Thăng Trầm Của Phật Giáo Tại A-phú-hãn - Đặng Tấn Hậu

10/05/201112:00 SA(Xem: 19844)
Thăng Trầm Của Phật Giáo Tại A-phú-hãn - Đặng Tấn Hậu

Thăng Trầm Của Phật Giáo Tại A-Phú-Hãn

Đặng Tấn Hậu
(Bài viết này được thực hiện vào tháng 08 năm 2001)



Gần đây dư luận thế giới chấn động về tin quân đội Taliban, xứ A-phú-hãn, tiêu hủy các tượng Phật cổ và di tích Phật giáo vô giá trong xứ họ. Tuy 90% dân A-phú-hãn theo đạo Hồi và không tới 1% dân chúng theo đạo Phật, điều đáng ngạc nhiên là xứ A-phú-hãn có nhiều di tích chùa chiền, tượng Phật, bảo tháp nhất trên thế giới. Thí dụ, thành phố Bamiyan có hai tượng Phật điêu khắc tuyệt đẹp bên sườn đồi, cao 55m và 35m ; nơi đây có hơn 20,000 (hai chục ngàn) ngôi chùa và tu viện Phật giáọ Bài viết này thử tìm hiểu Phật giáo đã được truyền thừa qua xứ này như thế nào, và mai một qua thời gian ra sao.

A-phú-hãn

A-phú-hãn phiên âm từ chữ Afghanistan; danh từ Afghan do ông Alberuni (973-1084) đặt ra để gọi một trong các sắc dân tại nơi đâỵ Xứ A-phú-hãn có trên 13 sắc tộc như Afghan, Tazik, Baluchi, Turk, Mongol, Aryan, v.v., riêng sắc tộc Afghan cai trị xứ này qua nhiều thế kỷ nên đặt tên cho xứ là Afghanistan từ thế kỷ thứ 18.

Ngày nay, xứ A-phú-hãn có diện tích khoảng 650,000 cây số vuông, lớn hơn VN 2 lần, nhưng dân số chỉ có 15 triệu, bằng 1/5 dân số VN. A-phú-hãn là quốc gia nghèo nhất trên thế giới với tổng sản lượng mỗi năm trên mỗi đầu người là $US 200. Quốc kỳ A-phú-hãn gồm có 2 mầu : mầu đen tượng trưng cho truyền thống dân tộc và mầu xanh lá cây tượng trưng cho Hồi giáoHồi giáo hiện là quốc giáo của họ.

A-phú-hãn nằm trên đường giao thông giữa các quốc gia Ấn Độ, Trung Hoa, Nga Sô và Iran. Phía bắc giáp với Nga Sô, phía tây với Iran, phía đông-bắc với Trung Hoa, phía nam và đông-nam với Pakistan (trước năm 1948, Pakistan làm một trong các tiểu bang của xứ Ấn Độ). A-phú-hãn có nhiều ngọn núi cao ; ngọn núi Hindu-Kush cao trên 4,000m. Khí hậu rất lạnh vào ban đêm, ban ngày rất nóng, có khi lên đến 45 độ C.

Các thung lũng phía bắc có thể trồng trọt nên một số người hành nghề nông, nuôi trừu lấy lông. Phía nam là vùng sa mạc chiếm trên ¼ diện tích quốc gia; những người sống ở miền nam sống đời du mục, chăn nuôi dê và ngựạ Đa số dân chúng A-phú-hãn làm nghề lái buôn (satthavaha), mua hàng hóa từ nơi này và bán đi nơi khác. Họ thường trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia như Trung Hoa, Nga Sô, Iran và Ấn Đô Phương tiện di chuyển là xe đò, ngựa, lạc đà vì trong xứ không có tàu hỏạ

Các thành phố chính của A-phú-hãn là Balkh, Kunduz ở miền tây-bắc; Bamiyan, Kapisa (Begram) ở miền trung, Kandakar ở miền nam, Kabul, Jalalabad, Hađa, Udyana ở miền đông. Các nơi này đã một thời là trung tâm Phật giáo nên có hàng chục ngàn ngôi chùa, bảo tháptượng Phật. Ngày xưa, người Ấn Độ gọi miền đông A-phú-hãn là xứ Udyana (hay Ođiyana), miền trung là xứ Kapisa và miền tây là xứ Balhika (Balkh).

Thế kỷ thứ 7 trước tây lịch, A-phú-hãn theo đạo thần lửa (Zoroastrianism). Vua Alexandre đại đế xâm chiếm A-phú-hãn vào năm 329 trước tây lịch. Triều đại Kusana trị vì A-phú-hãn từ thế kỷ thứ nhất cho đến khi giặc Hung Nô xâm chiếm vào thế kỷ thứ năm ; cuối cùng là người Ả-rập cai trị quốc gia này từ năm 651. Thành Cát Tư Hãn, vua Mông Cổ, đánh A-phú-hãn trong khoãng thời gian đầu thế kỷ 13. Marco Polo có đi ngang qua A-phú-hãn vào năm 1273. Vua Aman Allah Khan tuyên bố A-phú-hãn độc lập và được hai cường quốc Nga Sô và Anh Quốc công nhận vào năm 1921.

Nhà vua bị lật đổ năm 1929. Ông Zacher Chah lên ngôi năm 1933, hoàng tử Daoud lên làm thủ tướng năm 1953 và tạo thế cân bằng giữa hai lực lượng Anh Quốc và Nga Sộ Sau đó, thủ tướng Daoud đảo chánh, lật đổ chế độ quân chủ và thành lập chế độ cộng hòa năm 1973 ; ông chủ trương hiện đại hóa và mở mang xứ sở nhưng chẳng may, ông bị nhóm thân cộng sản Nga Sô ám sát năm 1978. A-phú-hãn bị đặt dưới quyền đô hộ của CS Nga Sô với vị tổng thống được đào tạo tại Nga là Najibullah.

Các kháng chiến quân Mujahideen ra đời và chống lại chế độ cộng sản Nga Sộ Trước sự chống đối mãnh liệt của kháng chiến quân A-phú-hãn, chính phủ CS Nga Sô bắt buộc ký hiệp ước hòa bình tại Genève năm 1987 và rút quân có trật tự ra khỏi A-phú-hãn từ tháng 4 năm 1988 đến 15 tháng 2 năm 1989. Kháng chiến quân Mujahideen đánh bại CS Nga Sô và bầu ông Rabbani lên làm thủ tướng để thành lập quốc gia Hồi giáọ. Quân đội Hồi giáo Taliban được đào tạo tại Pakistan và trở thành đảng Hồi giáo Taliban vào năm 1994 ; họ lật đổ chính phủ Rabbani và giết chết cựu thủ tướng tay sai CS Najibullah.

Năm 1998, chính phủ Hồi giáo Taliban bắt đầu chiến dịch tàn sát người dân vô tội nhất là sắc dân Hazarạ Năm 1998/99, thiên tai động đất xảy tại A-phú-hãn, làm chết trên 4,000 người và 30,000 người lâm vào cảnh màn trời chiếu đất. Năm 2001, chính phủ Taliban buôn ma túy để mua súng ống nhằm mục đích tiêu diệt dân Hazaras và phá hủy các tượng Phật, chùa chiền trong xự Ngày nay, A-phú-hãn bị đặt dưới chế độ độc tài Hồi giáo trị.

Phật Giáo

Dựa theo kinh sách Phật giáotài liệu của hai vị cao tăng Trung Hoa là ngài Pháp Hiển (thế kỷ thứ 5) và Huyền Trang (thế kỷ thứ 7) ghi chép trên đường đi thỉnh kinh bên Tây Trúc (Ấn Độ), Phật giáo được truyền bá sang A-phú-hãn qua 4 thời kỳ và đã một thời là quốc giáo của xứ nàỵ Bốn thời kỳ là :

thời kỳ Đức Phật còn tại thế
thời kỳ kết tập lần thứ hai;
thời kỳ kết tập lần thứ ba ;
thời kỳ kết tập lần thứ tự

Thời Kỳ Đức Phật Còn Tại Thế
Hai anh em Tapissu & Bhallika

Tám tuần lễ sau khi Đức Phật đắc đạo tại Bồ Đề Đạo Tràng vào ngày rằm năm 588 trước tây lịch, hai anh em lái buôn Tapissu (anh) và Bhallika (em) trên đường về xứ Uttara (một trong các tỉnh của xứ A-phú-hãn ngày nay) đã dâng cúng Đức Phật bánh bột trộn với mật ong (Madhugolaka). Sau khi Đức Phật thọ thực xong, hai người xin Đức Phật làm lễ quy y nhị bảo (xin nương về Phật, Pháp vì lúc đó chưa có Tăng). Đó là hai người cư sĩ Phật giáo đầu tiên trên thế giớị. 

Trước khi từ giã, hai người xin Đức Phật tặng cho vật gì để làm kỷ niệm, Đức Phật cắt tám sợi tóc và móng tay tặng cho hai ông. Khi về đến quê nhà, hai người xây bảo tháp để tôn thờ tại Asitanjana là thủ đô của tỉnh Kamsa thuộc xứ Uttarạ. Ngài Huyền Trang kể lại có đến nơi đây để đảnh lễ xá lợi và thấy bảo tháp phát ra hào quang mầu xanh dương vào ngày rằm thọ giới (Uposatha). Không bao lâu, hai anh em Tapissu và Bhallika trở lại Ấn Độ để nghe Đức Phật thuyết pháp tại thành Vương Xá (Rajagaha); người anh Tapissu chứng đắc Nhất Lai, người em Bhallika xuất gia và đắc thành đạo quả A-la-hán. Kế đó, hai người trở lại quê nhà và tạo dựng ngôi chùa phật giáo đầu tiên tại thành phố Ballika (Balkh), xứ A-phú-hãn, để truyền bá đạo pháp. A-phú-hãn là quốc gia duy nhất được biết đến Phật pháp do chính người dân bản xứ mang về chứ không do chư tăng Ấn Độ truyền sang.

Ngài Huyền Trang có ghi cách thành phố Balkh khoảng 50 dặm (50 lí) về hướng tây-bắc có thành phố Ti-wei (là nơi ngài Tapassu cư ngụ) và khoảng 40 dặm về hướng bắc có thành phố Po-li, (là nơi ngài Bhallika ở). Mỗi nơi đều có bảo tháp thờ xá lợị Tên của ngài Bhallika lấy từ tên của thành phố Ballika (Balkh). Có nơi ghi ỡ đạo Phật đã đến Miến Điện trong thời Đức Phật còn tại thế, do hai thương nhân (Tapissu và Bhallika) từ Ấn Độ mang tớị Những vị này mang theo cả tóc Phật, ngày nay được giữ trong đền Shwe-Dagon tại Rangun Tự (Chân Nguyên Nguyễn Tường Bách, Từ Điển Phật Học, Nhà Xuất Bản Thuận Hóa, Huế, 1999, tr. 327). Điều này cho thấy có thể hai vị này đã tặng một vài sợi tóc Phật cho xứ Miến Điện trên đường đi buôn và cũng có thể hoàng gia Miến Điện đã cung thỉnh các sợi tóc để thờ sau nàỵ

Thời Kỳ Dòng Họ Thích Ca Lánh Nạn

Vua Ba-tư-nặc (Prasenajit) của xứ Kosala có một hoàng tử tên Viruddhaka, về sau nổi loạn chống lại ông. Mẹ của vị hoàng tử là con gái của Mahanama dòng Thích Ca và bà ngoại của hoàng tử là một nô tỳ. Khi cưới bà mẹ của Viruddhaka, vua Ba-tư-nặc không biết bà là con của một nô tỳ. Đến lúc lớn lên, nghe người trong thân tộc Thích Ca nói lại thì lấy làm tức giận, hoàng tử Viruddhaka mới quyết định trả thù bằng cách đem quân tiêu diệt hoàng thân quốc thích dòng họ Thích Ca.

Một số người chạy lên xứ A-phú-hãn để lánh nạn. Một trong những người này lên làm vua tại Udyana (Jalalabad), con của vị này là hoàng tử Uttarasena có mang theo xá lợi Phật (xương sọ), nên nhà vua mới cho xây bảo tháp để tôn thờ nơi đâỵ Vào thế kỷ thứ 7, ngài Huyền Trang có đến nơi đây để đảnh lễ. Ngài Huyền Trang có gặp một vị vua tại Bamiyan, một trong các con cháu của dòng họ Thích Ca, tiếp đón ngài rất trọng thể. (Kinh đô có thể đã dời từ Udyana đến Bamiyan trong khoảng đầu thế kỷ tây lịch). Các nhà khảo cổ đã tìm thấy nhiều bình đựng xá lợi Phật tại Hadda, gần Jalalabad. Như vậy, Ballika là nơi đầu tiên đã tiếp nhận Phật giáo ; kế đó là Udyana (hay Jalalabad).

Thời Kỳ Kết Tập Lần Thứ Hai

Ba tháng sau khi Đức Phật nhập diệt tại Câu-thi-na (Kusinara) ở Ấn Độ, vì sợ giáo pháp bị mai một qua thời gian nên 500 vị trưởng lão (thánh tăng) tập họp tại thành Vương Xá (Rajagaha) để trùng tụng lời Phật dạỵ Đây là kỳ kết tập lần thứ nhất dưới sự chủ tọa của ngài Ma-ha Ca-diếp. Ngài Ananda lập lại lời Phật dạy về tục đế, ngài Upali về giới luật, ngài Ma-ha Ca-diếp về chân đế. Một trăm năm sau, chư tăng tập họp tại thành Tỳ-xá-lị (Vesali) ở Ấn Độ để tổ chức kỳ kết tập lần thứ haị Lần này, sự tranh chấp về 10 điểm giữa đại đa số chư tăng trẻ và chư vị trưởng lão bắt đầu manh nha nhưng chưa trầm trọng nhờ tài khéo léo dàn xếp của thánh tăng Sambhuta Sanavasi. Ngài là vị sư rất lớn tuổi cũng là đệ tử của ngài Ananda. (Sana là dây gai, ngài có tên này vì y của ngài may bằng dây gaị Ngài Huyền Trang có thấy áo cà sa 9 mảnh của ngài Sambhuta Sanavasi được tôn thờ tại Bamiyan).

Mười điểm tranh chấp về giới luật gồm có : không được trữ thức ăn từ ngày này qua ngày khác ; phải ăn đúng ngọ ; ăn rồi, đã đứng dậy không được ngồi lại ăn nữa ; khi đi qua các làng mạc, có người dâng cúng các thứ vật dụng, nếu ăn rồi không được nhận, mà có nhận thì phải đem cho kẻ khó ; quá trưa, thì không dùng gì cả dù là sữa hay mật ong cũng vậy ; không được uống rượu ; chăn, màn phải có kích thước nhất định, không được hẹp quá hay rộng quá ; đã xuất gia, không được đàm thoại đến những việc thế tục ; khi ban bố điều gì, phải có sự thỏa thuận của toàn thể Tăng già mới được thi hành ; không được tích trữ tiền bạc. 

Chư vị trưởng lão gìn giữ 10 giới trên đã được nghị quyết trong kỳ kết tập lần thứ nhất và lập thành trưởng lão bộ. Đại đa số chư tăng trẻ chủ trương cải tiến, không y theo 10 giới đã định và lập thành đại chúng bộ (có tên đại chúngchư tăng trẻ đông hơn các vị trưởng lão). Mặc dù có sự phân phái trong Phật giáo nhưng chư tăng giữa các tông phái sống rất hòa hợp ; mỗi nhóm tự chọn và tu học theo giáo lý thích hợp với căn cơ của mình. Chư tăng đại chúng bộ bắt đầu đi lên miền bắc (A-phú-hãn) để truyền bá Phật pháp và sống hòa hợp cùng với một vài tông phái trưởng lão bộ đã đến nơi đây từ thời Đức Phật còn tại thế.

Thời Kỳ Kết Tập Lần Thứ Ba

Hai trăm năm sau khi Đức Phật nhập diệt (năm 274 trước tây lịch), vua A Dục (269-232 trước tây lịch) tổ chức kỳ kết tập lần thứ ba tại Pataliputta (Patna ngày nay) dưới sự chủ tọa của thánh tăng Mục-kiền-liên-tu-đề (Moggaliputta). Lần này, lời trùng tụng được ghi chép bằng tiếng nam Phạn (Pali) gồm có ba tạng kinh: tạng kinh (tục đế), tạng luật (giới), tạng luận (chân đế).


Vua A Dục ủng hộ trưởng lão bộ, ngài đã cho quân đội bảo vệ chư tăng trưởng lão bộ đi lên miền bắc để truyền bá đạo pháp. Ngày nay, cách thành phố Kandahar (A-phú-hãn) 20 km, có nơi gọi là Danda tức là quân đội, hay Skandhavara tức là nơi đóng quân của vua A Dục.

Kinh sách kể lại hai vị thánh tăng Majjhantika và Maharakkshita thuộc trưởng lão bộ đã lên tận miền đông (Udyana) và miền trung (Yona) A-phú-hãn để truyền bá giáo pháp. Vua Aravala đã xin quy y Tam Bảo sau khi nghe ngài Majjhantika thuyết pháp. Hơn 170,000 người xin quy y Tam Bảo và 10,000 người xin xuất gia cùng với thánh tăng Maharakkshitạ Ngài Yona Dhammarakkhita, người A-phú-hãn, đã làm lễ xuất gia cho trên 37,000 người dân bản xự Lịch sử cho biết trưởng lão bộ phát triển tại các nơi như Balkh, Kandahar và Kapisa (thủ đô của vua Ca-uy-sắc-ca).

Thời Kỳ Kết Tập Lần Thứ Tư

Sáu trăm năm sau khi Đức Phật nhập diệt (thế kỷ thứ nhất tây lịch), vua Ca-uy-sắc-ca (Kaniska) của xứ A-phú-hãn noi theo vua A Dục tổ chức kỳ kếp tập lần thứ tự Vì sự bất đồng trầm trọng giữa chư tăng trưởng lão bộđại chúng bộ, nhất là vua Ca-uy-sắc-ca chịu ảnh hưởng của đại chúng bộ nên ngài cho phép chư tăng đại chúng bộ được phép tổ chức riêng tại Kundalavana ở Kasmir. Vì tông phái Nhất thiết hữu bộ (Sarvastivada) đã có mặt ở nơi đây từ trước nên lần này kinh điển của Nhất thiết hữu bộđại chúng bộ cùng được ghi chép bằng tiếng bắc Phạn (Sanskrit). Vì kinh điển Nhất thiết hữu bộ là nền tảng của kinh điển đại chúng bộ nên sự diễn dịch kinh điển nam Phạn (Pali) và bắc Phạn (Sanskrit) có phần hơi khác.

Thí dụ, tạng Luận Bắc Phạn thuộc Nhất thiết hữu bộ gồm có 7 bộ kinh đều do chư vị thánh tăng thuyết.
Dị môn túc luận do ngài Xá-lợi-phất thuyết ;
Pháp uẩn túc luận do ngài Mục-kiền-liên thuyết ;
Thi thiết túc luận do ngài Đại-ca-diễn-na thuyết ;
Thức thân túc luận do ngài Đề-bà-thiết-ma thuyết khoảng 100 năm sau khi Phật nhập diệt ;
Giới thân túc luận do ngài Thế-hữu thuyết khoảng 500 năm sau khi Phật nhập diệt ;
Phẩm loại túc luận do ngài Thế-hữu thuyết khoảng 500 năm sau Phật nhập diệt ;
Trí phát luận do ngài Ca-đa-diễn-ni-tử sáng tác sau khi Phật diệt độ 400 năm và Đại tỳ bà sa luận do 500 thánh chúng thảo luận sau khi Phật diệt độ khoảng 600 năm.

Vào thế kỷ thứ 4 tây lịch, bồ tát Thế Thân (Vasubandhu) nghiên cứu nghĩa lý Tạng Luận Sankrit lập thành bộ kinh A-tỳ-đạt-ma Câu Xá Luận (Abhidharmakosa Sastra). Bộ kinh này trở thành hệ thống căn bản của Duy Thức Học, còn được gọi là Pháp Tướng Tông hay Duy Thức Tông (Cittamatra).

Tạng Luận Nam Phạn thuộc trưởng lão bộ gồm có 6 bộ kinh ghi chép lời Phật dạy và bộ Kathavatthu (Điểm tranh luận) do ngài Mục-kiền-liên-tu-đề thuyết trong kỳ kết tập lần thứ ba tại Pataliputta. Pháp tụ ;
Phân biệt các pháp ;
Giới luận ;
Chỉ danh cá tính ;
Điểm tranh luận ;
Song luận ;
Duyên hê
Tam tạng kinh đại chúng bộ còn được biết dưới danh từ đại tạng kinh và được phân chia theo 12 đề tài (thập nhị bộ phận giáo) :
Tu-đa-là (Sustram) : Khế kinh ;
Kỳ-dạ (Geyam) : Ứng tụng;
Hòa-già-la-na (Vyakaranam) : Thọ ký ;
Già-đà (Gatham) : Lối kệ ;
Ưu-đà-la (Udanam) : Tự thuyết ;
Ni-đà-na (Nidana) : Lý nhân duyên ;
A-ba-đà-na (Avadanam) : Thí dụ ;
Y-đế-mục-đa-gia (Itivrttakam): Bản sự (Chứng quả);
Xa-đà-gia (Jatakam): Túc sanh truyện;
Tỳ-phật-lược (Vaipulyam) : kinh Phương Quảng (Lý thâm sâu) ;
A-phù-đà-đạt-ma (Ađhutadharmah) : Vị tằng hữu, Thần lực ;
Ưu-bà-đề-xá (Upadsah) : Luận nghi
Vào thế kỷ thứ 2 tây lịch, Phật giáo trưởng lão bộbộ kinh ghi lại lời đối thoại về chân đế giữa vua Mehinda, xứ Udyana (A-phú-hãn) và tỳ khưu Na-tiên (Nagasana) tại thủ đô Sahkot, gần biên giới A-phú-hãn và Pakistan ; đó là kinh Na-tiên Vấn Đáp mà hầu hết các nhà học Phật đều biết đến.

Các bộ kinh đại tạng bằng tiếng bắc Phạn (Sanskrit) đã bị người Hồi tiêu hủy từ thế kỷ thứ 7. Nhờ các dịch giả, cao tăng đã dịch đại tạng kinh từ bắc Phạn sang tiếng Trung Hoa, Tây Tạng, v.v... nên ngày nay, chúng ta chỉ có đại tạng kinh bằng tiếng Trung Hoa, Tây Tạng v.v... Điều đáng tiếc là Phật giáo VN chưa có đại tạng kinh được dịch ra tiếng Việt.

Vì các quốc gia nằm ở phương nam Ấn Độ như Tích Lan, Thái Lan v.v... theo trưởng lão bộ nên có danh từ nam tông ; các quốc gia nằm ở phương bắc Ấn Độ như Tây Tạng, Trung Hoa, Đại Hàn, Nhật Bản v.v. theo đại chúng bộ nên có danh từ bắc tông. Vì trưởng lão bộ y theo kinh điển của kỳ kết tập lần đầu nên có tên là Phật Giáo Nguyên Thủy; giáo lý đại chúng bộ đặt trọng tâm trên bồ đề tâm (lòng từ bi) nên có tên đại thừa ; chiếc xe lớn cứu khổ chúng sanh (thuyền từ một lá vơi vơi, bể trần chở hết mấy người trầm luân).

Mặc dù đạo Phậtquốc giáo của xứ A-phú-hãn nhưng với tinh thần từ bitrí tuệ, y theo vua A Dục (Ấn Độ), vua Ca-uy-sắc-ca (A-phú-hãn) đã ban hành các đạo luật bình đẳng tôn giáotrừng trị những người giết hại những người khác tôn giáo của mình. Phật giáo được triều đại Kusana bảo vệ tại A-phú-hãn cho đến thế kỷ 5, sau đó bị người Ả-rạp theo đạo Hồi tiêu diệt ; lớp bị giết, lớp bị cải đạo nên ngày nay không còn vị sư nào tại A-phú-hãn.

Tóm lại, Jalalabad là trung tâm đại chúng bộ (Mahasanghikas), Kabul là một trong các trung tâm Nhứt thiết hữu bộ (Sarvastivada), Kapisa (Begram) là thủ đô vua Ca-uy-sắc-ca (Kaniska), Bamiyan có hai tượng Phật tuyệt đẹp khắc bên sườn đồi và là trung tâm tu viện của Thuyết xuất thế bộ (Lokuttaravadins), Kandahar là nơi đóng quân của vua A Dục nhằm mục đích bảo vệ chư tăng thuộc trưởng lão tọa bộ đi truyền pháp ở phương bắc. A-phú-hãn đã một thời là trung tâm của Phật giáo thuộc tất cả các tông phái trưởng lão bộđại chúngThí dụ, đại chúng bộ (Mahasaghikas) có 5 bộ phái chánh tại Udyana là :

Ekavyavaharika (Nhất thiết bộ) ;
Kaukulika (Kế dẫn bộ) ;
Bahusrutiya (Đa văn bộ) ;
Prajnaptivadin (Thuyết giả bộ) ;
Lokuttaravadin (Thuyết xuất thế bộ) ; và trưởng lão bộ có 4 bộ phái chánh cũng tại nơi đây như:
Sarvastivadins (Nhất thiết hữu bộ) ;
Mahisasakas (Hóa địa bộ) ;
Dharmaguptas (Pháp tạng bộ) ;
Kasyapiyas (Ẩm quang bộ).

Ngài Huyền Trang có viếng thăm Bamiyan và cho biết tông phái Thuyết xuất thế bộ (Lokuttaravadin) rất thịnh hành tại nơi đâỵ Ngài có viếng thăm hai tượng Phật khắc bên sườn đồị Tượng Phật Thích Ca cao 35m được tạc vào thế kỷ thứ nhất tây lịch, thân sắc vàng, có pha lẫn mầu xanh dương tuyệt đẹp. Tượng Phật Tỳ-lô-giá-na (Varocana) cao 55m được điêu khắc vào thế kỷ thứ 5. Cả hai tượng Phật đều được tạc vào triều đại Kusana.

Hồi giáo
Liên Hiệp Quốc cho biết vào cuối tháng 5, năm 2001, chính phủ Hồi giáo A-phú-hãn đã buôn ma-túy để mua khí giới chống lại quân kháng chiến tại miền bắc A-phú-hãn, những người không chịu sự áp bức của chế độ độc tài Hồi giáo trị. Vào tháng 3, năm 2001, chính phủ A-phú-hãn đã cho quân đội bắn phá tất cả tượng Phật, chùa chiền Phật giáo trong xự Mặc dù Liên Hiệp Quốc đã cho người sang A-phú-hãn để điều đình mua lại các sản phẩm mỹ thuật vô giá của dân tộc họ nhưng họ đã từ chối.

Tây phương có câu ‘ai ăn cắp trứng sẽ ăn cắp bò’ (qui vole un oeuf, volera un boeuf) hay ‘ai đốt sách sẽ giết người’ (qui brule un livre, brulera des hommes). Chính phủ A-phú-hãn bắt đầu bằng cách phá hủy các di tích Phật giáo trong xứ ; kế đó là ra đạo luật, bắt tất cả những người khác tín ngưỡng phải mặc quần áo khác với họ để họ dể bề phân loại và sau cùng là tiêu diệt. Đó là phương cách cai trị chung của các chế độ độc tài đảng trị hay tôn giáo trị.

Do Thái giáo, Thiên Chúa giáoHồi giáo cùng thờ chung đấng thượng đế (độc nhất thần) ; chỉ khác nhau qua ba thời gian. Do Thái giáo tin thượng đế Yahvé là người tạo dựng vũ tru Vào năm 1587 trước tây lịch, vua Do Thái là ông Abram nghe thấy thượng đế lúc ông 99 tuổi và hai bên đồng ý cam kết là người nam Do Thái cắt da quy đầu, để đổi lại con cháu của ông sanh con đẻ cái thật nhiều để nối dòng cho ông (do đó, người nữ Do Thái có bổn phận sanh con). Thượng đế chấp thuận lời cam kết này và đổi tên cho ông từ Abram ra Abraham ; từ đó, tất cả người Do Thái đều bị bắt buộc cắt da quy đầu và tu sĩ Do Thái phải lấy vợ sanh con. Kinh sách Do Thái (Bible lấy từ tiếng Hy-lạp Biblia tức là sách) gồm có ba quyển Ta-Na-Kha ghi lại lời khai thị, lịch sửca ngợi thượng đệ Kinh Do Thái có câu : ‘này người dân Do Thái, Yahvé là thượng đế duy nhất và chỉ có một đấng Yahvé’ (Écoute Israel, Yahvé est notre Dieu et le seul Yahvé).

Chúa Jésus giáng sinh vào năm thứ 4 tây lịch. Vì ngài là người Do Thái, ngài được cắt da quy đầu sau khi ra đời 8 ngàỵ Theo kinh điển Thiên Chúa giáo, mặc dù Chúa Jésus không tội lỗi, thánh Jean Baptiste vẫn làm phép rửa tội cho ngàị Chúa Jésus đã làm nhiều phép lạ, ngài có 12 tín đồ tượng trưng cho 12 bộ lạc Do Tháị Thánh Paul (Thiên Chúa giáo) gọi kinh sách Do Thái là Cựu Ước (ancient testament) và kinh sách Thiên Chúa giáo là Tân Ước (nouveau testament) ; lẽ tất nhiên người Do Thái không đồng ý. Ngày nay, một giáo phái mới (new sect) đã nhập chung hai quyển Tân Ước và Cựu Ước làm thành một, sửa đổi đôi chút và lấy tên Chứng Nhân Jéhovah (Témoin de Jéhovah) ; Thiên Chúa giáoDo Thái giáo đều chống đối việc làm nàỵ

Giáo chủ Mohamed, người Ả-rạp, sanh năm 572 ; cha mẹ mất sớm, ông được ông nội và người chú chăm sóc. Ông vẫn thường chơi chung với con của người chú là Abu Talib. Lớn lên, ông thành lập gia đình với một bà lớn tuổi giầu có tên là Khadidja. Về sau, Abu Talib cướí con gái của ông là bà Fatima. Lúc 40 tuổi, ông lên núi Hira (gần La Mecque), ông cho biết đã gặp thánh Gabriel (Thiên Chúa giáo) dạy cho ông về thượng đế Allah (tiếng Ả-rạp Allah là thượng đế) ; từ đó, ông lập ra Hồi giáo (Islam). 

Danh từ Islam có nghĩa là phục tòng thượng đế. Một số người Hồi giáo rất cuồng tín, không những bắt buộc người nam phải cắt da quy đầu mà người nữ cũng phải cắt âm hạch. Y theo Do Thái giáo, người Hồi cầu nguyện tại thánh địa La Mecque như sau: ‘Seigneur, fais de nous des soumis (muslim) et de notre descendance une communauté soumise à toi’ (Thượng Đế, Hãy làm cho chúng con và con cháu của chúng con phục tòng ngài). Vì tín đồ Hồi giáo muốn tất cả những người khác phải ‘tuân theo mệnh lệnh’ thượng đế Allah, họ tin những ai giết được những người khác tín ngưỡng của mình sẽ được lên thiên đàng; đó là tinh thần Djihad tức là chiến đấu cho Allah (combat dans la vie de Dieu). ‘Nơi nào có những người Hồi giáo quá khích là nơi đó có chiến tranh’ ; khi thì chiến tranh tôn giáo giữa Hồi giáo, Thiên Chúa giáoDo Thái giáo ; khi thì Hồi giáo giết hại tu sĩcư sĩ Phật giáo tại Ấn Độ và A-phú-hãn; ngày nay, họ đang giết những người Thiên Chúa giáo tại Phi Luật Tân.

Gần đây, báo Paris Match ngày 28 tháng 6, 2001 có bài viết về A-phú-hãn ‘dân chúng càng ngày càng nghèo đói, hằng ngày phải đào cỏ cicuk ăn đỡ đói, loại cỏ làm cho con người bị bệnh kiết lỵ sau khi ăn vào’. Chính phủ Taliban bắt tất cả dân chúng phải hy sinh cho thượng đế bằng cách lấy tiền mua súng đạn để giết hại dân lành thay vì mua lương thực để nuôi dân.

Tóm lại, sau khi Đức Phật nhập diệt tại Câu-thi-na, vì căn cơ, đạo Phật phân chia thành nhiều tông phái ; chỉ có A-phú-hãn là quốc gia duy nhất hấp thụ, tiếp nhận đầy đủ tinh hoa của các tông phái Phật giáo ; điều đáng tiếc là phần lớn các tông phái này đã bị người Hồi tàn phá, tiêu diệt nên ngày nay, chỉ còn một vài tông phái Phật giáo tồn tại ở Trung Hoa, Nhật Bản, Đại Hàn, Việt Nam...

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
02/10/2012(Xem: 32422)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.