NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐẠO AN
ĐỐI VỚI PHẬT GIÁO TRUNG QUỐC
Liên Đan
ĐỐI VỚI PHẬT GIÁO TRUNG QUỐC
Liên Đan
Phật giáo xuất hiện vào thế kỷ VI tr.TL tại Ấn Độ, sau đó được truyền sang các nước khác, bao gồm Trung Quốc, đất nước có truyền thống văn hóa lâu đời. Khi mới du nhập vào Trung Quốc, Phật giáo còn nhiều điều mới mẻ, chưa thể thâm nhập vào người dân cho nên các nhà truyền giáo đã sử dụng những thuật ngữ của Nho giáo và Lão giáo để diễn tả ý nghĩa giáo lý Phật giáo. Sau khi du nhập, Phật giáo đã có sự giao thoa và tiếp thu văn hóa bản địa, để rồi từ đó hình thành nên một tôn giáo mang tính đặc thù riêng. Có thể nói Phật giáo Trung Quốc là nền Phật giáo chủ lưu và thịnh hành tại Đông Á, và một trong những người có đóng góp lớn cho công cuộc truyền bá Phật giáo ở xứ này là Đạo An.
Đạo An (312-385) là một nhà nghiên cứu kinh điển nghiêm túc và sâu sắc. Trong việc xiển dương Phật giáo, ông đã có những đóng góp ở nhiều phương diện, như: nghiên cứu Bát-nhã, thiết lập những thanh quy thiền môn giúp cho Tăng-già hòa hợp, biên soạn mục lục kinh điển, chủ trương lấy họ Thích làm họ cho người xuất gia v.v...
Bối cảnh lịch sử
Cuối thời nhà Hán, Phật giáo được xem như là Lão giáo, cũng từ đó mà có Lão Tử hóa Hồ kinh1. Nguyên nhân là do các nhà truyền giáo lúc đầu dùng thuật ngữ Lão giáo để phiên dịch, truyền tải những ý tưởng của Phật giáo, nhằm mục đích tránh sự chống đối. Bởi vì khi đó Khổng giáo kịch liệt chống đối Phật giáo về các vấn đề như: không hầu hạ cha mẹ, không có vợ con, không có người nối dõi tông đường, khất thực...
Vào năm 220 TL, đất nước Trung Hoa do 3 thế lực lớn là Ngô - Thục - Ngụy (thời đại Tam quốc) thống trị. Ba thế lực này kéo dài đến năm 265 thì chấm dứt. Giai đoạn này Phật giáo cũng chịu chung số phận với đất nước Trung Hoa. Tình hình Phật giáo lúc này chưa đi vào quy củ. Đến năm 280, khi các thế lực này bị tiêu diệt hẳn, thì một người thuộc dòng họ của Tư Mã Ý là Tư Mã Viêm nổi lên tiêu diệt nhà Ngụy lập ra nhà Tấn, mở đầu cho thời kỳ Đông Tấn (280). Đất nước Trung Hoa được bình yên vào thời này, và Phật giáo cũng bước sang một trang sử mới. Lúc này Phật giáo chính thức tách hẳn ra khỏi Lão giáo. Bấy giờ các nhà dịch thuật không còn vay mượn thuật ngữ của Lão giáo để truyền tải ý nghĩa của Phật giáo nữa, mà bắt đầu cắt nghĩa, sử dụng thuật ngữ thuần túy của Phật giáo để diễn tả giáo lý. Liên tục về sau, các nhà truyền giáo tiếp tục đến Trung Quốc, theo đó nhiều bộ kinh được mang sang dịch.
Vào thời Đông Tấn, đất nước Trung Hoa tạm thời bình yên, Phật giáo nhờ đó cũng được phát triển, nhưng triều đại này kéo dài không được bao lâu, cai trị được 36 năm thì chấm dứt. Các thế lực Hung Nô đánh kéo vào Trường An, và Trường An thất thủ. Lúc này nhà Đông Tấn chuyển kinh đô về phía Tây, lập ra nhà Tây Tấn. Từ năm 317-420, giai đoạn này phía Nam của người Hán là nhà Tây Tấn. Phía Bắc là của các thế lực bộ tộc, được gọi là “Ngũ hồ thập lục quốc”2. Năm giống người này từ phía Bắc tràn xuống chiếm Bắc Trung Quốc. Phật giáo vừa chuẩn bị cho công cuộc đổi mới thì quốc gia lại rơi vào chiến tranh. Bấy giờ sông Trường Giang được lấy làm ranh giới giữa Bắc và Nam Trung Quốc Phật giáo từ Tây Á qua Trung Quốc phải đi vào phía Bắc Trung Quốc, mà phía này lúc bấy giờ thuộc Ngũ hồ thập lục quốc. Những tộc người này vốn thích sự linh ứng, còn văn hóa, văn chương họ chưa để ý đến. Như vậy, để truyền bá Phật pháp vào khu vực này, người truyền giáo phải có năng lực nhiếp hóa lòng người. Và một trong những người có năng lực ấy là Phật Đồ Trừng, người nước Đại Nhục Chi. Kế thừa sự nghiệp của Phật Đồ Trừng là cao đồ Đạo An (312-385).
Thân thế của Đạo An
Đạo An là người ở vùng Thường Sơn, họ Vệ, cha mẹ mất sớm nên sống cùng người anh họ, xuất gia năm 12 tuổi3. Ông bẩm tính thông minh nhưng tướng mạo xấu xí, người đương thời thậm chí gọi ông là “đạo nhân đen thui”4. Trong ba năm đầu xuất gia ông không được thầy quan tâm đến, phải chấp lao phục dịch công việc điền viên trong nhiều năm liền, tuy vậy không một lời thán oán. Sau một thời gian, sư phụ thấy ông siêng năng, đạo hạnh nên cho học kinh, giao cho ông quyển kinh “Trưởng giả biện ý” dài khoảng 5.000 chữ. Khi đi làm ruộng, ông mang theo quyển kinh này để những lúc rảnh rỗi thì mang ra đọc, và rồi chỉ trong một ngày ông đã thuộc hết. Ông lại xin thêm kinh, được thầy đưa quyển“Thành cụ quang minh định ý”, dài khoảng trăm ngàn lời và ông cũng đã thuộc hết. Sau đó, vào năm 20 tuổi, ông được cho thọ Cụ túc giới và ra đi tìm thầy cầu học.
Nhân duyên hội đủ, ông gặp Phật Đồ Trừng, xin nhập môn theo học. Hai thầy trò gặp nhau, tâm đắc trò chuyện hết cả buổi chiều. Trong chúng bấy giờ, có người thấy tướng mạo ông xấu xí nên đem lòng khinh thị. Phật Đồ Trừng thấy vậy liền nói: “Người này có kiến thức cao vời, các ông không có thể sánh kịp”. Về sau quả nhiên ông đã chứng minh được điều đó, chinh phục những người bạn đồng tu. Sau khi Phật Đồ Trừng viên tịch, ông trở thành người lãnh đạo Tăng chúng mà không có bất cứ sự phản đối nào.
Vào năm 45 tuổi, Đạo An quay trở về Nghiệp Đô sống ở chùa Thụ Đô. Học trò theo về hàng trăm người. Trong số này có Huệ Viễn, là người đặt nền móng cho Tịnh Độ tông sau này. Lúc bấy giờ, Tập Tạc Xỉ, bậc kiệt xuất đương thời, rất nể trọng Đạo An.
Lúc đến thăm, hai bên đối đáp rất hay, với câu đối nổi tiếng lúc bấy giờ: “Tứ hải Tập Tạc Xỉ”. Đạo An đáp: “Di thiên Thích Đạo An”5. Bấy giờ vua Phù Kiên cũng rất hâm mộ Đạo An, muốn mời ông đến phù trợ cho nước nhà nên bèn sai quân đi bắt. Phù Kiên nói: “Trẫm đem binh mười vạn chiếm Tương Dương, chỉ được một người rưỡi”. Nghĩa là Đạo An một người, Tập Tạc Xỉ nửa người.
Năm Kiến Nguyên thứ 15, Đạo An đến Trường An, và tại đây ông đã kết duyên với sự nghiệp dịch kinh. Ông đã thành lập nên một đội ngũ dịch kinh đuợc huấn luyện thuần thục như: Pháp Hòa, Trúc Phật Niệm, Tăng Duệ… Suốt đời, ông tận tụy với công việc hoằng dương Phật pháp. Niên hiệu Kiến Nguyên thứ 21 nhà Tiền Tần, ông thị tịch, thọ 72 tuổi. Trong công việc hoằng dương Phật giáo, điều đáng chú ý nhất là ông đã biên soạn bộ ‘’Kinh điển mục lục’’, để chỉnh lý lại những kinh điển đã dịch từ khi Phật giáo mới truyền vào cho đến thời của ông. Đạo An từng được Cưu Ma La Thập khen là “Đông phương thánh nhân”.
Những đóng góp của Đạo An
1- An lục (Đạo An lục)
Khi còn ở Tương Dương, Đạo An chú ý đến việc sưu tập tất cả những kinh điển đã phiên dịch đang lưu hành vào thời bấy giờ. Từ đời Hán đến đời Tấn kinh điển được truyền bá khá nhiều, nhưng danh tánh người dịch không được ghi lại, người đời sau muốn tìm hiểu thì không biết thuộc niên đại nào. Đạo An liền tổng tập danh mục, ghi rõ tên dịch giả và thời đại, chia phẩm mục cũ mới, soạn thành bộ kinh lục để các bản kinh được dịch có căn cứ.
Kinh lục của Đạo An thường được gọi là “Tổng lý chúng kinh mục lục”. Tên gọi này được người đời sau đặt dựa trên lời thuyết minh của Đạo An là “đem phần linh tinh tổng hợp, ghi chép thành một quyển”. Theo “Xuất Tam tạng ký tập”, đây là bản kinh lục xưa nhất được chia thành bốn phần, phần thứ hai là văn bản kinh lục dựa trên cơ sở ghi chép của Đạo An có sự bổ sung. Đặc biệt bộ lục này còn đề xuất hai mục là: “Thất dịch lục”6 và “Nghi kinh lục”7. Hiện nay An lục không còn nữa, đã bị thất lạc.
2- San định giới luật
Khi Phật giáo ngày càng phát triển ở Trung Quốc thì ngày càng có nhiều người xuất gia ở quốc gia này. Để cho Tăng chúng có được nếp sống theo thanh quy thiền môn, Đạo An căn cứ vào tình hình đất nước mà chế định giới quy cho phù hợp. Vào thời của Đạo An, Trung Quốc chưa tiếp cận được các bộ luật Phật giáo như hiện nay chúng ta có, chẳng hạn như luật Tứ phần hay Ma-ha-tăng-kỳ. Tăng chúng thiếu những quy củ thiền môn, những tín đồ chưa biết nề nếp sinh hoạt trong Tăng đoàn như thế nào. Chính vì điều đó mà Đạo An đã biên soạn hiến chương cho Tăng Ni, với ba điều làm quy phạm hướng dẫn Tăng đoàn theo nghi quỹ, phép tắc. Điều đáng ngạc nhiên là những gì mà Đạo An biên soạn không khác các bộ luật về sau truyền sang. Ba điều ấy là: thứ nhất là hành hương, tọa thiền, tụng kinh, giảng pháp; thứ hai là sáu thời hành đạo hàng ngày, ẩm thực, phép xướng học; cuối cùng là bố-tát, sám hối8. Đây là những phép tắc mà bất cứ người xuất gia nào khi nhập đạo cũng phải hành trì, với mục đích rèn luyện tính kiên nhẫn và trau dồi đạo hạnh của người xuất gia. Những pháp bố-tát, yết-ma, sám hối… rất thích hợp và không kém phần quan trọng với người dân Trung Hoa. Cho đến ngày nay vẫn được sử dụng trong các nghi lễ của Phật giáo.
3- Trung Quốc hóa Phật giáo
Công cuộc Trung Quốc hóa Phật giáo của Đạo An bắt đầu với việc sử dụng chữ Thích làm họ của người tu sĩ. Đạo An cho rằng chữ Thích được dịch từ chữ Sakya. Lúc bấy giờ họ của một Tăng sĩ chủ yếu dùng tên nước mà vị ấy xuất thân, hoặc họ của bổn sư vị ấy. Ví dụ họ “Khương” là người nước Khương Cư, họ “An” là người nước An Tức… Khi Phật giáo truyền vào Trung Quốc tới đời nhà Tấn, Đạo An cũng theo tập quán này. Bản thân ông lấy tên là Trúc Đạo An, theo họ của thầy là Trúc Phật Đồ Trừng. Nhưng về sau ông cho rằng người xuất gia đều lấy Đức Thế Tôn làm gốc cho nên đổi tên thành Thích Đạo An. Đến bây giờ giới tu sĩ Trung Quốc mới chính thức có họ riêng của mình. Đồng thời ông còn đưa ra phương pháp tu tập và lập đạo tràng cùng nhau phát nguyện sanh về cõi trời Đâu Suất gặp Phật Di Lặc. Sau này Huệ Viễn đã đi theo con đường của thầy mình, phát nguyện sanh về thế giới Tây phương, chủ trương này không khác gì của Đạo An.
Mặc dù thành công trên nhiều lĩnh vực nhưng ông vẫn không ngừng học tập, đến cuối đời lại tiếp tục học tiếng Sanskrit để thực hiện công trình phiên dịch kinh điển. Khi phiên dịch, ông thường sử dụng các bản dịch khác để so sánh đối chiếu và bổ sung. Mỗi một cuốn kinh dịch xong, bao giờ ông cũng cùng những người bạn của mình đọc lại một lần. Nếu như có chỗ cảm thấy không đúng thì Đạo An ngay lập tức bỏ công tra cứu hoặc yêu cầu người dịch dịch lại. Trong quá trình phiên dịch, Đạo An đôi khi khởi nghi ngờ khả năng dịch kinh của mình, không biết là có đúng thánh ý của chư Phật hay không. Một lần cảm được ý đó, Tôn giả Trường Mi (Tân Đầu Lô Phả La Đọa) đi vào giấc mơ của Đạo An, nhân danh là người sống vào thời Đức Phật chứng nhận cho những bản dịch của ông là đúng với tâm ý của chư Phật. Sau này các nghệ nhân Trung Hoa tạc tượng Tân Đầu Lô Phả La Đọa theo giấc mơ của Đạo An.
4- Ngũ bất đồng tam bất dị
Trong công tác phiên dịch, Đạo An đưa ra lý luận dịch kinh “ngũ bất đồng, tam bất dị” (năm điều mất gốc, ba điều không dễ dịch), như được trình bày trong bài tựa “Ma-ha-bát-nhã-ba-la-mật kinh sao” vào năm Kiến Nguyên 18 (382).
a) Ngũ thất bản (5 điều mất gốc)
Dịch văn Tây Trúc sang văn Trung Hoa có 5 điều mất gốc, đó là:
Đạo An (312-385) là một nhà nghiên cứu kinh điển nghiêm túc và sâu sắc. Trong việc xiển dương Phật giáo, ông đã có những đóng góp ở nhiều phương diện, như: nghiên cứu Bát-nhã, thiết lập những thanh quy thiền môn giúp cho Tăng-già hòa hợp, biên soạn mục lục kinh điển, chủ trương lấy họ Thích làm họ cho người xuất gia v.v...
Bối cảnh lịch sử
Cuối thời nhà Hán, Phật giáo được xem như là Lão giáo, cũng từ đó mà có Lão Tử hóa Hồ kinh1. Nguyên nhân là do các nhà truyền giáo lúc đầu dùng thuật ngữ Lão giáo để phiên dịch, truyền tải những ý tưởng của Phật giáo, nhằm mục đích tránh sự chống đối. Bởi vì khi đó Khổng giáo kịch liệt chống đối Phật giáo về các vấn đề như: không hầu hạ cha mẹ, không có vợ con, không có người nối dõi tông đường, khất thực...
Vào năm 220 TL, đất nước Trung Hoa do 3 thế lực lớn là Ngô - Thục - Ngụy (thời đại Tam quốc) thống trị. Ba thế lực này kéo dài đến năm 265 thì chấm dứt. Giai đoạn này Phật giáo cũng chịu chung số phận với đất nước Trung Hoa. Tình hình Phật giáo lúc này chưa đi vào quy củ. Đến năm 280, khi các thế lực này bị tiêu diệt hẳn, thì một người thuộc dòng họ của Tư Mã Ý là Tư Mã Viêm nổi lên tiêu diệt nhà Ngụy lập ra nhà Tấn, mở đầu cho thời kỳ Đông Tấn (280). Đất nước Trung Hoa được bình yên vào thời này, và Phật giáo cũng bước sang một trang sử mới. Lúc này Phật giáo chính thức tách hẳn ra khỏi Lão giáo. Bấy giờ các nhà dịch thuật không còn vay mượn thuật ngữ của Lão giáo để truyền tải ý nghĩa của Phật giáo nữa, mà bắt đầu cắt nghĩa, sử dụng thuật ngữ thuần túy của Phật giáo để diễn tả giáo lý. Liên tục về sau, các nhà truyền giáo tiếp tục đến Trung Quốc, theo đó nhiều bộ kinh được mang sang dịch.
Vào thời Đông Tấn, đất nước Trung Hoa tạm thời bình yên, Phật giáo nhờ đó cũng được phát triển, nhưng triều đại này kéo dài không được bao lâu, cai trị được 36 năm thì chấm dứt. Các thế lực Hung Nô đánh kéo vào Trường An, và Trường An thất thủ. Lúc này nhà Đông Tấn chuyển kinh đô về phía Tây, lập ra nhà Tây Tấn. Từ năm 317-420, giai đoạn này phía Nam của người Hán là nhà Tây Tấn. Phía Bắc là của các thế lực bộ tộc, được gọi là “Ngũ hồ thập lục quốc”2. Năm giống người này từ phía Bắc tràn xuống chiếm Bắc Trung Quốc. Phật giáo vừa chuẩn bị cho công cuộc đổi mới thì quốc gia lại rơi vào chiến tranh. Bấy giờ sông Trường Giang được lấy làm ranh giới giữa Bắc và Nam Trung Quốc Phật giáo từ Tây Á qua Trung Quốc phải đi vào phía Bắc Trung Quốc, mà phía này lúc bấy giờ thuộc Ngũ hồ thập lục quốc. Những tộc người này vốn thích sự linh ứng, còn văn hóa, văn chương họ chưa để ý đến. Như vậy, để truyền bá Phật pháp vào khu vực này, người truyền giáo phải có năng lực nhiếp hóa lòng người. Và một trong những người có năng lực ấy là Phật Đồ Trừng, người nước Đại Nhục Chi. Kế thừa sự nghiệp của Phật Đồ Trừng là cao đồ Đạo An (312-385).
Thân thế của Đạo An
Đạo An là người ở vùng Thường Sơn, họ Vệ, cha mẹ mất sớm nên sống cùng người anh họ, xuất gia năm 12 tuổi3. Ông bẩm tính thông minh nhưng tướng mạo xấu xí, người đương thời thậm chí gọi ông là “đạo nhân đen thui”4. Trong ba năm đầu xuất gia ông không được thầy quan tâm đến, phải chấp lao phục dịch công việc điền viên trong nhiều năm liền, tuy vậy không một lời thán oán. Sau một thời gian, sư phụ thấy ông siêng năng, đạo hạnh nên cho học kinh, giao cho ông quyển kinh “Trưởng giả biện ý” dài khoảng 5.000 chữ. Khi đi làm ruộng, ông mang theo quyển kinh này để những lúc rảnh rỗi thì mang ra đọc, và rồi chỉ trong một ngày ông đã thuộc hết. Ông lại xin thêm kinh, được thầy đưa quyển“Thành cụ quang minh định ý”, dài khoảng trăm ngàn lời và ông cũng đã thuộc hết. Sau đó, vào năm 20 tuổi, ông được cho thọ Cụ túc giới và ra đi tìm thầy cầu học.
Nhân duyên hội đủ, ông gặp Phật Đồ Trừng, xin nhập môn theo học. Hai thầy trò gặp nhau, tâm đắc trò chuyện hết cả buổi chiều. Trong chúng bấy giờ, có người thấy tướng mạo ông xấu xí nên đem lòng khinh thị. Phật Đồ Trừng thấy vậy liền nói: “Người này có kiến thức cao vời, các ông không có thể sánh kịp”. Về sau quả nhiên ông đã chứng minh được điều đó, chinh phục những người bạn đồng tu. Sau khi Phật Đồ Trừng viên tịch, ông trở thành người lãnh đạo Tăng chúng mà không có bất cứ sự phản đối nào.
Vào năm 45 tuổi, Đạo An quay trở về Nghiệp Đô sống ở chùa Thụ Đô. Học trò theo về hàng trăm người. Trong số này có Huệ Viễn, là người đặt nền móng cho Tịnh Độ tông sau này. Lúc bấy giờ, Tập Tạc Xỉ, bậc kiệt xuất đương thời, rất nể trọng Đạo An.
Lúc đến thăm, hai bên đối đáp rất hay, với câu đối nổi tiếng lúc bấy giờ: “Tứ hải Tập Tạc Xỉ”. Đạo An đáp: “Di thiên Thích Đạo An”5. Bấy giờ vua Phù Kiên cũng rất hâm mộ Đạo An, muốn mời ông đến phù trợ cho nước nhà nên bèn sai quân đi bắt. Phù Kiên nói: “Trẫm đem binh mười vạn chiếm Tương Dương, chỉ được một người rưỡi”. Nghĩa là Đạo An một người, Tập Tạc Xỉ nửa người.
Năm Kiến Nguyên thứ 15, Đạo An đến Trường An, và tại đây ông đã kết duyên với sự nghiệp dịch kinh. Ông đã thành lập nên một đội ngũ dịch kinh đuợc huấn luyện thuần thục như: Pháp Hòa, Trúc Phật Niệm, Tăng Duệ… Suốt đời, ông tận tụy với công việc hoằng dương Phật pháp. Niên hiệu Kiến Nguyên thứ 21 nhà Tiền Tần, ông thị tịch, thọ 72 tuổi. Trong công việc hoằng dương Phật giáo, điều đáng chú ý nhất là ông đã biên soạn bộ ‘’Kinh điển mục lục’’, để chỉnh lý lại những kinh điển đã dịch từ khi Phật giáo mới truyền vào cho đến thời của ông. Đạo An từng được Cưu Ma La Thập khen là “Đông phương thánh nhân”.
Những đóng góp của Đạo An
1- An lục (Đạo An lục)
Khi còn ở Tương Dương, Đạo An chú ý đến việc sưu tập tất cả những kinh điển đã phiên dịch đang lưu hành vào thời bấy giờ. Từ đời Hán đến đời Tấn kinh điển được truyền bá khá nhiều, nhưng danh tánh người dịch không được ghi lại, người đời sau muốn tìm hiểu thì không biết thuộc niên đại nào. Đạo An liền tổng tập danh mục, ghi rõ tên dịch giả và thời đại, chia phẩm mục cũ mới, soạn thành bộ kinh lục để các bản kinh được dịch có căn cứ.
Kinh lục của Đạo An thường được gọi là “Tổng lý chúng kinh mục lục”. Tên gọi này được người đời sau đặt dựa trên lời thuyết minh của Đạo An là “đem phần linh tinh tổng hợp, ghi chép thành một quyển”. Theo “Xuất Tam tạng ký tập”, đây là bản kinh lục xưa nhất được chia thành bốn phần, phần thứ hai là văn bản kinh lục dựa trên cơ sở ghi chép của Đạo An có sự bổ sung. Đặc biệt bộ lục này còn đề xuất hai mục là: “Thất dịch lục”6 và “Nghi kinh lục”7. Hiện nay An lục không còn nữa, đã bị thất lạc.
2- San định giới luật
Khi Phật giáo ngày càng phát triển ở Trung Quốc thì ngày càng có nhiều người xuất gia ở quốc gia này. Để cho Tăng chúng có được nếp sống theo thanh quy thiền môn, Đạo An căn cứ vào tình hình đất nước mà chế định giới quy cho phù hợp. Vào thời của Đạo An, Trung Quốc chưa tiếp cận được các bộ luật Phật giáo như hiện nay chúng ta có, chẳng hạn như luật Tứ phần hay Ma-ha-tăng-kỳ. Tăng chúng thiếu những quy củ thiền môn, những tín đồ chưa biết nề nếp sinh hoạt trong Tăng đoàn như thế nào. Chính vì điều đó mà Đạo An đã biên soạn hiến chương cho Tăng Ni, với ba điều làm quy phạm hướng dẫn Tăng đoàn theo nghi quỹ, phép tắc. Điều đáng ngạc nhiên là những gì mà Đạo An biên soạn không khác các bộ luật về sau truyền sang. Ba điều ấy là: thứ nhất là hành hương, tọa thiền, tụng kinh, giảng pháp; thứ hai là sáu thời hành đạo hàng ngày, ẩm thực, phép xướng học; cuối cùng là bố-tát, sám hối8. Đây là những phép tắc mà bất cứ người xuất gia nào khi nhập đạo cũng phải hành trì, với mục đích rèn luyện tính kiên nhẫn và trau dồi đạo hạnh của người xuất gia. Những pháp bố-tát, yết-ma, sám hối… rất thích hợp và không kém phần quan trọng với người dân Trung Hoa. Cho đến ngày nay vẫn được sử dụng trong các nghi lễ của Phật giáo.
3- Trung Quốc hóa Phật giáo
Công cuộc Trung Quốc hóa Phật giáo của Đạo An bắt đầu với việc sử dụng chữ Thích làm họ của người tu sĩ. Đạo An cho rằng chữ Thích được dịch từ chữ Sakya. Lúc bấy giờ họ của một Tăng sĩ chủ yếu dùng tên nước mà vị ấy xuất thân, hoặc họ của bổn sư vị ấy. Ví dụ họ “Khương” là người nước Khương Cư, họ “An” là người nước An Tức… Khi Phật giáo truyền vào Trung Quốc tới đời nhà Tấn, Đạo An cũng theo tập quán này. Bản thân ông lấy tên là Trúc Đạo An, theo họ của thầy là Trúc Phật Đồ Trừng. Nhưng về sau ông cho rằng người xuất gia đều lấy Đức Thế Tôn làm gốc cho nên đổi tên thành Thích Đạo An. Đến bây giờ giới tu sĩ Trung Quốc mới chính thức có họ riêng của mình. Đồng thời ông còn đưa ra phương pháp tu tập và lập đạo tràng cùng nhau phát nguyện sanh về cõi trời Đâu Suất gặp Phật Di Lặc. Sau này Huệ Viễn đã đi theo con đường của thầy mình, phát nguyện sanh về thế giới Tây phương, chủ trương này không khác gì của Đạo An.
Mặc dù thành công trên nhiều lĩnh vực nhưng ông vẫn không ngừng học tập, đến cuối đời lại tiếp tục học tiếng Sanskrit để thực hiện công trình phiên dịch kinh điển. Khi phiên dịch, ông thường sử dụng các bản dịch khác để so sánh đối chiếu và bổ sung. Mỗi một cuốn kinh dịch xong, bao giờ ông cũng cùng những người bạn của mình đọc lại một lần. Nếu như có chỗ cảm thấy không đúng thì Đạo An ngay lập tức bỏ công tra cứu hoặc yêu cầu người dịch dịch lại. Trong quá trình phiên dịch, Đạo An đôi khi khởi nghi ngờ khả năng dịch kinh của mình, không biết là có đúng thánh ý của chư Phật hay không. Một lần cảm được ý đó, Tôn giả Trường Mi (Tân Đầu Lô Phả La Đọa) đi vào giấc mơ của Đạo An, nhân danh là người sống vào thời Đức Phật chứng nhận cho những bản dịch của ông là đúng với tâm ý của chư Phật. Sau này các nghệ nhân Trung Hoa tạc tượng Tân Đầu Lô Phả La Đọa theo giấc mơ của Đạo An.
4- Ngũ bất đồng tam bất dị
Trong công tác phiên dịch, Đạo An đưa ra lý luận dịch kinh “ngũ bất đồng, tam bất dị” (năm điều mất gốc, ba điều không dễ dịch), như được trình bày trong bài tựa “Ma-ha-bát-nhã-ba-la-mật kinh sao” vào năm Kiến Nguyên 18 (382).
a) Ngũ thất bản (5 điều mất gốc)
Dịch văn Tây Trúc sang văn Trung Hoa có 5 điều mất gốc, đó là:
- Tiếng Tây Trúc đảo lộn vị trí, nay phải chuyển đổi cho phù hợp với văn pháp tiếng Hoa, đó là điều mất gốc thứ nhất.
- Kinh văn Tây Trúc chuộng thực chất mà người Trung Quốc thì ưa văn hoa, có văn hoa mới thâm nhập tâm hồn con người, nếu không có văn hoa thì không thích hợp, đó là điều mất gốc thứ hai.
- Kinh của Tây Trúc rất rốt ráo, ngay cả những lời ngâm vịnh lặp đi lặp lại ba, bốn lần cũng không ngại phiền phức, mà khi dịch thì phải cắt bỏ, đó là điều mất gốc thứ ba.
- Văn Tây Trúc kèm theo giải thích ý nghĩa, có vẻ rườm rà, lặp lại những điều đã nói ở trước đến năm ba lần, mà khi dịch thì phải cắt bỏ, đó là điều mất gốc thứ tư.
- Khi việc đã hoàn thành, lại đề cập trở lại để nói tiếp đoạn sau, nhưng khi dịch thì phải loại trừ những thứ ấy, đó là điều mất gốc thứ năm9.
Theo năm điều mất gốc trên, thứ nhất là về văn phạm không theo tiếng Tây Trúc, mà thay đổi theo lối văn Trung Hoa. Thứ hai là thay đổi theo tư duy nhận thức của mỗi đất nước; người Tây Trúc thì thích tính thực tế, không cần trau chuốt, còn Trung Hoa thì chuộng nghệ thuật văn chương, vì theo họ như vậy mới có thể dễ dàng đi sâu vào tâm hồn con người. Thứ ba là phải cắt bỏ đi những câu kinh lặp đi lặp lại, vì như vậy câu kinh sẽ súc tích hơn. Thứ tư là bỏ đi những phần rườm rà và lặp lại nghĩa. Cuối cùng là những gì đã được nói rồi, khi hoàn chỉnh nếu có lặp lại thì phải cắt bỏ đi. Đây có thể xem là tư tưởng mới phù hợp với người Trung Hoa, giúp họ dễ dàng tiếp nhận Phật giáo hơn. Tuy nhiên điều này không khiến nội dung gốc của kinh bị đánh mất, mà chỉ thay đổi về hình thức văn chương để người Trung Hoa dễ dàng chấp nhận một tư tưởng mới.
b) Tam bất dị (ba điều không dễ)
- Như kinh Bát-nhã, bậc Thánh tùy thời dùng cái tâm “tam đạt”, cái lưỡi “phú diện” để diễn tả. Phong tục mỗi thời mỗi khác, nay phải cắt bỏ những khái niệm cổ kính thanh nhã ấy để thích hợp với đương thời, đó là điều không dễ thứ nhất.
b) Tam bất dị (ba điều không dễ)
- Như kinh Bát-nhã, bậc Thánh tùy thời dùng cái tâm “tam đạt”, cái lưỡi “phú diện” để diễn tả. Phong tục mỗi thời mỗi khác, nay phải cắt bỏ những khái niệm cổ kính thanh nhã ấy để thích hợp với đương thời, đó là điều không dễ thứ nhất.
- Ngu trí cách nhau nghìn trùng, Thánh nhân thuộc một lĩnh vực riêng, nay ta muốn đem lời nói vi diệu cao cả của nghìn năm trước chuyển dịch cho phù hợp với phong tục thấp kém của trăm họ ngày nay, đó là điều không dễ thứ hai.
- A Nan kết tập kinh điển cách Phật chưa lâu. Tôn giả Đại Ca Diếp lãnh đạo 500 vị La-hán lục thông, xét duyệt nhiều lần rồi mới ghi chép. Ngày nay chúng ta cách Phật hàng ngàn năm mà muốn đem ý riêng thô thiển lượng định rồi cắt bỏ. Các bậc A-la-hán kia trang nghiêm ngần ấy, còn chúng ta là những kẻ tầm thường còn bị sinh tử, há có thể làm cho người không biết Chánh pháp phấn chấn được ư? Đó là điều không dễ thứ ba10.
Tóm lại, ba điều không dễ trong phiên dịch của Đạo An cho chúng ta thấy rằng, thứ nhất là thời Đức Phật còn tại thế, Ngài tùy theo căn cơ trình độ của chúng sanh mà giảng dạy, đồng thời phong tục mỗi thời lại thay đổi. Muốn người thời nay chấp nhận thì điều đó thật không đơn giản. Thứ hai muốn đem những lời vàng vi diệu của các bậc Thánh từ hàng ngàn năm trước truyền tải cho hàng phàm phu ngày nay như chúng ta hiểu thì điều đó không phải dễ. Thứ ba là kinh điển ngày xưa đều do các bậc Thánh đại trí biên tập, còn trí phàm phu như chúng ta làm sao có thể hiểu được hết các Thánh ý đó để mà diễn giải.
Những quan điểm về phiên dịch trên cho thấy Đạo An là người biết uyển chuyển trong việc phiên dịch kinh điển. Ngạn Tôn đời nhà Tùy đã tán thán quan điểm này của Đạo An như sau: “Tôi xem Pháp sư Đạo An là vị có trí tuệ đặc thù, nổi danh thiên tài, lãnh tụ các bậc tiên hiền, khai thông đàn hậu học, nghiên cứu kinh lục thì pháp tạng càng rõ, thấu rõ các luật nghi thì Tăng bảo càng chỉnh đốn”11.
Qua cuộc đời và những đóng góp của Đạo An, ta thấy rằng ông là một nhà Phật học uyên bác. Với tài năng thiên bẩm và trí tuệ siêu việt, ông đã trở thành nhà Phật học lỗi lạc ở Trung Quốc thời cổ đại. Đạo An đã dành trọn đời mình cho việc phụng sự đạo pháp, và ông đã có sự ảnh hưởng đáng kể đối với Phật giáo Trung Quốc thời bấy giờ. Có thể xem ông là một “kiến trúc sư” của Phật giáo Trung Quốc, người đã tiếp thu những tinh hoa của Phật giáo Ấn Độ để phác họa ra một nền Phật giáo Trung Quốc mang tính riêng biệt.
Liên Đan
___________
(1) Hồ ở đây chỉ cho tộc người ở phía Tây Trung Quốc.
(2) Ngũ Hồ: 1. Hung Nô, 2. Tiên Ty, 3. Yết, 4. Chi, 5. Khương. 16 Nước: 1. Tiền Triệu, 2. Hậu Triệu, 3. Tiền Tần, 4. Hậu Tần, 5. Tây Tần, 6. Tiền Yến, 7. Hậu Yến, 8. Nam Yến, 9. Bắc Yến, 10. Tiền Lương, 11. Hậu Lương, 12. Tây Lương, 13. Nam Lương, 14. Bắc Lương, 15. Hạ, 16. Thanh.
(3) Song Hào Lý Việt Dũng chuyển ngữ, “Lương Cao tăng truyện”, Nxb.Hồng Đức, 2015, tr.2000.
(4) Nguyên văn “tất đạo nhân”.
(5) Thích Thanh Kiểm, “Lịch sử Phật giáo Trung Quốc”, Nxb.Tôn Giáo, 2015, tr.55.
(6) Là bản dịch được truyền lại ở đời mà không biết danh tánh tác giả.
(7) Ghi rõ bộ kinh nào là kinh giả.
(8) Pháp sư Thánh Nghiêm, Thích Tâm Trí dịch, Lịch sử Phật giáo Trung Quốc, Nxb.Phương Đông, 2010, tr.48.
(9) Vương Văn Nhan, Thích Phước Sơn dịch, Lịch sử phiên dịch Hán tạng”, Nxb.Phương Đông, 2008, tr.122.
(10) Thích Phước Sơn dịch, “Lịch sử phiên dịch Hán tạng”, Nxb.Phương Đông, 2008, tr.123-124.
(11) Lữ Trừng, Thích Hạnh Bình dịch, Lịch sử tư tưởng Phật học Trung Quốc”, Nxb.Phương Đông, 2013, tr.125
.
.
- Từ khóa :
- Đóng Góp
- ,
- Đạo An
- ,
- Phật Giáo Trung Quốc