Những Pho Tượng Phật Ở Afghanistan

29/05/201012:00 SA(Xem: 27760)
Những Pho Tượng Phật Ở Afghanistan

NHỮNG PHO TƯỢNG PHẬT Ở AFGHANISTAN

Các tượng Phật tại Bamiyan là hai bức tượng Phật lớn nhất thế giới được khắc sâu vào núi đá ở Bamiyan, Afghanistan cách đây trên 1.500 năm; một bức cao 53 mét, một bức cao 38 mét. Vào tháng 3 năm 2001, chính quyền Taliban đã dùng thuốc nổ đánh sập cả hai, nhân loại bất lực chứng kiến chính quyền Taliban dùng thuốc nổ đánh sập cả hai tượng Phật lớn nhất thế giới tại Bamiyan, một trung tâm di sản văn hóa độc nhất vô nhị của nhân loại ở Afghanistan. Hành động phi văn hóa này đã làm cả thế giới phẫn nộ lên án.

taller_buddha_of_bamiyan_before_and_after_destruction

Ngược dòng lịch sử, Afghanistan là trung tâm Phật giáo phát triển rực rỡ vào đầu công nguyên nhờ công đức hoằng pháp của đại đế Asoka (A Dục vương) ở thế kỷ thứ III trước công nguyên. Đây là con đường tơ lụa duy nhất nối liền các vùng từ Đông sang Tây, từ Ấn Độ và các nước trong khu vực. Các vị cao tăng Phật giáo thường tháp tùng các đoàn buôn để hoằng pháp ở các vùng đất mới bằng con đường này. Họ thường dừng chân nghỉ ngơi ở thung lũng Bamiyan xinh đẹp, lâu ngày nơi đây trở thành trung tâm truyền bá Phật pháp, và hai tượng Phật cao nhất thế giới cũng được tạo ra vào đầu thời điểm này. Ngay cả một số bậc Tổ sư, sử luận nổi tiếng trong lịch sử Phật giáo cũng xuất hiện từ nơi này. Đến thế kỷ thứ VII, Hồi giáo tràn vào Afghanistan, đạo Phật có nguy cơ bị thôn tính, các vị cao tăng từ từ rời bỏ Bamiyan. Phật giáo nơi đây mất dần vị thế, còn chăng chỉ còn là những chùa chiền và tượng Phật. Theo thời gian, chùa chiền bị phá hủy, chiếm lấy, tượng pháp bị mất dần. Hai tượng Phật được chạm vào vách núi, nên còn tồn tại hơn 1500 năm qua.

Thời điểm tạo nên pho tượng Phật nhỏ (cao khoảng 38m) là năm 507, tượng Phật lớn (cao 53m) là năm 554. Sau khi hai pho tượng khổng lồ này bị phá huỷ và chính quyền Taliban cũng bị diệt vong các nhà khoa học đã phát hiện ra nhiều điều lý thú về hai pho tượng này.

Tượng Phật cổ tại Bamiyan trước và sau khi bị Talisban phá hủy. Hình bên trái năm 1963 và hình bên phải chụp năm 2008

Đầu tiên, hai pho tượng Phật được chạm khắc sơ bộ vào đá, sau đó người ta dùng một hỗn hợp đất sét, rơm và lông đuôi ngựa đắp thành trang phục rồi mới tô màu. Công nhân ở đây đã tìm được khoảng hơn 3.000 miếng đắp trát bề ngoài với những chất liệu pha màu và cả những nêm gỗ, sợi thừng quấn quanh pho tượng đá để giữ chắc phần đắp trát. Khí hậu khô hanh ở Afghanistan và độ sâu của hốc đá đã bảo vệ tốt pho tượng và giúp bảo quản phần mộc của công trình.

Tượng Phật Lớn được sơn bằng cánh kiến đỏ, còn tượng Phật Nhỏ được sơn bằng nhiều chất liệu màu – ông Edmund Melzl nhận định. Ông còn kể thêm: Phát hiện kỳ thú nhất là một tay nải, trong chứa ba chuỗi tràng hạt bằng gốm, bản in khắc bằng đất sét và một số trang kinh Phật in trên vỏ cây. Có thể nhận định rằng tay nải được đeo vào ngực tượng Phật Lớn và được trát trong lúc hoàn thiện pho tượng.

Hôm nay, dẫu hai pho tượng Phật cổ và lớn nhất thế giới ở Bamiyan đã bị súng đạn của chính quyền cực đoan Taliban phá hủy, nhưng nhiều tượng đài Đức Phật - Bậc nói và hành động trong Chân lý - đã và đang được dựng lên huy hoàng trong tâm thức của mỗi người ở khắp năm châu và trong lịch sử của nhân loại. Một lần nữa, lời tuyên bố của Đức Phật hơn hai ngàn năm trăm năm trước vẫn vang vọng : "Như Lai không tranh chấp với đời, chỉ có đời tranh chấp với Như Lai…

Và hơn bao giờ hết chúng ta mới thấy được chân lý qua lời dạy "tất cả là vô thường".

(Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)

Các tượng Phật tại Bamiyan là hai bức tượng Phật lớn nhất thế giới
được khắc sâu vào núi đá ở Bamiyan, Afghanistan
cách đây trên 1.500 năm; một bức cao 53 mét, một bức cao 38 mét

LIÊN HIỆP QUỐC (Reuters, 10-3-2001) - Theo đề khởi của Đức, Đại Hội Đồng LHQ với 189 nước thành viên đã mở phiên họp đặc biệt hôm Thứ Sáu để bày tỏ phẫn nộ việc phá hủy các pho tượng Phật cổ do nhà cầm quyền Taliban của A Phú Hãn thực hiện. Một nghị quyết được đồng thuận nói rằng LHQ bị ‘kinh hoảng’ bởi chính sách [phá tượng] và mạnh mẽ thúc giục Taliban hãy "ngay lập tức ngăn cản sự phá hủy khác đối với di sản văn hóa A Phú Hãn."

Sự phá hủy các tượng Phật độc đáo ở Bamiyan, đặc biệt, “sẽ là một mất mát không thể cứu vãn cho nhân loại," theo bản văn. Nhưng mọi chuyện đã trễ rồi. Phe đối lập Liên Minh Bắc Quân (Northern Alliance) của A Phú Hãn tố cáo là phe Taliban, lực lượng hiện kiểm soát hơn 90% lãnh thổ A Phú Hãn, đã phá hủy hai tượng Phật cổ tại miền Trung A Phú Hãn bất kể lời xin ngưng tay từ toàn cầu. Bản tin không có thể kiểm chứng tức khắc. Hai tượng Phật 53 mét và 38 mét tạc vào vách núi từ gần 2000 năm trước, thời mà Hồi Giáo chưa vào nước này. Đây là những tượng Phật đứng lớn nhất thế giới.

Pakistan, một trong ba nước duy nhất công nhận chính phủ Taliban, đã chịu ký nghị quyết LHQ nhưng nói rằng đó là vì Taliban tuyệt vọng khi bị toàn cầu cô lập. Đặc sứ Khalid Masood của Pakistan nói, "Thêm vào hạn hán và chiến tranh, việc LHQ cấm vận là giọt nước cuối cùng." Nhưng Mohammad Yunus Bazel, đặc sứ của cựu nhà nước A Ph1u Hãn, đã tố cáo lãnh tụ Taliban, Mullah Mohammad Omar, là một búp bên của Pakistan và đổ mọi tội cho nhà nước quân phiệt Pakistan. Cựu chính phủ A Phú Hãn hiện kiểm soát phần nhỏ lãnh thổ ở phía Bắc đang kình chống Taliban, và hiện giữ ghế đại diện A Phú Hãn trên LHQ. Đặc sứ Hadi Nejad Hosseinian của Iran, một nước theo luật Hồi Giaó nghiêm khắc, xác nhận rằng kinh Koran cấm thờ ngẫu tượng. Nhưng ông bác bỏ ý nghĩ rằng như thế nghĩa là phải phá hủy các pho tượng ở A Phú Hãn. Hosseinian nói, lệnh phá tượng "chống lại tất cả các nguyên tắc căn bản của khoan dungtôn trọngtrí tuệ mà trên đó Hồi Giáo đặt căn bản.” Mohammad Ashraf Nadeem, phát ngôn nhân phe đối Lập của lãnh tụ Masood, nói với Reuters qua điện thoại vệ tinh từ Daraye Souf ở phía Bắc Bamiyan, “Phe Taliban đã gài chất nổ cả hai pho tượng và các tượng đã hoàn toàn biến mất. Một cách căn bản, việc phá hủy bắt đầu từ chiều Thứ Năm, và bản tường trình của chúng tôi, thuộc loại chính xác, nói là cả 2 tượng đều đã bị nổ tung bởi chất nổ."

Trước đó, hãng tin Afghan Islamic Press của A Phú Hãn bản doanh đặt tại Pakistan, tường trình hôm Thứ Sáu rằng nhà nước Taliban đã dùng khối chất nổ lớn hôm Thứ Năm để hủy một phần tư phía trên tượng Phật cao nhất. “Nguồn tin cho AIP biết rằng cac nỗ lực được tiến hành hôm nay [Thứ Sáu] để phá hủy phần còn lại của tượng Phật cao nhất." (Bản tin của trang "Tin Tức Phật Giáo" tintucphatgiao@yahoo.com)

bamiyan

Các dấu đỏ trong hình là các địa điểm có tượng Phật
bị chính quyền Hồi giáo Taliban phá huỷ tại Afghanistan (ảnh AFP)

bamiyan-01

Quan cảnh tượng Phật đứng cao nhất thế giới tại Bamiyan (ảnh AP)

bamiyan-03

Trong hai hình trên là xe tải của chính quyền quân sự Afghanistan đậu dưới chân tượng Phật khổng lồ tại trung tâm tỉnh Bamiyan, để phá huỷ di tích văn hoá nhân loại. Afghanistan vốn là trung tâm văn hoá Phật giáo trước khi đế chế Hồi giáo xâm chiếm đất nước này khoảng 1400 năm về trước.

bamiyan-06

Quang cảnh tượng Phật đứng cao nhất thế giới tại Bamiyan (ảnh AP)

bamiyan-05

Trong ảnh chụp ngày 7-12-1997 là một người A-phú-hãn đang dạo bước gần
tượng Phật đứng cao nhất thế giới ở Bamiyan (ảnh AFP)

bamiyan-07

Viên chức chính quyền Taliban đứng bên cạnh một tượng Phật trong viện bảo tàng quốc gia Afghanistan ở Kabul vào ngày độc lập đất nước 18-8-2000. Chính quyền quân phiệt Taliban đã ra lệnh phá huỷ tất cả các tượng Phật tại đây. (Ảnh AP)

bamiyan-08

Quân lính Afghanistan đang đi trước tượng Phật cổ ở Bamiyan (Ảnh AFP).

bamiyan-13

Trong bức ảnh tư liệu chụp ngày 28-11-1997 là hình tượng Phật đứng cao 53 mét

có tuổi thọ 2000 năm, toạ lạc tại tỉnh Bamiyan cách về phía Tây thủ đô Kapul của nước Afghanistan khoảng 150 km. Giới chức quân phiệt lãnh đạo Taliban đã ra lệnh vào ngày thứ hai 26-1-2001 phá hủy toàn bộ các tượng Phật đi ngược lại tinh thần của Hồi giáo, bao gồm luôn cả tưởng Phật cao vút đã bị hư một phần trong một cuộc chiến tranh gần đây tại nước này. (Ảnh tư liệu của AFP)

bamiyan-12
bamiyan-10
bamiyan-09

Quý Sư Nam tông diễu hành trên đường phố ở Bhopal chống lại chính quyền Taliban vào ngày chủ nhật 4-3-2001. Quý Sư cực lực lên án chủ trương phá hủy tất cả các tượng Phật tại Afghanistan để xiển dương Hồi giáo. (Ảnh AP)
bamiyan-19
bamiyan-20b
Hình chụp 2 năm sau (Ảnh của Hiromi Yasui cho The New York Times)
bamiyan-21
Hình chụp 2 năm sau (Ảnh của Hiromi Yasui cho The New York Times)

 

 





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :