cụ thể là nhạc tính được tạo nên bởi thanh điệu bằng trắc khiến cho thi ca tiếng Hán và tiếng Việt có âm hưởng trầm bổng du dương ít thấy nơi những ngôn ngữ khác. Tuy nhiên, tiếng Hán vốn không có thanh điệu bằng trắc. Tiếng Việt, đương nhiên, cũng thế. Sự hình thành của thanh điệu bằng trắc trong tiếng Hán là một quá trình dài, trong đó ảnh hưởng của tiếng Phạn thông qua sinh hoạt truyền giáo Phật giáo có thể nói là một nguồn ảnh hưởng chủ đạo, nếu không phải là ảnh hưởng chủ yếu. Cho nên, bản thân ngôn ngữ chúng ta vẫn nói hằng ngày, dù chúng ta dùng ngôn ngữ ấy để hoằng pháp hay để bài Phật, ít nhiều cũng đã mang ảnh hưởngâm hưởng của nhà chùa. Đã nói đến bằng trắc, thì cũng phải nói đến thơ cận thể, hoặc như người Việt chúng ta vẫn thường gọi là thơ Đường hay thơ Đường luật. Cố nhiên, không có bằng trắc thì không thể nào có thơ Đường. Thế nhưng, ảnh hưởng của Phật giáo không dừng lại ở đấy – bản thân thể tứ tuyệt và bát cú, theo lập luận của một số chuyên gia Hán học, chính là vay mượn và ảnh hưởng từ các thể thi ca trong văn học Phạn ngữ.

Định nghĩa của thơ theo thi học cổ điển có thể tóm tắt bằng câu “thi ngôn chí” 詩言志 trong thiên Thuấn đin 舜典của Thượng thư 尚書. Thi ngôn chí – thơ nói chí. Phần Đại t 大序 trong Thi kinh 詩經giải thích rõ hơn: “Thi gi, chí chi s chi dã. Ti tâm vi chí, phát ngôn vi thi.” 詩者。志之所之也。在心為志。發言為詩。– Thi ấy là cái nơi đi đến của chí vậy. Khi còn ở trong tâm thì gọi là chí, khi phát ra thành lời thì gọi là thi. Thơ, theo cách hiểu này, là một hiện thân bằng ngôn ngữ của cái bản ngã nhà thơ phát ra và hình thành tự nhiên khi chịu tác động từ bên ngoài. Theo Đại t, tác giảtác phẩm – theo một nghĩa nào đó – là một. Phật giáo truyền sang Trung quốc chính xác từ năm nào thì vẫn gây khá nhiều tranh luận trong học giới. Tuy nhiên, dù đã truyền vào trung nguyên chính xác từ năm nào của triều đại nhà Hán, ảnh hưởng của Phật giáo trong giới sĩ phu thời Hán Ngụy kỳ thực cũng không đáng kể. Phải đến thời Lục triều, Phật giáo mới được đón nhận rộng rãi và bắt đầu ảnh hưởng đến tư tưởng thi học của văn nhân, đặc biệt là ở triều đình Kiến Khang vào thời nhà Lương. Vua tôi nhà Lương nổi tiếng sùng Phật pháp, am tường kinh luật. Thi học và thẩm mỹ thời Lương cũng mang nhiều nét đặc sắc của Phật giáo thời bấy giờ. Phải chăng, Tiêu Cương 蕭綱 (503 – 551), tức Lương Giản Văn đế 梁簡文帝, đã chịu ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo, khi định nghĩa thơ khác với Đại t. Theo Tiêu Cương, thơ không đơn thuần chỉ nói chí. Thơ còn là suy gẫm, là phản tỉnh, là quan sát – “Thi gi, tư dã, t dã.” 詩者。思也。辭也。Thơ, theo cách hiểu này, đã mất đi ít nhiều phần tự nhiên – nếu trước kia thơ đơn thuần chỉ là tiếng buột miệng kêu than trong lúc bị quá xúc động, theo Tiêu Cương thơ còn có phần nhân vi – vỏ bọc ngôn ngữ chúng ta tiếp cận khi đọc một bài thơ kỳ thực chỉ là sản phẩm sau cùng của một quá trình suy gẫm, ấp ủ, và trăn trở. Cái gọi là thơ, đúng ra, là một phương tin để gửi gắm cái thông điệp nội tâm kia. Ngôn ngữ của thơ, nếu chỉ hiểu theo nghĩa đen, chưa chắc đã là một hiện thân của con người đích thực của nhà thơ. Quả thật, khi nói đến thơ văn anh em nhà Lương, chúng ta đều liên tưởng tới thơ Cung th 宮體, một thể loại thi ca bề ngoài đầy rẫy những hình ảnh nhục dục và khêu gợi, nhưng có lẽ cũng thể hiểu được là một phương tin quan sát và trải nghiệm sự vô thường của xác thịt và ham muốn.

Sự phối hợp giữa thi ca và triết lý Phật giáo, cụ thểtư tưởng Thiền tông, trong văn học sử Trung quốc đã phát triển mạnh vào thời Đường, để rồi đạt tới cảnh giới toàn thịnh vào thời nhà Tống. Đối với nhiều nhà thơ thời Đường, trong đó có nhiều vị “thi tăng” 詩僧, thơ và Thiền chỉ là một. Thậm chí, khái niệm trì luật 持律 trong thơ một số tăng nhân thời Đường, vừa nói đến việc giữ luật trong việc sáng tác thơ, vừa nói đến việc giữ lut (Vinaya) trong cuộc sống tu trì. Thời Đường, chúng ta lại thấy sự phối hợp chính thức của thơ và Thiền qua danh xưng thi thiền 詩禪. Thi thiền cụ thể là gì, chúng ta không biết. Có khi thi thiền là cách gọi chung thơ và Thiền như hai phạm trù riêng biệt. Có khi là nói đến một bài thơ bao hàm thiền lý, hoặc cái thiền lý được cất giấu vào trong thơ. Ít ra là trong một số trường hợp thời Đường, chúng ta có thể nói đến sự hợp nhất giữa thơ và Thiền. Thi thiền trong những trường hợp này, đích xác là thiền qua thơ, thiền bằng thơ. Sang đời Tống, đặc biệt là vào thời Nam Tống, có những nhà phê bình như Nghiêm Vũ 嚴羽 (1191 – 1241) với tác phẩm nổi tiếng của ông, Thương Lang thi thoi 滄浪詩話, chính thức đưa tư tưởng Thiền tông vào phê bình thi học Trung quốc. Ảnh hưởng của Thương Lang thi thoại xuyên suốt các đời Nguyên, Minh, Thanh – chưa kể ở Đại Việt thời Lê và Việt nam thời Nguyễn – không thể nói hết. Cùng thời điểm, chúng ta thấy trong thơ các danh gia thời Nam Tống như Lục Du 陸遊 (1125 – 1209) những khái niệm như “thi gia Tam mui” 詩家三昧, Tam mui (Samādhi) của nhà thơ. Tuy nhiên, chúng ta nên phân tích – khuynh hướng này đã không còn tính hợp nhất giữa thơ và Thiền như vào thời Đường. Thiền địnhgiác ngộ, theo thi học thời Tống, là những ngụ ngôn để nói về thơ và sáng tác. Hoặc nói cách khác, thơ và Thiền không còn hợp nhất. Thơ và sáng tác, chính xác hơn là những thực tiễn tu dưỡng, thậm chí là những thực tiễn tôn giáo, tuy vẫn song song với Thiền, nhưng đã tách riêng khỏi Thiền.

Tóm lại, triết lý, ngôn ngữ, và mỹ học Phật giáo – dù có nguồn gốc ngoại lại – đã trở nên một yếu tố hầu như thuộc về căn tính văn học Trung quốc từ thời trung đại về sau. Tôi nói văn học Trung quốc, nhưng cũng nói về văn học Việt nam, vì chúng ta không thể nào hiểu văn học sử trung đại của Việt nam tách riêng khỏi văn học sử Trung quốc. Văn học Đại Việt thời Lý Trần, nếu không chịu ảnh hưởng sâu đậm từ Đường Tống, chưa kể nhà Lương trước kia, chắc chắn đã không có những tác phẩm văn học Phật giáo tầm cỡ như thơ Trần Nhân Tông hay Thiền uyển tập anh 禪苑集英. Nói cách khác, khi nói về văn hóa và triết lý Đông phương, dù theo Phật hay không, chúng ta không thể không đối thoại với văn hóa và triết lý Phật giáo. Chẳng hạn như trường hợp Thiên Chúa giáo. Thiên Chúa giáo kỳ thực đã truyền sang Trung quốc từ đời Đường, thậm chí có thể là trước đó nữa. Tuy nhiên, kinh văn Thiên Chúa giáo sớm nhất còn hiện tồn đều mang niên đại nhà Đường. Trong quá trình phiên dịch kinh văn, các tu sĩ Thiên Chúa giáo thời Đường đã mượn rất nhiều thuật ngữ Mật tông để diễn đạt giáo lý Thiên Chúa giáo, đến nỗi mãi về sau người ta đọc kỹ lại mới nhận ra không phải là kinh Phật. Trong trường hợp Tống Nho, các nhà lý học tuy cực lực chống đối Thiền tông, nhưng đã không ngại vay mượn một số thuật ngữ từ Thiền tông, chưa kể bản thân văn thể ngữ lục của Tống Nho, có lẽ cũng chịu ảnh hưởng ít nhiều từ ngữ lục Thiền tông.

Điều tôi muốn nói ở đây là tính nhập thế, đi vào lòng đại chúng của văn học Phật giáo qua những giai đoạn lịch sửvăn học khá dài. Riêng nói về ngữ lục Thiền tông, ngữ lục Thiền tông viết bằng Hán văn, dù là của Trung quốc, Đại Việt, hay Triều Tiên, đều mang một đặc điểm chung là văn phong cố tình thiên về phong cách văn nói, còn gọi là bạch thoại 白話. Tôi đã không khỏi liên tưởng đến điều này khi đọc những bài ca từ của Thích Nguyên Siêu trong Triết Lý và Thi Ca, hay những bài thơ và những bài luận trong tạp chí Phật Việt. Từ lâu nay, Hán văn đã mất vị trí tôn nghiêmthực dụng trong đời sống của người Việt. Có lẽ vào thời điểm này, Hán văn không phải là phương tiện tối ưu để hoằng pháp hay để đem giáo lýtinh hoa văn hóa Phật giáo đến với đại chúng. Những nỗ lực vượt qua rào cản ngôn ngữ được thể hiện trong ba tác phẩm được giới thiệu ngày hôm nay, phải nói là đáng khâm phục. Đặc biệt trong trường hợp tạp chí Phật Việt, độc giả cầm sách lên có thể tiếp cận tư tưởngvăn học Hán, Phạn, Việt, Anh qua những bài viết đa dạng về nội dung lẫn hình thức – cứ ngu ý, ở hải ngoại hiện nay, hiếm có tạp chí nào tương tự. Hệ thống chùa chiền Phật giáo đã có vai trò độc nhất vô nhị trong văn hóa in ấn mộc bản ở Trung quốcViệt nam thời lịch đại. Phải chăng, như một định mệnh lịch sử, giáo hội Phật giáo sẽ là cứu tinh văn đàn Việt nam hải ngoại, kế thừa và hưng phục một nền văn hiến đang gặp nguy cơ ngưng trệ và lão hóa trầm trọng. Phải chăng, vấn nạn rào cản ngôn ngữ giữa các thế hệ người Việt hải ngoại, sẽ tìm được một nơi hòa giải và hóa giải trong các tác phẩm văn học như ba tác phẩm chúng ta được tiếp cận ngày hôm nay.

Ba tác phẩm này, và sự quan tâm, sự ưu ái chư vị nơi đây dành cho tác giả lẫn tác phẩm, cho thấy tri thức và cây bút của Phật giáo Việt nam hải ngoại sinh khí hãy còn mạnh, tiềm lực hãy còn nhiều, tiền đồ hãy còn dài. Đó là điều đáng mừng, không những cho chư vị thiện tri thức, chư vị thiện nam tín nữ, mà còn đáng mừng cho tất cả những ai ai còn quan tâm đến đời sống tri thứctinh thần của cộng đồng Việt nam hải ngoại chúng ta. Trong đó có những người độn căn vô minh như tôi, tuy không hiểu biết mấy về Phật pháp, nhưng vẫn được chư vị hạ cố đến mà mời tham dự để cùng vui cái vui của người. Hạnh thậm, hạnh thậm.

Việt Thạch Nguyễn Thụy Đan
Sacramento, Tiết Đại Thử, Tháng 7, 2021

* Bài nói chuyện trong Buổi Sinh Hoạt VHPG Bàn Tròn tại chùa Kim Quang, tháng 7, 2021 
(Theo Phật Việt Tùng Thư)
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
15/11/2016(Xem: 22397)
04/10/2017(Xem: 9178)
05/12/2010(Xem: 32697)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.